Top 13 # Thủ Thuật Heimlich Ở Trẻ Nhỏ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Kichcauhocvan.net

Cấp Cứu Dị Vật Đường Thở Bằng Thủ Thuật Heimlich

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Huy – Bác sĩ Hồi sức cấp cứu – Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Thủ thuật Heimlich là một biện pháp cấp cứu dị vật đường thở ban đầu nhằm mục đích đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Các dị vật gây tắc nghẽn đường thở thường là thức ăn, đồ chơi,…

Dị vật đường thở là thuật ngữ chỉ một vật lạ rơi và trong đường thở (khí quản, hầu, họng,…) gây cản trở hoặc chặn đường thở. Tắc nghẽn đường thở có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể do thiếu oxy như tổn thương ở não bộ. Hậu quả là hạn chế khả năng phát triển vận động tinh thần, ảnh hưởng tới khả năng nhai nuốt của trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Nguyên nhân gây dị vật đường thở thường là do: Sặc (sữa, cháo, cơm,…) hoặc hít vào đường thở các vật nhỏ như hạt dưa, hạt lạc, đồng xu, kẹp giấy,… Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị hóc dị vật đường thở do trẻ chưa ý thức được đâu là vật nguy hiểm không thể nhai, nuốt,…

Dấu hiệu nghẹt đường thở:

● Nghẹt đường thở một phần: Nạn nhân hít thở khó khăn, tạo tiếng động lớn, hớp khí để cố thở, có thể nghe tiếng rít qua miệng. Nạn nhân có thể bị ho khan, khó chịu, sợ hãi, da và môi nhợt nhạt, bầm đỏ, chuyển sang xanh tái;

● Nghẹt đường thở hoàn toàn: Nạn nhân không thể ho, không thể thở hay nói chuyện. Nạn nhân cố gắng hít thở với các dấu hiệu như co kéo lồng ngực, các xương vai và hõm ức. Da mặt nạn nhân chuyển màu xám, môi tím xanh, tâm lý hốt hoảng,…

Khi thấy nạn nhân bị hóc dị vật, tùy mức độ nghiêm trọng để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Cụ thể, nếu nạn nhân còn hồng hào, khóc được, nói được, không khó thở thì nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên và đưa tới bệnh viện để khám, gắp dị vật ra. Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu thì cần nhanh chóng gọi cấp cứu và tự thực hiện thủ thuật Heimlich tại nhà.

Heimlich là thủ thuật dùng tay của người cứu hộ gây ra một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên.

Cơ hoành nằm dưới đáy tim và phổi, thực hiện co lại để phổi tự do di chuyển thông khí. Cơ chế của nghiệm pháp Heimlich là tạo ra một cơn ho nhân tạo bằng cách ấn vào cơ hoành, buộc không khí đi ra khỏi phổi, tràn lên qua cổ họng và nhờ đó đẩy mạnh dị vật bị mắc kẹt ra ngoài.

2.1 Chỉ định thực hiện

● Sặc bột hoặc dị vật ở trẻ nhỏ;

● Ngạt thở do thức ăn lấp thanh quản, khí quản. Cần đặc biệt chú ý tới những người bị bệnh, mới khỏi bệnh chưa tự ăn được;

2.2 Chống chỉ định thực hiện

Không có chống chỉ định.

Cơ chế của thủ thuật Heimlich là tạo một lực đủ mạnh ở dưới cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài hoặc gây cơn ho nhân tạo giúp đẩy bật dị vật đường thở ra ngoài. Cách thực hiện như sau:

3.1 Tư thế người bệnh đứng hơi ngả đầu về phía trước

● Phương pháp 1: Người sơ cứu đứng sau lưng nạn nhân, vòng tay ra phía trước (vùng thượng vị) nạn nhân, nắm bàn tay phải, bàn tay trái cầm bàn tay phải, áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại thủ thuật nhiều lần cho tới khi dị vật bị đẩy ra ngoài;

● Phương pháp 2: Người sơ cứu một tay vòng ra phía trước đỡ nạn nhân, một tay đập mạnh vào lưng nạn nhân (vùng giữa 2 xương bả vai) nhiều lần để đẩy dị vật đường thở ra ngoài.

