Top 7 # Làm Sao Để Trẻ Em Tăng Cân Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Kichcauhocvan.net

Làm Sao Để Trẻ Tăng Cân Đều?

Con tôi hiện nay được hơn 1 tháng tuổi. Tháng đầu tiên cháu lên cân chậm (0.5kg). Sang tháng thứ 2 tôi đã cho cháu bú thêm sữa ngoài nhưng kết quả tăng cân vẫn không khả quan mấy. Vậy bác sỹ tư vấn cho tôi về chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé để giúp con tôi tăng cân bình thường.

Trả lời:

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn không gì thay thế được cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cần được cho bú mẹ theo nhu cầu hoàn toàn trong 4 tháng đầu sau sinh không cần ăn hay uống thêm thứ gì khác. Giai đoạn trẻ tròn 4 tháng tuổi bước sang tháng thứ 5 do nhu cầu dinh dưỡng của bé tiếp tục tăng trong khi lượng sữa mẹ đã tăng đến tối đa, cần thiết phải tập cho trẻ ăn dặm thêm ngoài sữa mẹ, nhưng sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng quý giá cần tiếp tục duy trì. Thời gian cho bú nên kéo dài đến khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi.

Bạn lưu ý cách cho bé bú cũng rất quan trọng:

– Mỗi lần bú, mẹ cho bé bú một chút bên bầu vú này rồi một chút bên bầu vú kia.

– Sữa trong bầu vú mẹ không giống nhau, sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú gọi là “sữa đầu”, có nhiều nước làm cho bé đã khát, còn sữa của cuối bữa bú gọi là “sữa cuối”, có chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân.

– Muốn bé tăng cân thì bé phải được bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Mẹ cho bé bú một chút bên này rồi một chút bên kia làm cho bé chỉ nhận được sữa đầu, do đó bé không tăng cân nhiều mặc dù mẹ nhiều sữa.

– Mẹ nên cho bé bú một lần hết một bên, nếu bé còn đói thì hãy cho bú bên kia và lần sau cho bú bên kia trước và cứ thế.

Ngoài ra, muốn bé mau tăng cân nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động – bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau.

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân Chậm Phải Làm Sao? Cách Để Trẻ Tăng Cân Nhanh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến em bé sau khi ra đời ăn không ngon, ngủ không yên, chậm lớn, không bắt kịp khung cân nặng chuẩn qua từng giai đoạn phát triển của trẻ như ăn uống không đủ chất, cơ thể không hấp thu,…Nhưng trong đó nổi bật lên những nguyên nhân chính sau:

1. Do chế độ dinh dưỡng sau sinh của trẻ không phù hợp

Nhiều mẹ thường mắc phải những sai lầm sau trong quá trình chăm sóc trẻ như:

+ Cho trẻ cai sữa mẹ quá sớm. Trẻ con thường bú mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu đời nhưng tốt nhất các mẹ nên cho trẻ bú từ 12 – 15 tháng tuổi. Vì sữa mẹ chứa rất nhiều chất đề kháng và dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân nhanh, phát triển toàn diện, tránh được các virut gây bệnh.

+ Cho trẻ ăn dặm quá sớm. Khi thấy con bắt đầu lớn, nhiều bà mẹ lo rằng chỉ bú sữa sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ nên đã cho con ăn dặm ngay từ tháng thứ 4. Tuy nhiên, trẻ con khi chưa được 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên rất khó hấp thu bất cứ một nguồn dinh dưỡng nào ngoài sữa mẹ. Cho nên nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá mức làm tổn thương dạ dày, giảm khả năng hấp thu, không tăng được cân.

