Cập nhật thông tin chi tiết về Triết Lý Kinh Doanh Của Người Hoa Nhìn Từ Sài Gòn – Chợ Lớn mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Từ thời xa xưa, ở Sài Gòn đã phổ biến câu nói “Ăn mày Tàu”.
Là vì đi ăn xin ở đâu thì đi, nhưng không thể vào khu người Hoa ở Chợ Lớn để xin được, vì người Hoa tuyệt đối không cho tiền người đi ăn xin, mà ngược lại họ sẵn sàng đưa tay ra để giúp đỡ, tạo cơ hội công ăn việc làm cho người nghèo khổ, sa cơ lỡ vận, để tự mưu sinh và sau đó có thể làm giàu.
Với người Hoa, cái gì cần xài, không sợ tốn kém, cái gì lãng phí khó mà móc được “hầu bao” của họ. Tướng quân Quản Trọng cũng đã từng khuyên vua, “Bệ hạ nên cho dân nghèo cái cần câu, hơn là cho con cá”.
Đối với cộng đồng người Hoa sinh sống tại Việt Nam hay với quốc gia nào khác, họ đều mang theo tinh hoa của triết lý này để thi thố làm ăn nơi xứ lạ, quê người. Nhiều câu châm ngôn trong cuộc sống và kinh doanh mà người Hoa nào cũng thuộc lòng và nhắc nhở cho nhau như: “Buôn Ngô buôn Tàu, không giàu bằng buôn hà tiện”, hay “Biển rộng mặc biển, thuyền chèo có ngăn”…
Không thể phủ nhận tính cần và kiệm của người Hoa. Hai chữ “cần, kiệm” không chỉ có ý nghĩa triết lý suông, mà nó đã trở thành triết lý kinh doanh của người Hoa trong mọi thời đại. Vào các thập niên đầu và giữa thế kỷ XX, có nhiều tấm gương làm giàu nay đã trở thành giai thoại từ cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn.
Chuyện kể rằng, Quách Đàm và chú Hỏa xuất thân từ nghèo khó, cuộc sống của họ chỉ dựa vào gánh ve chai, nhưng do cần kiệm miệt mài làm việc mà họ trở thành đại phú gia thời ấy. Hay giai thoại “công tử co thùng”, đối với các đại phú gia Hoa kiều trước khi muốn con cái gìn giữ và phát triển sản nghiệp của gia đình, họ gửi các chàng công tử này đến các cơ sở để rèn luyện tính kiên nhẫn ngay từ nhỏ.
Để xin được vào làm việc tại một cơ sở nào, họ cũng phải trải qua quá trình xét tuyển như những người công nhân khác. Khi được tuyển vào, công việc trước tiên các chàng công tử này là phải xuống bếp cọ thùng như những công nhân. Đây là một cách đào luyện con cái họ khi trở thành doanh nhân có đủ kinh nghiệm và tính kiên nhẫn trong vai trò người chủ trong tương lai.
Một yếu tố khác mang tính đặc trưng của người Hoa. Đó là tính cộng đồng của họ rất cao. Trong kinh doanh, họ lập ra nhiều bang hội, nhưng các bang hội không phải là nơi tụ hội ăn chơi mà để nâng đỡ, tạo cơ hội cho mọi người trong cộng đồng có thể gây dựng cơ nghiệp làm ăn.
Trước khi có tín dụng ngân hàng cho vay dự án kinh doanh, các bang hội người Hoa đã biết triển khai tín dụng, qua hình thức “hụi thảo”, một loại hình chung tay giúp vốn cho những người muốn ra làm ăn nhưng thiếu vốn.
Nhưng sau khi giúp vốn, người Hoa còn tích cực hơn với “hậu tín dụng”, đó là chung tay giúp doanh nghiệp còn non trẻ. Nếu là mở hàng ăn thì họ kéo nhau đến ăn, nếu sản xuất giày dép thì họ tìm đến mua giày…
Nhưng trước hết, chính những đối tác được giúp đỡ đó phải chứng tỏ sự tích cực về tính kiệm cần cao độ. Một số đại gia có thương hiệu vang dội ngày nay là do từng được giúp và áp dụng tinh thần kiệm cần, như thương hiệu giày dép Bình Tiên, bánh ngọt Đức Phát… là những điển hình cụ thể.
Bắt đầu là “tiểu phú do cần” sau trở thành “đại phú do trời”. Trời nói ở đây là thời cơ khách quan đưa tới. Nhưng thời cơ chỉ đưa tới cho những ai có tâm thành, sẵn sàng năng lực để tiếp nhận khai thác. Đến đây thì triết lý kinh doanh phương Đông của người Hoa đã gặp triết lý kinh doanh của phương Tây, “Hãy tự giúp mình trước, rồi trời sẽ giúp anh sau”.
Nhiều nhà nghiên cứu lý giải việc kinh doanh thành công của người Hoa là vì họ rất coi trọng chữ tín, trong làm ăn họ luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Trong nhiều lần tiếp xúc với giới truyền thông, ông Lê Phụng Hào, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Kinh Đô, cho biết: “Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rộng và dài. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột phá, đi đầu và làm ăn lớn, chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này”.
