Top 4 # Làm Sao Để Bé Sơ Sinh Ngủ Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Kichcauhocvan.net

Làm Sao Để Bé Sơ Sinh Ngủ Ngon Giấc?

Con em sau khi sinh khóc liên tục. Đêm nào cũng khóc đến 3h sáng mới ngủ. Em thay tã liên tục, cho uống sữa nhưng có vẻ bé vẫn cứ đòi bú hoài. Cho bú thì nôn trớ. Em đi khám thì bác sĩ bảo bình thường và cho thuốc rối loạn tiêu hóa để bé uống. Hàng ngày em vẫn cho bé đi tắm nắng nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.

Mong bác sĩ tư vấn.

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Các giai đoạn của một giấc ngủ

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ:

Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement : cử động mắt nhanh) Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớnvà người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn.

Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh): Có 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.

Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”.

Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động.

Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động

[/list]Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

Trẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào?

Trẻ sơ sinh cũng có nhiều kiểu tỉnh giấc khác nhau. Nếu trẻ sơ sinh thức giấc vào cuối của chu kỳ ngủ thì trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn tỉnh giấc yên lặng. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi trường xung quanh. Trong giai đoạn tỉnh giấc yên lặng, trẻ có thể nhìn mọi vật hay nhìn chăm chú vào một vật và đáp ứng với âm thanh và động chạm. Giai đoạn này thường sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động. Trong giai đoạn này, trẻ cũng chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh nhưng có cử động. Sau giai đoạn này là giai đoạn khóc. Bé cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn. Bé có thể bị tăng kích thích trong giai đoạn khóc này. Bạn phải làm bé dịu đi bằng cách ôm bé sát vào người hay quấn bé trong một cái khăn/mền.Tốt nhất là bạn cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể quá “cáu” (quá khó chịu) nên không chịu bú. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu cuối cùng của đói bụng, sau khi bé đã làm một số dấu hiệu như tìm vú, đưa tay vào miệng…

Tập thói quen ngủ ngoan cho bé

Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon

Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ

Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.

Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường.

Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm

Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.Ban ngày, khi bé còn thức:

– Chơi với bé càng nhiều càng tốt. – Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày. – Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày. – Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt… – Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Ban đêm: – Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm. – Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều. Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.

Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” đối với bạn. Bạn có thể bế bé đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt bé xuống chứ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt bé xuống giường.

Bé sơ sinh giống như tờ giấy trắng, bé sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian có thể dạy bé thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ của bé không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân bé mà còn quan trọng với mẹ. Nếu bé quấy đêm nhiều quá thì bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Hãy khôn ngoan lựa chọn cách dỗ bé ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.

Theo: https://www.cih.com.vn/forum/phong-mach-online/657-la-m-sao-a-ba-s-sinh-nga-ngon-gia-c.html

Làm Sao Để Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon? 3

Trẻ sơ sinh ngủ ngonvà đủ giấc sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần của bé. Do đó, đảm bảo giấc ngủ cho trẻ sơ sinh là một yêu cầu cần thiết và quan trọng đối với các bà mẹ. Vậy làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Đó chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều mẹ đang thắc mắc. Bài viết này sẽ là câu trả lời mà Lily & WeCare dành cho bạn.

1. Tạo không gian ngủ phù hợp cho bé

Nguyên tắc vàng để trẻ sơ sinh ngủ ngon là tạo cho bé một không gian lý tưởng, có thể là yên tĩnh, nhưng cũng có thể là có âm thanh du dương và ánh sáng dịu nhẹ. Bé sẽ tự làm dịu và ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trẻ sẽ bắt đầu giấc ngủ một cách ít căng thẳng nhất và dễ dàng quay lại giấc ngủ vào ngày hôm sau. Như vậy, bạn cũng có thể ngủ ngon cùng với bé của mình. Cách giúp trẻ nhận thức được đã đến giờ đi ngủ là làm vệ sinh sạch sẽ cho bé, mát xa, cho bé uống sữa và hát ru hoặc đọc truyện cho bé. Các hoạt động này sẽ lặp lại mỗi tối và trở thành thói quen, mẹ chỉ cần đặt bé lên giường, vỗ nhẹ lên người bé là bé sẽ đi vào giấc ngủ.

