--- Bài mới hơn ---
Làm Sao Để Làm Trắng Răng Bị Ố Vàng
Răng Bị Ố Vàng Thì Phải Làm Thế Nào?
Răng Sứ Bị Ố Vàng Phải Làm Sao? Có Nên Tháo Ra Làm Lại Hay Tẩy Trắng?
Răng Bị Ố Vàng Nên Làm Thế Nào ? Nha Khoa Nào Tẩy Trắng Răng Uy Tín ?
Bị Rong Kinh Sau Khi Đặt Vòng Tránh Thai Phải Làm Sao?
Tôi cũng đã từng như vậy. Và trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý cụ thể cách để bạn quên người yêu cũ và sẵn sàng đón nhận tình yêu thêm lần nữa.
Tôi từng có mối tình kéo dài 4 năm. Chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm đẹp nhưng cuối cùng lại chia tay trong đau khổ và phải mất tới 3 năm sau chia tay thì tôi mới quên được cô ấy. Trong 3 năm đó tôi sống trong tâm trạng buồn rầu, hối hận, giận dữ. Tôi đau buồn vì mất đi tình yêu; Tôi hối hận vì những lỗi lầm của mình; Tôi giận chính mình và giận cả cô ấy nữa; Tôi ghen tị khi nghe tin cô ấy có người yêu mới… Quãng thời gian đó chẳng dễ chịu chút nào.
Như bao người đã từng chia tay tình yêu, tôi cố gắng vật lộn để thoát ra khỏi tình trạng đó: tập trung vào công việc; tâm sự với bạn thân; hẹn hò với người mới; viết nhật kí; đi du lịch một mình để dành thời gian suy ngẫm; tìm đọc các bài viết hướng dẫn cách quên người yêu cũ; đọc cả tá sách về tình yêu; học một số khóa học về tình yêu và tâm lý học nói chung… Có cách hiệu quả, có cách thì không. May mắn là cuối cùng tôi cũng thoát được.
Vậy nên, tôi quyết định viết bài này (một bài viết dài) để chia sẻ cách quên người yêu cũ mà tôi tổng hợp được từ các cuốn sách và khóa học cùng kinh nghiệm của bản thân. Mong rằng bạn tìm thấy một số lời khuyên hữu ích cho mình.
I. Ba bước để quên người yêu cũ
Ta không thể chữa lành trái tim phiền muộn khi ta chỉ đinh ninh là mình sẽ vượt qua nỗi đau. Dù quá trình hàn gắn diễn ra rất tự nhiên, nhưng nếu không hiểu nó khởi đầu và kết thúc ra sao, ta sẽ vô tình can thiệp hoặc gây cản trở. Từ so sánh với việc chữa xương gãy, John Gray đưa ra ba bước chính giúp ta hàn gắn. Ba bước chữa gãy xương là: được giúp đỡ, cố định lại xương và bó bột bảo vệ để xương có thời gian tự liền lại. Tương tự, ba bước quên đi tình cũ gồm có: được giúp đỡ, đau buồn vì chia tay và trái tim vui trở lại.
Bước một: Được giúp đỡ.
Khi bị gãy xương, đầu tiên ta phải tìm sự giúp đỡ. Trong lúc này, chúng ta luôn cần người khác hỗ trợ, cho dù có là bậc thầy nắn xương đi nữa. Tương tự như vậy, sau khi chia tay chúng ta cảm thấy rất đau khổ và cần có anh chị em hoặc bạn thân ở bên an ủi, động viên.
Bước hai: Đau buồn vì chia tay.
Tiếp theo sự giúp đỡ, ở bước này, phải sắp lại xương như trước lúc gãy. Nhờ xếp lại như vậy xương mới có cơ hội liền trở lại. Tương tự, trái tim tan vỡ cũng cần được trả lại hiện trạng cũ. Ở giai đoạn hai, ta phải dành thời gian cảm nhận nỗi đau mất mát qua những kỷ niệm về người yêu cũ và tình cảm hai người từng có.
Bước ba: Vết thương lành.
Trong quá trình chữa xương gãy, sau khi đã nắn lại xương, ta phải bó bột bảo vệ và dành thời gian đúng mức để các mô liền lại. Xương lành lặn, khỏe mạnh cũng là lúc tháo bột. Tương tự, với quá trình hàn gắn vết thương lòng, ta cũng nên dành thời gian tĩnh tâm trước khi xây dựng quan hệ tình cảm mới. Ta phải chữa lành nỗi đau trong lòng và phục hồi cái tôi mạnh mẽ vốn có rồi mới có thể chia sẻ tình cảm tốt đẹp với người khác.
