Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Người Tử Tế Thường Không Có Người Yêu? mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1.Những người tử tế không làm cho đối tác của họ đầu tư vào mối quan hệ.
Khi chúng ta làm những điều tử tế cho người khác, chúng ta đang đầu tư vào họ và mối quan hệ. Những sự đầu tư về thời gian, công sức và tiền bạc có xu hướng tăng lên theo thời gian. Những sự đầu tư đó cũng làm chúng ta cảm thấy mối quan hệ hoặc đối tác của chúng ta là quý giá, do đó chúng ta yêu họ và chúng ta cam kết với mối quan hệ. Đây là nguyên tắc “chi phí chìm”. Làm điều tốt cho người khác và đối xử tốt với họ, khiến chúng ta đánh giá cao và yêu họ. Tuy nhiên, điều ngược lại thì không đúng. Người nhận được đặc ân không phải lúc nào cũng cảm thấy yêu người cho. Trong thực tế, họ có thể cảm thấy bị thao túng, gánh nặng hoặc nhìn chung là không biết ơn. Tình yêu không thể mua hoặc kiếm được.
Bất kỳ ai đang giúp đỡ thì sẽ bắt đầu yêu. Nhưng bất kỳ ai đang nhận được những đặc ân có thể sẽ không yêu. Người đầu tư cảm thấy yêu thương. Người nhận được sự đầu tư có thể không cảm thấy gì cả. Những người tử tế chờ đợi đối tác, có những hành động tốt, mua quà, trả tiền bữa ăn…Kết quả là, họ có rất nhiều tình yêu (những chi phí chìm) cho đối tác hoặc mối quan hệ. Nhưng đối tác của họ thì không đầu tư. Họ không cho lại điều gì. Vì vậy, họ không hoàn toàn yêu hoặc cam kết.
Ngược lại với những người tử tế là những anh chàng hoặc cô nàng “hư” hay đòi hỏi. Họ luôn luôn đưa ra yêu cầu đối với đối tác. Họ đòi hỏi được nuông chiều, được chờ đợi và được dỗ dành. Họ làm cho đối tác của họ ĐẦU TƯ. Vì vậy, đối tác của họ có cả tấn chi phí chìm. Và đối tác yêu họ và cam kết với họ.
Đừng “tử tế” và làm tất cả. Hãy làm đối tác đầu tư vào bạn và mối quan hệ. Khi họ LÀM VÌ BẠN, đó là khi họ bắt đầu yêu. Nếu họ từ chối đầu tư vào mối quan hệ thì họ có thể không bao giờ yêu lại bạn.
Làm họ yêu bạn bằng cách nhận (không phải cho)
2. Những người tử tế thưởng cho hành vi xấu
Con người học hỏi từ những hậu quả của hành vi của họ. Khi họ thực hiện một hành động và được thưởng, họ có xu hướng làm điều tương tự một lần nữa. Ngược lại, khi họ thực hiện một hành động và bị trừng phạt, họ có xu hướng tránh lặp lại hành vi đó trong tương lai. Khá đơn giản…
Những người tử tế có xu hướng đối xử với đối tác rất tốt. Rất thường xuyên. Ngay cả khi họ không xứng đáng với nó. Bất kể đối tác đối xử với họ như thế nào, người tử tế sẽ tiếp tục đối xử tốt với họ. Người tử tế thường ‘nghĩ’ rằng cư xử tốt như vậy thì một ngày nào đó sẽ được nhận ra. Nó sẽ làm đối tác từ bỏ hành vi xấu của họ. Nhưng họ không nhận ra, những gì họ đang DẠY cho đối tác bằng cách đối xử tốt với họ trong mọi hoàn cảnh.
Về bản chất, bằng cách liên tục tỏ ra tử tế, họ đang thưởng cho đối tác vì những hành vi xấu của họ. Nếu bạn nấu cơm tối cho anh ta vào cái ngày anh ta không tôn trọng bạn, bạn đã thưởng và khuyến khích hành vi đó tiếp tục. Nếu bạn đưa cô ấy đi chơi vào những đêm cô ấy gắt gỏng, bạn đã đảm bảo rằng cô ấy sẽ lặp lại điều đó.Những người không-quá-tử tế có những ranh giới tốt hơn. Họ chỉ thưởng đối tác khi đối tác kiếm được những phần thưởng đó. Họ cũng phớt lờ đối tác khi họ không tôn trọng. Điều này dạy cho đối tác những gì họ sẽ và sẽ không chịu đựng.