Công ty bánh Kinh Đô (trước 1975 có tên gọi là Công ty Đô Thành), ban đầu chỉ là cơ ngơi nhỏ tại quận 6, Sài Gòn nhưng bây giờ cơ ngơi của Kinh Đô có tới 9 công ty, có mặt từ Nam chí Bắc. Trên thương trường, Kinh Đô có thể xem là một trong những đại gia đáng gờm trong ngành sản xuất mặt hàng bánh kẹo…
Theo Tiến sĩ Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam á, những nét đặc trưng về văn hóa kinh doanh người Hoa: “Nền tảng gia đình và chữ “tín” là báu vật; đề cao vai trò của tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống; chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh, được sự giúp đỡ đắc lực của tập thể, gia đình và bè bạn; đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động đầu tư; kết hợp giữa cách làm truyền thống với kiến thức và thực tiễn kinh doanh hiện tại…”.
Tại chúng tôi cộng đồng người Hoa chỉ chiếm 7% dân số (khoảng 500.000 người), nhưng tỉ trọng doanh nghiệp người Hoa lại chiếm 30% trên tổng số doanh nghiệp có mặt tại Thành phố, nơi được xem có vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước.
Điều đáng nói, hầu hết các doanh nghiệp này đều ăn nên làm ra, trong đó không ít doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực cho thị trường, rất quen thuộc với người tiêu dùng không chỉ ở chúng tôi mà còn trong phạm vi cả nước.
Chẳng hạn Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô, Công ty Bút bi Thiên Long, Công ty Dệt Thái Tuấn, Công ty Dây cáp điện Tân Cường Thành, Công ty CP Sản xuất ống thép Hữu Liên – Á Châu…
Trước 1975, khi Sài Gòn là “thủ đô” của chính quyền cũ, khu vực Chợ Lớn là nơi tập trung hàng nhập khẩu và hàng nội địa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Người Hoa gần như giữ độc quyền về hoạt động thương mại (khoảng gần 90% bán buôn, 50% bán lẻ, 80% – 90% xuất nhập khẩu…).
Những nhà buôn tầm cỡ của người Hoa thường là những đại lý độc quyền, tổng phát hành và phân phối hàng cho các đại lý nhỏ, các cơ sở kỹ nghệ, sản xuất, kinh doanh. Họ có quan hệ làm ăn buôn bán với hơn 40 nước ở khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh hệ thống các nhà buôn lớn, người Hoa ở quận 5 và Chợ Lớn còn làm chủ nhiều tiệm buôn nhỏ, vừa bán sỉ, vừa bán lẻ, đủ mọi mặt hàng, giống như những cửa hàng tạp hóa, mà người Hoa thường gọi là “chạp phô”.
Chợ Lớn thực sự giữ vai trò trung tâm, chi phối thị trường thành phố Sài Gòn và Nam Việt Nam, tại khu vực này có một hệ thống chợ quy mô lớn, hoạt động có tính chất chuyên ngành như chợ Bình Tây, An Đông, La Cai, Tân Thành, Hòa Bình, Kim Biên…
Bí Quyết Thành Công Của Người Hoa Ở Chợ Lớn
Và xuất phát điểm lại từ số không. Có người bắt đầu bằng việc bán một mớ đồ cũ trên vỉa hè để nuôi mộng lớn như ông Lương Vạn Vinh, ông chủ hiện thời của nước rửa chén Mỹ Hảo. Có người chuyển từ nghề đông y sang làm giày dép như ông Vưu Khải Thành của Biti’s. Cũng có người xoay xở với những bạn hàng nhỏ lẻ ở Campuchia như gia đình ông Trần Kim Thành của Kinh Đô. Hay cũng có người bắt đầu lại bằng việc đi làm thuê cho một hiệu bánh như ông Kao Siêu Lực, giờ có một chuỗi cửa hàng bánh hàng đầu là ABC…
Ông Cổ Gia Thọ – Chủ tịch Công ty Thiên Long nhớ lại câu chuyện về hai người đàn anh đã giúp đỡ mình lúc khởi nghiệp: “Chúng tôi gọi anh Lý Ngọc Minh (Chủ tịch Công ty gốm sứ Minh Long – pv) và anh Vưu Khải Thành là những đại ca cổ thụ trong cộng đồng doanh nghiệp người Hoa không chỉ vì khả năng kinh doanh, mà còn là sự bảo bọc, hướng dẫn anh em làm ăn và luôn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của nhau nữa…“
“Hai mươi mấy năm trước, khi tôi còn bập bẹ làm một cơ sở bút bi nhỏ xíu thì anh Thành đã là người sáng lập và chủ tịch của hội công kỹ nghệ gia quận 6, như một kiểu hiệp hội doanh nghiệp bây giờ để làm điểm gặp gỡ, kết nối và chia sẻ công chuyện với nhau. Lúc đó tôi không quen anh Thành, nhưng xin đi sinh hoạt, và dần dần học được nhiều điều lắm. Chẳng hạn sự thẳng thắn, trung thực và cương quyết. Trước đây, tôi là người hay rụt rè để ra những quyết định quan trọng nhưng anh Thành khuyên phải biết nắm cơ hội và chấp nhận những rủi ro, thất bại nếu muốn làm chuyện lớn…”, ông Thọ kể.
