Xem Nhiều 3/2023 #️ Viêm Kết Mạc Có Giả Mạc Là Gì # Top 6 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 3/2023 # Viêm Kết Mạc Có Giả Mạc Là Gì # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Kết Mạc Có Giả Mạc Là Gì mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Viêm kết mạc có giả mạc là gì?

Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) có giả mạc, bản chất là viêm kết mạc nặng. Nguyên nhân thường do virus, nhiễm khuẩn hoặc lậu cầu tấn công vào mắt. Bệnh có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng thường có những đợt bùng phát thành dịch, nhất là vào những thời điểm giao mùa.

Giả mạc là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi lên. Khi có giả mạc tại mắt chứng tỏ sức đề kháng của mắt đã yếu, bệnh viêm kết mạc có chiều hướng nặng thêm. Biểu hiện bệnh là mắt đỏ và có ghèn, kèm theo mắt cộm như có cát ở trong khiến bệnh nhân rất khó chịu.

Bệnh nhân bị viêm kết mạc có giả mạc thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai. Ghèn thường là nước trong hoặc ghèn màu vàng (Nếu nguyên nhân là vi khuẩn thì ghèn thường có màu vàng đặc như mủ còn do virus thì thường trắng trong, dai kéo thành sợi).

Bệnh viêm kết mạc có giả mạc rất dễ lây và gây thành dịch qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.

Trẻ nhỏ bị viêm kết mạc có giả mạc thường kèm ho sốt, viêm long đường hô hấp trên. Kết mạc (lòng trắng) đỏ ngầu, mắt ra gỉ nhiều, đôi khi ứa nước hồng như máu làm các bậc cha mẹ rất hoảng sợ. Khi lật mi lên người ta thấy có một lớp màng trắng bao phủ.

Tại sao phải bóc giả mạc?

Ở bệnh cảnh viêm kết mạc có giả mạc, mắt bệnh nhân sưng rất nặng và kéo dài do giả mạc bít vào mặt sau mắt làm cho thuốc tra không ngấm vào được.

Bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn nếu giả mạc không được bóc đi, do vậy cần có sự can thiệp của bác sĩ giúp bóc lớp màng giả mạc. Sau khi lớp giả mạc được bóc ra, thuốc nhỏ mắt sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khiến bệnh nhanh khỏi hơn.

Khi lấy giả mạc có thể gây chảy máu. Mắt bệnh nhân sau đó vẫn có thể sưng và thậm chí còn… sưng to hơn. Nhưng mọi người không nên lo lắng về điều này. Bệnh nhân sau khi bóc giả mạc cần tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn, mắt sẽ đỡ dần.

Những trường hợp phải bóc giả mạc, thường sau 10 ngày bệnh mới có xu hướng lui và khỏi, vì thế không nên quá sốt ruột. Nhiều trường hợp phải can thiệp bóc giả mạc 2-3 lần mới khỏi bệnh.

Viêm kết mạc nói chung thường không ảnh hưởng đến thị lực, tuy nhiên nếu không điều trị đúng có thể gây biến chứng viêm giác mạc, loét giác mạc dễ để lại sẹo dẫn tới giảm thị lực lâu dài. Khi mắc bệnh, điều quan trọng là đi khám chuyên khoa mắt sớm, tra thuốc theo đúng đơn bác sĩ đã kê và tái khám đúng hẹn.

Tuyệt đối không quá sốt ruột mà nghe theo mách bảo dùng thuốc không đúng chỉ định vì như vậy sẽ rất nguy hiểm. Đã có không ít trường hợp chỉ vì dùng thuốc không đúng mà mắt sau đó bị biến chứng thành viêm loét giác mạc, thị lực ảnh hưởng nặng nề.

Phòng ngừa viêm kết mạc nói chung và viêm kết mạc có giả mạc nói riêng

-Không dùng chung khăn mặt với bất kỳ ai. Trẻ nhỏ cần được vệ sinh tắm rửa bằng chậu riêng, khăn riêng.

-Thường xuyên rửa tay, không để trẻ nghịch bẩn rồi đưa tay bẩn lên giụi mắt

-Khi có triệu chứng bất thường ở mắt như cộm, xốn, ra nhiều ghèn, đỏ mắt… cần đi khám ngay. Sử dụng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ, không dùng chung thuốc với người khác, tránh lây nhiễm chéo.

-Ăn uống đủ chất, uống đủ nước, tăng cường bổ sung dinh dưỡng như các vitamin C, vitamin A từ rau quả.

-Nên mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài đường, đặc biệt là những nơi ô nhiễm khói bụi.