Không gian là yếu tố quan trọng với giấc ngủ của bé.

2. Nhận biết dấu hiệu buồn ngủ của bé

Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh, bé sẽ không thể thức liên tục trong khoảng thời gian 2 tiếng đồng hồ. Nếu bạn để bé thức lâu hơn, sẽ làm cho bé trở nên mệt mỏi và khó ngủ. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu cho thấy bé đang buồn ngủ như “ngáp”, “chớp mắt liên tục”, “lim dim”, “kéo tay”…Khi thấy những dấu hiệu này, bạn hãy đặt bé của mình lên giường hay vào nôi để bé ngủ.

3. Chọn cho bé tư thế ngủ tốt nhất

Tư thế ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Một tư thế ngủ đúng sẽ giúp cho trẻ sơ sinh ngủ ngon. Vậy bé nên nằm như thế nào để có thể ngủ ngon hơn. Tư thế ngủ an toàn nhất cho bé chính là “nằm ngửa”. Bạn có thể đặt bé nằm ngửa trên tấm nệm vừa vặn, vững chắc trong một chiếc cũi. Nếu bạn cho bé ngủ trên giường thì nên tránh những bề mặt mềm hoặc những vật chung quanh có thể phủ lên người bé. Nếu vợ chồng bạn ngủ chung giường với con, không nên hút thuốc hoặc dùng các chất kích thích như rượu bia, vì điều này có thể làm tăng khả năng thức tỉnh của bé. Bên cạnh đó, bạn không nên ủ bé ngủ ở những bề mặt mềm như sofa, nệm nước, nệm mềm… Khi ngủ nên đắp cho bé một chiếc chăn mỏng và đắp cao đến ngực trẻ.

4. Hãy đảm bảo bé không bị đói trong lúc ngủ

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh chỉ thực sự sâu và không gián đoạn nếu bé được ăn no. Dạ dày của bé rất nhỏ nên mỗi lần bú bé chỉ bú được một ít. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là cứ vài tiếng đồng hồ, bé sẽ tự thức dậy để bú (có thể là 3-4 tiếng 1 lần). Do vậy, bạn không cần đánh thức bé để bú trừ khi có bác sỹ đề nghị. Tuy nhiên cũng không nên để bé ngủ quá lâu, có thể khiến bé chậm phát triển. Bạn hãy đánh thức bé dậy nếu bé đã ngủ quá 4 tiếng/lần ngủ.

5. Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm

Nếu muốn trẻ sơ sinh ngủ ngon, bạn hãy giúp trẻ phân biệt giữa ngày và đêm. Bởi khi mới sinh, bé vẫn quen với hoạt động ở trong bụng mẹ, không thể phân biệt được ngày và đêm nên sẽ ngủ nhiều vào ban ngày và ngủ ít vào ban đêm. Cha mẹ cần đánh thức bé dậy nếu thấy bé đã ngủ đủ giấc vào ban ngày, nhất là đối với những bé thường ngủ vào chiều muộn, không nên để bé ngủ kéo dài từ 3-4 tiếng vào ban ngày. Nếu bé ngủ trưa quá dài thì tối đến, bé sẽ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, thức khuya. Đồng thời, hãy để bé ngủ ở những nơi sáng đèn để hạn chế thời lượng ngủ ban ngày của bé, điều này sẽ bé có giấc ngủ ngon hơn vào buổi đêm. Dần dần sẽ hình thành thói quen ngủ ít vào ban ngày và ngủ nhiều vào ban đêm của bé.

