Top 13 # Làm Sao Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Kichcauhocvan.net

Nỗi Sợ Hãi Là Gì? Làm Sao Để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi?

Ở thời đại hiện nay, chúng ta phải đối mặt với nhiều áp lực từ cuộc sống tạo ra, từ đó nó dẫn tới các lo lắng tràn ngập trong tư tưởng, dần dần các lo lắng đó trở thành nỗi sợ hãi làm ảnh hưởng đến công việc của chúng ta. Thay vì việc tránh né nỗi sợ hãi tột cùng đó chúng ta hãy đối mặt với nó, nhưng bằng cách nào, sau đây là các mẹo đơn giản để vượt qua nỗi sợ hãi đó.

Sợ hãi là gì – nó bắt nguồn từ đâu?

Nỗi sợ hãi hay sợ là một thứ cảm xúc xuất hiện khi bị đe dọa đến người nào đó. Đây hay còn gọi là khả năng nhận ra sự nguy hiểm và muốn trốn chạy hay đối đầu với các mối đe dọa đó.

Nỗi sợ hãi nó có cấp độ lớn hơn nhiều so với lo lắng, Nó làm chúng ta mất bình tĩnh và tạo ra những kết quả không tốt cho cuộc sống của mình.

Trên thế giới này, dù gái hay trai, chúng ta ở mỗi người đều có nỗi sợ hãi riêng. Vậy nó từ đâu ra, nó có những dấu hiệu của nó là gì?

Theo Vũ Trụ Sách tìm hiểu, nỗi sợ hãi thường biểu hiện bằng các cảm xúc bao gồm: tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt, ra mồ hôi, ra mồ hôi, hồi hộp, lo lắng quá mức, muốn giải thoát, cảm thấy lạc lõng có thể bị kiệt sức hay tắt thở và hoàn toàn bất lực trước nỗi sợ hãi, thậm chí cả khi bạn biết điều đó hoàn toàn phi lý.

Nỗi sợ hãi có lớn tột cùng thế nào thì nó cũng chấm dứt

Bạn cần hiểu biết thật rõ thì bạn càng dễ vượt qua nỗi sợ hãi

Khi bạn thiếu hiểu biết về nỗi sợ hãi thì mọi thông tin đối với bạn đều mập mờ dẫn đến bạn hoang mang hơn về nỗi sợ hãi, không những thế nó còn ảnh hưởng đến sự sợ thay đổi của bạn, sợ những phép thử điều mới. Chính vì thế bạn hiểu rõ về nỗi sợ hãi thì mọi việc rõ ràng hơn, sự tự tin vượt qua nỗi sợ hãi của bạn cũng tăng lên. Dẫn tới bạn thấy mọi việc đều nằm trong trình độ khả năng xử lý của bạn để bạn chiến thắng nỗi sợ hãi đó.

Bạn phải sẵn sàng cho việc đối mặt với nỗi sợ hãi, phải tạo cho mình một dũng khí chiến đấu với nó. Nghĩ đi nghĩ lại bạn cũng có gì để mất đâu, một là bạn sống trong nỗi sợ hãi đó cả đời hai là bạn chịu sửa sai một lần để chiến thắng nó. Thế nên hãy dùng cách hay nhất, nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi chiến đấu với nó.

Thói quen này có thể học được, nó cũng giống như mọi thói quen khác. Việc bản thân chấp nhận càng nhiều thử thách thì các nỗi sợ ngày càng tan biến trong bạn. từ đó không có nỗi sợ nào có thể làm ảnh hưởng đến bạn. Chính vì vậy bạn hãy cứ đương đầu với thử thách đừng trốn tránh nó.

Cuốn sách Khiêu vũ với nỗi sợ hãi sẽ giúp bạn kiểm soát nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, giữ bình tĩnh và tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh.

Như vậy, để vượt qua nỗi sợ hãi hãy nghĩ chúng thật đơn giản, nó chỉ nằm trong trí tưởng tượng của chúng ta, nếu chúng ta không cung cấp năng lượng cho nó thì nó cũng không thể tồn tại.

Làm Sao Để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi?

(1150 chữ, 5 phút đọc)

1. Câu chuyện về nỗi sợ

Giữa những chương trình luyện tập khắc nghiệt của Hải quân SEAL (Mĩ), có một bài kiểm tra đơn giản hơn: Nhảy feetfirst xuống nước, bơi một vòng bể, đạp vào thành bên kia, và bơi lại-tất cả được thực hiện mà không có một giây nào để thở.