Hãy bảo vệ mắt của mình và những người xung quanh bởi các phương pháp trên. Ngay khi phát hiện có các triệu chứng hay dấu hiệu lạ ở mắt, hãy đến ngay cơ sở Bệnh viện mắt Sài Gòn gần nhất để có thể điều trị kịp thời và nhanh chóng, tránh bệnh nặng hơn hoặc lây lan ra người xung quanh.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS. Nguyễn Thị Phương

https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/8446/conjunctivitis-with-pseudomembrane https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2974573/

Cách Bóc Giả Mạc Và Phương Pháp Phòng Ngừa Viêm Kết Mạc Có Giả Mạc

Viêm kết mạc có giả mạc ngày càng trở nên phổ biến. Đây là loại bệnh viêm giác mạc do virus hoặc lậu cầu gây nhiễm trùng mắt. Khi mắc bệnh viêm kết mạc có giả mạc rất dễ lây lan. Thậm chí, nó còn có thể dẫn đến dịch bệnh qua đường hô hấp. Hoặc bị lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với rỉ mắt của người bệnh. Đó là lý do bạn cần học cách bóc giả mạc cũng như nắm rõ phương pháp phòng ngừa.

Viêm kết mạc có giả mạc là gì?

Có thể hiểu đơn giản, viêm kết mạc có giả mạc là bệnh viêm kết mạc nặng. Theo đó, mắt sẽ xuất hiện giả mạc, một loại kết thúc của bệnh viêm kết mạc. Trong dân gian người ta thường gọi nó là bệnh đau mắt đỏ. Sở dĩ nhiều người sợ viêm kết mạc có giả mạc vì việc điều trị bệnh tương đối khó khăn.

Nhìn chung, cách bóc giả mạc mắt tương đối phức tạp. Nó đòi hỏi phải có sự can thiệp của bác sĩ mới loại bỏ được lớp màng giả mạc. Một số người phải bóc giả mạc mắt nhiều lần thì bệnh mới khỏi hoàn toàn.

Dấu hiệu nhận biết mắt bị viêm kết mạc có giả mạc

Viêm kết mạc có giả mạc là một căn bệnh khá nguy hiểm ở mắt. Ban đầu nó có triệu chứng như sưng, ngứa, cảm giác cộm mắt dù không có vật gì bay vào. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như nước mắt chảy, mắt có nhiều ghèn, thị lực mờ…

Đối với bệnh nhân nặng hơn thì viêm kết mạc có giả mạc làm nổi hạch ở trước tai, sưng. Nếu bệnh cho vi trùng gây nên thì ghèn sẽ có màu vàng đặc như mủ. Còn nếu bệnh cho virus gây nên thì ghèn sẽ có màu trắng trong, dai, kéo thành sợi. Một vài trẻ nhỏ sức đề kháng kém sẽ có các triệu chứng viêm đường hô hấp. Chẳng hạn như chúng thở khò khè, sốt, chảy nước mũi, ho…

Điều trị viêm kết mạc có giả mạc

Khi mắc bệnh viêm kết mạc có giả mắt thì mắt sẽ sưng nặng và kéo dài. Điều này làm giả mạc bao phủ mặt sau của mắt, làm thuốc không thể ngấm được. Đó là lý do vì sao cần phải tìm cách bóc giả mạc càng sớm càng tốt.

Nhiều người thắc mắc bóc giả mạc có nguy hiểm không khi thấy nó bị chảy máu. Thực chất các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bệnh nhân để họ bớt căng thẳng, không còn lo lắng về vấn đề này. Đối với trẻ nhỏ, hẳn các gia đình sẽ không khỏi bận tâm. Do vậy, khi bé bị bóc giả mạc , gặp vấn đề sức khỏe ở mắt cần nhanh chóng đưa bé đi khám ngay. Tuyệt đối không tự bóc giả mạc hay dùng thuốc bừa bãi.

Tại sao cần bóc giả mạc trong điều trị viêm kết mạc?

Tại sao phải bóc giả mạc?

Tại sao phải bóc giả mạc ư? Là bởi vì nếu không được bóc đi bệnh sẽ có xu hướng trở nặng. Trải qua quá trình can thiệp của bác sĩ, lớp màng giả mạc sẽ được bóc đi. Lúc này, thuốc nhỏ mắt mới phát huy được công dụng. Bệnh cũng được điều trị hiệu quả, nhanh khỏi hơn.

Bóc giả mạc bao lâu thì khỏi?

Điều gì xảy ra khi không bóc giả mạc?

