Top 4 # Bí Quyết Xây Dựng Thương Hiệu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Kichcauhocvan.net

Bí Quyết Xây Dựng Thương Hiệu Bán Lẻ Thành Công

Trong một thị trường cạnh tranh hiện nay, hầu hết nhà bán lẻ muốn phát triển thì phải liên tục làm cho mình trở nên khác biệt, độc đáo. Để làm được điều đó, các chủ kinh doanh cần phải xây dựng thương hiệu bán lẻ thành công.

Như thế nào là xây dựng thương hiệu bán lẻ?

Định nghĩa thương hiệu:

Trong giới kinh doanh, ai cũng sẽ nhắc đến từ thương hiệu, xây dựng thương hiệu. Nhưng cụ thể thì thương hiệu là gì và xây dựng như thế nào?

Theo Hiệp hội Marketing của Hoa Kỳ, thương hiệu có thể là một cái tên, một cụm từ, một thiết kế, một biểu tượng hoặc một tính năng cụ thể để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm hoặc công ty nào đó với đối thủ của họ. Đây là một khái niệm căn bản, ở cấp độ chuyên gia khái niệm sẽ phức tạp hơn một chút.

Hiểu một cách đơn giản, thương hiệu là thứ để mọi người nhớ đến bạn, phân biệt bạn với các đối thủ khác. Thương hiệu là yếu tố nói lên “giá trị” của một doanh nghiệp/ cửa hàng, giúp khách hàng biết được họ có thể trông chờ điều gì từ cửa hàng/ doanh nghiệp của bạn…

Thử tưởng tượng, lúc mới bắt đầu kinh doanh, bạn là một người nông dân đang kinh doanh bằng cách bán bò sữa. Tương tự, hàng xóm của bạn cũng vậy. Trong khu vực bạn ở, chỉ có 2 hộ kinh doanh bán bò là bạn và nhà hàng xóm. Thế nên, khách hàng đến mua có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn mua bên nào. Theo thời gian, thử hình dung ngôi làng hiện tại bạn sống đã có tới hơn 20 trang trại khác nhau, cùng kinh doanh bò sữa. Lúc này, khách hàng không thể lúc nào cũng phân biệt được bạn với những trang trại khác xung quanh nữa. Từ đó, dần xuất hiện khái niệm và nhu cầu về thương hiệu.

Những yếu tố hình thành nên một thương hiệu bán lẻ:

Luôn có sự khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp tiêu thụ lại để bán lẻ. Bởi vì khác với sản phẩm của sản xuất, sản phẩm mà nhà bán lẻ mang lại cho khách hàng là các dịch vụ đi kèm với hàng hóa. Các dịch vụ vô hình này bao gồm sự đa dạng về cơ cấu chủng loại mặt hàng, sự thuận tiện của địa điểm bán hàng và thời gian phục vụ, sự phong phú của các lợi ích mà khách hàng được thụ hưởng khi đi mua hàng như lựa chọn, chăm sóc, tư vấn, bảo hành, vận chuyển…

Và do các dịch vụ này hầu hết đều được cung ứng trực tiếp tại cửa hàng nên các tiện nghi, thiết bị hỗ trợ trong quá trình phục vụ, kỹ năng, trình độ và thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, bầu không khí cửa hàng và hệ thống trưng bày hàng hóa cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp bán lẻ cung cấp cho khách hàng.

Phần bao bọc bên ngoài là các yếu tố hoạt động như trưng bày hàng hóa, nhân viên phục vụ, trang thiết bị cửa hàng, thời gian mở cửa hàng, địa điểm bán hàng, hoạt động xúc tiến và giao tiếp trong bán hàng… chúng có tầm quan trọng ngang nhau trong việc thể hiện giá trị cốt lõi của thương hiệu. Sự thể hiện của các yếu tố này tổng hợp nên trải nghiệm của người tiêu dùng đối với thương hiệu bán lẻ. Khi bất kỳ yếu tố nào bị bỏ quên hay không được thể hiện đúng mức, ngay lập tức trải nghiệm của người tiêu dùng bị thay đổi, dẫn đến thay đổi về nhận thức thương hiệu.

Tình hình của các nhà bán lẻ đa thương hiệu như cửa hàng bách hóa, trung tâm mua sắm, hay các cửa hàng bán giảm giá – nơi tập trung nhiều chủng loại thương hiệu của các công ty – thì mọi việc lại hoàn toàn khác. Họ quan tâm đến những thương hiệu này nhiều hơn đến thương hiệu của riêng mình. Tuy nhiên, cũng giống như những đối tác đơn thương hiệu, các hãng bán lẻ đa thương hiệu phải sáng tạo ra một thương hiệu riêng biệt để khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và cân nhắc khi đến với những hệ thống kinh doanh đang phân phối thương hiệu đó.

Như vậy, xây dựng thương hiệu trong ngành bán lẻ đòi hỏi tính quản lý chi tiết và không tách rời khỏi hoạt động của cửa hàng. Việc chủ động phối hợp tất cả các yếu tố hình ảnh thương hiệu trong hoạt động bán hàng, giúp xây dựng một chương trình truyền thông toàn diện cho một thương hiệu bán lẻ. Việc thực hiện quy trình không đồng bộ tại các cửa hàng khác nhau trong chuỗi cửa hàng cũng làm ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu.