Thời điểm tốt nhất để xây dựng mối quan hệ mới là khi ta thấy tình cảm đến với mình thật tự nhiên, không hề gượng ép.
II. Hóa giải cảm xúc tiêu cực là cách quên người yêu cũ nhanh nhất
1. Ba cảm xúc cần được hóa giải.
Giận dữ
Tức giận là cảm xúc xuất hiện khi sự việc diễn ra không như ta muốn. Đó là lúc tình cảm trong lòng không được toại nguyện và cũng là dấu hiệu báo động buộc ta phải ngừng lại, điều chỉnh bản thân trước thực tế cuộc sống.
Đau buồn
Mất đi tình yêu khiến ta buồn lòng. Sau cuộc tình đổ vỡ, nếu không cho phép trái tim có những khoảng lặng phiền muộn, ta sẽ không thể điều chỉnh kỳ vọng đúng theo thực tại của mình. Nỗi buồn liên hệ cảm xúc với khả năng yêu thương, khiến ta thêm trân trọng và tận hưởng những gì đang có. Trong khi hóa giải giận dữ có tác dụng chầm chậm hồi sinh niềm đam mê cuộc sống trong ta thì việc giải tỏa nỗi buồn khiến ta có thể mở cửa trái tim đón nhận tình yêu trở lại.
Sợ hãi
Sợ hãi là cảm giác khi ta nhìn nhận sự việc có thể xảy ra ngoài mong muốn của mình và đe dọa sự an toàn của bản thân. Cảm giác sợ hãi và khả năng giải quyết khi gặp chuyện không may sẽ giúp ta nhận ra điểm yếu của bản thân. Từ sự thừa nhận, ta nhìn rõ nhu cầu cũng như tiềm năng của mình. Đồng thời có thể cởi mở đón nhận sự giúp đỡ cần thiết để trái tim tràn đầy dũng khí và cảm giác biết ơn.
Để giải tỏa ba cảm xúc trên sau chia tay, việc đầu tiên chúng ta cần làm là cảm nhận chúng. Nghe thì đơn giản nhưng cách quên người yêu cũ này thực sự khó. Tôi đã phải mất nhiều thời gian tìm hiểu (đọc sách tâm lý, phật giáo, tranh luận, tham gia hội thảo) và thực hành (thiền, tập kịch, thử ra quyết định dựa trên cảm nhận thay vì suy nghĩ nhiều) chỉ để hiểu được “cảm nhận cảm xúc” là như thế nào.
Tại sao việc cảm nhận lại khó như vậy? Bởi vì, để cảm nhận được cảm xúc của mình thì ta cần tạm gác lý trí sang một bên. Trong khi cuộc sống ngày nay, chúng ta đã sử dụng lý trí của mình quá nhiều. Ví dụ như: Chúng ta cảm thấy giận dữ nhưng cố tỏ ra hòa nhã; Chúng ta cảm thấy buồn nhưng lại cố tỏ ra vui vẻ; Sợ hãi nhưng lại không muốn đối diện… Lý trí làm ta có xu hướng né tránh hoặc kìm nén các cảm xúc hơn là cảm nhận chúng.
2. Quan sát và cảm nhận cảm xúc tiêu cực thay vì kìm nén, né tránh
Tôi rất muốn nói rằng nỗi đau sẽ nguôi, nhưng không đúng. Nếu an ủi được chút nào… anh hãy gắng quen với nỗi đau. Tôi từng đến một hội thảo về nỗi đau ở Casper. Chỉ muốn đau buồn qua đi. Muốn câu trả lời cho các câu hỏi mà không thể giải đáp. Diễn giả tiếp cận tôi sau buổi hội thảo, ngồi cạnh tôi. Ống ấy nỏi một câu làm tôi nhớ mãi. Tôi không biết là do câu nói hay cách ông ta nói. Ông ấy nói: “Tôi có tin mừng và tin buồn. Tin buồn là anh sẽ không bao giờ như xưa được. Anh sẽ không bao giờ được trọn vẹn, không bao giờ nữa. Anh đã mất con gái và không gì thay thế được điều đó”. Tin mừng là ngay khi anh chấp nhận sự thật đó và… anh cứ để mình đau buồn thì anh sẽ cho phép mình được thăm con trong tâm trí. Anh sẽ nhớ mọi tình cảm con trao. Mọi niềm vui con đã hưởng”. Cái chính là… Martin ạ… anh không thể né tránh nỗi đau được. Nếu cứ tránh, anh sẽ tự cướp chính mình. Anh sẽ tự cướp đi từng kỉ niệm về con, từng kỷ niệm một. Từ bước đi đầu tiên… đến nụ cười cuối của con… anh sẽ xóa sạch chúng. Chịu đựng nỗi đau đi Martin ạ. Anh nghe chưa! Chịu đựng đi! Chỉ vậy anh mới giữ được con bé ở bên mình.
