1. Co thắt tử cung biểu hiện như thế nào? Cơn co thắt tử cung bình thường ra sao?
Các cơn co thắt tử cung bình thường sẽ không đau, không xuất hiện nhiều lần, nó chỉ hiện tượng riêng lẻ khi thai nhi bước sang tháng thứ 5. Cứ cuối ngày khi bạn nằm ngửa, đầu gối, chân co lại, bạn có thể nắn bụng, bình thường nó mềm, có thể dùng đầu ngón tay ấn nhẹ thấy da bụng trũng xuống, nếu có co tử cung bạn không thể làm được điều này. Bạn thấy tử cung như cuộn tròn và thấy da ở cơ bụng co lại trong vòng ít giây rồi trở lại bình thường. Thời gian của cơn co tử cung chỉ thoáng qua từ 10 đến 15 giây hoặc có thể kéo dài gần 1 phút. Tuy nhiên dù kéo dài hay ngắn đều không gây đau đớn nhưng đôi khi cũng có sức nặng, sức căng nhất thời. Cơn co tử cung nhiều khi có thể lẫn với động tác của đứa trẻ, những động tác này thường đột ngột và chỉ làm cứng một bên bụng mà thôi.
Thai kì bước vào tháng thứ 6 – 7 trở đi thì cơn co tử cung biểu hiện rõ rệt vì thể tích tử cung tăng lên. Trong khi tử cung đang co bạn không thấy trẻ động đậy nữa. Tuy nhiên em bé không hề gì vì xung quanh đã được túi nước ối bao bọc như một cái đệm, nó không bị chấn động khi cử động hoặc làm đau người mẹ. Một khi cơn co tử cung qua đi, đứa trẻ lại tiếp tục động đậy làm cho tử cung và da bụng được khoanh lại thành một điểm thống nhất.
2. Các cơn co thắt tử cung khi mang thai thường xảy ra khi nào?
3. Cơn co bóp tử cung đối với thai nhi có tác dụng gì?
Tử cung là một dạng cơ, cũng như những cơ khác có thể co hoặc giãn ra. Đặc trưng của tử cung là có thể rắn lại và thay đổi diện tích, thu nhỏ hoặc giãn nở. Việc co bóp tự nhiên như thế không phải bất lợi, thường xuyên xảy ra, không gây đau đớn. Cơn co sẽ giúp cho thai đứng thẳng theo chiều dọc, để đầu chúc xuống phía dưới. Cơn co thắt còn “luyện” cho thai nhi thích nghi giống như vận động viên luyện trước khi thi đấu. Hình dáng của tử cung luôn phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Thai nhi lớn đến đâu thì tử cung giãn nở đến đấy. Khi đứa bé đã ở tư thế đúng, những co bóp bình thường của tử cung sẽ giúp nó dịch chuyển dần xuống gần xương chậu và cổ tử cung, lúc này đã ở mức ngang nhau trên cơ thể người mẹ. Nếu lúc bắt đầu “chuyển dạ” đầu đứa trẻ đã ở đúng vị trí hai cửa ra là xương chậu và cổ tử cung thì cuộc đẻ của bạn chắc chắn sẽ diễn ra suôn sẻ.
4. Những trường hợp nào cơn co bóp tử cung được xem là bất thường?
Bạn cũng nên giảm bớt hoạt động tùy theo cơn co nhiều hay ít, bởi lẽ các hiện tượng co thắt từ bình thường chuyển sang nghiêm trọng vẫn khó nhận biết. Nếu bạn không chú ý giảm các hoạt động lai mà duy trì hoạt động như bình thường như: lao động, đi lại bằng phương tiện công cộng, đi xe riêng trong các kỳ nghỉ cuối tuần, cơn co tử cung có thể tăng cường độ, đẩy đầu thai nhi xuống gần với cổ tử cung khiến cho cổ tử cung thu nhỏ lại và mềm ra quá sớm.