Kết quả là, bằng cách tỏ ra tử tế liên tục, họ thực sự khuyến khích người khác đối xử tệ với mình. Họ thưởng cho những người đối xử tệ với họ và làm cho hành vi đó có nhiều khả năng xảy ra trong tương lai. Nếu họ thỉnh thoảng giữ lại phần thưởng, họ sẽ nhận được sự đối xử tốt hơn. Họ cũng sẽ được người khác tôn trọng hơn.
3. Những người tử tế quá sẵn sàng
Nhìn chung, chúng ta tin rằng bất kỳ điều gì khan hiếm hoặc đòi hỏi nỗ lực để đạt được, thì quý giá. Bất kỳ điều gì dễ dàng đạt được, hoặc phổ biến, thì có lẽ rẻ tiền, ít giá trị. Dù điều này không phải lúc nào cũng đúng, nhưng nó đủ đúng để trở thành giả định phổ biến, trong vô thức. Nó cũng được áp dụng với mọi thứ…ngay cả con người.
Không may cho người tử tế, họ là bất kỳ điều gì, trừ sự khan hiếm. Họ hăm hở làm hài lòng. Họ lúc nào cũng sẵn sàng buông rơi cuộc sống của họ và vội vàng đi gặp đối tác. Họ hy vọng là hành động này sẽ dẫn đến sự biết ơn và tôn trọng. Bằng cách làm cho bản thân sẵn sàng và loại bỏ những sự bất tiện, họ hy vọng sẽ làm tình yêu dễ dàng hơn. Nhưng tất cả những hành động sẵn sàng thực sự làm họ có vẻ ít giá trị.
Ngược lại, những anh chàng và cô nàng “hư” lúc nào cũng “khó để có có được”. Họ không bao giờ sẵn sàng, luôn luôn hủy kế hoạch và làm đối tác thực hiện mọi việc theo cách của họ. Họ không làm gì cả ngoại trừ việc phớt lờ và làm phiền người yêu của họ. Nhưng người yêu của họ thấy họ quyến rũ, lôi cuốn, gây thèm muốn.
Những anh chàng và cô nàng “hư” tỏ ra khan hiếm. Sự khan hiếm làm họ có vẻ quý giá. Sự không sẵn sàng và phá vỡ kế hoạch của họ làm họ trông tự tin và quan trọng. Làm cho người khác phải nỗ lực để có được thời gian của họ mang lại ảo tưởng thời gian của họ là đáng giá. Phải buông bỏ mọi thứ để ăn cắp một khoảnh khắc với họ làm người khác đánh giá cao thời gian mà họ “cho”. Đó là ảo tưởng của sự khan hiếm.
Theo đó, người tử tế sẽ có lợi từ việc trở nên khan hiếm. Họ sẽ trông có giá trị hơn nếu họ không bỏ mọi thứ để đến ngay với người yêu. Nếu họ trở nên ‘khó đạt được’ một chút, người yêu của họ sẽ thấy họ lôi cuốn hơn.
Kết luận
Một lần nữa, ex của bạn không điên. Nhưng, những chức năng tâm lý của họ làm họ xử lý mọi việc khác với những gì một người tử tế có thể hy vọng.
Liệu điều đó có nghĩa rằng bạn phải trở thành trai/gái hư để tìm thấy tình yêu? Không. Nó có nghĩa là bạn cần lựa chọn đối với thời gian, sự chú ý và sự tử tế của bạn. Đơn giản là hãy làm cho đối tác đầu tư lại cho bạn khi bạn đầu tư vào họ. Thêm nữa, chỉ thưởng cho họ khi họ xứng đáng với nó và phớt lờ họ khi họ không xứng đáng. Điều này sẽ cho họ thấy bạn là một người đáng giá và quyến rũ với sự tự trọng.
Nguồn: Tâm lý học tội phạm
Vì Sao Con Người Không Trường Sinh Bất Tử?
