45 thủ thuật Photoshop cần biết
vuanhiepanh.com thủ thuật trên photoshop là trợ thủ đắc lực dành cho bạn
Photoshop hiện là một trong những phần mềm chỉnh sửa ảnh tốt nhất và được yêu thích nhất đối với những người làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, vẽ tranh kỹ thuật số ( Digital Painting ), thậm chí là cả các nhiếp ảnh gia. Với mỗi lĩnh vực này, nhà phát triển Adobe đều tích hợp rất nhiều tùy chọn mạnh mẽ trong Photoshop để người dùng dễ dàng sử dụng. Lưu ý: Trong bài viết này, Document chính là một trang trắng có thể được mở bằng cách nhấn giữ tổ hợp phím Ctrl + N và File chính là dữ liệu được đưa vào Photoshop để xử lý.
1. Cách khiến các hình dạng Vector (Vector Shape) đã gộp có thể chỉnh sửa được
Trong Photoshop CS6, bạn có thể gộp hai hoặc nhiều lớp hình dạng Vector (Vector Shape Layer) lại với nhau và giữ chúng dưới dạng một Vector có thể chỉnh sửa (Editable Vector) bằng cách: Từ Layer Panel, chọn các lớp vector đó, nhấn tổ hợp phím Cmd / Ctrl + E để gộp chúng nhanh chóng.Các phiên bản Photoshop trước, kết quả gộp sẽ tạo thành một rasterized layer. Tuy nhiên, Adobe đã cập nhật chức năng tạo Editable Vector kể từ CS6.
Khi làm việc với text trong Photoshop, tất cả các phím tắt đều không được hỗ trợ. Để kết thúc việc chỉnh sửa text mà không cần phải di chuyển chuột, bạn đơn giản chỉ cần nhấn tổ hợp phím Cmd / Ctrl + Enter nhằm chuyển trọng tâm ra khỏi vùng văn bản (Text Field), cho phép bạn lựa chọn các tùy chọn khác bằng cách sử dụng các phím tắt thông thường.
Bạn có thể sử dụng công cụ Brush, chạm để đánh dấu điểm đầu tiên, sau đó, nhấn giữ phím Shift để tạo một đường thẳng. Nhưng nếu cần một đường chấm chấm, hãy thay đổi giá trị khoảng cách (Space – khoảng cách giữa các nét vẽ) lớn hơn 100% trong bảng điều khiển Brush (Brush Panel).
Nhấn giữ phím Ctrl và sử dụng công cụ Move hoặc tick vào tùy chọn Auto-Select. Bằng cách này, bạn có thể chọn một layer đơn giản chỉ bằng cách chạm vào nó trong canvas (khu vực trống xung quanh bức ảnh).
Sử dụng phím tắt Ctrl + Del để đổ màu background (hậu cảnh) cho layer hoặc Alt + Del để tô màu cho layer bằng màu tiền cảnh (foreground).
Nếu cần phải làm rất nhiều thao tác trên một hình ảnh cụ thể nhưng không chắc chắn kết quả cuối cùng sẽ như thế nào, bạn có thể sử dụng thủ thuật này để nhanh chóng sao lưu chúng.History palette luôn có những giới hạn về số thao tác có thể hồi phục. Tại đây, hãy sử dụng History Snapshot tool để thực hiện.Từ bảng điều khiển History, nhấp chuột vào biểu tượng Camera mỗi lần bạn cảm thấy cần phải lưu thành quả hiện tại. Lúc này, một snapshot mới sẽ được tạo và bạn có thể quay trở lại bước này bất cứ lúc nào. Bạn cũng có thể đổi tên bằng cách nhấp đúp chuột vào nó.
Có lẽ bạn thường sử dụng Crop để cắt hình ảnh. Tuy nhiên, công cụ này cũng được sử dụng để mở rộng canvas: chỉ cần kéo các nút nhỏ ở bên ngoài khung và nhấn phím Enter để áp dụng các thay đổi.
Bạn cần áp dụng một Layer Style cho một layer khác? Đơn giản là nhấn phím Altvà kéo biểu tượng “fx” ở cạnh các Layer Style. Bạn cũng có thể sử dụng cách này nếu muốn sao chép các Layer Style cụ thể. Ngoài ra, nếu muốn áp dụng một Layer Style cho nhiều layer, hãy nhấp chuột phải, sau đó, chọn Copy Layer Stye, chọn các layer, nhấp chuột phải lần nữa và chọn Paster Layer Style để kết thúc thao tác.
Nếu đang làm việc với nhiều hơn một Document đồng thời, hãy nhấn Ctrl + Tabđể nhanh chóng chuyển sang trang bạn muốn.
13. Cách để chọn nhiều layer liên tiếp hoặc không liên tiếp
Từ Photoshop CS2 trở lên, người dùng đều có thể chọn nhiều layer bằng cách chọn một layer, sau đó, chọn một layer khác và nhấn giữ phím Shift. Thao tác này giúp chọn tất cả các layer giữa hai layer đã được chọn đầu tiên (chọn layer liên tiếp).Để lựa chọn các layer không liên tiếp, chẳng hạn như layer 1, 3 và 6, hãy nhấn phím Ctrl và chọn layer mà bạn muốn chọn trong bảng layer.
Khi làm việc với nhiều layer cùng lúc, có lẽ thi thoảng chúng ta cần tập trung vào một layer để đảm bảo nội dung hiển thị được chính xác. Trong trường hợp bạn cần ẩn tất cả các layer khác, hãy nhấn giữ phím Alt và chọn biểu tượng đôi mắt trên bảng layer. Lặp lại thao tác này nếu bạn muốn bỏ ẩn.