Nghe thì tưởng đơn giản, nhưng qua các năm, không nhiều sĩ quan mới có thể hoàn thành bài kiểm tra này trọn vẹn. Một số đã đạp vào thành bể bên kia nhưng ngất xỉu khi bơi trở lại, trôi bồng bềnh trên mặt nước như những con cá chết. Về mặt thể chất, họ đều có thể vượt qua bài kiểm tra. Tuy nhiên, dường như các sĩ quan này chạm tới một điểm mà họ nghĩ rằng họ không thể bơi thêm nữa. Họ tự nhắc chính mình rằng họ không thể, và họ hoảng sợ và đốt cháy oxy nhanh hơn, và cuối cùng, ngất đi. Họ đã sợ.

Nỗi sợ là một phần của cuộc sống theo cách nào đó. Chúng ta bắt đầu các kỳ thi và sợ rằng mình không thể vượt qua; chúng ta bắt đầu một trận bóng đá lo lắng rằng mình sẽ thất bại; chúng ta viết lách sợ hãi rằng kĩ năng của mình thật kém cỏi. Cuối cùng chúng ta thoả mãn những nỗi sợ ấy. Chính kiến thức cho kỳ thi mới là điều mà chúng ta nên tập trung vào, và chính những kỹ năng đá bóng mới nên là trung tâm của trận đấu, và chính kĩ năng viết của chúng ta mới hoàn toàn là thứ chúng ta muốn rèn luyện. Điều chúng ta nên đưa vào công việc không phải là nỗi sợ. Khi đối mặt với một thử thách khó khăn, chúng ta thường tránh nhìn thẳng vào vấn đề mà sợ hãi. Điều này vô tình làm cho những nỗi sợ ấy lớn lên tới một kích thước mà đôi khi, chúng ta không kiểm soát được nữa.

Nói đơn giản, chúng ta đối phó với nỗi sợ bằng cách để nó phát triển âm thầm. Những thực tập sinh của SEAL chắc chắn biết rằng họ cần phải bình tĩnh. Nhưng đó là một cái cần lớn. Họ để cho nỗi sợ hãi phát triển và tràn ngập tâm trí của họ; sau đó, nó làm xói mòn sức mạnh của họ và đẩy họ vào vô thức. Khi chúng ta ngồi trong phòng thi, đôi khi chúng ta chạy trốn khỏi thực tế và trú ẩn dưới sự sợ hãi của chúng mình, cho phép chúng xâm nhập tâm trí và hạn chế khả năng của chúng ta để giải quyết vấn đề. Xin đừng hiểu lầm, tôi không tẩy chay nỗi sợ. Nỗi sợ nói riêng những thử thách tinh thần nói chung, thực sự là ‘cái bóng’ của chúng ta. Dưới ánh mặt trời, cái bóng luôn ở đó, dù muốn dù không.

2. Vấn đề là gì?

Nỗi sợ đáng sợ nhất chính là nỗi sợ những sợ hãi. Chúng ta run rẩy trước những nỗi sợ của mình đến mức chúng ta mất kiểm soát chúng. Chúng ta cố gắng kiểm soát, nhưng thường thất bại. Tại sao?

Bởi vì nỗi sợ thực ra là một bóng ngựa ngang bướng và bất kham. Hơn nữa, nó được mã hóa trong DNA của chúng ta và một phần của bản chất của con người. Chúng ta phải thừa nhận rằng sợ hãi là không thể tránh được; chúng ta và bóng của chúng ta không tách rời và không thể tách rời. Các trung sĩ e ngại rằng họ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vấn đề chỉ xuất hiện khi họ bị chết đuối trong nỗ lực chạy trốn khỏi nỗi sợ đó. Chúng ta lo lắng nếu chúng ta thất bại trong các kỳ thi, nhưng vấn đề là chúng ta không dừng lại và xem xét sự lo âu đó chỉ vì chúng ta quá bối rối khi phải đối mặt với nỗi kinh hãi của chính mình. Chúng ta tiếp tục viết trong sự bất an và trong sự quy phục những hoảng hốt bồn chồn. Chúng ta không hiểu rằng thời điểm chính mình đầu hàng nỗi sợ và tiếp tục cuộc sống dưới trướng của nó cũng là lúc chúng ta ngừng bơi và chìm đắm trong cái bể của tăm tối.

