“Chả biết nói gì” là câu cửa miệng của rất nhiều bạn khi hẹn hò với người yêu tiềm năng, trong các buổi gặp gỡ đồng nghiệp, các buổi tiệc tùng… Ngay cả với ai đã có người yêu thì họ cũng sẽ gặp khó khăn khi về ra mắt nhà chồng (vợ) tương lai.
Thông thường chúng ta hỏi han mấy thứ linh tinh (công việc, học tập, thời tiết…), cố trả lời cho xong hoặc có chút cố gắng nhưng không hiểu sao câu chuyện cứ ngắn cụt ngủn. Kèm theo đó là sự lúng túng, gượng gạo và xa lạ.
Mình cũng từng gặp tình trạng này. Một cảm giác cực kì khó chịu. Nó cản trở mình thể hiện bản thân và hiểu hơn về người khác. Đến một ngày, một người bạn giới thiệu cho mình cuốn sách The Fine Art Of Small Talk – Kỹ năng bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện (có bản pdf trên mạng đó). Cuốn sách là cứu cánh cho mình lúc đó.
Hãy tìm kiếm những câu chuyện thay vì trả lời cụt ngủn.
Một trong những cách đơn giản nhất trong hội thoại thông minh là hãy hỏi những câu hỏi mở. Hãy đặt những câu hỏi có thể khơi gợi người đối diện kể ra cả một câu chuyện, thay vì một câu trả lời cụt lủn mà nhạt nhẽo.
Thay vì:
“Bạn khoẻ không?”.“Ngày hôm nay của anh như thế nào?”.“Em từ đâu tới?”; “Anh làm nghề gì?”“Cuối tuần vui không em?”…
Hãy thử:
“Anh có chuyện gì kể em nghe với?”.“Hôm nay anh làm gì rồi?”.“Kể mình nghe vài chuyện kì lạ ở quê bạn đi?”.“Văn phòng em hôm nay có chuyện gì hay ho không?”.“Vì sao mà anh lại vào ngành này nhỉ?”.“Tên em có nghĩa là gì nhỉ?”
Ngưng lặp lại
Có một thứ hiệu ứng trong việc trò chuyện tủn mủn được gọi là “hiệu ứng soi gương” – ta lặp lại nguyên si lời nói của người đối diện hoặc tỏ thái độ hoàn toàn đồng ý với một nhận xét của người đó cho phải phép. Cho phải phép!
Ví dụ: Hoàng: Hôm này trời đẹp nhỉ!Lan: Uh, hôm nay trời đẹp thật!
Việc Lan giơ một cái gương ra trước mặt Hoàng và lặp lại y hệt câu nói của Hoàng vốn là một việc rất quen thuộc, và đồng thời cô cũng đã đóng băng hoàn toàn câu chuyện mà bỏ qua một cuộc trò chuyện vui vẻ. Thay vào đó, Lan đã có thể lật ngược câu chuyện bằng một nhận xét lãng xẹt nào đó và lại đẩy được câu chuyện đi xa hơn.
Ví dụ: Hoàng: Hôm nay trời đẹp nhỉ!Lan: Người ta đồn rằng thời tiết vào cái hôm bọn Nhật đánh bom Trân Châu Cảng nó cũng y chang như thế này. Nhưng thật hay không thì chưa biết.
Đấy, Hoàng và Lan bây giờ lại có thể tiếp tục tán hươu tán vượn. Thế nên đừng có đánh giá thấp yếu tố nhảm nhí. Nói cái gì nó sốc sốc vào!
Đừng chỉ nói chuyện cho vừa lòng nhau.
Một cách đáng thử khác để câu chuyện bớt nhàm chán là không đưa ra những câu trả lời thông thường mà người đối diện có thể đang chờ đợi. Hãy thêm mắm dặm muối!
Thay vì nói: A: Chuyến bay thế nào?B: Ờ, tốt! C: Bữa nay nóng quá!D: Ừ, nóng thật. X: Có gì hot?Y: Ừ, có gì hot không? Thì hãy thử: A: Chuyến bay thế nào?B: Sao không có hãng hàng không nào bán vé dựa trên cân nặng và chỉ số IQ nhỉ? C: Bữa nay nóng quá!D: Chỉ có chiều không gian này nó mới thế thôi! X: Sao rồi?Y: Người đang đầy vi khuẩn vì mới làm xong con gà đây nè!
Tóm lại là bạn hãy mạnh dạn lên, trắng trợn lên. Thêm muối mạnh tay cho mấy câu chuyện nhạt nhẽo bạn sẽ có những cuộc trò chuyện thú vị hơn trước rất nhiều đấy.