3.2 Tư thế người bệnh ngồi trên ghế

● Phương pháp 1: Người cứu hộ đứng sau lưng ghế, vòng 2 tay ra phía trước nạn nhân, nắm bàn tay phải, bàn tay trái cầm bàn tay phải, áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại thủ thuật nhiều lần cho tới khi dị vật bị đẩy ra ngoài;

● Phương pháp 2: Người sơ cứu một tay vòng ra phía trước đỡ nạn nhân, một tay đập mạnh vào lưng nạn nhân (vùng giữa 2 xương bả vai) nhiều lần để đẩy dị vật đường thở ra ngoài.

3.3 Tư thế người bệnh nằm ngửa

Người thực hiện thủ thuật để đầu nạn nhân nghiêng về một bên, áp một tay vào vùng thượng vị, bàn tay kia đặt bắt chéo lên trên bàn tay này rồi đẩy mạnh từ bụng lên phía ngực để tạo lực đẩy dị vật bật ra ngoài.

3.4 Tư thế người bệnh nằm sấp

Người sơ cứu dùng 2 bàn tay ấn mạnh vào vùng liên bả vai của nạn nhân nhiều lần (nạn nhân là người lớn hoặc trẻ lớn). Với trẻ sơ sinh, thực hiện nhấc 2 chân dưới của bé lên, dùng bàn tay còn lại vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa 2 bả vai. Với trẻ nhỏ, người lớn ngồi thoải mái, đặt úp người em bé vào đùi và đập cườm tay vào lưng ở khoảng giữa 2 bả vai để trẻ ho ra dị vật.

3.5 Tự thực hiện thủ thuật Heimlich khi không có người giúp

Nạn nhân có thể thực hiện theo quy trình sau: Nắm tay lại, ngón cái hướng về phía trong cơ thể và giữ vị trí của nắm tay ở vị trí cơ hoành (trên rốn và dưới xương sườn). Tiếp theo, đẩy mạnh tay từ bụng lên ngực để đẩy vật thể bật ra khỏi đường thở. Nếu không thực hiện được hoặc không hiệu quả, bệnh nhân có thể sử dụng các đồ vật mềm như thành ghế, đặt tay vào đó để tăng lực đẩy lên cơ hoành, đẩy dị vật ra ngoài.

*Lưu ý: Không cố móc lấy dị vật ra và dịch chuyển nó vì có thể khiến dị vật rơi sâu hơn.

Khi nạn nhân thở trở lại, nên chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để tiếp tục hút đờm, dãi, nội soi phế quản để lấy đi những dị vật còn sót lại trong đường thở;

● Cho nạn nhân thở oxy mũi;

● Đặt ống nội khí quản cho nạn nhân nếu cần thiết;

● Với nạn nhân không thở lại hoặc thở yếu, da và môi tím tái: Thực hiện thổi ngạt;

● Với nạn nhân ngừng tuần hoàn: Sơ cứu bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt.

Trẻ có thể bị hóc do khám phá những đồ vật xung quanh như hạt nhựa, đồ chơi loại nhỏ, cúc áo, đồng xu hoặc thức ăn như các loại hạt, kẹo, mẩu bánh mì,… Do vậy, để phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ, phụ huynh cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ, luôn chú ý tới bé. Bên cạnh đó, hóc dị vật đường thở cũng có thể xảy ra khi trẻ ăn quá nhanh nên cha mẹ cần chú ý cắt nhỏ thức ăn, hướng cho trẻ ăn chậm, nhai kỹ, không nói hoặc cười đùa khi đang ăn hoặc không ăn quá nhiều đồ cùng lúc.