3. Tôi nên làm gì?

Chúng ta không nên bỏ qua nỗi sợ của mình. Chúng ta cũng không nên chiến đấu và đánh bại chúng. Chúng ta nên chấp nhận và kết bạn với chúng.

Bạn có thể tự hỏi: “Chấp nhận nỗi sợ ư? Kết bạn với những gì đã làm cho tôi trượt? Thật điên rồ!” Tôi không phủ nhận. Ý tưởng này nghe có vẻ vô lý nhưng hãy nghĩ về nó. Bên ngoài những cái bóng là ánh sáng mặt trời và ở phía bên kia của hồ bơi sợ hãi là vạch đích. Sợ hãi là một người bạn quan trọng của người thắng cuộc. Khi đôi mắt của bạn nhìn thấy sự tối tăm của những cái bóng và làn da của bạn cảm thấy sự lạnh lẽo của làn nước vô cảm, bạn biết rằng mặt trời đang rọi sáng vạch đích ở thành bể bên kia. Nỗi sợ chỉ dẫn bạn đến chiến thắng; khi nước bịt lấy đầu mũi và sợ hãi làm ngập tâm trí bạn, bạn biết mọi thứ đang trở nên thú vị. Khi bạn chấp nhận nỗi sợ hãi làm bạn của mình, cuối cùng bạn sẽ thoát khỏi vòng lặp nghịch lý của nỗi sợ những sợ hãi. Bởi vì bây giờ, bạn không còn hoảng hốt trước nỗi sợ của chính mình nữa. Bạn chấp nhận nó là một phần của trò chơi, bạn để nó kích thích bạn, nhưng không kiểm soát bạn.

Tâm trí cần đứng yên để cơ thể có thể di chuyển. Cách duy nhất để chạy thoát những cái bóng là đứng yên dưới những cái bóng. Tâm trí chúng ta nên dừng lại để quan sát và tìm hiểu những gì chúng ta sợ, để nhận ra rằng những cái bóng chẳng thể xoá được, và là bạn của chúng ta. Hãy bảo tâm trí của bạn ngừng hoảng loạn để cơ thể bạn có thể bắt đầu sải tay trên đường bơi.

Kẻ thù duy nhất của chúng ta là nỗi sợ những sợ hãi, nhưng nó lại là người bạn tốt nhất của chúng ta. Chỉ sau khi chết chìm dưới dòng nước, tâm trí ta mới thoát khỏi những cái bóng. Khi ấy, đôi mắt của chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy được mặt trời đang soi sáng vạch đích ở bờ bên kia.

Tác giả: Sang Doan

*Featured Image: Pexels

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP 📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Trong Công Việc

Biên phòng – Sợ hãi vốn dĩ luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta. Ngay cả khi đã trưởng thành và đi làm, ai cũng có thể cảm thấy sợ hãi khi phải đối diện với một môi trường mới, một công việc mới hay những đồng nghiệp mới. Né tránh không phải là cách tốt giúp bạn vượt qua nó. Thay vì vậy, bạn hãy tìm cách nhận biết và vượt qua nỗi sợ hãi để có thể đạt được những thành công trong công việc.

Vượt qua nỗi sợ deadline

Deadline luôn là điều ám ảnh với những người bận rộn. Nhiều người cảm thấy sợ hãi deadline tới mức lo lắng và luôn suy nghĩ về chúng mọi lúc mọi nơi. Thực tế, việc sợ deadline thường xảy ra khi bạn không biết cách sắp xếp thời gian và xử lý công việc một cách hợp lý, hoặc do tính cách “nước đến chân mới nhảy” của bạn. Đôi khi, việc quá mức lo lắng đó khiến bạn không tập trung hoàn thành công việc của mình, dẫn tới việc thường xuyên trễ deadline. Từ đó, bạn cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ, thậm chí cho rằng bản thân không đủ năng lực với vị trí hiện tại.

Sếp có thực sự đáng sợ như bạn nghĩ?

Không chỉ những người trẻ mới ra trường mới rơi vào trạng thái sợ sếp mà nhiều người đã đi làm lâu năm cũng có cùng nỗi sợ này. Nhiều người cho rằng, vì sếp quá nghiêm túc, quá khắt khe, đòi hỏi ở nhân viên quá cao hoặc đơn giản là sếp quá giỏi nên họ thấy sợ. Đôi khi, nỗi sợ cũng bắt nguồn từ chính suy nghĩ của bạn như: cảm thấy mình kém hiểu biết, không có nhiều kiến thức, không biết sử dụng các ứng dụng chuyên ngành, thiếu kỹ năng mềm…

Hãy học hỏi từ những lời phê bình

Tâm lý của chúng ta là thích nghe những lời khen, lời động viên hơn là những lời phê bình. Nhưng có những lời phê bình thật lòng sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn là lắng nghe những lời khen sáo rỗng.