Cộng đồng doanh nghiệp người Hoa vẫn thường nhắc nhở nhau học tập nguyên tắc của hai ông Lý Ngọc Minh và Vưu Khải Thành trong kinh doanh. Theo đó, nguyên tắc Lý Ngọc Minh là: Đơn giản mà hiệu quả; An toàn hai lần; Làm cho bằng được; Vui vẻ cởi mở; Hợp tác chân tình. Nguyên tắc Vưu Khải Thành yêu cầu: Giải phóng tư tưởng; Thực sự cầu thị; Tích cực tìm tòi; Mạnh dạn sáng tạo; Kiên trì phấn đấu; Không ngại gian nan; Học tập nước ngoài; Không ngừng vươn lên.
Còn theo ông Cổ Gia Thọ, một trong những bí quyết thành công trong kinh doanh của người Hoa là: Phải biết yêu nghề kính nghiệp. Qủa thật, nếu không dốc trọn cuộc đời cho một công việc mà mình đã chọn, thì không có cách nào tạo ra những đế chế vững vàng đến mực được gọi là vua của một nghề. Và hiện nay, đã lấp lánh những ông vua của từng ngành, mà đa phần đều là người gốc Hoa: vua gốm sứ Lý Ngọc Minh, vua giày dép Vưu Khải Thành, vua bánh Kao Siêu Lực, vua nước rửa chén Lương Vạn Vinh, vua nhựa Trần Duy Hy, vua vải Thái Tuấn Chí…
Hệ sinh thái kinh doanh của người Hoa
Đầu tiên, đó là vai trò của các bang hội, tức là các “bang” và các “hội”. Không còn là những tổ chức mang màu sắc chính trị như thời Thiên địa hội của đời trước ông Vương Hồng Sển nữa, mà những bang hội sau này hoạt động như những thành luỹ gìn giữ giá trị văn hoá truyền thống của một cộng đồng người gốc Hoa chung một nguồn cội. Đó có thể là hội quán Phước Kiến của những người từ vùng giáp ranh Đài Loan sang miền Nam lập nghiệp, có thể là hội quán Triều Châu (hay Tiều Châu), hội quán Quảng Đông…
Sau này, ranh giới địa lý của những bang hội này cũng dần xoá nhoà, họ sinh hoạt chung với nhau nhiều hơn, nhưng vẫn khá kín tiếng và ít giao du với người bên ngoài. Người bang trưởng, hay hội trưởng, là người đức cao vọng trọng trong cộng đồng, phải chăm lo nhiều thứ. Thường thì để làm chức này, người ta phải bỏ ra nhiều tiền để đóng góp cho cộng đồng và thay vì để lấy chức quyền thì họ lấy cái trách nhiệm và niềm tự hào được đóng góp cho cộng đồng.
Còn nhớ mỗi năm, khu hội quán Nghĩa An bên cạnh trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5 đều có tổ chức bán đấu giá những cái lồng đèn tuyệt đẹp để lấy tiền chăm lo đời sống và giáo dục cho con em gốc Hoa. Không giương cờ gióng trống hot boy hot girl hay trực tiếp truyền hình MC nổi tiếng gì cả, chỉ có những “đại bô lão” ngồi ghế, con cháu em út quây xung quanh trong một không gian ngập sắc màu, trang phục truyền thống. Nhưng con số cứ tăng dần, chục triệu, trăm triệu, rồi một tỉ, hai tỉ đồng được hô lên thu tiền ngay, làm chương trình công khai sổ sách ngay. Những cái tên khá quen như Trầm Bê hay còn xa lạ như một bà cụ đã già lắm được cẩn thận ghi chép lại, và họ cũng sẽ là những người được cộng đồng nhắc đến, được những người trẻ nhìn đó mà làm gương.
Bang hội này, giống như một lớp màn chắn, không cho những biến đổi quá nhanh của xã hội xông vào làm hỏng đi truyền thống của họ. Con cháu có thể đi học trường Hoa ngữ song song với trường Việt ngữ, được dạy những bài vỡ lòng về làm ăn theo kiểu công tử phải đi cọ thùng, và quan trọng nhất, họ được dạy bởi những bài học sống động của thực tiễn kinh doanh trong cộng đồng người Hoa.
Duy Khánh
Duy KHánh
Kinh Doanh Gì Ở Sài Gòn Dễ Hốt Bạc Nhất Hiện Nay?
Nên kinh doanh gì ở Sài Gòn? Những nghề hái ra tiền ở Sài Gòn là những nghề nào? Cách làm giàu ở Sài Gòn nhanh chóng? Buôn bán gì ở Sài Gòn lãi cao? Đó là những câu hỏi của rất nhiều các bạn trẻ khi bước chân lên Sài Gòn lập nghiệp.