6. Tìm hiểu nguyên nhân khi bé ngủ không ngon

Nếu bạn nhận thấy bé ngủ không ngon hoặc ngủ ít, hãy chú ý theo dõi trẻ có xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường về sức khoẻ khác như sốt phát ban, nôn trớ nhiều, khó thở khò khè,… hay không để đưa ra được cách giải quyết hợp lý nhất, giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon. Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu bé xuất hiện các triệu chứng sức khoẻ xấu.

Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ Do Đâu? Mẹ Cần Làm Gì Để Bé Ngủ Ngon Hơn?

Trẻ sơ sinh khó ngủ, tỉnh giấc liên tục khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của bé mà còn khiến mẹ mệt mỏi, stress. Tìm hiểu sớm nguyên nhân giúp cha mẹ có được phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, giúp con ngủ ngon và khỏe mạnh.

Bé sơ sinh khó ngủ và dấu hiệu nhận biết

Thời gian đầu khi vừa mới được sinh ra, trẻ sơ sinh dành hầu hết thời gian để ngủ. Thông thường mỗi ngày trẻ sẽ ngủ khoảng 16 tiếng được chia đều cả ngày lẫn đêm. Đại đa số giấc ngủ của trẻ sơ sinh đều giống nhau:

Giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi: Trẻ ngủ khoảng 12 – 18 giờ mỗi ngày, sau 6 tuần sẽ vào nếp ngủ.

Giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi: Nếp ngủ của trẻ sẽ do thói quen mẹ tạo ra, chu kỳ, giờ giấc ngủ ngày và đêm sẽ dần theo quy luật nhất định. Mỗi ngày trẻ sẽ ngủ khoảng từ 9 – 10 tiếng.

Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể sớm nhận biết qua những biểu hiện như:

Trẻ sơ sinh khó đi vào giấc ngủ mặc dù trước đó đã quấy khóc gắt ngủ

Trẻ sơ sinh khó ngủ và hay giật mình, tỉnh dậy khó ngủ được tiếp

Giấc ngủ của trẻ rất ngắn, chỉ từ 5 – 15 phút

Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ, mất ngủ, tỉnh giấc quấy khóc. Kết quả thống kê những nguyên nhân khiến bé khó ngủ bao gồm:

Trẻ quá đói hoặc quá no: Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ vì vậy không chứa được nhiều sữa mẹ. Chính điều này mà bé nhanh no và cũng nhanh đói. Khi trẻ đói, trẻ sẽ bứt rứt, quấy khóc đòi bú mẹ để tăng thêm năng lượng cần thiết cho cơ thể. Còn khi bé bú quá no sẽ khiến bụng đầy, khó ngủ, giấc ngủ ngắn, trẻ dễ bị nôn trớ và khó chìm vào giấc ngủ.

Cơ thể bé thiếu hụt dinh dưỡng: Canxi và kẽm là 2 dưỡng chất giúp duy trì giấc ngủ sâu, ngon giấc của trẻ sơ sinh. Khi thiếu 2 chất này trẻ thường khó ngủ, ngủ hay bị giật mình kèm theo triệu chứng còi xương, rụng tóc, chậm mọc răng. Cha mẹ cần chú ý để bổ sung dưỡng chất kịp thời cho con.

Tã bỉm ẩm ướt: Tã bỉm, chăn ga bị ẩm do trẻ tè dầm, vương đồ ăn được xác định là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ.

Ban ngày bé ngủ ít: Nhiều bé ban ngày không ngủ đủ giấc, vào ban đêm sẽ hay vặn mình, gắt gỏng, quấy khóc và không chịu ngủ.

Do tiếng ồn, ánh sáng: Vào ban đêm bé cần có không gian yên tính để ngủ. Không gian nhiều tiếng ồn, đèn điện quá sáng sẽ khiến trẻ bị giật mình, khó ngủ, quấy khóc.

Nhiệt độ phòng: Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh tác động tiêu cực tới giấc ngủ của trẻ, trẻ thường hay vặn mình, giật mình, vã mồ hôi.

