Top 12 # Làm Sao Để Tăng Cân Cho Trẻ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Kichcauhocvan.net

Làm Sao Để Trẻ Tăng Cân Đều?

Con tôi hiện nay được hơn 1 tháng tuổi. Tháng đầu tiên cháu lên cân chậm (0.5kg). Sang tháng thứ 2 tôi đã cho cháu bú thêm sữa ngoài nhưng kết quả tăng cân vẫn không khả quan mấy. Vậy bác sỹ tư vấn cho tôi về chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé để giúp con tôi tăng cân bình thường.

Trả lời:

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn không gì thay thế được cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cần được cho bú mẹ theo nhu cầu hoàn toàn trong 4 tháng đầu sau sinh không cần ăn hay uống thêm thứ gì khác. Giai đoạn trẻ tròn 4 tháng tuổi bước sang tháng thứ 5 do nhu cầu dinh dưỡng của bé tiếp tục tăng trong khi lượng sữa mẹ đã tăng đến tối đa, cần thiết phải tập cho trẻ ăn dặm thêm ngoài sữa mẹ, nhưng sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng quý giá cần tiếp tục duy trì. Thời gian cho bú nên kéo dài đến khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi.

Bạn lưu ý cách cho bé bú cũng rất quan trọng:

– Mỗi lần bú, mẹ cho bé bú một chút bên bầu vú này rồi một chút bên bầu vú kia.

– Sữa trong bầu vú mẹ không giống nhau, sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú gọi là “sữa đầu”, có nhiều nước làm cho bé đã khát, còn sữa của cuối bữa bú gọi là “sữa cuối”, có chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân.

– Muốn bé tăng cân thì bé phải được bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Mẹ cho bé bú một chút bên này rồi một chút bên kia làm cho bé chỉ nhận được sữa đầu, do đó bé không tăng cân nhiều mặc dù mẹ nhiều sữa.

– Mẹ nên cho bé bú một lần hết một bên, nếu bé còn đói thì hãy cho bú bên kia và lần sau cho bú bên kia trước và cứ thế.

Ngoài ra, muốn bé mau tăng cân nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động – bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau.

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

Làm Sao Để Tăng Cân Hiệu Quả Cho Trẻ Từ 2

Từ 2 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ đặc biệt cần hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng để bù lại những thiếu hụt do việc cai sữa mẹ. Vậy nên, tăng cân cho trẻ trong thời gian này là vấn đề đặc biệt cần lưu ý. Tại sao trẻ 2 – 3 tuổi chậm tăng cân?

Chỉ khi tìm ra được căn nguyên trẻ 2 – 3 tuổi chậm tăng cân thì mẹ mới có thể trả lời được câu hỏi: làm sao để tăng cân hiệu quả cho con mình? Theo các nghiên cứu mới nhất, một số lý do khiến bé chậm tăng cần là:

Trẻ bị sinh non: Vấn đề trẻ bị sinh non không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tại thời điểm trẻ mới minh mà nó còn gây hệ lụy lâu dài về sau này nhất là thời điểm trẻ được 2 – 3 tuổi. Khi sinh non, sức đề kháng yếu, quá trình tăng cân cũng chậm hơn nhiều so với trẻ sinh đủ tháng ngày.

Trẻ chậm tăng cân do rối loạn đường ruột: Trong quá trình chăm sóc, chế biến thức ăn cho trẻ mẹ không đảm bảo độ an toàn thực phẩm nên có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị mắc một số chứng bệnh về đường ruột như: tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, viêm ruột … Các bệnh này ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hóa thức ăn, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể khiến trẻ chậm lớn hơn bình thường.

Trẻ chậm lớn do mắc một số chứng bệnh nhiễm trùng: Nhiễm trùng tai, mũi họng, nhiệt miệng, sâu răng, viêm phổi… khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu. Điều này khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ miệng, khó vận động gây nên tình trạng khó ăn, chán ăn. Lâu ngày hình thành chứng biếng ăn dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, sụt cân, chậm lớn.

Thậm chí, trẻ chậm lớn cũng có thể do tình trạng mọc răng hoặc cai sữa. Khi bắt đầu vào chế độ ăn dặm trẻ không quen thường lười ăn, kén ăn dẫn đến tình trạng cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng và chậm tăng cân.