Bộ phim không nổi tiếng và không đến nỗi quá hay. Nhưng những lời khuyên của nhân vật Cory khiến tôi nhớ mãi, mặc dù đã xem cách đây khá lâu. Nó phù hợp cả với trường hợp chúng ta đang đau khổ sau chia tay. Thay vì né tránh những cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn, sợ hãi), ta hãy chịu đựng nó, cảm nhận nó.
Tại sao chúng ta né tránh những cảm xúc tiêu cực?
Vì chúng ta được gieo niềm tin rằng những cảm xúc tiêu cực là không tốt, nó kiểm soát ta, làm ta yếu đuối vì vậy cần phải tránh xa chúng. Những niềm tin đó hình thành trong chúng ta từ lúc nhỏ theo nhiều cách khác nhau: do lời bố mẹ dạy, do thấy người lớn làm vậy và do những trải nghiệm của chính chúng ta.
Nhiều người trong chúng ta được dạy rằng tức giận là không tốt, xấu tính, sẽ bị người khác ghét. Thậm chí hồi nhỏ chúng ta còn bị phạt nặng nếu thể hiện sự giận dỗi trước mặt bố mẹ. Vì thế nhiều người đã giấu đi những cơn giận vào trong. Khi lớn lên, họ vẫn giữ thói quen đó, kìm nén cơn giận dữ. Sự kìm nén đó giống như là một lớp vỏ bọc để tránh cho họ không bị ghét hoặc bị người khác công kích.
Khi lớn lên, đứa trẻ đó sẽ tỏ ra bình tĩnh, thậm chí là vô cảm trước những tình huống tương tự (tranh cãi nơi làm việc, đối diện với cơn thịnh nộ của người khác, sự bất công trong cuộc sống…) nhưng sâu bên trong lại đang nổi giông bão.
Một niềm tin khác chúng ta cũng thường được dạy là buồn rầu thể hiện sự yếu đuối, thiếu bản lĩnh. Mọi người dễ chấp nhận một cô gái khóc lóc nhưng lại không như vậy với một người đàn ông: “Là con trai thì không được khóc”. Hay, thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội có câu: “Yêu đương gì tầm này, nhà bao việc”; “Buồn làm gì, nhà bao việc”.
Những niềm tin đó dẫn đến chúng ta cố gắng thoát thật nhanh khi cảm thấy buồn. Chúng ta lao đầu vào công việc. Hoặc bắt đầu những mối quan hệ mới trong chớp mắt. Hoặc sử dụng các chất kích thích, vui chơi quên ngày tháng. Hoặc tìm đến những lời khuyên trên mạng hướng dẫn cách quyên người yêu cũ nhanh nhất có thể;…
Vậy, chúng ta cảm nhận cảm xúc như thế nào đây?
Càng né tránh, vấn đề tôi gặp phải càng trở nên nặng hơn và lặp đi lặp lại, lặp đi lặp lại. Tôi kết thúc mối quan hệ với người này thì lại gặp vấn đề tương tự với người khác. Cái vòng luẩn quẩn chết tiệt!
Và rồi tôi phát hiện ra rằng khi chúng ta để mọi thứ diễn ra theo cách riêng của nó, không thay đổi bất cứ điều gì, không tác động đến những cảm xúc mà cảm nhận chân thực theo cách nó vốn có thì chúng sẽ tự động chuyển hướng. Ta cho phép mình đón nhận những cảm xúc tiêu cực một cách chân thật, không gượng ép, không trốn tránh và không đưa ra lý giải hay tác động gì đến chúng, những cảm xúc tiêu cực sẽ tự động thay đổi.