Trẻ mắc bệnh: Trẻ sơ sinh khó ngủ đêm có thể do trẻ bị mắc một số bệnh lý về đường hô hấp như: cảm cúm, sổ mũi, viêm họng,… Bệnh sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, khó đi vào giấc ngủ và quấy khóc cả đêm.

Bé ngủ một mình: Một số cha mẹ có thói quen tách trẻ ngủ riêng trong cũi để rèn tính tự lập cho con. Tuy nhiên đây cũng có thể là nguyên nhân khiến con trẻ khó ngủ do bé cảm thấy không an toàn. Trường hợp này bé có thể mất ngủ, khó ngủ và khóc nhiều vào thời gian đầu.

Bé sơ sinh khó ngủ do gặp ác mộng: Gặp ác mộng, mơ ngủ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ, mất ngủ. Trẻ thường giật mình tỉnh dậy, khóc thét và khó ngủ lại.

Trẻ sơ sinh khó ngủ ngủ không sâu giấc có đáng lo ngại?

Trẻ sơ sinh khó ngủ, mất ngủ, ngủ ít khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Bởi lẽ giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ mà còn gây ra những phiền toái với người xung quanh.

Khi trẻ bị khó ngủ sẽ ảnh hưởng tới nhịp sinh học cũng như sự phát triển toàn diện của bé. Trẻ thiếu ngủ sẽ khiến trí não không được nghỉ ngơi, kém tập trung, thiếu minh mẫn.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khung giờ từ 22h – 0h là thời gian hormone tăng trưởng chiều cao được sản xuất nhiều nhất. Vì thế nếu bỏ lỡ khoảng thời gian vàng này là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển, chiều cao hạn chế khi trưởng thành so với bạn bè.

Không chỉ vậy, bé khó ngủ quấy khóc còn ảnh hưởng tới mẹ. Mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng thậm chí có người phải đối mặt với chứng trầm cảm sau sinh.

Chính vì vậy, khi thấy trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, thường xuyên giật mình tỉnh giấc nửa đêm, mẹ cần nhanh chóng cho trẻ đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân, điều trị sớm.

Vậy trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao để con ngủ ngon hơn?

Thiết lập thời gian biểu riêng về hoạt động ăn, ngủ

Cố gắng để ý về thời gian ngủ sâu giấc của con: vào thời điểm nào, vì sao con ngủ sâu,…

Tạo môi trường ngủ lý tưởng cho con trẻ: Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng, không có tiếng ồn,…

Thường xuyên chú ý tới sức khỏe của con, khi thấy bé mất ngủ cần kiểm tra xem con có mắc bệnh gì không? Nếu có, cần tham khảo và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Tập thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ, không nhất thiết phải đợi tới khi trẻ buồn ngủ mới ru trẻ ngủ.

Một vài động tác mát xa nhẹ nhàng vào lưng, ngón tay, ngón chân sẽ giúp bé thư giãn, ngủ sâu giấc hơn.

Không nên cho trẻ bú quá no vào đêm, nhưng cũng cần chú ý không được để trẻ quá đói.

Chú ý tới tã bỉm để thay khi cần, giữ cho bé luôn sạch sẽ, khô thoáng.

Mẹ nên tìm hiểu bổ sung thực phẩm cần thiết giúp dòng sữa mẹ đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.

Hạn chế việc sử dụng võng, nôi khi cho trẻ ngủ. Điều này giúp trẻ không bị phụ thuộc vào chúng

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho con, nên mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.

Cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG tùy tiện sử dụng thuốc kích thích thần kinh, thuốc gây ngủ cho trẻ.

Khi trẻ ngủ ít, khó đi vào giấc ngủ, cha mẹ cần chủ động tìm nguyên nhân và lựa chọn phương pháp khắc phục. Từ đó giúp con ngủ ngon hơn, an giấc hơn, đảm bảo quá trình phát triển bình thường. Một số phương pháp cha mẹ có thể áp dụng khi bé sơ sinh bị mất ngủ bao gồm:

Làm Sao Để Bé Ngủ Thật Ngon

2. Cố định thanh chắn nôi cho đến khi bé được 2 tuổi.

Kiểm tra các thanh chắn ở nôi có khoảng cách nhỏ hơn 6 cm để đầu của bé không thể chui lọt giữa các thanh chắn này.