Bí quyết giúp xây dựng thương hiệu bán lẻ thành công:

1. Thương hiệu phải mang cá tính mạnh mẽ:

Việc xây dựng một thương hiệu bắt đầu với một định nghĩa chính xác về nhóm khách hàng mục tiêu, nhu cầu và kỳ vọng của họ, tiếp đó là những đánh giá thực tế về sự gặp gỡ giữa thương hiệu và khách hàng. Tiếp theo, nhà bán lẻ phải quyết định nên đề xuất những xuất lợi ích nào để thương hiệu của mình có được vị trí đáng chú ý trên thị trường.

2. Thương hiệu phải dựa trên nhận thức có sẵn của người tiêu dùng:

Những nhận thức luôn tồn tại sẵn trong tâm trí người tiêu dùng. Do vậy, thấu hiểu người tiêu dùng và nắm được insight là điều vô cùng quan trọng khi xây dựng thương hiệu bán lẻ. Ví dụ, đội ngũ marketing của một thương hiệu rau hữu cơ có thể biết rằng người tiêu dùng có xu hướng thích màu xanh lá cây trên logo và các ấn phẩm nhận diện thương hiệu. Nhưng liệu đội ngũ ấy có biết màu xanh nào mới là màu người mua hàng thích hay không?

Trong mọi trường hợp, bạn không nên dùng sở thích cá nhân của mình để mô phỏng suy nghĩ của người tiêu dùng, nhất là khi bạn không dựa trên cơ sở nào. Vậy làm sao để tránh hiện tượng này xảy ra? Câu trả lời đơn giản thôi: Hãy nghiên cứu kỹ người tiêu dùng và hành vi của họ.

Nhận thức có sẵn ý muốn ám chỉ một “đường tắt” trong suy nghĩ của người tiêu dùng, nghĩa là nhận thức này giúp người ta đưa ra phán đoán nhanh chóng mà không cần đầy đủ thông tin hoặc phải suy nghĩ quá nhiều.

Ngày nay người ta không nói “chất lượng hay là chết” vì cái chết đó là hiển nhiên. Ngày nay chứng kiến những sản phẩm chất lượng vẫn chết. Ví dụ: Dolodon (ICA Pharmaceuticals) có chất lượng nhưng chỉ không có gì khác biệt so với Panadol mà phải chịu chết.

Khi tung một sản phẩm không có nghĩa bạn “đẻ” ra một lớp người tiêu dùng mới, mà toàn bộ cơ hội của bạn là chiếm lấy người đang dùng thương hiệu của đối thủ. Điểm khác biệt chính là lý do cho sự chuyển đổi đó. Hãy đem lại cho họ lý do đó. Efferalgan khác biệt vì là thuốc nhức đầu dạng sủi.

4. Thương hiệu có khác biệt nhưng không hiểu người tiêu dùng:

“Kem đánh răng P/S muối mới bảo vệ…nướu răng” là điểm khác biệt, nhưng người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt tại phân khúc trung bình khá của P/S thì lại cần bảo vệ răng hơn nướu. Điểm khác biệt của sản phẩm phải thể hiện mong muốn của người tiêu dùng. Efferalgan thể hiện mong muốn giảm đau nhanh. Viên sủi nhanh chóng thấm vào máu là lý do mang lại khả năng giảm đau nhanh.

5. Thương hiệu nhắm đến khách hàng quá rộng:

Để dễ hiểu hơn bạn hãy liên tưởng đến thức ăn trên máy bay, đó là một sản phẩm theo kiểu đó. Nó nhàn nhạt và dễ ăn cho toàn thế giới và vì vậy chẳng ai ưa thức ăn trên máy bay. Thương hiệu cũng vậy nó cần một đặc trưng, nếu không có đặc trưng sẽ không có thương hiệu? Daso là một ví dụ, thương hiệu này vừa là bột giặt vừa là dầu gội, xà phòng tắm, nước rửa chén…

Doanh nghiệp cần phải biết hy sinh để bảo đảm tính cạnh tranh mạnh mẽ cho thương hiệu. Ví dụ: Xe Mercedes không có xe rẻ tiền, bởi vì chủ thương hiệu biết chắc rằng điều này sẽ phá hoại danh tiếng và đẳng cấp của Mercedes ngay lập tức.

Xây dựng thương hiệu cho tất cả mọi người hoặc xây dựng thương hiệu cho một nhóm đối tượng khách hàng quá nhỏ. Khi bạn cố gắng xây dựng thương hiệu với tất cả mọi người, thì không ai muốn sở hữu nó.

Hãy suy nghĩ về nó một cách cẩn thận, ngay cả hai dịch vụ cơ bản nhất trong cuộc sống hiện đại là điện và nước cũng có những mức giá khác nhau cho từng nhóm người dùng khác nhau. Dịch vụ và sản phẩm của thương hiệu bạn có khả năng cung cấp cho lượng người dùng lớn hơn hai dịch vụ kể trên không?

Ngược lại, khi xây dựng thương hiệu cho một nhóm khách hàng quá nhỏ, việc kinh doanh của bạn sẽ không bền vững. Ngay từ khi bắt đầu, bạn sẽ tốn khá nhiều chi phí, nguồn lực để có thể tiếp cận và duy trì mối quan hệ với họ. Đồng thời, nhóm khách hàng mục tiêu quá ít khiến cho thương hiệu của bạn khó mà phát triển được. Tăng trưởng sẽ tạo điều kiện để thương hiệu có thêm các nguồn lực để tái đầu tư cho thương hiệu.

6. Đừng sao chép các thương hiệu khác:

Những thương hiệu thành công luôn đem lại những bài học đáng để học hỏi, nhưng sao chép toàn bộ các thương hiệu khác là điều không nên. Sao chép trong xây dựng thương hiệu xảy ra theo hai hướng:

Sao chép toàn bộ từ một thương hiệu nào đó (bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào bạn sở hữu, tôi cũng sẽ có – thậm chí với mức giá thấp hơn).