Cách nhận biết nỗi sợ nghe những lời phê bình chính là bạn thường cảm thấy xấu hổ hoặc mất đi động lực khi bị cấp trên hoặc đồng nghiệp nói những lời khó nghe như vậy. Nhưng cần làm rõ ràng, việc họ dám nói ra những lời khó nghe trước mặt bạn đồng nghĩa với việc đó chính là những khuyết điểm của bạn và bạn nên tìm cách khắc phục chúng. Chỉ như vậy bạn mới có thể tiến bộ lên từng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thích khi bị phê bình trước tập thể, bạn hãy nói chuyện riêng với cấp trên về vấn đề này, đồng thời hỏi họ rằng bạn có thể làm gì để khắc phục những điều chưa tốt của bản thân. Một người có tinh thần cầu thị và dám đối mặt với những yếu điểm của mình không chỉ được cấp trên quý mến, mà sẽ là người gặt hái được nhiều thành công.

Càng hiểu biết nhiều, bạn càng ít lo sợ

Sự thật là, chẳng ai trong chúng ta cảm thấy dễ chịu khi bị nói rằng mình là người thiếu hiểu biết. Nhưng, không ai có thể trở nên giỏi giang và biết nhiều thứ hơn người khác nếu như không có sự học hỏi và trau dồi. Nếu bạn có kiến thức, có hiểu biết về ngành nghề đang theo đuổi, hoặc ít nhất là cập nhật những thông tin xã hội thường xuyên, bạn sẽ không cảm thấy tự ti trong tập thể. Ít nhất, hãy trang bị cho mình một vốn kiến thức và không ngừng mở rộng chúng. Bởi khi đã có kiến thức, kỹ năng, bạn sẽ cảm thấy phấn khích và hoàn toàn tìm được cách xử lý đối với những nhiệm vụ khó khăn hơn thay vì lo sợ. Ngược lại, nếu như mãi bó hẹp bản thân, bạn sẽ cảm thấy lo sợ khi gặp những công việc mới hoặc những lĩnh vực khác biệt.

Đừng nghĩ rằng sợ hãi là điều đáng xấu hổ, bởi chúng ta ai cũng sẽ có một nỗi sợ nào đó. Tuy nhiên, chỉ cần bạn dũng cảm đối diện vấn đề, dám thay đổi bản thân và vượt qua nỗi sợ hãi, bạn sẽ thấy rằng mình mạnh mẽ như thế nào và có thể làm nhiều điều vượt ngoài giới hạn của chính mình. Mọi việc đều có thể thay đổi khi chúng ta đổi thay.

Huyền Nguyễn

Sợ Hãi Là Gì? Nguồn Gốc Và Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Của Bản Thân

Sợ hãi là gì? Nguồn gốc của nỗi sợ hãi? Làm cách nào để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân mình? Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn. Vậy sợ hãi là gì? tại sao chúng ta lại có những nỗi sợ. Trong bài viết này Trịnh Đức Dương Blog sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về vấn đề này.

Nỗi sợ hãi là gì? Nỗi sợ được định nghĩa là một cảm xúc tiêu cực, hoang mang khi bạn gặp những mối đe dọa. Nỗi sợ hãi xuất hiện trước cả những mối đe dọa vô hình và mối đe dọa hữu hình

Nỗi sợ hãi là một cơ chế tự nhiên của con người. Cơ chế này giúp bạn nhận ra nguy hiểm, từ đó giúp bạn chuẩn bị tâm lý chống lại mối nguy hiểm đó. Nỗi sợ hãi là một cảm giác bẩm sinh, đồng thời nó cũng là cảm giác đặc biệt.

Nỗi sợ có sự khác biệt và cấp độ lớn hơn nhiều so với lo lắng. Có những nỗi sợ khiên cho chúng ta mất bình tĩnh, và tạo ra những kết quả xấu.

Trên thực tế dù ít dù nhiều, dù bạn là nam hay nữ, bạn là bất kì ai thì cũng đều có những nỗi sợ hãi. Đó là định nghĩa của nỗi sợ hãi là gì? Vậy Nguồn gốc của nỗi sợ là gì?