Ban đầu, tôi cũng không tin lắm vào điều này. Tôi nghĩ sẽ không có gì tốt cả nếu như những cảm xúc tiêu cực của mình không được phân tích và kiểm soát kĩ. Và nếu trực tiếp cảm nhận những cảm xúc tiêu cực của mình như vậy sẽ làm chúng trở nên lớn hơn nữa trong nội tâm của mình. Tại sao mình lại để cho những cảm xúc tiêu cực phát triển hơn? Điều đó có lợi ích gì đâu?
Thế nhưng, khi bắt đầu thực hiện điều này, tập trung cảm nhận những cảm xúc tiêu cực của mình một cách trực diện, không diễn giải hay áp đặt, gạt hết những suy diễn sang một bên thì tôi đã cảm nhận được nhiều cảm xúc tích cực hơn so với suy nghĩ ban đầu.
Thật kinh ngạc, khi những cảm xúc được cảm nhận một cách chân thực từ trong tâm tự chúng đã thay đổi. Tôi nghĩ rằng những cảm xúc tự chúng có sự hiểu biết và năng lượng riêng. Bản thân tôi không cần thay đổi hay tác động gì tới chúng. Tất cả những gì tôi cần làm là đứng bên ngoài quan sát chúng. Làm như vậy, những cảm xúc của tôi được thả lỏng và chúng tự động chuyển hoá.
Một khi trực tiếp cảm nhận, cảm nhận thật kĩ mà không xen lẫn bất cứ suy xét nào của bản thân thì những khó chịu trong tâm tôi giảm dần. Và tôi khám phá ra rằng những cảm xúc tự chúng cũng có thể chuyển hoá mà không cần tôi phải đeo đuổi hay tác động đến chúng.
Thông qua cách thực hành như vậy, tôi khám phá ra rằng mình có thể để cuộc sống tự diễn ra theo cách của nó và không cần cố ý thay đổi hay điều chỉnh những cảm xúc để phù hợp với kết quả mình muốn. Khi để tâm hồn cảm nhận được những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực một cách chân thực, tôi có thể trải nghiệm toàn bộ quá trình một cách sâu sắc và huyền diệu hơn. Tôi trải nghiệm được sự thoải mái phi thường khi để mọi thứ cứ diễn ra theo cách của chúng.
Nếu ta không giải tỏa được ba cảm xúc tiêu cực thì điều gì xảy ra?
Nếu những cảm xúc tiêu cực không được hóa giải mà kìm nén lại bên trong thì về lâu về dài, trong ta sẽ nảy sinh những thái đó tiêu cực: phẫn nộ, trách móc, thờ ơ, tội lỗi, bất an, tuyệt vọng và ghen tị. Bảy thái độ này tạo thành hàng rào cản trở ta đón nhận tình yêu mới. Cứ kéo dài những thái độ ấy có nghĩa là ta đã làm hỏng một phần nào đó trong quá trình quên người yêu cũ.
Vì vậy, việc cảm nhận sự giận dữ, đau buồn và sợ hãi rồi hóa giải chúng là rất quan trọng để ta cho qua chuyện xưa. Tôi sẽ đi sâu vào hóa giải từng cảm xúc một ở phần tiếp theo của bài viết. Sẽ có những cách thức, gợi ý khác nhau để quên người yêu cũ nhưng những cách đó đều có cùng một điểm chung là ta phải cảm nhận chúng thay vì né tránh.
Cách quên người yêu cũ nhanh nhất (P2) – Hóa giải sự giận dữ. Cách quên người yêu cũ nhanh nhất (P3) – Vơi đi nỗi buồn. Cách quên người yêu cũ nhanh nhất (P4) – Vượt qua nỗi sợ hãi. Lý thuyết gắn bó – Tình yêu của bạn được định hình như thế nào? Tại sao người yêu trong thực tế khác xa so với hình mẫu mà bạn mong đợi
--- Bài cũ hơn ---
Cách Chọn Quà Tặng Giáng Sinh Cho Bạn Gái Mới Quen, Đang Yêu Và Yêu Lâu
Con Đường Ngắn Nhất Để Quay Lại Với Người Yêu Cũ
Quyến Rũ Đàn Ông Đã Có Vợ
Đàn Ông Thích Phụ Nữ Mặc Gì Khi Ngủ? Tiết Lộ Nội Y Quyến Rũ Chàng!
Làm Thế Nào Để Trông Quyến Rũ Trong Mắt Phái Đẹp?