Chẳng hạn như loét giác mạc dẫn đến sẹo và lâu dài gây tác động đến thị lực. Vậy nên khi mắc bệnh, điều quan trọng là cần đến các phòng khám chuyên khoa hay bệnh viện để kiểm tra. Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và tái khám đúng lịch.

Phòng ngừa viêm kết mạc có giả mạc

Thứ nhất, dù là ở nhà hay ở nơi làm việc bạn cũng đều phải sử dụng khăn và các vật dụng cá nhân riêng.

Thứ hai, tuyệt đối không dụi mắt. Khi hắt xì hơi phải che mũi và miệng.

Thứ ba, rửa tay thường xuyên. Nhất là khi tiếp xúc với người bệnh và ở các nơi công cộng như bệnh viện, trường học. Càng phải cẩn trọng hơn nếu trong công ty có người bị mắc bệnh viêm kết mạc.

Thứ tư, dùng dung dịch vệ sinh tay để đảm bảo vi khuẩn, virus không thể tấn công được.

Thứ năm, nếu trường hợp dùng kính áp tròng bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám khi có dấu hiệu cộm xốn. Hằng ngày bạn cũng phải ngâm rửa vệ sinh contact lens nếu không muốn mầm mống bệnh có thể sinh sôi.

Thứ sáu, khi đi ra ngoài hay làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi cần phải đeo kính. Đó chính là giải pháp giúp bảo vệ đôi mắt hiệu quả hơn.

Thứ bảy, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là các loại vitamin C, A, E…

Thùy Duyên

Viêm Kết Mạc Cấp Tính: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Viêm kết mạc cấp tính là gì?

Kết mạc là một màng mỏng trong suốt có chứa các mạch máu, bao phủ lên củng mạc của nhãn cầu (lòng trắng) và mặt trong của sụn mi, tạo nên hai túi cùng đồ trên và dưới. Khi viêm cấp tính, các mạch máu ở kết mạc sung huyết làm cho kết mạc phù và đỏ, vì vậy người ta thường gọi viêm kết mạc cấp là đau mắt đỏ.

Bệnh có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng thường có những đợt bùng phát thành dịch, nhất là vào những thời điểm giao mùa.

Viêm kết mạc cấp tính rất dễ lây với mức độ tấn công trong nội bộ gia đình lên đến 50%. Khoảng 35–50% bệnh nhân phát triển các biến chứng.

– Giảm thị lực hoặc độ nhạy ánh sáng do thâm nhiễm dưới biểu mô dai dẳng (giác mạc viêm tích tụ)

– Chảy nước mắt mãn tính (chảy nước mắt quá mức) từ các vấn đề thoát lệ đạo.

– Mất thị lực do kết mạc co rút và kết mạc bị dính một phần hay toàn phần (sẹo kết mạc).

Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp tính

Bệnh viêm kết mạc cấp tính thường có các triệu chứng điển hình như: cộm xốn, ngứa mắt, sưng đỏ mí và kết mạc, chảy rỉ ghèn và nước mắt, nhất là vào buổi sáng ghèn làm dính chặt lông mi rất khó mở mắt khiến người bệnh khó chịu, phải thường xuyên dụi mắt.

Một số trường hợp viêm kết mạc cấp do virus sẽ bị nổi hạch trước tai sưng và đau. Nếu nguyên nhân là vi trùng thì ghèn thường có màu vàng đặc như mủ còn do virus thì thường trắng trong, dai kéo thành sợi. Một số có thể kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, khò khè.

Bình thường bệnh sẽ giảm dần và hết sau 5-7 ngày. Nếu bị biến chứng viêm giác mạc (lòng đen) sẽ có biểu hiện chảy nước mắt, nhìn mờ, chói mắt khi nhìn ra ánh sáng. Trường hợp này nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây loét giác mạc rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới thị lực lâu dài.

Một số trường hợp tiến triển nặng, các sợi Fibrin trong dịch tiết của kết mạc sẽ kết hợp với tế bào viêm và vi khuẩn tạo thành một màng giả bám chặt ở mặt trong kết mạc, gây sưng húp mi mắt, loét trợt biểu mô giác mạc rất nguy hiểm. Có thể kèm theo xuất huyết kết mạc và chảy nước mắt lẫn máu hồng.

Hình thái và nguyên nhân của viêm kết mạc cấp tính

Viêm kết mạc cấp có nhiều hình thái

– Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: Đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.

– Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.

– Viêm kết mạc do virus: Là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc, bệnh thường kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành dịch.

Nguyên nhân của viêm kết mạc cấp tính

– Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae), hiếm gặp do não mô cầu (Neisseria Menigitidis).

– Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (C. Dipptheria) và liên cầu ( Streptococcus Pyogene), phế cầu.