Sài Gòn là thành phố hoa lệ, đông đúc, người dân ở khắp mọi nơi đều đổ về Sài Gòn để mong kiếm cho mình một công việc, một nghề nghiệp thu nhập cao. Cách làm giàu ở Sài Gòn không khó, cơ hội vẫn luôn rộng mở nhưng khó khăn thì luôn trực bủa vây. Đâu cũng vậy mà thôi.
1. Kinh doanh gì ở Sài Gòn – Buôn bán bất động sản
1.1 Kinh doanh nhà trọ cho sinh viên và người lao động có thu nhập thấp
Sài Gòn là một thành phố hoa lệ, lượng sinh viên và người lao động đổ về Sài Gòn không ngừng tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu về nhà ở chưa bao giờ dừng lại. Chính vì vậy, kinh doanh nhà trọ cho sinh viên và người thu nhập thấp thuê là một trong những nghề hái ra tiền ở Sài Gòn. Nếu còn chưa biết nên kinh doanh gì ở Sài Gòn, thì bạn có thể tham khảo ý tưởng này. Một số cách để đầu tư kinh doanh nhà trọ như sau:
Xây dãy trọ cho thuê với mức giá trung bình.
Xây chung cư mini cho người đi làm thuê với mức giá cao hơn.
Xây văn phòng cho thuê.
Cần hiểu rõ mình đang làm gì, tính toán từng bước trước khi tiến hành đầu tư. Nên nhớ khảo sát thị trường thật kỹ, và chỉ đầu tư khi khi thị trường trong khu vực đó cần, và bạn phải phân tích được tiềm năng của dự án trước khi bắt đầu
Gợi ý cách thực hiện:
➡ Kế hoạch và kinh nghiệm kinh doanh phòng trọ
➡ Kinh nghiệm xây nhà trọ cho thuê
1.2 Kinh doanh gì ở Sài Gòn – Kinh doanh bất động sản “mượn”
Môi giới tìm nhà trọ cho khách.
Thuê nhà nguyên căn chia phòng rồi cho thuê lại kiếm lời.
Môi giới kinh doanh bất động sản từ trung đến cao cấp với thu nhập tính theo phần trăm giá trị bất động sản.
Tùy mỗi hình thức mà bạn có những quyết sách về chiến lược kinh doanh khác nhau, thị trường mở rộng cho tất cả các cá nhân có tham vọng làm giàu ở Sài Gòn. Đây là cơ hội kiếm tiền ở Sài Gòn không nên bỏ lỡ dành cho các bạn có vốn vài tỷ đồng nhưng chưa biết nên kinh doanh gì ở Sài Gòn đấy!
Để việc kinh doanh trở nên hiệu quả, bạn có thể đầu tư thiết kế website bất động sản. Sinh viên, người lao động hay người có nhu cầu thuê nhà trọ hiện nay đều có thói quen tìm kiếm thông tin thông qua Internet, thế nên việc lập ra một website sẽ giúp bạn tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Sapo dành tặng 7 ngày dùng thử miễn phí hoàn toàn những tính năng, sao bạn lại không thử chứ.
Dùng thử miễn phí!
2. Buôn bán gì ở Sài Gòn – Mở quán đồ ăn vặt
Nếu bạn có đam mê kinh doanh nhưng chưa biết nên kinh doanh gì ở Sài Gòn thì mở quán đồ ăn vặt là một ý tưởng không tồi dành cho bạn. Mô hình kinh doanh ở Sài Gòn này không cần quá nhiều vốn nhưng đòi hỏi bạn là một người năng động luôn chân luôn tay cũng như có hiểu biết nhất định về ẩm thực đường phố. Tuy nhiên, ý tưởng kinh doanh ở Sài Gòn này thích hợp làm nhóm bạn trẻ hơn là cá nhân.
Xu hướng chọn những quán ăn nhanh với những món ăn thuần đơn giản đang dần chiếm được chỗ đứng và ngày càng nở rộ. Đối tượng hướng đến chủ yếu là các bạn trẻ, những người thích không gian thoáng đãng, nhanh gọn và phù hợp với túi tiền của họ.
Một số gợi ý:
➡ 15 món ăn vặt Sài Gòn dễ bán, lãi cao
➡ Cách lập kế hoạch mở quán ăn vặt
3. Kinh doanh gì ở Sài Gòn – Mở shop mỹ phẩm, làm đẹp
Nhiều người lập nghiệp ở Sài Gòn đã giàu lên nhờ mô hình kinh doanh này. Nếu chưa biết nên kinh doanh gì ở Sài Gòn, bạn có thể bắt đầu kiếm tiền từ việc mở shop mỹ phẩm, làm đẹp. Đây được coi là một trong những nghề hái ra tiền ở Sài Gòn, bởi vì làm đẹp là nhu cầu thiết yếu thời nay không chỉ dành riêng cho các chị em phụ nữ mà ngay chính cánh đàn ông cũng được hướng tới.