Cơn co thắt tử cung gây đau đớn: Loại co thắt này có thể làm cho tử cung rắn chắc lại và gây ra đau đớn như đau bụng hành kinh, đau nhói ở bụng dưới, đôi khi ở phía trong hoặc hai bên đùi. Thường khi cơn co đau như thế mạch đập sẽ nhanh hơn, trong người như bốc hỏa và giữa những cơn đau có khoảng thời gian dịu lại hoặc hết đau. Nhưng khoảng thời gian đó thường ngắn, lần đau kế tiếp mạnh và kéo dài khiến cổ tử cung mở. Nếu những cơn co bóp này xảy ra gần đến ngày sinh thì đó là dấu hiệu giờ sinh sắp tới. Nếu lúc đó đang ở tháng thứ 8 thì đó là dấu hiệu báo đẻ non cần phải được ngăn chặn.
5. Những nguyên nhân gây ra hiện tượng co bóp tử cung bất thường nguy hiểm ở các thai phụ
Trong giai đoạn mang thai các cơn co thắt tử cung bất thường xảy ra do các nguyên nhân: Co thắt tử cung do tiêu chảy, co thắt tử cung do thai chết,…
Co bóp tử cung do tử cung bị tách sớm
Đối với những người trong lần đẻ trước đẻ bằng cách mổ tử cung, khi tử cung co thắt trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, tại điểm chính giữa hoặc hai bên điểm chính giữa của vết sẹo mổ trên bụng dưới đau ê ẩm, đây có thể là dấu hiệu tử cung tách sớm. Vì vết sẹo thiếu tính đàn hồi, nên khi tử cung to ra và co thắt thì dễ bị đứt, tách ra. Vì vậy, khi chẩn đoán đúng như vậy thì cần phải tiến hành mổ ngay, nếu không vết nứt to ra sẽ gây nên hiện tượng xuất huyết và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Co bóp tử cung do nhau thai bị rụng sớm
Cuống rốn bị rụng sớm luôn kéo theo hiện tượng tử cung co thắt không theo quy luật, đồng thời tử cung to và cứng, ấn vào thấy đau, thai động, xuất huyết âm đạo, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa. Lúc này vần phải đưa đến bệnh viện ngay để áp dụng biện pháp ngừng mang thai khẩn cấp, nếu không tính mạng của cả hai mẹ con đều bị đe dọa.
Co bóp tử cung do nhau thai nằm phía trước
Trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, biểu hiện nhau thai nằm ở phía trước ban đầu có thể là tử cung co thắt không theo quy luật, sau đó âm đạo chảy máu nhưng không đau. Lúc này cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay, nếu không máu sẽ chảy ra nhiều và nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Co bóp tử cung mang tính tê cứng
Tử cung co thắt rất lâu và kéo dài khoảng 2 – 3 phút, hiện tượng này có thể làm cho thai nhi bị thiếu oxy hoặc thai nhi bị chết trong tử cung. Vì khi tử cung co thắt máu trong thành tử cung chảy đi gần hết, làm cho tử cung tạm thời ở trạng thái thiếu máu. Thiếu máu lâu, năng lượng dự trữ cạn kiệt sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vì vậy phải nhanh chóng đưa thai phụ tới bệnh viện để tiêm thuốc khống chế sự co thắt tử cung, để tử cung ngừng co thắt và lấy thai ra.
Co bóp tử cung do quá nhiều nước ối
Nếu thấy gần tới ngày sinh, tử cung to rất nhanh, bụng chướng và cứng, đồng thời có hiện tượng tử cung co thắt bất bình thường, thai nhi cử động yếu, điều này chứng tỏ nước ối quá nhiều, cần phải đưa đến bệnh viện khám và điều trị ngay.
Bị co thắt tử cung do vỡ ối
Tử cung co thắt không theo quy luật, đồng thời dịch âm đạo chảy ra một ít hoặc khi tử cung co thắt âm đạo chảy ra nhiều nước, cho biết nhau thai đã bị rách. Nếu thai ngược thì phải nằm thẳng ngay và dùng cáng đưa đến bệnh viện để tránh làm rụng cuống rốn, làm chết thai nhi. Nếu nước chảy lâu có thể gây viêm nhiễm đến thai nhi và đường sản của người mẹ, nguy hiểm đến tính mạng của cả hai mẹ con.