Thực hành thủ thuật Heimlich đúng theo quy trình chuẩn có thể giúp đẩy dị vật đường thở ra ngoài, khai thông đường thở và giúp nâng cao cơ hội sống sót cho nạn nhân.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Thủ Thuật Heimlich – Bệnh Viện Y Dược Cổ Truyền Vĩnh Phúc

Thủ thuật Heimlich – Sơ cứu khi bị nuốt sặc thức ăn

Ăn uống vội vàng đôi khi làm sặc thức ăn vào phổi. Nếu không kịp thời lấy thức ăn ra sẽ gây tắc đường thở, dẫn đến suy hô hấp cấp, suy tuần hoàn và tử vong.

* Xử trí khi trẻ bị sặc bột

Tai nạn sặc thức ăn có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, thường gặp nhất là ở những người già và trẻ em, do khả năng tự ăn uống của những người này kém, phải nhờ người khác hỗ trợ. Khi sặc thức ăn, nếu làm cho nạn nhân có phản xạ ho sặc tống được thức ăn ra ngoài thì sẽ qua khỏi cơn nguy hiểm ngay từ ở nhà. Vì vậy cấp cứu tại chỗ, tại nơi xảy ra tai nạn trong những phút đầu tiên là cực kỳ quan trọng.

Ăn sao tránh bị sặc?

Đối với người già: không cho ăn vật cứng và khi ăn nên ở tư thế ngồi. Tốt nhất ăn thức ăn xay nhừ. Khi uống nước hoặc ăn thức ăn quá lỏng (dễ gây sặc) phải vừa uống vừa cúi đầu và uống từ từ. Người chăm sóc chú ý động tác nuốt thức ăn hay thức uống của người già. Sau khi người già nuốt xong muỗng trước mới tiếp tục đút muỗng tiếp theo.

Đối với trẻ nhỏ: đút thức ăn từng muỗng nhỏ, từ từ, chọn thức ăn phù hợp, nhất là thời kỳ ăn giặm. Thận trọng khi trẻ vừa ăn vừa khóc, nói chuyện, hoặc la hét, chơi đùa nghịch ngợm. Trẻ chưa mọc đủ răng hàm thì không cho ăn thức ăn cứng như hạt đậu phộng, trái cây sống còn cứng như mận, ổi, củ cải, càrốt sống…

Làm gì khi sặc thức ăn?

Đối với người già:nếu còn tỉnh, sử dụng thủ thuật Heimlich đứng; nếu hôn mê sử dụng thủ thuật Heimlich nằm

Đối với trẻ nhỏ:nếu là trẻ sơ sinh và dưới 12 tháng tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Đối với trẻ lớn, dùng thủ thuật Heimlich như với người già. Nếu trẻ ngưng thở thì người ứng cứu phải thổi hơi của mình vào mũi, miệng trẻ (hà hơi thổi ngạt) kết hợp vỗ lưng ấn ngực. Thổi ngạt một cái, ấn ngực năm cái (với trẻ sơ sinh thì một lần thổi, ba lần ấn ngực). Trường hợp trẻ ngưng thở, ngưng tim… thì hà hơi thổi ngạt kết hợp ấn ngực. Tránh dùng ngón tay móc dị vật.

Sau khi đã sơ cứu để lấy thức ăn ra hoặc nạn nhân đã thở lại được, nên chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện để có những xử trí sặc triệt để hơn.

Thủ thuật Heimlich

Thủ thuật Heimlich đứng:

Người ứng cứu ra phía sau lưng nạn nhân, ngực áp vào lưng nạn nhân. Vòng hai tay ngang thắt lưng. Đặt nắm tay trái (bàn tay trái nắm lại như nắm đấm) lên bụng nạn nhân ngay dưới mũi xương ức, bàn tay phải xoè ra đặt chồng lên nắm tay trái. Đột ngột ấn mạnh ra sau, hướng lên trên (dồn hơi trong bụng lên ngực để tống dị vật ra ngoài). Làm nhanh năm cái.