Mở một shop mỹ phẩm và các sản phẩm kèm dịch vụ chăm sóc làm đẹp cũng là một hướng đi tiềm năng để khởi nghiệp nếu chưa biết cách làm giàu ở Sài Gòn. Tuy nhiên, để thực hiện ý tưởng này thì bạn phải có những hiểu biết nhất định về mỹ phẩm cũng như cách trang điểm, làm đẹp thường thích hợp cho các bạn nữ hơn.
➡ Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm lãi cao
4. Nên kinh doanh gì ở Sài Gòn – Mở shop thời trang, phụ kiện
Nhu cầu làm đẹp chưa bao giờ dừng lại, chắc chắn một phần của tiền lương chúng ta đầu tư cho vẻ bề ngoài. Các chị em dù có cả tủ quần áo nhưng vẫn không cưỡng lại được khi thấy những bộ cánh mới. Nắm bắt tâm lý này không ít shop quần áo mọc lên như nấm. Mở shop thời trang được coi là một trong những nghề hái ra tiền ở Sài Gòn nếu bạn chưa biết nên buôn bán gì ở Sài Gòn. Tuy nhiện, kiếm tiền ở Sài Gòn bằng cách đầu tư shop quần áo bây giờ có phải đã quá muộn… Câu trả lời là không bao giờ quá muộn nếu bạn tiếp cận đúng cách và đúng đối tượng.
➡ Chia sẻ các mối lấy sỉ quần áo giá tốt
Quản lý bán hàng chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng với bất kỳ chủ cửa hàng kinh doanh thời trang nào. Đó là lý do mà không phải ai cũng có thể “sống sót” được trong ngành kinh doanh đầy tiềm năng này. Vậy đâu là hướng đi phù hợp nhất cho các cửa hàng thời trang để giảm thiểu tối đa tổn thất và hồi vốn nhanh nhất?
5. Nên làm gì ở Sài Gòn – Mở nhà hàng, quán nhậu
Việt Nam nằm trong top đầu các nước tiêu thụ rượu bia. Lập nghịêp ở Sài Gòn cùng một nhà hàng hay một quán nhậu cũng là một cách kiếm tiềnở Sài Gòn đầy tương lai đúng không.
Vậy bắt đầu với một nhà hàng của riêng mình để lập nghiệp ở Sài gòn, bạn cần có những gì?
Định hướng rằng bạn làm gì và hướng đến đối tượng nào? Vị trí đặt ở đâu để thu hút được lượng khách đều đặn? Kinh doanh những món gì, nguồn nguyên liệu lấy ở đâu? Mình tự làm hay thuê người làm?…
Nhà hàng, hay quán nhậu cũng cần có một không gian thoáng thường là mặt đường tiện lối đi lại. Sẽ mất nhiều chi phí thuê mặt bằng hay các phụ phí khác nhưng đó là điều kiện quan trọng để phát triển. Tuy nhiên, nếu đạt được lượng khách đều đặn thì việc có một thu nhập hàng chục triệu một tháng, từ đó làm giàu ở Sài Gòn không phải quá xa vời đâu
Một vài gợi ý cho bạn:
➡ 5 ý tưởng kinh doanh nhà hàng ở Sài Gòn
➡ Cẩm nang kinh doanh nhà hàng từ A- Z
6. Cách làm giàu ở Sài Gòn – Mở quán cà phê
Bạn từng nghĩ mình sẽ lập nghiệp ở Sài Gòn với một quán cà phê được bài trí độc đáo theo phong cách của riêng mình. Những quán cà phê được trang trí từ những lốp xe cũ, hay kết hợp đồ handmade, tranh tường… đang thu hút được không ít những bạn trẻ thích sự mới lạ. Không chỉ thỏa sức cho đam mê làm chủ của cá nhân mà còn là một trong những nghề hái ra tiền ở đất Sài Gòn hoa lệ hoàn toàn khả thi.
Thường thì các quán cà phê thời gian đầu rất đông khách và vắng dần sau khi hoạt động một vài tháng. Chắc hẳn đây cũng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Hãy luôn cố gắng làm mới dịch vụ hay sáng tạo ra những đồ uống đi theo thị hiếu của khách hàng. Ở hình thức kinh doanh này bạn nên kết hợp phòng trà có những không gian cho các bạn trẻ thể hiện mình với ca nhạc hoặc tài lẻ chẳng hạn.
Một vài gợi ý để kinh doanh cafe tại Sài Gòn thành công:
➡ 10 bài học cần nhớ khi mở quán cafe kinh doanh
➡ C ẩm nang kinh doanh cafe từ A – Z
7. Làm tour giá rẻ kết hợp phượt khám phá Sài Gòn
Việt Nam, một quốc gia thuộc Đông Nam Á, sở hữu khá nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, không ít địa danh làm mê mẩn khách du lịch, bởi những tòa thiên nhiên tráng lệ, và những món ăn hấp dẫn đến say lòng. Vậy tại sao bạn không thực hiện cách làm giàu ở Sài Gòn với việc mở tour du lịch.