Co thắt tử cung trong chuyển dạ
Vào những ngày sắp sinh sẽ xuất hiện hiện tượng tử cung co thắt nhiều, khoảng 4 – 5 phút/ lần, rất có quy luật, kéo theo chứng nhức mỏi lưng, tấy đỏ, cho biết tử cung đã mở và trở dạ. Phải nhanh chóng đi đến bệnh viện ngay.
Co thắt tử cung có tính trở dạ giả
Khi thai đã được 37 tuần tuổi, ngày sinh dự tính sắp đến, có thể thấy hiện tượng tử cung co thắt nhiều, mỗi đợt khoảng trên 10 phút, thậm chí còn thấy đỏ. Thường xuất hiện vào ban đêm, ban ngày yếu hoặc không bị. Đây không phải là dấu hiệu trở dạ thật. Nhưng điều này cho thấy, bạn sẽ sinh bé trong một vài ngày tới. Sự co thắt tử cung này sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, nghỉ ngơi và việc ăn uống, vả lại có thể kéo dài trong vài ngày, thường làm cho người mang thai cảm thấy mệt mỏi. Khi trở dạ bình thường, do sức yếu nên tử cung co thắt cũng yếu đi gây nên tình trạng sinh chậm và có thể dẫn đến băng huyết. Chính vì vậy, khi thấy hiện tượng này bạn không nên quá lo lắng, căng thẳng, phải chú ý nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, ăn uống, cố ngủ khi tử cung không co thắt, bổ sung chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng chí khí để trải qua kỳ sinh nở khó khăn sắp tới một cách thuận lợi nhất.
Co thắt tử cung do thai chết lưu
Nếu đang mang thai được 5 – 6 tháng mà vẫn không thấy thai cử động, bầu vú không còn căng to mà tóp lại, bụng nhỏ hơn tháng mang thai bình thường, hoặc ban đầu thai có cử động nhưng đột nhiên không thấy động tĩnh gì nữa. Lúc này có thể xuất hiện hiện tượng tử cung co thắt không theo quy luật, lúc nhiều, lúc ít, lúc mạnh, lúc yếu thì có thể thai đã chết lưu và thai phụ cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để đưa thai ra ngoài, bởi vì nếu để thai chết lưu lâu ngày trong tử cung có thể dẫn đến hiện tượng tụ máu trong huyết quản gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Co thắt tử cung báo hiệu sắp xảy thai
Hiện tượng tử cung co thắt nhanh và mạnh, có cảm giác như đau bụng từng cơn, nổi lên nhiều vết đỏ hoặc bục nước, báo hiệu thai nhi sắp ra, cần phải đưa thai phụ đến ngay bệnh viện để cấp cứu, nếu không có thể bị ngất do xuất huyết. Sau khi nằm viện, bác sỹ sẽ sử dụng thuốc trợ sản hoặc nạo vét tử cung (nạo thai) để đưa thai nhi ra ngoài nhằm mục đích cầm máu.
Co thắt tử cung báo hiệu sảy thai hoặc đẻ non
Tử cung có những cơn co thắt nhiều, co thắt lâu đến 40 giây. Tử cung co thắt mạnh và kèm theo hiện tượng đau lưng, cho thấy tử cung có xu thế mở. Nếu xảy ra trong 3 tháng đầu, thường cảm thấy bụng dưới đau, lưng nhức mỏi và đỏ lên, lúc này phải an thai như: nằm nghỉ, bổ sung vitamin E hoặc đến gặp bác sỹ có thể chỉ định cho tiêm bắp progesterone (bạn không nên tự ý tiêm hay điều trị bằng thuốc mà cần đi khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sỹ). Nếu tử cung co thắt do thừa tháng thì cần nằm viện điều trị.
Co thắt tử cung do bị tiêu chảy
Việc bị buồn nôn và nôn mửa do bệnh tiêu chảy hoặc viêm dạ dày gây nên có thể làm cho tử cung co thắt nhiều, mỗi đợt có thể kéo dài từ 5 – 6 phút, hoặc 2 – 3 phút, sự co thắt này có thể gây nên sảy thai hoặc đẻ non. Ngoài ra, bệnh viêm ruột thừa cấp tính, sốt cao và phẫu thuật vùng bụng cũng có thể gây ra hiện tượng co thắt tương tự, những hiện tượng này đều phải nhờ bác sĩ khám và chữa trị.