+ Cho trẻ uống sữa kèm với nước hoa quả. Tuy nước hoa quả và sữa đều là những nguồn dinh dưỡng quan trọng của trẻ nhưng khi kết hợp sữa và nước hoa quả hoặc cho trẻ uống sữa và nước hoa quả gần nhau sẽ khiến cho các acid trong trái cây phản ứng kết tủa với protein trong sữa gây mẫn cảm, tiêu chảy, viêm đường ruột,…

+ Cho trẻ ăn bột quấy với nước hầm xương. Nhiều bà mẹ vẫn quan niệm nước hầm xương chứa nhiều dinh dưỡng, nhiều canxi sẽ giúp con tăng cân, nhanh lớn. Nhưng thực chất, trong nước hầm xương chứa rất nhiều chất béo động vật và canxi trong xương cũng là canxi vô cơ, trẻ hoàn toàn không hấp thu được. Mặt khác chất béo không hấp thu được bám vào thành ruột lâu dần sẽ khiến trẻ chán ăn, gầy gò, ốm yếu.

+ Cho trẻ uống sữa pha không đúng công thức. Vì sợ con nghẹn do sữa đặc nên các mẹ thường hòa thêm nước đun sôi làm cho sữa loãng ra. Chính điều này làm giảm một lượng lớn dinh dưỡng cần thiết của trẻ, không cung cấp đủ lượng calor cần thiết khiến trẻ lâu ngày sẽ bị suy dinh dưỡng.

+ Cho trẻ ăn thức ăn hâm đi hâm lại nhiều lần. Nhiều bà mẹ chỉ nấu thức ăn cho con một lần, sau đó hâm nóng lại cho trẻ ăn những bữa sau. Việc hâm nóng thức ăn như vậy sẽ khiến một lượng lớn chất dinh dưỡng mất đi.

2. Do chế độ chăm sóc trẻ không phù hợp

+ Cho trẻ tắm ngay sau khi ăn. Sau khi ăn nếu cho trẻ đi tắm sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ợ hơi, khó tiêu,…Thậm chí nếu áp lực quá lớn có thể gây tử vong.

+ Cho trẻ ăn (bú) thất thường hoặc nghỉ quá lâu giữa các bữa ăn. Để trẻ tăng cân nhanh cũng như hấp thu tốt dinh dưỡng, các mẹ cần cho con bú cứ mỗi 2.5 – 3 tiếng/lần, nếu trẻ ngủ trong quá trình bú thì nên đánh thức trẻ để trẻ tiếp tục bú, sau đó mới cho trẻ ngủ tiếp. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn cũng cần tránh kéo giãn thời gian ăn cũng như cho ăn quá sát, ăn liên tục.

– Do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình, hai bên bố mẹ hoặc nội ngoại gầy yếu, khi trẻ gầy yếu tăng cân chậm do di truyền thì các mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng theo từng gia đoạn quan trọng cho trẻ.

Để trẻ tăng cân nhanh, ăn mau, chóng lớn các mẹ cần:

– Tránh tuyệt đối những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ như đã nói ở trên.

– Cho trẻ ngủ đủ giấc bất cứ khi nào trẻ buồn ngủ vì trẻ sơ sinh chủ yếu lớn dần lên qua giấc ngủ.

– Nên cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu 6 tháng và giữa mỗi lần uống sữa và uống nước trái cây cách nhau ít nhất 2 giờ.

– Cần đa dạng hóa các bữa ăn để kích thích trẻ ăn ngon, không bị ngấy hoặc chán ăn.

– Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ có trong khoai, gạo lứt, rau củ,…vì nhóm thực phẩm này chủ yếu được các chị em dùng để giảm cân rất nhiều. Bởi sau khi tiêu hóa lượng thức ăn giàu chất xơ này sẽ nhanh chóng bị đẩy ra ngoài.

– Nên trang trí thức ăn thật bắt mắt, ngộ nghĩnh giúp trẻ thích thú, ăn ngon miệng hơn.

– Thường xuyên massage cho bé và khuyến khích bé vận động như lắc đồ trong tay, quơ chân, nằm trườn,…

Trẻ Không Tăng Cân Phải Làm Sao ?

by Mẹ Bông307 Views

Cân nặng phản ánh chính xác sự phát triển của một em bé. Không tăng cân hoặc chậm tăng cân có thể là một vấn đề y tế cần được điều trị nhưng cũng có thể chỉ là một giai đoạn bình thường mà hầu hết mọi đứa trẻ đều trải qua.