Lượng khách trong nước và nước ngoài đến với Sài Gòn ngày càng tăng. Những điểm đến không thể bỏ qua với những nhân chứng sống của chiến tranh như Địa đạo Củ Chi, bảo tàng chứng tích chiến tranh, bảo tàng Hồ Chí Minh… những địa điểm tôn giáo tín ngưỡng như Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn hay những khu vui chơi nổi tiếng như công viên văn hóa Đầm Sen, chợ Bến Thành… càng làm cho Sài Gòn trở thành một thành phố đáng đến.
Nên nhớ luôn có những đối thủ cạnh tranh cùng những ý tưởng lôi kéo khách hàng hoàn toàn có thể lấn át bạn hay những nhà cung cấp có uy tín từ lâu cũng làm cho thị trường tour trở nên khó nhằn hơn. Giá cả hợp lý cũng như phong trào phượt hay homestay cũng là một vũ khí để phát triển dịch vụ tour du lịch của bạn đấy. Nếu muốn kinh doanh ở Sài Gòn một cách nghiêm túc, hãy trang bị cho mình một vốn ngoại ngữ phong phú cũng như những nhiệt huyết của tuổi trẻ, với sự sáng tạo và một vài ý tưởng táo bạo sẽ để lại ấn tượng rất tốt cho cuộc đời bạn đấy.
Hãy lắng nghe họ muốn gì, làm họ hài lòng với dịch vụ của bạn. Dần dần thị trường sẽ rộng mở và cơ hội làm giàu tại Sài Gòn này không hề khó đâu.
Sẽ còn rất nhiều cách làm giàu ở Sài Gòn, nhưng Blog Sapo xin phép chỉ gói gọn ở một số ý tưởng này thôi. Nếu bạn chưa biết nên làm gì ở Sài Gòn và thấy mình đâu đó trong này, nhưng còn ngại ngùng thì hãy luôn nhớ cơ hội luôn chia đều cho mỗi người.
Dù là bất cứ ý tưởng kinh doanh gì ở Sài Gòn thì nơi đây vẫn dang rộng cánh tay chờ chúng ta đến. Đừng quá lo lắng nên kinh doanh gì ở Sài Gòn, hay cách làm giàu ở Sài Gòn như thế nào. Hãy phát triển bằng khả năng tìm hiểu, tư duy và hành động có hoạch định của mình thì thành công chắc ở không xa nữa đâu… Lập nghiệp ở Sài Gòn vẫn là cơ hội của bạn đó.
Thuật Kinh Doanh Truyền Đời Của Người Hoa
Thuật kinh doanh truyền đời của người Hoa
Được xây dựng năm 1928, Chợ Lớn trở thành trung tâm thương mại của người Hoa tại Tp. HCM.
Lấy chữ tín làm đầu
Người Hoa tâm niệm có uy tín thì có tất cả, mất uy tín thì mất tất cả. Đây là quy ước bất thành văn, người nào cố ý phá vỡ quy ước này thì chỉ còn có nước bỏ đi xứ khác sinh sống.
Hiếm khi giật nợ
Các chủ doanh nghiệp người Hoa thường mang hàng ra chợ sỉ Bình Tây, Kim Biên, Soái Kình Lâm, An Đông bỏ gối đầu từng lô hàng cho tiểu thương. Nhận thanh toán lô hàng cũ rồi bỏ tiếp lô hàng mới. Thương lái được tiểu thương bán lại hàng gối đầu từng lô hàng. Các chủ doanh nghiệp được nhà cung ứng bỏ gối đầu từng lô nguyên phụ liệu.
Tập quán buôn bán gối đầu như những mắt xích liền lạc với nhau. Hàng hóa giao dịch trị giá bạc tỉ mà chỉ bảo đảm bằng những cuốn sổ bỏ hàng, bán hàng cầm tay nhưng hầu như không ai bị giật nợ.
Buôn bán gối đầu chính là tập quán kinh doanh của người Hoa.
Thông tin về những vụ thất tín lan rất nhanh trong ngành nghề kinh doanh. Kẻ thất tín bị người trong cộng đồng tẩy chay.
Gần cuối năm âm lịch, các chủ doanh nghiệp người Hoa giữ thông lệ thu hết nợ cũ phát sinh trong năm. Tiểu thương phải thanh toán sạch nợ để năm mới làm ăn suôn sẻ. Thương lái cũng trả hết nợ của năm cũ. Ai không giữ uy tín hoặc dây dưa trả nợ sẽ khó bề làm ăn trong năm mới vì chẳng ai chịu giao hàng hay bán hàng.
Người Hoa mắc nợ ai thì trĩu nặng nỗi lo nên rất chuyên cần làm ăn nhằm kiếm tiền để trả nợ. Anh Kỷ Liên Tín, chủ một sạp kinh doanh gia vị ở chợ Bình Tây, bị vỡ nợ đành sang Mỹ sinh sống, được đồng hương tin yêu giúp đỡ tài chính. Từ bên Mỹ, anh Tín tích góp rồi gửi tiền về Việt Nam thanh toán sòng phẳng cho các chủ nợ.