Vì sao con người không sống mãi? Vì sao có người sống thọ, có người không thọ? Tuổi thọ do yếu tố nào quyết định? Vì sao con người không trường sinh bất tử? Và còn nhiều câu hỏi về tuổi thọ của con người chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Cho đến gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một phần bí ẩn của tuổi thọ. Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu.
Con người không thể sống mãi vì tế bào chỉ phân chia 50 lần mà thôi.
Các nhà khoa học phát hiện: trong cơ thể, quá trình lão hóa được kiểm soát không chỉ bởi các đồng hồ sinh học đặc biệt của toàn cơ thể mà còn rất nhiều “đồng hồ” đặt ở trong từng tế bào. Trước đây các nhà khoa học cho rằng, các tế bào trong cơ thể có số lần phân chia vô hạn. Nhưng công trình nghiên cứu của Hayflik ( Hoa Kỳ) đã chứng minh rằng chỉ có các tế bào ung thư mới phân chia vô hạn, còn tất cả các tế bào bình thường chỉ phân chia đến giới hạn 50 lần rồi ngừng phân chia và chết đi. Hayflik đã làm đông lạnh tế bào đã phân chia được 30 lần. Sau một thời gian lại hoạt hóa cho tế bào này phân chia tiếp. Thế nhưng nó vẫn nhớ là đã phân chia 30 lần trước khi đông lạnh rồi, bây giờ nó chỉ phân chia tiếp 20 lần nữa là đủ 50 lần phân chia rồi ngừng hẳn. Nhà khoa học còn phát hiện ra rằng: sự phân chia đầy đủ 50 lần chỉ có ở các tế bào từ bào thai, còn các tế bào ở người trưởng thành thì người càng già số lần phân chia của tế bào càng ít. Đây gọi là hiệu ứng Hayflik.
Tuổi thọ giảm vì phân tử AND bị tiêu hao sau mỗi lần phân chia
Chuỗi xoắn kép phân tử AND do Watson và Crick tìm ra là cơ sở di truyền của tế bào. Nhà khoa học Alexei Olovnikov (Liên Xô ) nêu giả thuyết là cứ mỗi lần phân chia của tế bào, phân tử AND lại ngắn đi một ít. Cho đến khi sự rút ngắn này đụng đến một gen quan trọng cho sự sống thì tế bào sẽ chết. Ông giải thích hiện tượng này như sau: các phân tử ADN của mỗi tế bào khi phân chia thì hai sợi xoắn kép giãn ra, tách đôi để tạo ra chuỗi xoắn mới, với hai dãy enzym tích tụ từ quá trình này không đủ khả năng lặp lại toàn bộ cả hai sợi phân tử ADN. Hậu quả là một trong hai sợi xoắn kép bao giờ cũng bị ngắn hơn sợi kia. Cứ mỗi lần tách ra là phân tử ADN lại mất một ít thành phần của nó. Sự co ngắn của các phân tử ADN được Olovnikov gọi là sự “co mép lề” hay “cắt khúc cuối”.
Con người không thể trường sinh bất tử
Hiện tượng “co mép lề” ADN cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào lý giải được rõ ràng. Nhà khoa học Barbara Mc Clintock khi nghiên cứu về ngô đã thấy rằng nhiễm sắc thể trở nên không ổn định một cách lạ lùng khi chúng bị phân chia ra. Còn Herman Muller, cũng có nhận định tương tự Barbara khi nghiên cứu loài ruồi giấm. Ở các đầu mút của nhiễm sắc thể bình thường phải tồn tại một cấu trúc phân tử nào đó có tác dụng ổn định chúng. Herman Muller gọi chúng là “telomeres” (theo tiếng Hy Lạp telo có nghĩa là phần cuối). Chính telomeres nằm ở chuỗi tế bào sẽ chết. Nhưng chiều dài của telomeres có tỷ lệ với tuổi thọ hay không? Nhiều nghiên cứu trên thế giới đang tìm lời giải đáp.Với những kỹ thuật hiện đại, người ta đã có thể tách riêng các telomeres ra khỏi chuỗi ADN làm rõ sự rút ngắn telomeres, cũng như đo được nhịp điệu co ngắn của telomeres chia tế bào.