Nỗi sợ này là nỗi sợ có tính tích cực nhất về mặt nguồn gốc. Nó giúp các giống loài phát hiện những nguy hiểm thực sự và đưa ra biện pháp tự vệ. Cụ thể nỗi sợ hãi là gì? Ví dụ khi bạn bị đe dọa, bị tấn công. Như vậy những nỗi sợ này là hiện hữu và có thật. Những mối đe dọa gây ảnh hưởng trước tiếp đến sức khỏe, mạng sống của bạn. Với nỗi sợ hãi loại này bạn chỉ cần cố gắng làm chủ cảm xúc của mình. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh xử lý tình huống

Một yếu tốt quan trọng làm ảnh hưởng đến nỗi sợ hãi của bạn đó là yếu tố bẩm sinh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy. Trong não bộ có tồn tại một khu vực được xem là trung tâm của nỗi sợ hãi. Đây là Vùng não nằm ngay trong vùng não trung tâm – hippocampus. Nó nằm ngay bên trong thuỳ thái dương. Ngoài ra Đặc điểm giới cũng là một nguyên nhân tạo ra nỗi sợ.

Là nỗi sợ kết hợp xuất hiện từ những mối đe dọa thực sự và những nỗi sợ vô hình. Đây là nỗi sợ phức tạp, Tuy nhiên chúng thường sảy ra trong thời gian rất ngắn khi chúng ta chưa kịp chuẩn bị tâm lý. Ví dụ khi làm nổ một quả bóng bay. Ngay lập tức phản xạ của nỗi sợ hãi xuất hiện. Rõ ràng quả bóng không gây nguy hiểm, bạn cũng không sợ quả bóng nổ. Nhưng quả bóng nổ là có thật. Và tiếng nổ thường là nguy hiểm, nên bạn phản ứng ngay với nó. Chúng ta đã tìm hiểu về Nguồn gốc của nỗi sợ hãi là gì? Vậy Cách khắc phục nỗi sợ hãi như thế nào?

Tôi cũng có nỗi sợ. Tôi rất sợ con đỉa, khi nhỏ mỗi lần xuống ruộng cấy là 1 lần kinh hoàng. Nhưng tôi đã vượt qua được. Điều đầu tiên tôi làm để vượt qua nỗi sợ hãi đó là đối mặt với nó, tiếp theo là phân tích, làm quen và loại bỏ. Chia để trị là cách vượt qua nỗi sợ tức thời, và được sử dụng nhiều nhất trong các cách để vượt qua nỗi sợ. Ở đây chúng ta có rất nhiều phương pháp nhỏ khác nhau trong mục này.

Thay vì chúng ta cố gắng đối mặt với cái tổng thể, chúng ta hãy chia nhỏ nỗi sợ thành từng phần. Cái gì mình thực sự sợ, cái gì ở “nguồn gây sợ” không làm mình sợ, cái gì ít sợ ơn cái gì mình sợ nhất. Chừng nào bạn chưa thực sự biết mình thực sự sợ cái gì thì mình sẽ không thể vượt qua được nỗi sợ đó. Ví dụ bạn sợ Nhện, nhưng con nhện chiên giòn, bỏ chân và bị bị mắt ăn cũng ngon mà. Vậy thực sự bạn sợ gì ở nó, sợ vì nó có lông, vì nó nhiều chân, vì nó độc, vì nó chạy nhanh… Và rồi bình tĩnh lại tại sao lại phải sợ điều đó, nó có thực sự đáng sợ.

Cách 2: Đối mặt Với nỗi sợ hãi.

Đây là việc đầu tiên cũng là cách vượt qua nỗi sợ hãi duy nhất mà bạn phải làm. Hãy chuẩn bị tâm thế cho mình là đối mặt, dù gì bạn cũng phải chiến đấu với nó. Không còn cách nào khác, đưa mình từ thế bị động lên chủ động. Câu thần chú là “tôi phải làm, và tôi làm được, tôi không sợ, nó không có gì đáng sợ”. Bạn hãy vừa nói vừa đối mặt với điều bạn sợ, từng chút từng chút một. Hãy tưởng tượng bạn không còn đường để lui và bạn chỉ có 1 cách duy nhất là đối mặt. Vậy đã không còn đường lui, sợ cũng chết mà không sợ cũng chết. Tại sao bạn lại không hiên ngang trước nỗi sợ.