Về giá cả, người Hoa cũng luôn giữ uy tín. Chủ hàng chịu giá bán cho ai rồi thì không thay đổi, dù giá cả biến động mạnh cỡ nào cũng bán hàng theo giá đã thỏa thuận. Chủ tiệm tạp hóa người Hoa trong khu xóm vui vẻ bán thiếu gạo, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, thuốc lá, đường, đậu, xà bông, bột giặt, kem đánh răng… Cuối tháng, chủ tiệm mang sổ nợ tới từng nhà đòi tiền. Ai nấy đều giữ uy tín trả hết nợ. Ai lằng nhằng, mất uy tín rồi thì năn nỉ mua chịu dù một chai nước mắm chủ tiệm cũng không bán.
Phùng Hưng Hãng – chuyên kinh doanh cao đơn hoàn tán từ năm 1975 đến nay – được chuộng vì rất uy tín trong mua bán. Ảnh: Tấn Thạnh
Những người kinh doanh ẩm thực truyền thống Trung Hoa càng giữ uy tín. Họ khởi nghiệp với những món ăn ngon, thỏa mãn khẩu vị đại chúng. Tới khi quán ăn đông khách cỡ nào, chủ quán cũng không thay đổi chất lượng các món ăn nhằm bảo vệ uy tín thương hiệu trên thị thường. Trước sau như một, chất lượng sản phẩm không thay đổi. Giá cả nguyên liệu tăng cao thì tăng giá bán sản phẩm tương ứng. Chủ quán không hề giảm chất lượng để không mất lòng người tiêu dùng.
Điều hành bằng chữ tín
Một dạo, một chủ ngân hàng lớn ở Chợ Lớn hay cấp tín dụng cho những người có uy tín, kể cả theo cách trông mặt mà bắt hình dong, để họ có vốn làm ăn. Giao dịch tín dụng trị giá mấy chục tỉ đồng mà không cần ký kết hợp đồng. Nhiều khoản cho vay lớn không cần thế chấp tài sản mà căn cứ tín chấp ghi chi chít trong một quyển vở do thư ký riêng của chủ ngân hàng cất giữ.
Người Hoa sống theo từng bang hội, hẻm xóm, có người đứng đầu.
Một vài người Hoa có uy tín được người khác tin cậy giao cất giữ những khối tài sản kếch xù. Tới khi người gửi thu hồi của cải vẫn không thiếu một cắc. Thời kỳ đầu đổi mới, chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam không đồng đều. Các nhà nhập khẩu ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore tin tưởng một người Hoa ở quận 6 trong việc giám định hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu. Người này ký tên bảo chứng lên từng lô hàng xuất khẩu thì các nhà nhập khẩu mới chịu nhận hàng.
Giấu nghề gia truyền
Ngày nay, người Hoa vẫn luôn giấu nghề gia truyền. Ngày trước, họ kiêng kỵ gã con gái cho người dân tộc khác nhằm đề phòng mất thế độc quyền những nghề béo bở. Việc sản xuất của họ diễn ra sau tấm vách ngăn phòng khách với khu nhà xưởng. Trên vách treo tấm bảng kẻ đậm hàng chữ “không phận sự cấm vào”. Người cố ý dòm ngó vẫn không tài nào học lóm được nghề “ruột” của người Hoa.
Sống để bụng, chết mang theo
Cơ sở phục hồi bình xăng con Thành Đạt ở quận 10, TP HCM do một chủ doanh nghiệp người Hoa đứng tên thu hút khách rất đông. Việc phục hồi bình xăng con được thực hiện phía sau nhà. Mỗi nhân công đảm trách một công đoạn, không ai nắm vững quy trình phục hồi bình xăng con nên không tài nào phản chủ nhảy ra mở cơ sở làm ăn riêng. Do vậy, cơ sở phục hồi bình xăng con Thành Đạt gần như một mình một chợ trên thị trường tân trang phụ tùng xe máy.
Bánh tiêu, giò cháo quẩy là nghề độc quyền của người Hoa. Họ có bí quyết phối trộn ủ bột sao cho khi chiên, bánh tiêu, giò cháo quẩy nở phồng to vàng rộm. Ai cạy miệng họ cũng không hé môi tiết lộ bí quyết nghề nghiệp.
Người Hoa cũng giấu kín bí quyết phối trộn bột làm bánh bao, bánh trung thu, bánh in, há cảo… Món hủ tiếu của người Hoa có nước lèo ngọt vị xương heo hầm rục khác biệt nước lèo do người Kinh nấu. Họ có bí quyết dùng phụ liệu cho nước lèo có vị ngọt đậm, ai nhờ chỉ cách cũng khôn khéo chối từ.
Món hủ tiếu của người Hoa có công thức pha chế nước lèo rất độc đáo.
Ngoài ra, người Hoa còn độc quyền các nghề chế biến da heo phồng, đậu phộng chiên, nước tương, tương chao, mì sợi, bánh pía, mè láo, lạp xưởng, hột vịt muối… Nhân công trong các xưởng chế biến mỗi người được chủ phân công lo một khâu. Chủ doanh nghiệp người Hoa đích thân sơ chế các nguyên liệu hảo hạng, điều hành quy trình chế biến chính, quyết định chất lượng sản phẩm. Nhiều người cũng bắt chước làm nhưng có cố cỡ nào, chất lượng sản phẩm xuất xưởng vẫn không thể nào sánh bằng sản phẩm độc quyền.