Sao chép từ nhiều thương hiệu khác nhau (có rất nhiều thương hiệu chúng ta có thể học hỏi, vậy nên hãy đánh giá xem điều gì là phù hợp và biến điểm hay đó thành của mình).

Bạn có thể học hỏi từ những thương hiệu khác, kể cả những thương hiệu không cùng ngành hàng. Nhưng đừng sao chép đối thủ một cách mù quáng. Bởi vì bạn không hiểu được những câu chuyện đằng sau thành công đó, đôi khi có thể chỉ đơn thuần là họ may mắn mà thôi.

7. Thiếu đầu tư khi xây dựng thương hiệu bán lẻ:

Mỗi quy trình đều cần đến tiền dù ít hay nhiều. Khi thương hiệu không được đầu tư đủ nhiều, sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và không thể tránh khỏi:

Người tiêu dùng nghi ngờ giá trị và tính cam kết của thương hiệu. Ví dụ, nếu thiếu đầu tư vào việc sản xuất những ấn phẩm truyền thông thì hình ảnh thương hiệu và sản phẩm sẽ không đủ đẹp và ấn tượng. Làm sao người tiêu dùng biết sản phẩm của thương hiệu sẽ đẹp hơn trong thực tế?

Các đối tác chất lượng sẽ tránh xa bạn. Không có đối tác nào muốn làm việc với một thương hiệu thiếu sự đầu tư cả, trừ khi thương hiệu đề xuất hợp tác với với một hợp đồng béo bở. Nhưng chẳng phải ngân sách của bạn không có nhiều sao?

Một vòng luẩn quẩn. Có thể thương hiệu sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định trong thời gian đầu, nhưng một thương hiệu thiếu sự đầu tư dẫn đến doanh số không cao là điều có thể hình dung được. Khi doanh thu thấp, bạn sẽ không có chi phí để tái đầu tư thương hiệu. Xoay chuyển tình trạng thương hiệu với ngân sách thấp lúc nào cũng khó hơn so với giai đoạn tăng trưởng tốt.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình không bao giờ ngừng. Mỗi ngày là một cuộc chiến mới, một xu hướng mới, một sở thích mới dẫn dắt người tiêu dùng.

Bí Quyết Xây Dựng Nhận Diện Thương Hiệu Bền Vững

Cho dù ai là người đang đuổi theo sau trong cuộc đua giữa bạn và đối thủ. Hãy cứ vẫn chủ động tách ra khỏi cuộc đua ấy, tạo dựng bản sắc riêng cho thương hiệu của bạn. Mấu chốt chính là ở những điểm khác biệt giữa bạn và đối thủ. Bạn hãy đánh giá cả bản thân và đối thủ để tìm ra điểm mạnh nổi bật của bạn. Sau đó, kết hợp chúng để tạo thành một bản sắc thương hiệu độc đáo. Nếu cứ mãi nằm trong cuộc đua với nhiều đối thủ khác, bạn sẽ bị chi phối bởi định hướng phát triển của đối thủ. Rồi dần quên mất cá tính riêng của thương hiệu – yếu tố nhận diện thương hiệu rõ ràng nhất.

2. Sử dụng các yếu tố thị giác

Hay nói một cách khác là sử dụng hình thức bên ngoài của thương hiệu. Chúng bao gồm , nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm, banner poster … Con người ghi nhớ hình ảnh dễ dàng và lâu dài hơn so với ghi nhớ văn bản/âm thanh. Đừng bỏ qua cơ hội vận dụng các yếu tố thị giác để gây ấn tượng với khách hàng. Đây cũng chính là phương thức xây dựng nhận diện thương hiệu phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay. Luôn nhớ rằng những yếu tố đó đều phải là duy nhất của bạn và đồng nhất với nhau.

3. Khai thác cảm xúc

Một thương hiệu thành công chưa chắc tạo ra được cảm xúc cho khách hàng. Nhưng một thương hiệu tạo ra được cảm xúc cho khách hàng thì chắc chắn sẽ thành công. Cảm xúc, cảm nhận của khách hàng là điều rất quan trọng. Nó quyết định đến sự ấn tượng của họ, thúc đẩy hành vi mua hàng và ghi nhớ thương hiệu. Để xây dựng nhận diện thương hiệu qua cảm xúc, bạn cần một kế hoạch lâu dài và quy mô. Bao gồm tạo ra môi trường phục vụ chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng. Thỏa mãn thị giác, dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả…

4. Quảng bá thương hiệu

Với sự hỗ trợ từ các công cụ quảng bá vô cùng hiệu quả. Ở thời điểm hiện tại, việc quảng bá thương hiệu là hoàn toàn nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có rất nhiều lựa chọn để đưa hình ảnh thương hiệu tiếp cận đến khách hàng. Bạn có thể dùng các công cụ truyền thống như banner poster, , gian hàng… Trên nền tảng trực tuyến, bạn có website, tin rao vặt, mạng xã hội… Điều quan trọng là lựa chọn cách tối ưu, phù hợp nhất và tiết kiệm nhất.

Bí Quyết Xây Dựng Chiến Lược Thương Hiệu Số Hay Nhất 2022

Chung quy lại tất cả các điều trên, chúng ta có thể biết chính xác đáp án cho câu hỏi: “Điều gì sẽ giúp chiến lược thương hiệu số thành công”. 

Chiến lược thương hiệu số bao hàm mọi yếu tố một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số có, nhưng nó vẫn dựa trên những nguyên tắc định hướng và mục tiêu mà thương hiệu bạn đề ra. Những nguyên tắc đó cũng đã được vạch ra đồng thời trong chiến lược thương hiệu tổng quan của bạn.

