Top 8 # Làm Sao Cho Bé Hết Ngạt Mũi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Kichcauhocvan.net

Mẹo Hay Trị Ngạt Mũi Cho Bé

Có thể bỏ thêm một chút muối trắng vào chậu nước hoặc đun nước nóng với một số loại thảo dược như kinh giới, bạc hà, lá bưởi,… cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, cần chú ý nhiệt độ nước và nồng độ, tránh để nước quá nóng hoặc quá đậm đặc có thể khiến bé khó chịu hơn.

Trị ngạt mũi cho bé bằng nước muối

Đây là phương pháp phổ biến và khá an toàn để chữa ngạt mũi cho bé. Phụ huynh có thể mua nước muối sinh lý, nước muối biển tại các hiệu thuốc hoặc tự pha tại nhà. Nếu tự pha, hòa tan nửa thìa cà phê muối với khoảng ¼ lít nước để nước muối có nồng độ tương đương nước muối sinh lý bình thường. Sau đó, rửa mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối vào từng bên mũi, dặn bé hít nhẹ rồi xì ra, cũng từng bên một. Trước khi nhỏ mũi vào bên còn lại, hãy lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Uống nhiều nước cũng là một mẹo hay trị ngạt mũi cho bé

Những loại hoa quả này ngoài bổ sung nước còn tăng cường vitamin C, giúp nâng cao sức đề kháng cho bé.

Kê gối cao và day cánh mũi khi bé ngủ cũng làm giảm ngạt mũi

Ban đêm, mũi thường tiết ra nhiều dịch hơn, cùng với việc bé nằm đầu thấp khiến dịch mũi không chảy được xuống phía dưới, bị ứ lại, gây ra ngạt mũi nặng nề hơn. Để làm giảm sự khó chịu này, mẹ có thể kê thêm một gối khi bé nằm, chú ý kê cả phần lưng và vai để thân mình tạo một góc so với mặt giường, tránh việc chỉ kê đầu cao khiến trẻ bị đau mỏi cổ, vai khi thức dậy. Cùng với đó, có thể dùng mu 2 bàn tay day day cánh mũi cho bé để bé dễ chịu hơn, đi vào giấc ngủ nhanh và ngủ ngon hơn.

Những điều không nên làm khi bé bị ngạt mũi

Không nên lạm dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh bởi trong trường hợp bé bị cảm lạnh do virus có tác dụng trong các trường hợp cảm lạnh do virus thông thường nên sử dụng kháng sinh không phải cách hay, trong khi việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc ở trẻ.

Một điều nữa cũng nên tránh đó là dùng miệng hút mũi cho bé. Nhiều bà mẹ đã dùng cách này khi bé không tự xì mũi được mà không có dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên điều này có thể mang thêm mầm bệnh cho bé. Mẹ có thể sẽ mang mầm bệnh từ mũi bên này sang mũi bên kia của trẻ, hoặc lây cho trẻ những vi khuẩn đang có trong miệng của mẹ, như vậy lại khiến cho tình trạng của bé nặng thêm. Khi thấy bé có các biểu hiện nặng lên như sốt, khó thở thì cha mẹ cần đưa tới bệnh viện để kiểm tra.

Ngạt Mũi, Chảy Mũi Liên Tục Do Viêm Xoang: Làm Sao Cho Hết?

Một trong những triệu chứng khiến người bệnh viêm mũi xoang cảm thấy khó chịu là tình trạng chảy dịch mũi trước hay xuống họng kèm ngạt tắc mũi. Tình trạng này nếu không được giải quyết kịp thời, trước tiên sẽ làm giảm chất lượng sống, nặng hơn có thể gây nhiều biến chứng khó lường.

Khổ sở vì ngạt mũi, chảy dịch mũi suốt ngày

Hệ thống mũi xoang được xem là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể tiếp xúc với không khí và chịu nhiều tác động từ yếu tố môi trường bên ngoài. Bệnh viêm mũi xoang thường có những biểu hiện như sổ mũi, ngạt mũi, điếc mũi, đau nhức vùng mặt, mũi chảy dịch khiến không ít người bệnh khổ sở.

Chị Hà Bích Lan (Tây Hồ, Hà Nội) tâm sự: “Thật ra cũng không biết chính xác mình bị viêm mũi xoang từ lúc nào nhưng chắc phải trên 5 năm rồi. Mấy năm trước có vẻ nhẹ hơn nhưng khoảng 1 năm đổ lại đây thấy dịch mũi chảy nhiều, ngạt thường xuyên khiến tôi mất ngủ. Để ý thấy dịch có màu xanh, đặc lại có mùi hôi, dùng thuốc vào ngày đỡ nhưng sau đâu lại vào đó. Một lần đi khám vì thấy viêm họng lâu quá không khỏi thì bác sĩ bảo là do dịch chảy từ mũi xoang xuống gây viêm. Đúng là viêm xoang đâu chỉ khó chịu ở mỗi mũi…”

Cũng chung nỗi khổ viêm xoang như chị Lan, anh Vũ Văn Kiên (28 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Đúng là không gì khó chịu như viêm mũi xoang. 2 mũi của tôi bị ngạt nặng và nhiều lúc phải thở bằng miệng. Ngạt mũi thôi đã đành tôi còn bị chảy dịch mũi nhiều, đau dọc sống mũi lên trán. Đi làm cứ hắt hơi, sổ mũi suốt ngày thấy tôi cũng ngại với mọi người. Có những hôm đến chỗ làm rồi nhưng vẫn đành xin về nghỉ để không ảnh hưởng đến công việc của mọi người”.