Thủ thuật Heimlich nằm:

Thủ thuật heimlich nằm

Người ứng cứu quỳ gối xuống và đặt hai bàn tay chồng lên nhau vùng dưới xương ức của người già. Đột ngột ấn mạnh ra sau và trước. Làm nhanh năm cái.

Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực:

Xử trí sặc thức ăn trẻ

Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu thấp xuống trên cánh tay của người ứng cứu rồi dùng lòng bàn tay còn lại vỗ lưng năm cái thật mạnh và nhanh ngay vùng giữa hai xương bả vai. Sau đó lật ngửa nạn nhân lại, dùng hai ngón tay ấn ngực năm cái. Tiếp tục thực hiện lại quy trình trên 5 – 6 lần cho đến khi nạn nhân thở dễ

Đầy Hơi Ở Trẻ Nhỏ

Đầy hơi ở trẻ nhỏ – Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

09 Sep 2019

Đầy hơi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là triệu chứng thường gặp vì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên thường gặp như :  chướng bụng, ợ hơi, trớ, nấc cụt.  Điều này khiến rất nhiệu ông bố, bà mẹ lo lắng và không biết phải xử lý như thế nào…

Ở bài viết sau đây phòng khám Pasteur sẽ chỉ rõ những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị đầy hơi ở trẻ nhỏ để mọi người có thêm kiến thức và khắc phục được tình trạng này đối với con em mình khi mắc phải…

1/ Đầy hơi ở trẻ em là gì

Trẻ nhỏ thường dễ bị đầy hơi hơn người lớn bởi bé khóc nhiều, khi khóc bé sẽ nuốt nhiều không khí và tạo thành nhiều hơi trong bụng. Trẻ nhỏ khi bị đầy hơi sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, bụng bé ậm ạch và lúc nào cũng lưng lửng nên bé không muốn ăn, bú sữa. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.

2/ Dấu hiệu đầy hơi ở trẻ

+ Bụng bé căng tròn sau khi ăn 1-2 giờ

+ Vỗ nhẹ vào bụng sẽ phát ra âm thanh như gõ trống

+ Bé ợ hơi, ợ chua sau khi ăn

+ Quấy khóc sau khi ăn

+ Có thể lười bú và biếng ăn

+ Đi tiêu bón hoặc lỏng

+ Không “đánh rắm” như bình thường

3/ Những nguyên nhân gây nên

Một số những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng bị ợ hơi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh như:

+ Bé nuốt phải hơi khi bú hoặc ăn quá nhanh

Đầy hơi do lượng khí trong đường ruột ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không chỉ đơn giản là một nguyên nhân cụ thể, vì có nhiều cách khác nhau để khí có thể xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của trẻ.

+ Khẩu phần ăn của bé

Khẩu phần ăn dặm của bé có quá nhiều tình bột. Nhiều mẹ cho con ăn dặm sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (trước 1 tuổi khi chưa mọc đủ răng hàm) hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng trướng căng.

+ Ép cho ăn quá nhiều

Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày và chiều dài ruột tương ứng. Trẻ nhỏ, dạ dày cũng nhỏ, vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Nếu bị ép ăn quá nhiều một bữa hoặc bữa ăn quá gần nhau, chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi ngoài phân sống

+ Không thể tiêu hóa hết đường Lactose trong sữa do thiếu men Lactase

Một sự thiếu hụt tạm thời để sản xuất đủ lượng enzyme “lactase”, cần thiết cho việc tiêu hóa “lactose” là một lời giải thích cho một số trường hợp nhiễm colic hoặc trẻ sơ sinh

+ Thực ăn và dị ứng thực phẩm

+ Bé uống nhiều kháng sinh , hơn 14 ngày, làm chết vi khuẩn có lợi trong đường ruột

+ Mắc 1 số bệnh đường tiêu hóa

4/ Biện pháp phòng tránh đầy hơi cho bé

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Nếu sữa tiết ra quá nhiều, mẹ có thể vắt ra ly rồi đút bằng muỗng cho bé