Nghe đơn giản phải không, nhưng chỉ đơn giản thức sự khi bạn tìm ra được chìa khóa giúp việc thương hiệu hóa doanh nghiệp hiệu quả.

Để tôi giải thích cho bạn …

Chìa khóa thương hiệu hóa Doanh Nghiệp thành công 

Mọi doanh nghiệp cần phải đánh giá đúng đâu là các yếu tố chủ chốt, trước khi nỗ lực tạo ra chiến lược thương hiệu số.

Mỗi một yếu tố đó sẽ giúp xác định từng “trụ nhà” cho doanh nghiệp, chắc chắn sẽ khó để thay đổi. Thêm nữa, những đặc điểm này sẽ là những yếu tố chính để quy trình phát triển thương hiệu Doanh Nghiệp đạt hiệu quả.

Cần đảm bảo rằng bạn có câu trả lời cho tất cả các yếu tố sau khi thương hiệu hóa doanh nghiệp:

Mục tiêu 

Khách hàng mục tiêu

Phân tích đối thủ

Khẩu hiệu (Slogan)

Đặc điểm nổi bật và giá trị lợi ích mang lại

Khả năng nhận diện thương hiệu

Mục tiêu

Tại sao bạn làm việc này?

Câu trả lời phải đảm bảo rằng bạn không chỉ biết rõ về sản phẩm và dịch vụ, mà còn phải biết lý do tại sao bạn bán chúng ra thị trường.

Thực hành quyết định mục tiêu thương hiệu có thể quyết định được tổng thể bao gồm:

Nhiệm vụ

Tầm nhìn

Giá trị

Khẩu hiệu

Khách hàng mục tiêu

Ai là đối tượng bạn cung cấp các sản phẩm dịch vụ?

Nếu không hiểu rõ về khách hàng, mọi thứ bạn làm để xây dựng thương hiệu sẽ không có tác động tích cực đến các mục tiêu kinh doanh.

Định hình được khách hàng mục tiêu là một trong những yếu tố hàng đầu khi phát triển thương hiệu.

Bạn muốn tìm ra cho mình một phong cách riêng biệt, lấy từ thói quen và hành vi của người tiêu dùng (không đồng nghĩa cố gắng đáp ứng tất cả khách hàng trên thế giới này).

Phân tích đối thủ

Làm thế nào để trở nên khác biệt?

Bạn sẽ cần dành nhiều thời gian để đánh giá đối thủ trên thị trường. Điều này chỉ ra chính xác bạn nên làm gì khác với số đông ngoài kia.

Theo dõi những ông lớn trong ngành của bạn. Học hỏi những kẻ trực tiếp đối đầu, và cả những thương hiệu mẫu mực.

Đặc điểm nổi bật và giá trị lợi ích mang lại

Doanh nghiệp của bạn nổi bật ở điểm nào?

Rất có thể loại hình sản phẩm dịch vụ hiện tại không chỉ có mình bạn cung cấp. Nhưng sẽ là doanh nghiệp duy nhất sở hữu một quy trình riêng, đội ngũ chuyên gia với những kỹ thuật chuyên nghiệp.

Quyết định xem có điểm gì khiến doanh nghiệp trở nên khác biệt. Ví dụ tại sao bạn tự đánh giá mình đem lại nhiều giá trị nhất, hoặc có suy nghĩ tiến bộ nhất … bất cứ thứ gì.

Khẩu hiệu (Slogan)

Bạn kết nối với khách hàng thế nào?

Duy trì thông điệp bằng khẩu hiệu mang tính gắn kết để giúp hình ảnh doanh nghiệp được biết tới trên các kênh truyền thông hơn.

Ở một nơi thì bạn muốn vui vẻ và trò chuyện phóng khoáng, nhưng lịch sự và nhã nhặn ở một nơi khác. Giọng điệu của bạn là công cụ để truyền tải thông điệp tới khách hàng để họ “hiểu được lòng bạn”.

Hãy nhớ rằng, phát ngôn cũng sẽ phản ánh những gì bạn muốn được nhận lại. Đảm bảo rằng bạn sẽ tạo đủ ấn tượng bằng cách phát triển theo đúng hướng.

Nhận diện thương hiệu

Bằng cách nào bạn tương tác với người tiêu dùng?

Đây là nơi bạn đưa mọi thứ vào thực tiễn thông qua tương tác, cần nhất quán trong tạo dựng quan hệ và mức độ khách hàng biết tới bạn.

Tần suất kết nối đều đặn sẽ giúp tăng thêm niềm tin tưởng, thông qua nhận diện thương hiệu. Điều quan trọng là đảm bảo sự gắn két đó sẽ để lại ấn tượng và có ý nghĩa. 

Nhà chiến lược thương hiệu sẽ làm gì?

Nếu bạn thật sự không đủ năng lực để xây dựng một chiến lược thương hiệu số, thì giải pháp thuê chuyên gia chiến lược về thương hiệu là phương án đầu tư rất đúng đắn.

Cho dù bạn lựa chọn thuê người này làm toàn thời gian (các công ty lớn thường vậy), hoặc thuê một chuyên gia tư vấn chuyên môn, làm việc với các nhân viên trong công ty để xây dựng nhằm mục đích lâu dài về sau.