Các bước giúp trẻ tăng cân hiệu quả

Làm sao để tăng cân hiệu quả cho trẻ từ 2 – 3 tuổi? Mốc 2 – 3 tuổi vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng trung bình của cơ thể bé. Để bé tăng đúng theo quy định của sơ đồ tăng trưởng, mẹ cần quan tâm đến các bước sau:

Bước 1: Tham khảo ý khiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn dinh dưỡng an toàn cho trẻ. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm gây dị ứng, ngộ độc.

Bước 2: Tăng cường các bữa ăn phụ với những món ăn mà trẻ yêu thích. Các mẹ nên cho bé ăn vặt nhiều hơn, ăn thành các bữa nhỏ trong ngày. Sau khoảng 2 giờ lại cung cấp thêm một số món ăn vặt mới cho trẻ như trái cây sấy khô, sinh tố, pho mát, sữa chua và bánh quy giòn ngũ cốc nguyên hạt…

Bước 3: Mẹ không được cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm ăn vặt có chứa hàm lương calo cao. Không nên cho bé ăn quá nhiều bánh kẹo, tránh dẫn đến tình trạng sâu răng, ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống của bé. Thậm chí, ăn quá nhiều các loại thực phẩm này có thể khiến bé bị nghiện.

Bước 4: Tăng cường hấp thu nhiều vitamin thông qua ăn trái cây, uống nước ép trái cây. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải thưởng xuyên cho bé uống nước lọc. Nước lọc có tác dụng thanh lọc cơ thể rất tốt để loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung cho bé uống sữa công thức để hấp thụ thêm chất dinh dưỡng, chống tiêu chảy.

Bước 5: Tăng hàm lượng calo của các loại thực phẩm mà con ăn. Không cần tăng quá nhiều, chỉ cần tăng một chút một. Ngoài ra, nên cho phép trẻ ăn các món tráng miệng lành mạnh như bánh pudding có lượng chất béo thấp, sữa chua hoặc bánh nướng xốp đông lạnh, và bánh được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và đường tối thiểu.

Trẻ Bị Thiếu Cân, Mẹ Phải Làm Sao Để Giúp Trẻ Tăng Cân?

Nuôi con ai cũng mong muốn con luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Con biếng ăn, thiếu cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn,… khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng, phiền lòng. Phải làm sao để giúp trẻ tăng cân? Để giải đáp được câu hỏi này, trước hết bố mẹ hãy đi tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị thiếu cân qua bài viết sau. Trẻ thiếu cân là nỗi lo lắng của không ít ông bố bà mẹ

Nguyên nhân trẻ bị thiếu cân

Trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng bào thai: Đối với những trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng bào thai (trẻ sinh đủ tháng nhưng cân nặng sơ sinh < 2,5kg), việc tăng trưởng cân nặng đều theo từng giai đoạn phát triển rất khó.

Trẻ sinh non rất khó tăng trưởng cân nặng chuẩn, đều đặn như các bé bình thường

Phương pháp nuôi dưỡng sai lầm: Trẻ không được chăm sóc, nuôi dạy đúng phương pháp, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết theo độ tuổi, trẻ không được bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu, ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi),…

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi,…) xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi mắc viêm đường hô hấp, trẻ thường biếng ăn, kém hấp thu, đặc biệt là với các bé phải sử dụng thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Do đó, khi mắc viêm đường hô hấp, trẻ thường sút cân, chậm lớn hơn.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.

Lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày ít hơn so với nhu cầu của trẻ. Hay một số trẻ hiếu động, vận động nhiều cũng sẽ làm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, nếu không được cung cấp thêm calo để bù vào số calo đã mất, trẻ cũng có dễ bị nhẹ cân.

Các bé mắc bệnh tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh (bệnh lý nhiễm sắc thể, dị tật hệ tiêu hóa, hệ thần kinh) hoặc các chứng bệnh kinh niên (suy thận mạn, viêm loét dạ dày, viêm khớp mạn tính,…) cũng thường gầy gò, nhẹ cân.