– Viêm kết mạc do virus: do virus Adeno virus, Entero virus…

Bệnh viêm kết mạc cấp tính là bệnh dễ lây lan

Viêm kết mạc xảy ra do virus, vi khuẩn nên có khả năng lây lan cao thậm chí bùng phát thành dịch. Con đường lây nhiễm viêm kết mạc chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với ghèn, gỉ mắt của người bệnh hay dịch tiết ở mắt, qua các vật dụng trung gian như khăn mặt, kính, chậu rửa mặt…

Bệnh cũng lây qua đường hơi thở và đường nước bọt như khi nói chuyện gân, ho, hôn… Do vậy, cần cách ly người bệnh đau mắt đỏ và có các biện pháp dự phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm như đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn, không dùng chung các vật dụng cá nhân…

Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần có những lưu ý nhất định, tuân thủ chỉ định của bác sĩ cũng như uống thuốc đủ liều để hồi phục nhanh, giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe do bệnh gây ra.

Điều trị viêm kết mạc cấp tính

Viêm kết mạc cấp tính là bệnh nhiễm trùng mắt nên việc điều trị khá đơn giản bằng các thuốc giảm nhẹ triệu chứng, kháng viêm, kháng sinh nhỏ tại chỗ và toàn thân. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng chỉ định và không kịp thời có thể có những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.

Khi có các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp tính cần đi khám và điều trị đúng theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc, hoặc dùng thuốc của người này điều trị cho người khác. Đặc biệt là những thuốc có chất corticosteroid không có chỉ định của bác sĩ.

Có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị như đắp khăn mặt ấm lên mắt làm giảm đau và khó chịu, rửa mặt bằng xà phòng nhẹ hoặc dầu gội đầu trẻ em để loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh, dùng nước muối sinh lý để rửa mắt và làm mềm lông mi, nhất là vào buổi sáng. Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Cách phòng ngừa bệnh viêm kết mạc cấp tính

– Để phòng bệnh, cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh.

– Dùng riêng khăn, chậu rửa mặt khi bị bệnh để tránh lây lan sang người khác.

– Tránh chạm vào mắt không bị nhiễm sau khi đã chạm vào mắt bị nhiễm.

– Khi đi đường bụi phải đeo kính, tra nước muối sinh lý để rửa mắt, rửa tay xà phòng thường xuyên.

– Không tự ý mua thuốc tra nhỏ hoặc dùng thuốc của người khác tra nhỏ khi bị bệnh. Không tự đắp lá trầu, lá dâu vào mắt… vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.BS Đỗ Minh Lâm

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17970823

https://www.msdmanuals.com/professional/eye-disorders/conjunctival-and-scleral-disorders/acute-bacterial-conjunctivitis

https://www.healio.com/pediatrics/eye-care/news/online/%7B364d4d0f-901c-41dc-ad8b-ab2fac10edf0%7D/pediatric-acute-bacterial-conjunctivitis-an-update

https://emedicine.medscape.com/article/1191730-overview

Chẩn Đoán Viêm Nội Tâm Mạc Nhiễm Trùng

Published on

1. CHẨN ĐOÁN VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG chúng tôi Nguyễn Văn Trí Chủ nhiệm Bộ môn Lão khoa ĐHYD chúng tôi Đối tượng: Sinh viên Y2

2. 2 ĐỊNH NGHĨA * Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (VNTMNT) (infective endocarditis) là nhiễm trùng lớp nội mạc của tim * Viêm nội động mạch nhiễm trùng (VNĐMNT) (infective endarteritis) là nhiễm trùng lớp nội mạc của động mạch Topol, Eric J. Textbook of Cardiovascular Medicine, 3rd Edition 2007

3. 3 BỆNH LÝ NỀN * Tim: hở van 2 lá, hở van ĐMC, thông liên thất… van tim nhân tạo * Mạch máu: còn ống động mạch, hẹp quai ĐMC, thông nối ĐM-TM… Topol, Eric J. Textbook of Cardiovascular Medicine, 3rd Edition 2007

4. 4 TÁC NHÂN GÂY BỆNH * Vi khuẩn: Streptococcus spp, Enterococcus spp, Staphylococcus spp, nhóm HACEK, Pseudomonas, Enterobacteriaceae… * Vi nấm: Candida albicans, Aspergillus… * Hiếm gặp Chlamydia, Rickettsia… HACEK (Haemophilus parainfluenzae, Hemophilus aphrophilus, Actinobacillus actinomycetemcomitans, Cardiobacterium hominis, Eikenella corrodens, and Kingella kingae), Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine, 8th ed 2007