Các nhà nghiên cứu đang xem xét đánh giá kích thước của telomeres như một “thước đo”chuẩn xác tuổi thọ của tế bào. Nhà khoa học Calvin Harley còn cho rằng nếu khi sinh ra telomeres của một người nào đó ngắn hơn bình thường, thì các tế bào của người đó sẽ có tuổi thọ ngắn hơn một cách tương ứng.
Có lẽ các telomeres như một thứ bảo hiểm làm chậm hiệu ứng của thời gian đối với các nhiễm sắc thể. Hy vọng không lâu nữa khoa học sẽ tìm ra “thước đo cuộc đời” yếu tố quyết định tuổi thọ, để tìm ra phương pháp làm tăng tuổi thọ cho con người.
ThS. Phạm Vũ Hoàng
Làm Sao Để Biết Người Yêu Có Yêu Mình Hay Không ?
Yêu thật lòng, hay yêu vì tình dục, nhiều cặp đôi yêu nhau nhưng cũng không biết yêu vì lý do gì? Hôm nay Thám tử ƯU ĐÀM xin gửi đến các bạn bài viết làm sao để biết người yêu có yêu mình không?
Xem tâm sự của một bạn nữ khi đang băn khoăn không biết bạn trai có yêu không ?
Thực sự thì, mới đầu chúng ta gặp nhau thật nhiều, cứ vài ngày anh phải gặp em một lần. Anh không thể không gặp em quá 5 ngày. Nhưng bây giờ thì mỗi tháng số lần chúng ta gặp nhau quá ít. Lí do mà a đưa ra e có thể hiểu và san sẻ. Công việc của anh bận bịu cả ngày, nhà anh cách xa nơi e ở…. Em cũng không rõ là bao xa nữa. Em nói em muốn gặp anh, muốn anh đưa đi chơi, muốn được chụp ảnh, anh không thể, bởi vì nhiều điều … Bây giờ anh đang rất kẹt tiền, ừ thì khi nào có thể anh sang gặp em cũng được. Anh nuôi một con cún, lúc mà trong ví anh gần cạn kiệt, a cũng dốc những đồng xu cuối cùng ra để đi mua thức ăn cho nó, để đi chích phòng bệnh cho nó. Anh bảo đã nuôi nó thì phải nuôi cho đàng hoàng. Vậy còn em thì sao nè… Nghẹn lòng lắm anh à! Mỗi khi e nhắc đến việc muốn đi chơi, anh cáu gắt em, dần rồi em không muốn nhắc tới nữa. Thà rằng không yêu thì nói cho em biết, cớ chi yêu em mà lại như vậy. Trong những năm yêu anh, em chưa từng một lần có cảm giác được chiều chuộng ,nũng nịu. Phải, anh đã từng yêu, anh hiểu rằng nếu một lần em làm nũng thì muôn đời anh phải phục theo ý muốn của em, em hiểu điều đó nên e không bao giờ nhõng nhẽo gì anh
Một số cách để nhận biết người yêu có yêu mình không ?
Xem xem người đó có nói với bạn về tương lai không
Hãy xem họ nói câu yêu bạn thật lòng đến đâu
Hãy để ý cái cách họ khen bạn có ý nghĩa không
Người ấy có thực sự mở lòng với bạn không
Người đó sẽ luôn nhớ khi phải xa bạn
Hãy để ý cách họ chỉ ra lỗi sai ở bạn
Hãy xem họ có đánh giá cao ý kiến của bạn hay không
Sao Phải Buồn Khi Người Yêu Cũ Có Người Yêu Mới?
Tình yêu là thần dược nhưng cũng chính là độc dược khi mà nó có khả năng biến mỗi người chúng ta mới ngay hôm qua đây còn là người hạnh phúc chìm đắm trong những men say ngọt ngào thì hôm nay lại bị nếm trải cảm giác đau đớn thổn thức khôn nguôi khi bị tổn thương bởi người ta yêu quý.
Mình biết đã có những lúc bạn yếu lòng nức nở giữa đêm khi vô tình bắt gặp hình ảnh của người cũ bên người mới, rồi thì người cũ thậm chí còn vô tâm hơn khi cập nhật những hình ảnh thân mật ngọt ngào bên tình yêu mới tràn ngập newfeed của bạn, để mỗi khi bạn lướt facebook bắt gặp những hình ảnh ấy lại dậy sóng trong lòng. Nhưng ngốc à, bạn có thể unfriend người cũ ra khỏi list bạn bè của bạn cơ mà, tại sao lại cứ dày vò và làm khổ bản thân mình như thế?