Đừng bao giờ để mình rơi vào thế bị động. Hãy chủ động đối mặt với nỗi sợ. Hãy nghĩ rằng ta không tìm đến người thì người cũng tìm đến ta. Và chọn cho mình cách chủ động với nó.Tôi sợ đỉa, tôi phải xuống nước đi cấy, nó bám vào tôi, và tôi sợ. Đó là sợ bị động. Tôi chuyển từ bị động thành chủ động. Tôi đối mặt với nó, tự tìm đến nó ở mương, ở ruộng những lúc mà tôi có thể. Lúc này tôi đang ở trên bờ và nó dưới nước, tôi chủ động hoàn toàn việc có cho nó bám vào hay không. Chọc nó, lấy tay cho xuống nước để nó bám vào lặp đi lặp lại. Dần dần tôi đã lôi nó lên bờ phanh thây nó ra, bắt nó để lên bàn tay cho nó bám. Da bàn chân dày nhất nó cắn không thủng đặt nó lên, cho nó cắn rồi lại nhổ nó ra và tôi hết sợ.

Quay trở lại với con đỉa của tôi. Vâng tôi phân tích nó, tìm hiểu về nó, từ cấu trúc sinh học, sinh sản, cấu tạo, tập tính. Tôi so sánh nó với vắt, ruồi muỗi, và các con vật khác. Tôi sợ nó vì nó hút máu ư? Muỗi cũng hút máu sao tôi không sợ? Vì nó bơi dưới nước ư? Cá cũng biết bơi vậy, sợ gì chứ.

Tôi sợ vì đỉa vì nó bám tốt ư? Hình như nước bọt hoặc nước vôi làm cho nó nhả ra và không bám nữa, 1 ít nước bọt vứt nó đi là xong. Nó lượn lờ dưới nước ư, các con bọ nước cũng lượn lờ mà. Vậy cái làm cho tôi thực sự sợ hãi là gì? Chẳng có gì cả, chẳng có gì thực sự đáng sợ như tôi nghĩ. Tôi chỉ đang phóng đại và tự làm khổ mình.

Không lẽ phần hồn của tôi không giỏi hơn cái hồn của 1 thằng, một con nào đó sao. Trong khi tôi còn hơn hẳn con ma cái xác cơ mà. Nếu bạn bảo với tôi rằng hồn sẽ mạnh hơn khi thoát xác. Xin lỗi, nếu con ma kia nhập xác tôi tôi thoát ra và tôi lại mạnh hơn nó, tôi sẽ chiếm lại thôi.

Đây là cách vượt qua nỗi sợ tôi cho rằng là hèn kém nhất. Nhưng nó lại là hữu hiệu nhất. Bạn sợ ma thì bạn bật đèn, bạn sợ người thì bạn đóng cửa. Sợ là khi mà bạn không có chỗ dựa vào bản thân mình, và tin rằng mình không có khả năng đối phó. Vậy hãy tìm 1 chỗ dựa nào đó, nhưng chỉ là tạm thời, hãy rèn luyện cách đối mặt với nó. Nói chuyện tâm sự, đọc sách, viết lách thêm 1 vài vũ khí để bên cạnh cũng là cách hay. Nó giúp bạn phân tán sự chú ý. Đọc thơ, hát, xem phim để não bộ mất tập trung. Đó là cách mà tôi sử dụng để quản trị cảm xúc.

Quan trọng là bạn phải biết buông bỏ. Nếu tôi đang sợ chết, thì thôi đằng nào cũng chết tận hưởng được nhiêu thì được. Nếu tôi ngủ 1 mình sợ ma, thì thôi, kệ co ma nó làm gì thì làm. Nếu tôi đi qua quãng đường vắng sợ cái gì đó vô hình? Thì thôi đằng nào cũng đi kệ nó đến đâu thì đến. Thực sự nếu có thế lực nào đó muốn hù doạ bạn mà biết bạn có suy nghĩ vậy cũng chán khỏi muốn trêu.

Sợ hãi là gì? Nỗi sợ là một cảm xúc tiêu cực, hoang mang khi bạn gặp những mối đe dọa.

Nỗi sợ hãi xuất hiện trước những mối đe dọa vô hình và mối đe dọa hữu hình.

Nỗi sợ có nguồn gốc, bẩm sinh, hoặc do tâm lý.

Nỗi sợ vô hình là nỗi sợ mà chúng ta cần loại bỏ.