5. 5 ĐƯỜNG VÀO * Răng miệng: nhiễm trùng răng, thủ thuật, phẫu thuật vùng răng miệng * Niêm mạc hô hấp, tiết niệu, ống tiêu hóa * Tiêm chích ma túy qua đường tĩnh mạch Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine, 8th ed 2007

6. 6 SINH LÝ BỆNH Valentin Fuster . Infective Endocarditis . Hurst’s The Heart 12th 2008 Bệnh nền Dòng máu tốc độ cao đập vào nội mạc Dòng máu từ buồng áp suất cao  thấp Dòng máu cao đi qua lỗ hẹp Mảnh sùi vô trùng Tổn thương lớp nội mạc Mảnh sùi nhiễm trùng Vi trùng vào máu

7. 7 SINH LÝ BỆNH Valentin Fuster . Infective Endocarditis . Hurst’s The Heart 12th 2008

8. 8 SINH LÝ BỆNH Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine, 8th ed 2007 Mảnh sùi trên van 2 lá

9. 9 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN DUKE Gilbert Habib et al. The Task Force on the prevention, Diagnosis and Treatment of infective Endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC) 2009

10. 10 TÌM TÁC NHÂN GÂY VNTMNT VỚI CẤY MÁU ÂM TÍNH Gilbert Habib et al. The Task Force on the prevention, Diagnosis and Treatment of infective Endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC) 2009 The polymerase chain reaction (PCR) is a biochemical technology in molecular biology to amplify a single or a few copies of a piece of DNA across several orders of magnitude, generating thousands to millions of copies of a particular DNA sequence.

11. 11 CHẨN ĐOÁN VNTMNT Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine, 8th ed 2007 Nhồi máu ngón chân (Digit infarcts)

12. 12 CHẨN ĐOÁN VNTMNT Xuất huyết móng tay (Splinter hemorrhages ) Valentin Fuster . Infective Endocarditis . Hurst’s The Heart 12th 2008

13. 13 CHẨN ĐOÁN VNTMNT Valentin Fuster . Infective Endocarditis . Hurst’s The Heart 12th 2008 Xuất huyết kết mạc mắt (Conjunctival hemorrhages)

14. 14 CHẨN ĐOÁN VNTMNT Tổn thương Janeway (Janeway lesions ) Các điểm nhỏ, phẳng, không đều ở lòng bàn tay, bàn chân. Không đau, thâm đỏ Valentin Fuster . Infective Endocarditis . Hurst’s The Heart 12th 2008

15. 15 CHẨN ĐOÁN VNTMNT Tổn thương Janeway (Janeway lesions )

16. 16 CHẨN ĐOÁN VNTMNT Nốt Osler (Osler nodes) Các nốt đỏ thẩm, đau, ở các ngón Valentin Fuster . Infective Endocarditis . Hurst’s The Heart 12th 2008

17. 17 CHẨN ĐOÁN VNTMNT Nốt Osler (Osler nodes)

18. 18 CHẨN ĐOÁN VNTMNT Vết Roth (Roth’s spots ) Xuất huyết võng mạc với vùng tâm sáng Swanton’s Cardiology: A concise guide to clinical practice 6th 2008

19. 19 CHẨN ĐOÁN VNTMNT Phình nấm (Mycotic aneurysm )

20. 20 CHẨN ĐOÁN VNTMNT Sùi VNTMNT trên van 2 lá Feigenbaum’s Echocardiography, 6th Edition 2005

21. 21 DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG VNTMNT Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine, 8th ed 2007

22. 22 VNTMNT BÁN CẤP & CẤP Clin Infect Dis. 2001 Jul 15;33(2):203-9. CẤP BÁN CẤP Thời gian triệu chứng khởi phát đến khi chẩn đoán: 1 tuần Thời gian triệu chứng khởi phát đến khi chẩn đoán: 4 tuần Suy kiệt cấp, nặng Sụt cân Sốt có thể cao Sốt vừa hoặc không sốt Tăng bạch cầu Bạch cầu máu có thể bình thường hoặc giảm Gamma globulins bình thường Gamma globulins tăng

23. 23 1. Topol, Eric J. Textbook of Cardiovascular Medicine, 3rd Edition 2007 2. Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine, 8th ed 2007 3. Valentin Fuster . Infective Endocarditis . Hurst’s The Heart 12th 2008 4. Gilbert Habib et al. The Task Force on the prevention, Diagnosis and Treatment of infective Endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC) 2009 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bạn đang xem bài viết Viêm Kết Mạc Có Giả Mạc Là Gì trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!