Khi bú bình nên cho bé uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủ

Dùng loại sữa bổ sung Probiotic trong trường hợp cần thiết

Cần có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho ăn liên tục

Giảm bớt số lượng đạm, bột đường trong khẩu phần ăn dặm

5/ Cách chữa đầy hơi cho trẻ

+ Massage bụng cho trẻ

Xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ sau khi ăn hoặc bú sẽ giúp bé thoát khỏi tình trạng đầy bụng nhanh chóng

+ Cử động chân bé giống đạp xe

Đặt bé nằm ngửa sau đó lấy 1 chân bé kéo ngược nhẹ nhàng lên ngực rồi đẩy xuống đồng thời đẩy chân kia lên. Cử động này giống như bé đang đưa chân đạp xe, có thể giảm được khí trong bụng

+ Dùng hành, tỏi

Nướng 1 củ hành hoặc tỏi, bỏ vào trong miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Một lúc sau, bé xì hơi được và đỡ đầy bụng

+ Chườm nóng

Làm ấm 2 chiếc khăn tay. Gấp một chiếc lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc thứ 2 quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận để quấn không quá chặt, không quá nóng

+ Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị bé bị đầy bụng, tiêu chảy, táo bón do loạn khuẩn, nhiễm khuẩn, và dùng kháng sinh..

+ Cho bé bú đúng tư thế

Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú. Hãy luôn giữ đầu cho bé cao hơn so với dạ dày . Cách này sữa trôi xuống đáy dạ dày, khì thừa nằm ở trên và trẻ dễ dàng ợ ra hơn

+ Cho bé uống nước

Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung 1 lượng nước cần thiết cho bé

….

Từ khóa : Đầy bụng trẻ sơ sinh, bé bị đầy hơi, đầy hơi trẻ sơ sinh

Bệnh Tiêu Chảy Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Làm thế nào để biết liệu con tôi có bị tiêu chảy hay không?

Trước tiên, mẹ cần cân nhắc xem những gì là bình thường đối với con của mẹ.

Trẻ sơ sinh thường đi ngoài sau mỗi lần ăn – và phân thường là khá mềm, đặc biệt là nếu các bé được nuôi bằng sữa mẹ.

Ngoài ra, nếu bé đang được bú sữa mẹ, phân của bé có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì mà mẹ ăn.

Khi bé bắt đầu ăn thức ăn rắn, mẹ sẽ thấy rằng phân của bé sẽ có hơi rắn hơn một chút – dù nó sẽ có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chế độ ăn uống của bé.

Tất cả những điều trên đều cho thấy rằng rất khó để mô tả làm thế nào để biết liệu bé có bị tiêu chảy hay không. Tóm lại:

Nếu phân của bé thỉnh thoảng có lỏng hơn bình thường thì không có gì đáng lo ngại cả, nhưng nếu con mẹ đột nhiên có sự thay đổi trong vấn đề đi ngoài – đó là: Bé đi ngoài nhiều hơn bình thường và phân lỏng hơn – thì đó có thể là tiêu chảy.

Mặc dù một trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng có thể khiến ngay cả những bậc cha mẹ vốn dĩ vẫn rất điềm tĩnh lại cảm thấy hết sức lo lắng, thì hầu hết các trường hợp tiêu chảy khác đều ở dạng tương đối nhẹ và không đe dọa đến sức khỏe, miễn là con của mẹ không bị mất nước.

Tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng mất nước thì có thể sẽ rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong đối với trẻ nhỏ, vì vậy việc đảm bảo chắc chắn rằng con mẹ có đủ nước là điều hết sức quan trọng.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể là do nhiễm khuẩn bởi vi-rút hoặc vi khuẩn. Cũng có thể là do một loại ký sinh trùng nào đó, chất kháng sinh, hoặc một số thứ bé ăn phải.

Nhiễm vi-rút

Bất kể loại vi-rút nào – như rotovirus, adenovirus, calicivirus, astrovirus và influenza – cũng có thể gây tiêu chảy, cũng như chứng ói mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh, và đau nhức cơ thể.