Một chiến lược gia thương hiệu sẽ làm chính xác những công việc gì? Vai trò của họ gồm:

Định hình các yếu tố và là tiếng nói khi đối diện với khách hàng

Đảm bảo thông điệp thương hiệu có tiếng vang và phù hợp

Phân tích nghiên cứu thị trường để dự đoán xu hướng trong tương lai

Đưa ra các lời gợi ý tích cực để tăng doanh số của sản phẩm và dịch vụ

Phát triển chiến dịch marketing thương hiệu số cho phát triển về mặt dài hạn

Một chiến lược gia thương hiệu là người định hướng chi tiết những gì cần làm, khả năng thiên bẩm cho họ biết cách phát triển quá trình hiệu quả.

Họ có khả năng xây dựng cả một chiến lược đảm bảo thương hiệu luôn đi đầu và gắn kết trên tất cả các nền tảng.

Tóm lại, vai trò của một chiến lược gia thương hiệu khi thành công trong chiến dịch số hóa thương hiệu là không thể thiếu trong hành trình phát triển doanh nghiệp.

Lên kế hoạch cho chiến lược phát triển thương hiệu

Mọi chiến lược gia thương hiệu sẽ đều nói với bạn rằng, kế hoạch phát triển thương hiệu là một cách hay ho để sắp xếp lộ trình phát triển tổng thể.

Khi phát triển thương hiệu bằng tiếp thị kỹ thuật số, tốt nhất là bạn nên tạo và hoàn thiện quy trình chiến lược phát triển thương hiệu trước tiên

Khi đó mới bắt đầu lập kế hoạch.

Yếu tố đầu tiên trong mọi chiến dịch phát triển thương hiệu số là lên kế hoạch. Do đó bạn có thể sử dụng hoặc tái sử dụng khi công ty đang trên đà thăng tiến. Cách hiệu quả nhất để duy trì chuẩn mực của thương hiệu là mở rộng quy mô, và tiến hành các chiến dịch marketing hiệu quả.

Đây là cách làm:

Một kỹ sư sẽ sử dụng cùng một quy trình thiết kế cho các dự án mới, tất nhiên mỗi bản thiết kế nên mang nét riêng biệt. 

Hay dễ hiểu hơn:

Mỗi buổi tối đầu bếp thường sẽ rất bận rộn chuẩn bị món ăn cho nhà hàng, theo một quy trình thống nhất, tất nhiên thực đơn sẽ không giống nhau hoàn toàn.

Doanh nghiệp của bạn sẽ sử dụng cùng một quy trình để phát triển các chiến dịch marketing mới, trong đó nội dung và nền tảng sẽ được thay đổi.

Từ việc phát triển, sáng tạo, thực thi cho đến trích xuất, mọi thứ sẽ được thực hiện vô số lần. Do đó, tạo ra một quy trình chiến lược thương hiệu sẽ cho phép bạn cắt giảm đi nhiều công đoạn lặp đi lặp lại khi bạn đã làm các chiến dịch thứ 2, 3 và 4 …

Các yếu tố quan trọng trong chiến dịch tiếp thị số

Khẩu hiệu

Chiến dịch nội dung đa nền tảng

Quy trình sáng tạo các sản phẩm số hóa

Quy trình tương tác MXH

Tiếp tục quy trình kiểm tra và thực hiện SEO

Phân tích báo cáo

Tùy thuộc rất nhiều vào quy mô công ty và dự trù ngân sách chạy tiếp thị, các yếu tố có thể nhiều hoặc ít hơn.

Một công ty lớn có thể thực hiện tất cả các gạch đầu dòng trên cùng với:

Quy trình tiếp thị qua Email để mua bán, thiết kế, phân loại và tái lập mục tiêu.

Quản lý nội dung (blog) cho SEO và MXH

Quy trình hợp tác những người có ảnh hưởng (KOL)

Quy trình chăm sóc khách hàng qua kênh (Automation Marketing)

… và còn rất nhiều nữa.

Vậy thì đâu là quy trình quản lý tất cả việc vận hành tốt nhất?

5 bước hướng dẫn triển khai chiến dịch phát triển thương hiệu

#1: Xác định chìa khóa thương hiệu

Như đã nói ở trên, các yếu tố thiết yếu trong thương hiệu sẽ giúp tạo ra mọi chiến dịch tiếp thị mới.

Sứ mệnh của bạn là gì? và làm thế nào để thể hiện được sứ mệnh đó xuyên suốt trên cả chiến dịch marketing?

Tông giọng nói cho thương hiệu?

Các lan tỏa thông điệp thương hiệu của bạn ở đâu?

Làm thế nào để bạn tương tác tốt với khách hàng?

#2: Trách nhiệm từng thành viên trong chiến dịch

Một số vị trí như:

Quản lý dự án

Giám đốc sáng tạo

Chuyên gia Thiết kế

Chuyên gia PR

Phòng báo cáo và phân tích

Phòng quản lý chất lượng

#3: Xác định quy trình

Tiếp theo phát triển việc lập kế hoạch và xác định quy trình.

Ví dụ: Một dự án kéo dài trong 2 tuần bao gồm khởi chạy, đánh giá và phân tích, đánh giá và tổng hợp các nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.

#4: Đề ra mục tiêu và KPIs

Bạn không thể theo dõi được thành quả của tất cả các chiến dịch nếu không xác định mục đích của bạn muốn đạt được là gì.