Hãy nhớ rằng, con của bạn là một cá thể hoàn toàn khác biệt. Nếu bé chỉ xuất hiện một chút sai khác không đáng kể so với những em bé khác, điều đó vẫn hoàn toàn bình thường.

Đối với trẻ sơ sinh, những tháng đầu tiên trong cuộc sống là thời điểm mà cân nặng tăng nhanh nhất, sau đó trọng lượng tăng trưởng chậm lại thậm chí là ngừng tăng cân hoàn toàn. Một số em bé ( hay ốm vặt ) thậm chí có thể bị sụt cân mặc dù số cân nặng mất đi thường không đáng kể.

Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng về cân nặng của trẻ, hãy tìm tới sự tư vấn của các bác sĩ. Họ sẽ phát hiện bất cứ điều gì bất thường ở em bé và hướng dẫn bạn hoàn thiện một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho mục đích tăng cân.

Dấu hiệu cân nặng cho thấy vấn đề về sức khỏe

Cân nặng của bé rớt xuống dưới vạch trung bình trong biểu đồ tăng trưởng.

Cân nặng chỉ bằng 80% cân nặng tiêu chuẩn khi so với chiều cao. Lấy ví dụ: Con bạn 9 tháng tuổi, nếu bé cao 75 cm thì cân nặng lý tưởng vào khoảng 9 kg. Nếu thực tế bé chỉ nặng dưới 7,2 kg ( dưới 80% của 9 kg ) thì có nghĩa là sự phát triển của bé đang ở mức không bình thường.

Bé bị giảm cân đột ngột, sụt cân quá nhanh cũng là vấn đề đáng lo ngại và cần được chuẩn đoán càng sớm càng tốt.

Trẻ không tăng cân phải làm sao ?

Dinh dưỡng hợp lý – đặc biệt là trong 3 năm đầu là cực kỳ quan trọng, nó quyết định nền tảng sức khỏe của em bé trong tương lai.

Nếu con của bạn không tăng cân trong một khoảng thời gian nhất định, điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Nhưng nó không phải là tất cả.

Con của bạn có thể ngừng tăng cân do các vấn đề khác xảy ra trong cơ thể.

Cách tốt nhất là đưa bé đi thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng. Họ sẽ dùng các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi lượng calo cần cho bé trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó mới đưa ra những chuẩn đoán chính xác được.

Thật không may, không có những biện pháp tại nhà để cha mẹ tự xác định những nguyên nhân y tế khiến trẻ ngừng tăng cân.

Trẻ không tăng cân có thể bắt nguồn bởi những nguyên nhân cực kỳ đơn giản ( như chế độ dinh dưỡng kém, lười ăn, bỏ bú…) nhưng đôi khi lại cực kỳ phức tạp và yêu cầu một lộ trình điều trị dai dẳng.

Làm Sao Để Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân Mẹ Nhỉ?

Dựa vào từng độ tuổi và từng giai đoạn mà cân nặng của bé sẽ có sự thay đổi khác nhau. Mẹ cần chú ý theo dõi cân nặng của bé để có biện pháp bổ sung dinh dưỡng cho bé hợp lý.

Làm sao để trẻ sơ sinh tăng cân? – Ảnh Internet

1. Cho trẻ bú đủ và bú đúng cách

Trẻ từ 0 – 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng chính và quan trọng nhất chính là sữa mẹ. Do đó, điều đầu tiên cần nghĩ đến khi muốn làm sao để trẻ sơ sinh tăng cân chính là cho trẻ bú đủ và bú đúng cách.

Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ theo nhu cầu hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không cần bổ sung nguồn thực phẩm khác. Khi cho trẻ bú, mỗi lần bú, mẹ cho trẻ bú đều 2 bên vú, mẹ nên cho trẻ bú một lần hết một bên, nếu trẻ còn đói thì hãy cho bú bên kia và lần sau cho bú bên kia trước và cứ thế. Vì sữa trong bầu vú mẹ không giống nhau, sữa chảy ra khi trẻ bắt đầu bú gọi là “sữa đầu”, có nhiều nước làm trẻ đã khát, sữa cuối bữa bú gọi là “sữa cuối”, có chứa nhiều chất trẻo giúp trẻ tăng cân. Do đó, muốn làm sao để trẻ sơ sinh tăng cân thì trẻ cần phải được bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối.

Cho trẻ sơ sinh bú đúng cách – Ảnh Internet

2. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Vậy làm sao để trẻ sơ sinh tăng cân nếu trẻ không được ngủ đủ, ngủ ngon?

Các nhà khoa học đã chứng minh vào thời điểm 11 giờ hằng đêm sẽ là lúc trẻ ngủ sâu, hóc môn tăng trưởng được phóng thích giúp trẻ phát triển tốt hơn. Ngược lại nếu trẻ mắc các chứng về rối loạn giấc ngủ ban đêm, trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Khi trẻ sơ sinh bước qua giai đoạn 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm. Khi đó, một cách khác để làm sao giúp trẻ sơ sinh tăng cân chính là bổ sung dinh dưỡng vào bữa ăn dặm hằng ngày của trẻ. Nên cho trẻ ăn đa dạng thực đơn ăn dặm và các loại thực phẩm. Mỗi bữa ăn phải có đủ 4 nhóm chất thiết yếu là bột, béo, đạm, rau. Đảm bảo cho trẻ ăn đủ lượng cần thiết kèm theo việc duy trì bú mẹ hoặc cho trẻ uống thêm sữa công thức và sử dụng các chế phẩm từ sữa.

Cho trẻ sơ sinh ăn dặm đúng cách – Ảnh Internet

Khi trẻ biếng ăn do bệnh, trẻ cần nhiều năng lượng hơn lúc bình thường để chống lại các tác nhân gây bệnh và chịu đựng các triệu chứng khó chịu của bệnh. Mẹ cần cho trẻ ăn nhiều bữa, ăn loãng để trẻ dễ hấp thu. Nên cố gắng duy trì các bữa ăn bột, cháo cho trẻ nhưng không ép. Nếu trẻ ăn ít thì bổ sung thêm sữa hoặc những món ăn trẻ thích ngay sau bữa ăn. Không nên chỉ cho trẻ uống sữa trong thời gian trẻ bị ốm. Điều này làm trẻ quen và khi hết bệnh chỉ đòi uống sữa mà không chịu ăn nữa.

4. Sử dụng các biện pháp sổ sung tích cực khác

Làm sao để trẻ sơ sinh tăng cân? Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, cần phải giúp trẻ hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm. Mẹ có thể bổ sung men vi sinh từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng để giúp trẻ làm được điều này.

Men vi sinh là các vi khuẩn có ích đối với cơ thể, thường sống trong ruột và đóng vai trò quan trọng ở đuờng tiêu hóa nhằm biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit amin, men, hocmon và các chất dinh duỡng quan trọng khác. Nó cũng sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S…

Sử dụng các loại mem vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ – Ảnh Internet

Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Ngoài ra, men vi sinh còn cạnh tranh sống với các vi khuẩn gây bệnh, siêu vi, nấm giúp trẻ lấn át được bệnh tật, kích thích hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi lượng vi khuẩn có ích tăng lên, thực phẩm sẽ được tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn, giúp trẻ tăng cân, khỏe mạnh.

Hy vọng, với 4 cách trên mẹ sẽ biết cách làm sao để trẻ sơ sinh tăng cân. Từ đó giúp mẹ có cách chăm sóc và điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt của trẻ giúp trẻ lớn nhanh và khỏe mạnh hơn.

Ngọc Hoài tổng hợp