Nhiễm khuẩn

Các loại vi khuẩn – như salmonella, shigella, staphylococcus, campylobacter, hoặc E. coli – cũng có thể gây ra tiêu chảy. Nếu con mẹ bị nhiễm khuẩn, bé có thể sẽ bị tiêu chảy nặng, kèm theo đau bụng, phân lẫn máu, và sốt. (Bé có thể bị nôn mửa hoặc không).

Một số bệnh do nhiễm khuẩn sẽ có những biểu hiện rõ rệt, nhưng một số bệnh, ví dụ như nhiễm khuẩn E. coli (loại vi khuẩn có thể tìm thấy trong thịt sống và các nguồn thực phẩm khác) có thể sẽ rất nguy hiểm.

Vì vậy, nếu con bạn gặp phải những triệu chứng ở trên, thì hãy đưa bé đến khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe và có thể dựa vào phân của bé để phát hiện ra bệnh do nhiễm khuẩn.

Nhiễm trùng tai

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng tai (có thể là do vi-rút hoặc vi khuẩn) sẽ là thủ phạm gây ra tiêu chảy. Nếu là do nguyên nhân này, mẹ có thể sẽ nhận thấy rằng bé rất hay nhặng xị lên và kéo tai của mình. Bé cũng có thể nôn mửa, kém ăn, và bị cảm lạnh.

Ký sinh trùng

Nhiễm khuẩn do ký sinh trùng cũng có thể gây ra tiêu chảy. Ví dụ như bệnh nhiễm khuẩn do Giardias, gây bởi một loại ký sinh trùng rất nhỏ sống trong ruột.

Các triệu chứng bệnh có thể gồm đầy hơi, tiêu chảy, và phân nhờn dính. Những loại bệnh do nhiễm trùng có thể dễ dàng lây lan khi được nuôi dưỡng, chăm sóc trong một tập thể và việc điều trị phải cần có các loại thuốc đặc biệt, do vậy con mẹ cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe.

Thuốc kháng sinh

Nếu bé bị tiêu chảy trong hoặc sau khi uống một liều kháng sinh, thì nó có thể là nguyên nhân gây bệnh, bởi kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột và kèm theo các vấn đề gây ra bởi vi khuẩn có hại khác. Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra giải pháp và cách chữa trị, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục cho bé uống thuốc đã kê đơn cho đến khi bác sĩ cho phép ngừng sử dụng.

Uống quá nhiều nước trái cây

Uống quá nhiều nước trái cây (đặc biệt là nước ép trái cây có chứa sorbitol và hàm lượng cao fructose) hoặc nước quá ngọt cũng có thể khiến cho dạ dày của bé khó chịu và tạo phân lỏng.

Cắt giảm lượng nước trái cây có thể khắc phục được các vấn đề trong vòng một tuần hoặc lâu hơn.

Tờ American Academy of Pediatrics (AAP) khuyến cáo rằng bạn không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước ép trái cây. Và sau 6 tháng tuổi thì không cho bé uống nhiều hơn 100ml một ngày.

Việc pha sữa công thức không đúng tỷ lệ cũng có thể gây ra tiêu chảy, do đó hãy đảm bảo rằng bạn đang pha sữa công thức với lượng nước phù hợp cho bé yêu.

Dị ứng thực phẩm

Hãy gọi 115 nếu con bạn bị khó thở hoặc mặt, môi bị sưng phù lên.

Dị ứng thực phẩm (hiện tượng mà hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với protein có trong thực phẩm mà thông thường không gây hại) có thể gây ra các phản ứng nhẹ hoặc nặng – ngay lập tức hoặc trong vòng một vài giờ sau khi ăn.

Các triệu chứng dị ứng thực phẩm bao gồm tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, và phân lẫn máu. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng thực phẩm cũng có thể gây phát ban, nổi mẩn, sưng phù, và khó thở.