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị nhẹ cân khác: bé bị nhiễm giun sán, gia đình không có điều kiện,…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhẹ cân

Để đánh giá chính xác trẻ có phát triển bình thường không, có bị nhẹ cân không, bố mẹ cần theo dõi cân nặng của trẻ dựa trên biểu đồ tăng trưởng. Nếu bé tăng cân đều hàng tháng cho thấy bé khỏe mạnh. Ngược lại, nếu bé không tăng cân trong 3 tháng liền hoặc sút cân, đó chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh tật ở trẻ hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong 3 tháng đầu đời: Tăng 1-2kg/ tháng.

Tháng thứ 4-6: Tăng 500-600g/ tháng.

Tháng thứ 7-12: Tăng 300-400g/ tháng.

Bé 1 tuổi thường nặng gấp 3 lần so với cân nặng lúc sinh (khoảng 9-10kg).

Từ 2 đến 10 tuổi: Bé tăng trung bình 2-3kg/ năm.

Với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể tính cân nặng trung bình của trẻ dựa trên công thức: X = 9kg + [2kg x (N-1)].

Trong đó:

X là số cân nặng hiện tại của bé, được tính bằng đơn vị kg.

N là số tuổi của bé, tính theo năm.

Cách chăm sóc giúp trẻ tăng cân đều, đạt chuẩn

Làm sao để giúp trẻ tăng cân? Để giúp trẻ phát triển tốt, tăng cân đều, đạt chuẩn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt là với những trẻ bị thiếu cân, cần có sự phối hợp từ nhiều yếu tố: môi trường, chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt,…

Về chế độ dinh dưỡng:

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Với trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý cho bé bú đúng cách. Nên cho bé bú hết một bên bầu vú mẹ, nếu bé còn đói mới cho bé bú tiếp bên còn lại và lần tiếp theo đổi ngược lại để tận dụng được lượng “sữa cuối”, tránh việc cho bé bú mỗi bên một chút. Sữa cuối chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân, phát triển tốt hơn.

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách. Khi trẻ hết bú mẹ, có thể cho trẻ uống bổ sung sữa công thức phù hợp.

Với các bé lười ăn, kén ăn, mẹ cần kiên trì. Nên chia khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa một lượng ít vừa phải.

Đa dạng thực đơn, đa dạng thực phẩm, cách chế biến cũng như cách trang trí đồ ăn để món ăn trông bắt mắt hơn, hấp dẫn hơn đồng thời giúp kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ bằng các bữa phụ như trái cây, sữa chua, sữa, sinh tố,… Tuy nhiên, nên cho trẻ ăn bữa phụ sau bữa chính khoảng 2 tiếng để trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất vừa tránh gây hiện tượng “no giả”, khiến trẻ chán ăn vào bữa chính.

Hơn nữa, với sự kết hợp của hàng loạt các chất cần thiết như axit amin, vitamin và khoáng chất, NutriBaby mang đến tác dụng vượt trội trong việc nâng cao thể trạng cho trẻ: Hỗ trợ hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp phòng ngừa mắc các bệnh nhiễm khuẩn theo mùa như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, sốt cao, rối loạn tiêu hóa,… đặc biệt là đối với các bé có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch, hay ốm vặt, đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh.

Do đó, với sự đồng hành của “người bạn” NutriBaby, không những giúp mẹ vơi đi nỗi lo trẻ bị nhẹ cân mà còn giúp mẹ yên tâm hơn về sức khỏe của trẻ mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường, chuyển mùa, không còn phải “đứng ngồi không yên” mỗi khi con lên lớp, chuẩn bị cho con nền tảng sức khỏe tốt nhất trong những năm đầu đời để con thỏa sức vui chơi, sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh.

Cốm vi sinh NutriBaby giúp bé ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

Cách chăm sóc trẻ:

Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ để tránh các bệnh truyền nhiễm hoặc giun sán: Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi bữa ăn. Cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, gọn gàng cho trẻ. Không để trẻ có thói quen mút tay, ngậm tay.

Môi trường sống của trẻ cần đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ và trong lành. Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, khí độc hại,…

Dụng cụ chế biến và chứa đựng đồ ăn của trẻ phải luôn được rửa sạch, khô ráo.