Không chỉ giảm chất lượng sống, viêm mũi xoang còn có thể gây nhiều biến chứng khó lường

Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Dương Văn Tiến, Trưởng Phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, viêm mũi xoang là bệnh lý chiếm tỷ lệ khá cao trong thành thị, khoảng 30 – 40%. “Thực tế việc hiểu biết cũng như tuân thủ điều trị viêm mũi xoang của người dân chưa thực sự cao. Tình trạng ngạt mũi, chảy mũi, đau đầu người ta cho rằng đó là chuyện binh thường xảy ra hàng ngày, gần như không thăm khám và chỉ khi nào người bệnh không thể chịu nổi mới đến gặp bác sĩ”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Tiến, viêm mũi xoang không đơn thuần gây những khó chịu ở mũi, điều trị bệnh không đến nơi đến chốn có thể gây những biến chứng khó lường, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Một số biến chứng viêm mũi xoang bạn không nên chủ quan là:

Biến chứng viêm họng mạn tính: người bệnh đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục chảy từ xong xuống họng

Viêm phế quản mạn tính: người bệnh thường ho, khạc đờm đôi khi có máu, thường sốt nhẹ và ăn kém ngon

Viêm màng não, áp xe não là những biến chứng nội sọ nguy hiểm, tuy ít gặp nhưng có thể đe dọa cả mạng sống người bệnh…

“Trị đúng phương pháp mới khỏi được bệnh”

Theo chia sẻ của bác sĩ Tiến: “Để đảm bảo điều trị viêm mũi xoang đạt hiệu quả, người bệnh phải áp dụng đúng chỉ dẫn điều trị. Đơn giản như người bệnh viêm xoang bị mất ngửi, chảy dịch mũi do polyp lớn, lệch vách ngăn mũi thì cần phải cân nhắc đến chuyện phẫu thuật nội soi cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn mũi chứ không thể áp dụng các mẹo chữa chưa được kiểm chứng như đặt tỏi vào hốc mũi…”

Như trường hợp của chị Lan hay anh Kiên ở trên, sau khi đến khám tại Bệnh viện Thu Cúc, thực hiện phẫu thuật nội soi mũi xoang theo chỉ định đều cho kết quả điều trị tốt.

“Theo tôi đúng là áp dụng phương pháp đông tây gì thì áp dụng nhưng cái quan trọng nhất là có bệnh phải đi khám và nghe theo lời khuyên điều trị của bác sĩ. Như tôi dùng bao nhiêu thuốc gia truyền mà người bạn thân giới thiệu cũng chẳng đỡ, mũi vẫn tắc ngạt và chảy dịch mà sau phẫu thuật thì lại hết hẳn. Không còn khó chịu do viêm mũi xoang, cuộc sống thấy nhẹ nhàng hẳn”, chị Lan vui vẻ chia sẻ.

“Mà trước đó nghĩ phẫu thuật sợ lắm cơ nhưng thực tế đâu có vậy. Bác sĩ bảo ca phẫu thuật của tôi kéo dài gần 2 tiếng và chảy máu rất ít. Trong 4 ngày ở viện, bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc tận tình lắm, sáng nào cũng kiểm tra, thay thuốc đều đặn cho tôi…”, chị Lan nói thêm.

Tổng Hợp Các Cách Giúp Trẻ Mau Hết Sổ Mũi, Ngạt Mũi

Chườm nước nóng lên tai cho bé

Chườm nước nóng lên tai giúp bé mau hết sổ mũi, ngạt mũi

Các mẹ chú ý, trong cách này các mẹ chuẩn bị trước khi đi ngủ, lấy một tấm khăn được thấm bằng nước nóng đặt ở hai tai của bé trong vòng từ 10 – 15 phút, sẽ giúp cho bé giảm ngạt mũi. Tai là một trong những bộ phận rất quan trọng của bé, vì chúng tập trung nhiều dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

Vệ sinh cho bé bằng nước muối sinh lý

Các mẹ có thể mua dung dịch nước muối bên ngoài để nhỏ cho bé hoặc pha muối sạch loãng và vệ sinh hàng ngày cho bé.

Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết. Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải hút sạch nước mũi mới nhỏ, kg thì sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng kg nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.