Protein trong sữa là một trong những chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất.

Trẻ nhỏ không nên uống sữa bò khi còn dưới 1 tuổi, nhưng các loại sữa công thức được làm từ sữa bò hoặc thực phẩm làm từ sữa – khi bé đang tập ăn thực phẩm rắn – có thể gây ra các phản ứng, nếu con mẹ bị dị ứng với loại thực phẩm đó. Trong một số trường hợp, nguyên nhân cũng có thể là do sữa mẹ, nếu người mẹ ăn các sản phẩm được làm từ sữa.

Ngoài ra còn có một số chất gây dị ứng thực phẩm thường gặp khác (hầu hết đều là các loại chưa có trong thực đơn của trẻ nhỏ), đó là trứng, lạc, đậu nành, lúa mì, các loại hạt, cá và động vật có vỏ (tôm, cua, ốc, sò..). Nếu mẹ nghĩ rằng con mình có thể bị dị ứng thực phẩm, thì hãy trao đổi với các bác sĩ.

Bất dung nạp thực phẩm

Bất dung nạp lactose là hiện tượng rất hiếm gặp ở trẻ, nhưng nếu em bé của bạn không dung nạp lactose, điều đó có nghĩa là cơ thể của bé không sản xuất đủ lactase, các enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose, một loại đường có trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa khác.

Khi lactose không tiêu hóa được ở lại trong ruột, nó có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chứa khí. Các triệu chứng thường kéo dài từ nửa giờ đến 2 giờ sau khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.

Nếu em bé của mẹ bị tiêu chảy ở mức độ nghiêm trọng, cơ thể bé sẽ tạm thời gặp khó khăn trong việc sản xuất lactase, và kết quả là bé có thể có các triệu chứng bất dung nạp lactose trong vòng 1 đến 2 tuần.

Ngộ độc

Nếu bé bị tiêu chảy, ói mửa và mẹ nghĩ rằng có thể bé đã nuốt phải một số loại phi thực phẩm như một loại thuốc, hóa chất, hoặc cây cỏ, hãy lập tức đưa bé đến bệnh viên. Các triệu chứng khác có thể bao gồm cả mệt mỏi và co giật.

Tôi nên điều trị tiêu chảy cho con tôi như thế nào?

Mặc dù tiêu chảy nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra nếu được điều trị đúng cách, nhưng nếu bé bị mất nước thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay, do đó mối quan tâm đầu tiên mà mẹ cần làm là cung cấp cho bé đủ chất lỏng. Nếu con mẹ không còn nôn nữa, hãy tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

Nếu em bé của mẹ không thể tiêu hóa được sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ hãy gọi cho bác sĩ của bé, và họ có thể đề cập đến phương pháp sử dụng thuốc điện giải.

Thuốc điện giải có sẵn ở các nhà thuốc và có mùi vị mà hầu hết các bé sẽ đều cảm thấy dễ uống khi bị mất nước. Thuốc điện giải cũng giúp dạ dày bé dễ tiêu hóa hơn là sữa hay sữa công thức.

Nên tránh xa các loại nước ngọt như soda (bao gồm cả nước gừng), đồ uống thể thao (như Gatorade), nước đường, và nước ép trái cây nguyên chất. Nước thạch Jell-O cũng vậy. Tất cả những đồ uống trên đều chứa đường và háo nước ở ruột sẽ khiến cho bệnh tiêu chảy của trẻ trở nên nặng hơn.

Đối với những trẻ đã ăn được các thức ăn cầm tay hoặc có thể cho ăn ngồi, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên tiếp tục cho bé ăn thức ăn rắn nếu bé vẫn đang trong tình trạng tiêu chảy.

Trong khi không có gì là sai khi cho bé thực hiện chế độ ăn cổ điển BRAT – bao gồm chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì khô – APP lại nói rằng một chế độ ăn uống thông thường bao gồm các thực phẩm chủ lực như carbohydrate phức tạp (như bánh mì, ngũ cốc, và gạo), thịt nạc, sữa chua , trái cây, và rau cũng đều là những thực phẩm an toàn cho bữa ăn.