Trước hết, hãy tạo mục tiêu phát triển thương hiệu hoặc tăng trưởng kinh doanh dựa trên mô hình S.M.A.R.T

Sau đó là một danh sách các chỉ số theo dõi hiệu suất KPIs phổ biến cần đạt gồm:

Lưu lượng truy cập / Hiển thị (Traffic)

Tỷ lệ chuyển đổi

Phí mỗi lượt thanh toán (chi phí / lượt chuyển đổi)

Và còn một loạt các chỉ số khác nên đưa vào kế hoạch phát triển thương hiệu số của bạn, tùy theo thứ tự mục tiêu nào quan trọng. Có thể nhóm chúng thành các mục:

Marketing

Email

SEO

Chi phí mỗi lượt nhấp (CPC)

MXH

Website

#5: Tạo mẫu báo cáo 

Khi đã lựa chọn KPIs, phần phân tích và báo cáo  sẽ dùng chúng để rà soát lại từng chiến dịch thành công hay thất bại.

Lý tưởng hơn nữa, KPIs thường sẽ theo dõi được tất cả các hoạt động marketing  trong chiến dịch phát triển thương hiệu số. Do đó, bạn vẫn có thể tối ưu và thay đổi trong quá trình thực hiện. Điều này giúp tối ưu hóa mọi nỗ lực và tạo lợi nhuận cao nhất có thể.

Lưu lại bản ghi chép báo cáo giúp thương hiệu xây dựng một ngân hàng dữ liệu hữu ích.

Chiến dịch nào đang hoạt động?

Chiến dịch nào đã ngưng?

Xu hướng nào sẽ thay đổi qua thời gian và tận dụng chúng thế nào?

Lên kế hoạch cho chiến dịch phát triển thương hiệu số 

Khi bạn đã có bộ khung cho chiến dịch phát triển thương hiệu số, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để phát triển ý tưởng và sáng tạo cho nó trong các hoạt động tiếp thị..

Đó là nơi phép màu xuất hiện. Khi hoàn thành xong chiến lược tổng quan, mọi chiến lược marketing sẽ bước vào giai đoạn phát triển với cơ hội thành công cao nhất.

Hãy nhìn qua ví dụ về quá trình tư duy với chiến lược marketing thương hiệu số.

Ví dụ: Ban đầu thực hiện trong 2-3 tuần rồi tăng tốc. Nhớ rằng, tất cả các đặc điểm từ các yếu tố trong chiến dịch phát triển thương hiệu số của công ty đều được áp dụng.

Ngày 1: Bắt đầu tư duy

Cuộc họp thường là để xây dựng các ý tưởng chiến dịch  tiếp thị số hóa và sau đó xác định phương hướng. Từ đây, mỗi thành viên trong nhóm sẽ biết họ cần gì để phát triển outline.

Ngày 2-5: Đánh giá và điều chỉnh

Mỗi thành viên được yêu cầu xây dựng riêng một outline cá nhân. Từ giám đốc nội dung cho đến chuyên gia phân tích, đây là khoảng thời gian dành để đánh giá và điều chỉnh định  hướng chiến dịch tổng thể toàn đội ngũ, rồi tiếp tục triển khai công việc đã chỉnh sửa.

Ngày 6-8: Quản lý dự án sẽ đánh giá và biên tập

Trong giai đoạn này, tất cả outline được trình lên Trưởng quản lý dự án để biên tập lại và đánh giá, đồng thời phân bổ lại vai trò sao cho đúng người đúng trách nhiệm.

Ngày 9: Đánh giá đội ngũ lần cuối

Ngày 10-12: Điều chỉnh lần cuối và nghiệm thu chiến dịch.

Các thành viên sẽ báo cáo công việc xử lý lỗi đã được đề xuất trong cuộc họp trước và chỉnh sửa sao cho phù hợp trước khi Trưởng dự án nghiệm thu kết quả.

Khi giai đoạn này kết thúc, mỗi thành viên tiếp tục phát triển nội dung và thực hiện các chiến dịch riêng của bộ phận. Việc này giúp bảo đảm mỗi người trong nhóm sẽ hướng tới mục tiêu thương hiệu chung. Và sẽ không bỏ sót điều gì khi đang triển khai giai đoạn marketing về sau.

Như đã nói ở trên, để có một chiến dịch phát triển thương hiệu số thành công tối quan trọng tập trung ở giai đoạn lên kế hoạch. Nếu giai đoạn lên kế hoạch đó được xây dựng tốt, các hoạt động marketing của bạn có tỷ lệ thành công cao gấp nhiều lần.

Kết luận

Hiểu được chìa khóa quan trọng để xây dựng thương hiệu là điểm đầu tiên để xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu số tốt.

Biết mình làm gì, tại sao, ai chịu trách nhiệm (What – Why – Who)

Quyết định điều gì làm doanh nghiệp trở nên đặc biệt.

Duy trì một thông điệp xuyên suốt trên mọi nền tảng.

Tương tác bằng cách đem lại giá trị để tăng danh tiếng thương hiệu.

Hãy nhớ thực hiện các yếu tố này của chiến lược thương hiệu cho bất kỳ chiến dịch tiếp thị cụ thể nào để thúc đẩy tăng trưởng theo nhiều cách. Quá trình này bao gồm:

Xác định yếu tố quan trọng đối với thương hiệu

Điều chỉnh vai trò đúng người đúng việc trải dài suốt dự án.

Tiếp tục quy trình tư duy và điều chỉnh công việc.

Đưa ra danh sách mục tiêu và KPI để định hình thành công mà doanh nghiệp phải đạt được.

Viết báo cáo để lưu trữ thông số dữ liệu so sánh.

Website Doanh Nghiệp chuẩn Branding là Công cụ đắc lực để Quảng bá & Xây dựng thương hiệu, giúp bạn dễ dàng tiếp cận và nuôi dưỡng khách hàng mục tiêu

hiệu quả. 