Thoa dầu lòng bàn chân cho bé

Khi bé có hiện tượng sổ mũi, ngạt mũi hoặc sốt nhẹ, mẹ có thể giúp bé xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho bé. Sau đó day day lòng bàn chân chừng 1 đến 2 phút, sau đó đeo tất chân vào cho bé để giữ ấm ở bàn chân cho bé. Cách này rất có tác dụng cho các bé, giúp bé nhanh chóng ngạt mũi.

Cho bé ngủ khi được kê gối cao

Các mẹ cần chú ý khi bé bị ngạt mũi , hãy kê gối cao hơn bình thường một chút, sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ kê hẳn 1 phần vai của bé lên gối cho bé không bị mỏi cổ hoặc tránh bị lệch lạc vai bé ảnh hưởng đến sau này.

Cho bé uống nước chanh hòa mật ong (Cách này chỉ nên áp dụng với các bé trên 1 tuổi)

Cách thực hiện: Uống chanh hòa mật ong: Đầu tiên mẹ lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Sau đó khuấy đều và cho bé uống mỗi ngày 3 cốc.

Hỗn hợp nước chanh + mật ong giúp bé giảm sốt và ngạt mũi

Mật ong có tác dụng kháng viêm, tăng sức đề kháng và giúp bé nhanh chóng loại bỏ tắc mũi cũng như chống ho hiệu quả.

Mẹ massage mũi cho bé

Massage mũi cho bé đây là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi ngạt mũi mà nhiều mẹ không biết.

Nếu trẻ bị ngạt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, dùng đầu ngón trỏ day đi day lại vài phút, ngày 3 -4 lần, sẽ thấy hiệu quả. Sau đó mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp bé dễ thở hơn và giúp bé ngủ sâu giấc hơn.

Cho bé uống nước lá húng quế

Đây cũng là một trong những cách chữa bệnh ngạt mũi bằng các phương pháp dân gian khá hiệu quả. Đầu tiên, mẹ lấy 10 lá húng quế, giã nhỏ ra, cho nước sôi vào, chắt lấy nước, sau đó cho bé uống ngày 2-3 lần như vậy sẽ giúp bé giảm sổ mũi nhanh và giúp bé ngủ ngon.

Xông hơi mũi cho bé

Phương pháp xông hơi cho bé có tác dụng giúp bé dễ thở và khắc phục ngạt mũi cho bé. Một trong những phương xông hơi khá hiệu quả mà các mẹ thường áp dụng cho các bé như xông hơi trong phòng tắm chẳng hạn. Khi bé tiếp xúc với hơi nước có tác dụng làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở hơn. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.

Mùa Hè Bé Hay Bị Ngạt Mũi Xử Lý Như Thế Nào?

– Viêm mũi dị ứng: Ngạt mũi, sổ mũi cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ngạt mũi thì trẻ còn bị đỏ mắt, đỏ vùng đầu mũi do dụi nhiều. Viêm mũi dị ứng có thể là do phấn hoa, lông chó mèo hoặc bụi bẩn.

– Do mắc kẹt mũi: Vào mùa hè trẻ thường chạy nhảy, chơi đùa nên có thể vô tình làm vướng dị vật trong mũi. Từ đó gây ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi và nếu dị vật to có thể gây chảy máu và đau rát khó chịu.

2. Cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi

Khi trẻ bị ngạt mũi, để biết cách xử lý thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh do đâu. Từ đó mới có biện pháp xử lý đúng đắn và hiệu quả. Với những nguyên nhân nói trên thì các mẹ có thực hiện những cách sau:

+ Hút mũi cho bé: Mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi dạng vòi hoặc ống cao su để loại bỏ dịch mũi cho em bé.

+ Dùng khăn ấm chườm cho bé: Bạn lấy một chiếc khăn mềm nhúng nước ấm rồi vắt kiệt, chườm lên vùng mũi cho bé để giúp thông mũi dễ thở hơn.

+ Dùng dầu tràm: Lấy một ít dầu tràm chấm quanh khu vực bé ngủ hoặc quần áo để bé ngửi và giúp thông mũi. Không nên chấm vào mũi của bé sẽ khiến bé cay nóng và khó chịu.

+ Nhỏ mũi bằng tỏi: Bạn lấy một vài tép tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn và ép lấy nước rồi nhỏ vào mũi cho bé. Khi nhỏ nên nhỏ ít mỗi bên một giọt là đủ.

→ Nếu áp dụng một số cách trên mà bé vẫn không hết ngạt mũi thì các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám sớm, tránh để lâu gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời, trong quá trình chữa bệnh cho bé các mẹ nên lưu ý những điều sau:

+ Các mẹ cần làm sạch không gian cũng như không khí xung quanh bé để tránh bụi bẩn. Hạn chế nuôi chó mèo, tránh cho trẻ chơi những chỗ có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá.

+ Mùa hè cũng như mùa nóng, khi đi ra đường cần đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn và gió lùa, đặc biệt là vùng cổ và vùng mũi và ngực. Khi ngủ nên hạn chế bật quạt và máy điều hòa quá lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé.

+ Đối với trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, các mẹ nên cho bé bú nhiều lần vì ngạt mũi nên bé thường bú ngắt quãng và khó bú.