Thực tế là do chúng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu căn bản để chống lại nhiễm khuẩn, vậy nên một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ tiêu chuẩn có thể làm thời gian khỏi bệnh trở nên nhanh hơn.

Nếu em bé của mẹ tạm thời không chịu ăn, đừng lo lắng quá. Cảm giác bị thiếu nước sẽ làm cơn thèm ăn của bé quay trở lại trong vòng 1 đến 2 ngày.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vi khuẩn sống được tìm thấy trong sữa chua là an toàn và hiệu quả để giảm bớt về số lượng và thời gian tiêu chảy. Đây là một cách dễ dàng để điều trị triệu chứng này, đặc biệt là nếu em bé của mẹ thích mùi vị của sữa chua. Chỉ cần mẹ mua đúng loại sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi, hoặc vi khuẩn sống.

Nếu em bé của mẹ không thoải mái trong lúc ỉa chảy, hãy thử ôm bé vào lòng, vỗ về bé càng nhiều càng tốt và giữ bé khô ráo. Hãy quan tâm dịu dàng với bé, và thoa kem chống hăm nữa, vì phần mông của bé rất dễ trở nên đỏ ửng và bị kích ứng từ phân lỏng.

Cho con tôi uống thuốc chống tiêu chảy dành cho người lớn liệu có ổn không?

Không. Mẹ không được cho em bé của bạn uống bất kỳ loại thuốc chống tiêu chảy nào, trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ. Những loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu em bé của mẹ từ 3 tháng tuổi trở xuống và đang bị tiêu chảy.

Nếu bé đã hơn 3 tháng, mẹ hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị tiêu chảy và tình trạng của bé không thể cải thiện sau 24 giờ.

Mẹ cũng nên gọi bác sĩ nếu em bé của bạn bị tiêu chảy và có những triệu chứng sau đây:

Bé nôn nhiều lần

Bé có dấu hiệu bị mất nước – ví dụ như khô miệng, tã vẫn chưa ướt trong vòng 6 tiếng trở đi, và khóc không ra nước mắt

Có máu trong phân hoặc phân có màu đen

Bé sốt cao: 101 độ F (38,3 độ C) hoặc cao hơn nếu bé từ 3-6 tháng tuổi; 103 độ F (39,4 độ C) hoặc cao hơn nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên. (Nếu em bé của mẹ nhỏ hơn 3 tháng tuổi và nhiệt độ cơ thể lên đến 100.4 độ F (38 độ C) hoặc cao hơn, mẹ hãy gọi bác sĩ ngay lập tức vì bé quá nhỏ và cần phải được kiểm tra xem có phải đã nhiễm trùng nặng hoặc mắc loại bệnh gì không).

Tôi nên làm gì để có thể giúp bé tránh khỏi bệnh tiêu chảy nhiễm trùng?

Rửa tay thường xuyên là cách bảo vệ tốt nhất, bởi vì các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy có thể dễ dàng truyền từ tay vào miệng. Ví dụ khi mẹ thao tác với tã bẩn trước khi lau miệng cho bé, các vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập vào miệng bé.

Em bé của bạn cũng có thể mắc phải nhiễm trùng gây bệnh tiêu chảy từ việc đưa ngón tay vào trong miệng sau khi chạm vào đồ chơi hoặc các vật dụng khác đã bị nhiễm phân của một đứa trẻ bị nhiễm bệnh.

Mẹ cần rửa tay thật sạch trong ít nhất 15 giây với xà phòng và nước ấm sau khi xử lý tã bẩn hoặc sử dụng phòng tắm và trước khi chuẩn bị thức ăn.

Tay của bé cũng cần được rửa sạch sẽ thường xuyên. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng mẹ thực hiện đúng quy trình chuẩn bị thực phẩm và nấu ăn an toàn.