Hãy liên hệ với POKA MEDIA ngay hôm nay để được tư vấn chiến lược Digital Marketing

Nguồn: freshsparks.com

5 Bí Quyết Xây Dựng Thương Hiệu Từ Các Doanh Nghiệp Hàng Đầu Thế Giới

Không chỉ đơn giản là nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu là giá trị, là niềm tin và là sự cam kết mạnh mẽ. Vậy làm thế nào để xây dựng thương hiệu thành công?

1. Định vị thương hiệu

(Nguồn ảnh: Internet)

“Định vị thương hiệu là những nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi nhìn chạm mặt thương hiệu của mình”. Những thương hiệu mạnh luôn có vị trí rõ ràng, duy nhất trên thị trường mục tiêu.”

Cách đây mới chỉ vài năm, thương hiệu điện thoại Samsung không có chút tiếng tăm trên thị trường. Họ đã gặp rất nhiều khó khăn để theo kịp thị trường điện thoại thông minh lúc bấy giờ. Nhưng bằng chiến lược định vị thương hiệu đỉnh cao của mình, Samsung giờ đây đã trở thành một trong những thương hiệu ăn thua sòng phẳng gã khổng lồ Apple.

Giống như nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản khác, Samsung theo đuổi chiến lược Megabrand: Sản xuất đủ mọi thứ và biến công ty thành những tập đoàn đa ngành khổng lồ. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng ngày càng hướng tới những thương hiệu chuyên biệt hơn là những thương hiệu đa ngành. Samsung tập trung vào mảng điện thoại thông minh và dùng chính kẻ thống trị Apple để định vị thương hiệu của mình. Các sản phẩm điện thoại thông minh phân khúc cao cấp, cũng như máy tính bảng Galaxy của Samsung luôn là đối trọng thường trực của Iphone và Ipad. Với tư cách là đối thủ của kẻ đứng đầu thị trường, Samsung nhanh chóng có được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.

Song song cùng việc cạnh tranh trực tiếp với Apple ở phân khúc cao cấp, Samsung cũng đánh mạnh vào các phân khúc tầm trung, tầm thấp bằng việc những dòng điện thoại giá rẻ ở cả thị trường mới nổi lẫn các thị trường có truyền thống và uy tín như châu Âu và Bắc Mỹ. Với nhu cầu điện thoại thông minh của các nước đang phát triển cũng như xu hướng ngày càng e ngại của người tiêu dùng trong phân khúc cao cấp; việc đẩy mạnh các dòng điện thoại giá rẻ mang lại thành công lớn cho Samsung trong việc việc tạo ra nguồn lợi nhuận ít hơn nhưng ổn định và định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

MBA Andrews – Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh Mỹ uy tín hàng đầu tại Việt Nam

2. Xây dựng thương hiệu nhất quán

(Nguồn ảnh: Internet)

“Để xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần phải nhất quán. Các doanh nghiệp không thay đổi những lời hứa về giá cả, chất lượng và luôn truyền đạt lời hứa theo cách riêng biệt của mình đến người tiêu dùng. Đây là một trong những điểm mấu chốt tạo nên sự thành công.”

Liệu có doanh nghiệp nào có thể làm công chúng nín thở chờ đợi mỗi khi ra mắt sản phẩm mới như Apple? Việc Apple luôn đưa ra những tuyển bố cam kết thương hiêu đầy tham vọng này dĩ nhiên khiến thương hiệu phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để có thể đáp ứng được các hứa hẹn đó. Tuy nhiên, các sản phẩm sáng tạo, thiết kế đẹp, tiện dụng và công nghệ hàng đầu mà Apple cung cấp không chỉ được thiết kế cho phù hợp với tuyên bố cam kết thương hiệu, mà còn là nền móng giữ vững giá trị thương hiệu của hãng. Sau một thời gian dài nhất quán với gia trị phát triển của riêng mình, các sản phẩm mới ra mắt của Apple dù có là gì thì người tiêu dùng vẫn luôn có xu hướng tin rằng nó sẽ cực kỳ đẳng cấp và phong cách.

McDonald cũng là một trong những thương hiệu nổi tiếng với sự nhất quán của mình. Dù cho ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, bất cứ khi nào bước vào một cửa hàng McDonald bạn đều sẽ cảm thấy vô cùng quen thuộc bởi những sự tương đồng ở tất cả những nhà hàng khác như : Thực đơn, cách bài trí nhà hàng, giấy gói thức ăn…

Vào khoảng 1961, Ray Kroc, người đại diện độc quyền cho thương hiệu này đã thành lập cả một trường Đại học Hamburger và sử dụng nó như một nơi để đào tạo tất cả nhân viên về sự thống nhất trong quá trình cung cấp phục vụ nhà hàng, chất lượng phục vụ…. Sự nhất quán này không những tạo nên một sự vững chãi trong kinh doanh nhà hàng mà còn góp phần gia tăng đáng kể năng suất làm việc cũng như ghi lại dấu ấn đặc biệt của riêng trong lòng khách hàng trên toàn cầu.

3. Truyền thông – Mũi nhọn mạnh mẽ trong xây dựng thương hiệu

(Nguồn ảnh: Internet)

“Truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu thành công. Dưới sự bùng nổ của cách mạng 4.0,sức mạnh của truyền thông ngày càng được lan tỏa rộng và gần như không có giới hạn.”