Bạn làm tổn thương chính mình thì ai mới là người đau?
Là người yêu cũ đá bạn đi tìm tình yêu mới, hay những người yêu thương lo lắng cho bạn mỗi ngày lại thấp thỏm và xót xa vì bạn…?
Tội tình chi phải thế?
Cuộc sống này ngắn ngủi lắm, thời gian để bạn yêu thương bản thân mình cũng như trân trọng những tình cảm đáng quý của người khác dành cho bạn còn không đủ thì lấy đâu ra ngần ấy thời gian để bạn oán trách, đau buồn, lầm lũi… dõi theo bước chân hạnh phúc của người cũ?
Hãy để bụi thời gian phủ mờ quá khứ đau thương, để hiện tại lật sang trang viết mới mà ở trang mới cuôc đời hiện tại bạn có thể tự tay viết cho mình những điều tốt đẹp nhất để mỗi ngày sống là mỗi ngày vui và ý nghĩa, cùng thời gian trôi đi những kỉ niệm đẹp sẽ phủ chồng lên những kí ức đau lòng cũ.
Mình biết có rất nhiều người khuyên bạn muốn quên đau thương thì phải mau có tình mới, đó còn là cách trả thù ngọt ngào mỗi khi đi ngang qua người tình cũ thì mình không cảm thấy tự ti khi người ấy đi bên cạnh người mới mà mình vẫn quạnh hiu một mình, chí ít ra lúc đó cầm tay mình còn có một bàn tay ấm khác. Nhưng điều đó chỉ đúng khi bạn mở lòng quên đi người cũ và đến với người mới bằng tình yêu chớm nở chân thành, chứ không phải bạn mượn sự hiện diện của người mới để quên đi hình bóng cũ, làm như thế liệu có công bằng với người mới và hơn hết làm như thế lòng bạn có thật sự vui?
Mình không ngăn cấm bạn cho mình cơ hội để yêu thêm lần nữa, nhưng mình chỉ khuyên bạn hãy yêu khi bản thân đã sẵn sàng đứng vội vàng yêu vì một lý do không chính đáng nào đó vì hơn ai hết bạn biết rằng khi làm những điều đó thì chính bản thân bạn khó chịu đến mức nào…
Thật sự là có rất nhiều cách để quên đi tình cũ, bạn có thể tìm vui nơi gia đình, hay thay vì thời gian ngồi co ro trong góc tối lục lại những tin nhắn yêu thương cũ rồi xót xa thì sao bạn không xóa hẳn những tin nhắn vô ích đã làm đầy hộp thư của bạn trong một thời gian dài và dành thời gian nhắn tin hay gọi điện tâm sự với bạn bè? Hoặc diện những trang phục thật đẹp tung tăng trên phố.
Bạn cũng có thể dành thời gian để chăm sóc bản thân mình nữa, hãy để mình lúc nào cũng xinh và tươi mới, bạn đẹp hơn mỗi ngày chẳng cần để người cũ thấy và xuýt xoa hối hận khi đã chia tay với bạn, mà đơn giản để khi bạn tự nhìn mình trong gương cảm giác không phải thấy ghét chính bản thân yếu đuối của mình.
Và mình tin rằng mỗi người trên thế giới này gặp nhau, yêu nhau đều do duyên số và việc họ có đi hết đến cuối quãng đường này cùng nhau hay không một phần cũng là do duyên nợ. Có thể mỗi người đi ngang cuộc đời bạn không ở lại cùng bạn đến phút cuối cùng nhưng bạn hãy tin rằng một nửa kia của bạn cũng giống như bạn đang vấp ngã và mắc kẹt giữa vòng quay tình ái, nhưng con đường tìm đến nhau của các bạn cũng không còn xa nếu như bạn chịu đứng dậy từ nỗi đau và bước đi tiếp.
Bạn đang xem bài viết Vì Sao Người Tử Tế Thường Không Có Người Yêu? trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!