Bảo đảm chế độ ăn – ngủ – vui chơi hợp lý, khoa học, đúng giờ giấc tạo cho trẻ thói quen. Cho trẻ ngủ đủ giấc, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, nếu giấc ngủ ban đêm của trẻ bị rối loạn sẽ khiến trẻ chậm lớn.

Tránh cho trẻ dùng điện thoại, xem tivi trong bữa ăn. Trẻ ăn không tập trung dễ gây nên các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Vào bữa ăn, nên cho trẻ ngồi vào bàn ăn, tránh dùng điện thoại, xem tivi

Nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, các hoạt động thể chất như đá bóng, nhảy dây hay các trò chơi vận động nhẹ nhàng, không chỉ tốt cho các cơ, xương khớp mà còn giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Khi nghi ngờ bé bị thiếu cân, bố mẹ nên gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn đầy đủ, chính xác tình trạng sức khỏe của bé.

Trẻ Không Tăng Cân Phải Làm Sao ?

by Mẹ Bông307 Views

Cân nặng phản ánh chính xác sự phát triển của một em bé. Không tăng cân hoặc chậm tăng cân có thể là một vấn đề y tế cần được điều trị nhưng cũng có thể chỉ là một giai đoạn bình thường mà hầu hết mọi đứa trẻ đều trải qua.

Hãy nhớ rằng, con của bạn là một cá thể hoàn toàn khác biệt. Nếu bé chỉ xuất hiện một chút sai khác không đáng kể so với những em bé khác, điều đó vẫn hoàn toàn bình thường.

Đối với trẻ sơ sinh, những tháng đầu tiên trong cuộc sống là thời điểm mà cân nặng tăng nhanh nhất, sau đó trọng lượng tăng trưởng chậm lại thậm chí là ngừng tăng cân hoàn toàn. Một số em bé ( hay ốm vặt ) thậm chí có thể bị sụt cân mặc dù số cân nặng mất đi thường không đáng kể.

Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng về cân nặng của trẻ, hãy tìm tới sự tư vấn của các bác sĩ. Họ sẽ phát hiện bất cứ điều gì bất thường ở em bé và hướng dẫn bạn hoàn thiện một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho mục đích tăng cân.

Dấu hiệu cân nặng cho thấy vấn đề về sức khỏe

Cân nặng của bé rớt xuống dưới vạch trung bình trong biểu đồ tăng trưởng.

Cân nặng chỉ bằng 80% cân nặng tiêu chuẩn khi so với chiều cao. Lấy ví dụ: Con bạn 9 tháng tuổi, nếu bé cao 75 cm thì cân nặng lý tưởng vào khoảng 9 kg. Nếu thực tế bé chỉ nặng dưới 7,2 kg ( dưới 80% của 9 kg ) thì có nghĩa là sự phát triển của bé đang ở mức không bình thường.

Bé bị giảm cân đột ngột, sụt cân quá nhanh cũng là vấn đề đáng lo ngại và cần được chuẩn đoán càng sớm càng tốt.

Trẻ không tăng cân phải làm sao ?

Dinh dưỡng hợp lý – đặc biệt là trong 3 năm đầu là cực kỳ quan trọng, nó quyết định nền tảng sức khỏe của em bé trong tương lai.

Nếu con của bạn không tăng cân trong một khoảng thời gian nhất định, điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Nhưng nó không phải là tất cả.

Con của bạn có thể ngừng tăng cân do các vấn đề khác xảy ra trong cơ thể.

Cách tốt nhất là đưa bé đi thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng. Họ sẽ dùng các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi lượng calo cần cho bé trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó mới đưa ra những chuẩn đoán chính xác được.

Thật không may, không có những biện pháp tại nhà để cha mẹ tự xác định những nguyên nhân y tế khiến trẻ ngừng tăng cân.

Trẻ không tăng cân có thể bắt nguồn bởi những nguyên nhân cực kỳ đơn giản ( như chế độ dinh dưỡng kém, lười ăn, bỏ bú…) nhưng đôi khi lại cực kỳ phức tạp và yêu cầu một lộ trình điều trị dai dẳng.