Những người mới bắt đầu sử dụng Photoshop thường đổi màu text bằng cách highlight (làm nổi /chọn) text và sau đó, chọn một màu mới bằng cách nhấp chuột hai lần vào màu tiền cảnh (Foreground). Tuy nhiên, bạn sẽ không theo dõi được sự thay đổi màu của text khi nó đã được chọn.Một cách đơn giản hơn là chọn layer, sau đó, chọn Type Tool và nhấp chuột vào ô vuông màu trên thanh tùy chọn (Options Bar). Bằng cách này, bạn vừa có thể thay đổi màu của text, vừa nhìn thấy sự thay đổi mà không cần highlight nữa.
Bạn có biết rằng ở góc phải bên trên màn hình của mỗi bảng điều khiển trên Photoshop đều có một biểu tượng nhỏ ẩn chứa một menu flyout với các tùy chọn “bí mật”. Bạn có thể mở chúng bằng nhấp chuột vào menu này, chọn Panel Options và bắt đầu sử dụng các tính năng trong đó.
Thi thoảng, bạn mắc lỗi và cố gắng sửa nó bằng cách kiểm tra biểu tượng con mắt ở mỗi layer. Khi đã thực hiện nhiều thay đổi thì nếu muốn phục hồi lại thao tác trước đó, bạn thường nghĩ đến việc nhấn tổ hợp phím Ctrl +Z. Vấn đề ở đây là biểu tượng con mắt đã biến mất. Để tránh điều này, hãy tick vào tùy chọn Make Layer Visibility Changes Undoable từ hộp thoại History Options. Một khi đã kích hoạt, bạn có thể sử dụng lệnh Cmd/Ctrl + Alt + Z để xem lại lịch sử khi cần và bạn sẽ thấy những thay đổi trên con mắt của layer giờ đây cũng được lưu lại.
Chúng ta có thể ẩn Palette, hộp công cụ (Toolbox) và thanh tùy chọn (Option) trên Photoshop bằng cách nhấn phím Tab hoặc lựa chọn Shift + Tab nếu chỉ muốn ẩn Palette. Thủ thuật này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn tập trung quan sát hình ảnh trên Artboard. Nếu muốn hiển thị chúng trở lại, nhấn phím Tab thêm một lần nữa.
19. Cách để thay đổi giá trị bằng cách rê chuột
Từ Photoshop CS4, người dùng có thể rê chuột để thay đổi giá trị nhập vào. Chẳng hạn, nếu bạn muốn thay đổi độ mờ của một layer thay vì phải nhập giá trị vào ô “Opacity” trên bảng điều khiển Layer thì lúc này, chỉ cần di chuyển chuột đến giá trị trên ô này, sau đó, rê chuột sang trái để giảm độ mờ và rê chuột sang phải để tăng giá trị. Đây là một trong những tính năng tiết kiệm thời gian nhất của Photoshop.
Photoshop cho phép người dùng thêm màu mới vào Swatch Palette nhưng thay vì lựa chọn màu và nhấp chuột vào nút Add to swatches thì còn có một cách khác đơn giản hơn. Từ Swatches Palette, nhấp chuột phải để thêm màu mới nhanh chóng. Trong trường hợp bạn thêm sai màu, hãy xóa nó bằng cách nhấn giữ phímAlt và rê chuột đến màu cần xóa. Lúc này, con trỏ chuột sẽ chuyển thành chiếc kéo và chỉ cần nhấp chuột là bạn đã xóa được màu đó ngay lập tức.
Nếu muốn thêm một Layer Style cho một đối tượng, bạn có thể dễ dàng tăng “diện tích” Layer Style được áp dụng bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng fx, chọnScale Effect và điều chỉnh thông số trên hộp thoại tiếp theo được mở.
Một cách nhanh để thay đổi màu tiền cảnh là nhấp chuột vào Sample Color bằng cách sử dụng công cụ Eyedropper. Nếu giữ phím Alt trong khi nhấp chuột vàoSample Color thì màu nền cũng sẽ thay đổi.
Nếu mất một vùng chọn đã tạo, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + D(Cmd + Shift + D trên máy Mac) để lấy lại vùng chọn đó.
Nếu hiệu ứng nhấp nháy của vùng chọn khiến bạn bị phân tán khi làm việc, hãy ẩn nó bằng cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl + H (Cmd + H trên Mac). Vùng chọn sẽ bị ẩn nhưng không biến mất. Nếu muốn phục hồi, bạn cũng chỉ cần nhấn Ctrl + H.
Khi bạn kéo một layer lớn từ file này sang file khác thì nếu file nhận có giao diện canvas nhỏ, bạn sẽ không thể nhìn thấy những thay đổi khi nhấn Ctrl + T. Để xem chúng, hãy nhấn Ctrl + 0 (hoặc Cmd + 0 trên Mac) để co hình ảnh lại và bạn có thể nhìn thấy các thay đổi dễ dàng.
Hầu hết các hộp thoại trên Photoshop đều chỉ có một vài nút OK / Apply và Cancel. Thi thoảng, chúng ta cần thực hiện thao tác hủy (Cancel) và sau đó, mở lại hộp thoại đó. Bạn có thể thiết lập lại tất cả hoặc ít nhất một vài pop-up này về cài đặt mặc định bằng cách nhấn giữ phím Alt (hoặc Option trên Mac) khi bạn đang mở một hộp thoại. Lúc này, nút Cancel sẽ được chuyển thành nút Reset.