Thậm chí trong suốt thời gian thế chiến thứ hai, công ty này thậm chí còn hỗ trợ tiếp tế quân nhu cho quân đội Mỹ ở nước ngoài theo yêu cầu của Tổng thống Eisenhower. Chủ tịch Coca-Cola đã thề là mỗi người lính sẽ nhận một chai Coca-Cola chỉ với 1 nickel cho dù anh ta ở bất kỳ đâu và công ty phải tốn kém thế nào. Các nhà máy đóng chai đi theo quân đội và khi cuộc chiến kết thúc công ty đã có một mạng lưới các nhà máy ở khắp thế giới. Nhờ vậy, trong suốt 131 năm qua, Coca Cola vẫn giữ vững vị thế là thương hiệu có doanh số bán chạy nhất trong lịch sử.

Học MBA tại Việt Nam – Nhận bằng chuẩn Mỹ

4. Quan tâm đến trải nghiệm cá nhân và tôn trọng lợi ích khách hàng

(Nguồn ảnh: Internet)

“Khách hàng là yếu tố then chốt cho sự tồn tại của một thương hiệu. Trong thời kỳ kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, khách hàng có nhiều lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ hơn rất nhiều so với trước kia; điều này có nghĩa rằng họ sẽ rời bỏ thương hiệu bất cứ lúc nào nếu sản phẩm/dịch vụ không làm thỏa mãn họ.”

Nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu Amazon đứng đầu trong danh sách các thương hiệu giá trị nhất thế giới một phần lớn là bởi họ đặc biệt chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng. Ba yếu tố trọng tâm của thương hiệu Amazon chính là: dễ dàng, thuận tiện và chu đáo.

“Với hàng triệu sản phẩm có thể đặt mua 24/7, công nghệ truy cập và tìm kiếm tối ưu, cho phép phản hồi từ khách hàng và đa dạng nguồn thông tin sản phẩm, chúng tôi đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất” – Brad VanAuken, chiến lược gia thương hiệu của công ty tư vấn The Blake Project nhận xét.

Jeff Bezos đã xây dựng đế chế Amazon của mình bằng phương châm “khách hàng luôn đúng”. Không chỉ là những lời tuyên bố đơn thuần, trong mỗi buổi họp Bezos luôn đặt 1 chiếc ghế trống và tuyên bố với mọi người là chiếc ghế đó luôn có người ngồi – người đóng vai trò quan trọng nhất trong buổi họp – đó chính là khách hàng. Amazon lấy phương châm “khách hàng luôn đúng” để phục vụ những yêu cầu của khách hàng bất kể yêu cầu đó có vô lý hay không. Có vẻ như Bezos đã phát hiện ra hơn ai hết ngành bán lẻ luôn là ngành cần xây dựng tốt quan hệ với khách hàng bởi sự hài lòng của khách hàng chính là thước đo thành công của ngành này.

Chiến lược này đã đem đến những thành công vượt trội cho Amazon khi doanh nghiệp này ngày nay sở hữu số lượng khách hàng xấp xỉ dân số nước Mỹ (320 triệu so với 325 triệu), doanh thu hàng năm lớn hơn GDP nhiều quốc gia trên thế giới, giá trị tài sản lên tới 1.000 tỷ USD. Amazon đã chiến thắng tất cả các tên tuổi sừng sỏ để trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu mà bất kỳ ai cũng nghĩ đến khi muốn mua sắm.

5. Văn hóa doanh nghiệp – Bộ mặt của thương hiệu với người tiêu dùng

(Nguồn ảnh: Internet)

” Là đại sứ truyền thông và “điểm chạm” trực tiếp của doanh nghiệp với mỗi khách hàng, đội ngũ nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Bởi vậy, nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng môi trường thoải mái khiến nhân viên thấm nhuần những giá trị cùng niềm tin với doanh nghiệp; từ đó truyền tải tới khách hàng những điều tốt đẹp nhất về doanh nghiệp.”

Chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới Starbuck tin rằng xây dựng văn hóa đề cao mối quan hệ giữa nhân viên với nơi làm việc sẽ giúp nhân viên hiểu và gắn kết với doanh nghiệp hơn.

Tại đây, mỗi nhân viên được coi là những “đối tác” được quyền đưa ra quan điểm và nêu những ý kiến cho sự thay đổi của doanh nghiệp. Tất cả những ý kiến đóng góp đó đều được ghi nhận để cải thiện về mô hình kinh doanh và sản phẩm của Starbuck. Điều này giúp đội ngũ nhân viên cảm thấy như mình đang cùng chung tay xây dựng những giá trị lớn lao của doanh nghiệp.

Chính môi trường làm việc thoải mái và thân thiện như vậy đã biến Starbucks trở thành điểm đến mà các khách hàng yêu mến. Với đội ngũ nhân viên thân thiện, tận tâm với công việc cùng không gian hiện đại; Starbucks là nơi “thứ ba” giữa nhà và nơi làm việc của khách hàng, nơi mà họ có thể tận hưởng “trải nghiệm” một cách tự nhiên nhất.

Hiện nay Starbucks có gần 27.000 cửa hàng, 238.000 nhân viên trên toàn thế giới cùng doanh thu lên đến 22,39 tỷ USD mỗi năm. Những điều đó đạt được phần lớn là nhờ Văn hóa Starbucks độc đáo này.

HỌC TẠI VIỆT NAM, NHẬN NGAY BẰNG MỸ – NHẬP HỌC CHỈ VỚI 50 TRIỆU

Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Andrews (MBA ANDREWS) tuyển sinh khóa mới với phần quà nhập học là một chiếc Macbook Air M1 dành cho 20 ứng viên đầu tiên nộp hồ sơ và hoàn thành thủ tục nhập học trước ngày 01.08.2021. Bắt đầu nhập học chỉ với 50 triệu!

*Không áp dụng kèm các ưu đãi khác.

*Chi tiết xem TẠI ĐÂY.