3. Chọn khung giường là các thanh gỗ.

Điều này sẽ làm giảm bụi vi sinh vật (còn gọi là ve bụi, bọ bụi) và nguy cơ bị dị ứng đường hô hấp.

(Bụi vi sinh vật hay có khi còn gọi là bụi nhà là những loại mạt – mò, chúng sống trong nhà, đặc biệt là trên da người và vật cưng nuôi trong nhà, sau đó chúng vung vãi đi khắp nơi. Bụi mạt – mò có thể tìm thấy ở đồ dùng chăn, gối, nệm, thảm trải… nơi mà nhiệt độ ấm, độ ẩm cao; ngược lại ở nơi nhiệt độ khô hanh rất khó kiếm thấy chúng.)

4. Trong một vài tuần đầu có thể bạn sẽ thấy khá căng thẳng với ý tưởng để bé ngủ một mình. Nếu muốn, bạn có thể cho bé ngủ trong giỏ chuyên dụng cho bé hoặc trong nôi ngay bên sát giường bạn. Khuyến cáo bạn nên cho bé ngủ chung phòng với bạn trong 6 tháng đầu đời của bé.

5. Tấm nệm cho bé phải vững chắc và vừa khít với khung giường một cách hoàn mỹ. Tấm nệm quá nhỏ sẽ để lại những khoảng trống mà bé có thể ngã hoặc mắc kẹt vào đó. MarryBaby cũng muốn nhắc nhở thêm là bạn không bao giờ nên dùng các tấm nệm cũ đã qua sử dụng cho bé.

6. Không đặt gối, chăn hoặc thanh chống va vào nôi của bé! Các bé rất dễ bị ngạt thở trong gối hoặc bị đè giữa mớ chăn gối và không thể thoát ra. Chưa kể còn tạo nguy cơ bé bị hầm.

7. Cố định các tấm đệm trên các thanh chắn trên nôi của bé để đem đến sự thoải mái cho thiên thần của bạn (một số thiên thần nhỏ cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ tiếp xúc với thứ gì đó). Tuy vậy bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh giặt rửa các tấm đệm này vì các bé có xu hướng đổ mồ hôi vùng đầu rất nhiều.

8. Điều chỉnh “các trang bị ngủ” theo sự phát triển của bé. Khi bé còn rất nhỏ và không di chuyển nhiều, một chiếc giỏ là lý tưởng (cho 2 tháng đầu đời). Nó sẽ che chắn tốt cho bé và giúp bạn có thể dịch chuyển bé dễ dàng mà không làm bé tỉnh giấc. Bạn có thể sử dụng chăn quấn bé trong suốt 3 tháng đầu đời, đây là một lựa chọn tốt vì nó sẽ giúp bé có cảm giác như đang trong tử cung và chiếc chăn còn tạo chút áp lực lên bụng bé tạo hiệu quả thư giãn. Một chiếc túi ngủ cho bé cũng là giải pháp lý tưởng vì nó che chắn cho bé khi cần mà không gây bất kỳ rủi ro nào.

Thông tin hữu ích

Máy hút sữa đôi Medela Swing Maxi: Giá: 4.600.000 VND

Swing maxi là dòng sản phẩm hút sữa nhỏ gọn và tiện lợi dành cho mẹ. Xứng đáng là sự lựa chọn số 1 cho mẹ trong mùa hè này, chếmatxa rất êm ái, tiếng kêu nhẹ nhàng. Chế độ mat xa giúp bài tiết sữa của người mẹ giúp sữa về nhanh hơn và rút ngắn tối đa thời gian hút sữa.

Thông tin liên hệ

Công ty Gấu Trúc Đỏ

Địa chỉ : 428 Điện Biên Phủ – P11- Q10 – chúng tôi