Các chủ doanh nghiệp người Hoa chỉ truyền đạt bí quyết nghề nghiệp cho con trai. Thế hệ hậu sinh tiếp nối nghề gia truyền. Do vậy, một số cơ sở kinh doanh chánh phố (của cha) đẻ ra những cơ sở phụ phố (của con, cháu kế nghiệp gia truyền) ở Chợ Lớn.
Cho ăn vàng cũng không dắt đàng đi buôn
Người Hoa khổ công nghiên cứu, tìm tòi những bí quyết, cách thức chế biến nhiều món ăn ngon và dịch vụ hút khách mạnh. Do vậy, họ luôn luôn giấu nghề để truyền tử lưu tôn mà làm giàu. Thực tế, nhiều gia đình người Hoa theo nghề gia truyền từ tổ phụ để lại. Các thế hệ hậu sinh mỗi người mở một cơ sở làm ăn riêng làm rạng danh nghề gia truyền hoặc các huynh đệ đồng tâm ý hiệp lập doanh nghiệp chung và làm ăn phát đạt.
Các lương y người Hoa hành nghề đương thời ở Chợ Lớn đều kế nghiệp gia truyền. Nhà người Hoa nào sinh toàn con gái thì nghề nghiệp thất truyền vì tổ phụ chỉ truyền nghề lại cho con trai hoặc cháu trai. Phụ nữ người Hoa lập gia đình rồi theo nghề của bên nhà chồng. Không phụ nữ nào mang nghề gia truyền truyền lại cho bên nhà chồng.
Người Hoa tâm niệm “cho ăn vàng cũng không dắt đàng đi buôn”. Do vậy, những người theo nghề thương mãi giấu nhẹm các mối quan hệ đối tác làm ăn cùng kỹ năng buôn bán. Sổ ghi danh sách đối tác làm ăn luôn được bảo mật. Quan hệ mối lái, giao thương được giấu kín. Viên tài phú (kế toán) trong các cơ sở kinh doanh của người Hoa tuyệt đối trung thành với chủ, không cho ai biết kết toán lời – lỗ từng ngày.
Nhiều viên tài phú tâm phúc biết chuyện làm ăn của chủ, biết rõ gia sản của chủ giàu có bậc nào nhưng giấu kín với vợ con chủ bởi đề phòng “nội gián” trong nhà. Phương án kinh doanh sinh lợi cao cũng được bảo mật tuyệt đối. Viên tài phú nhờ trung thành và kín miệng nên luôn được chủ cơ sở tuyệt đối tin tưởng, hậu đãi xứng đáng.
Tiểu phú do cần
Kinh doanh giỏi, giàu có nhưng hầu hết người Hoa lại sống rất tiết kiệm và không phô trương. Nói đến tình hình làm ăn họ đều giữ bí mật, nói tránh: “Chù sáng di quảnh xỉu xỉu xực!” (Buôn bán kiếm ăn ít ít!). Một trong những triết lý của họ là cần-kiệm. Ở khu có người Hoa sinh sống, hầu như rất khó để kiếm được một người “ăn mày”. Bởi họ không có thói quen cho tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn. Ngược lại, người Hoa lại luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng. Thành ra người Hoa ở Chợ Lớn đa phần đều cần mẫn làm việc, không nhờ vả và cũng ít phung phí.
Người Hoa luôn hỗ trợ nhau mưu sinh.
Họ chỉ thực sự “vung tiền” làm từ thiện trong các buổi bán đấu giá vật phẩm có tổ chức quy mô trong các lễ Tết. Số tiền được “vung” ra luôn nhiều hơn 10 con số, tất cả đều có mục đích vì tôn giáo, hỗ trợ đồng hương.
Họ sẵn sàng đóng góp cho các công trình tôn giáo.
Một số Fun fact:
_Người Hoa sẽ khắt khe hơn khi làm việc với người miền Bắc. Dễ tính hơn với người Nam.
_Hầu hết người Hoa coi trọng anh em (bang hội) hơn gia đình.
_Chợ Lớn được xem là Chinatown lớn nhất thế giới.
_Không có sự phân biệt đối xử nào đối với người Kinh và người Hoa khi đi mua hàng lẻ giá sỉ ở Chợ Lớn.
_Người Hoa ít ham rẻ, chủ yếu ăn uống, mua sắm ở một số địa chỉ uy tín với giá thành cao hơn trung bình.
_Giàu có vẫn rất ít khi mua đất, đổi nhà. Người Hoa rất kỹ về phong thủy nên đã làm ăn được ở đâu thì không thay đổi. Quán xá dù nhỏ, nếu làm ăn phát đạt vẫn chỉ làm thêm cơ sở mới, không xây lên.
Bạn đang xem bài viết Triết Lý Kinh Doanh Của Người Hoa Nhìn Từ Sài Gòn – Chợ Lớn trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!