Top 8 # Bí Quyết Học Tốt Các Môn Đại Cương Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Kichcauhocvan.net

Tuyệt Chiêu Học Tốt Môn Đại Cương

Để đi đến mọi cái đích thì đều phải có sự khởi đầu và các môn học đại cương có thể coi là “bản lề” cho những bước đi ấy. Đại cương là các môn dành cho những sinh viên năm nhất năm 2 khi bắt đầu bước vào môi trường học tập mới ĐH như Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tâm lí, Xác suất thống kê… Vào Đại học các bạn phải bỏ ra khoảng 1/3 thời gian cho các môn học đại cương vốn được coi là nhàm chán đó tuy nhiên khi trải qua các môn học này bạn sẽ có cơ sở tốt nhất để lấn sâu hơn vào các môn chuyên ngành.

Tân sinh viên khi mới đầu bước chân vào cánh cổng trường ĐH khá bỡ ngỡ với phương pháp học mới, sinh viên chủ động nghiên cứu tài liệu, giảng viên chỉ là người bổ trợ, định hướng cho sinh viên. Chúng ta sẽ không còn được thầy cô giảng bài một cách chi tiết từng bước nhỏ như ở THPT vì thế không ít những bạn tân sinh viên bị “choáng” bởi cách học mới này nhưng thực ra dù học gì thì bạn cũng cần có sự say mê và học hành một cách nghiêm túc. Khi bạn xác định được tinh thần học cho mình rồi thì “đại cương” sẽ không còn là một trở ngại lớn nữa.

Giáo trình, không thể thiếu

Bạn nên tìm mua các giáo trình ở tất cả các môn học đại cương. Nếu một ngày nào đó lười lên lớp hay phải nghỉ học thì bạn yên tâm rằng mình đã có trong tay những nội dung cơ bản của bài học rồi. giáo trình là cuốn sách rất quan trọng nếu bạn dành ra một ngày khoảng 1,2 tiếng đồng hồ để đọc nó thì bạn sẽ hệ thống được kiến thức của mình và hơn hết bạn sẽ tìm được những điều thú vị từ những trang sách có nội dung khá mới mẻ này. Hầu hết các bài giảng của thầy cô giáo thường dùng slide để trình chiếu và việc xin những bài giảng đó cũng là một mẹo khá hay để có trong tay những nội dung kiến thức mình sẽ học.

Ghi chép thế nào?

Một cách học phổ biến ở ĐH là cách học theo mô hình hay có thể ghi bằng chữ vẽ hình ảnh, lập thành bản đồ… tất cả đều nhằm giúp bạn sắp xếp kiến thức thành một hệ thống và giúp nhớ bài lâu hơn. Bạn sẽ lập những ý chính rồi bắt đầu đi vào những chi tiết nhỏ nhặt đặc biệt là với những môn lí luận như Triết, kinh tế chính trị, Pháp luật…

Còn với các môn tính toán như các bộ môn toán, thường các thầy cô ít khi chữa bài tập vì vậy việc tự làm bài tập ở nhà và trao đổi kết quả với các bạn trong lớp là khá cần thiết nếu không hiểu bạn cũng có thể hỏi trực tiếp giảng viên, các thầy cô rất nhiệt tình giải đáp, vẫn là một môtip cũ ở phổ thông đó là đọc lý thuyết và củng cố lý thuyết bằng cách làm bài tập. Sẽ rất đơn giản thôi nếu bạn dành một chút ít thời gian cho nó.

Còn với các kì thi thì sao?

Để vượt qua các kì thi với một kết quả tốt không khó điều này cũng phụ thuộc phần lớn ở các bạn. Bạn nên dành thời gian học mỗi ngày một chút, không căng thẳng như ở phổ thông, nhưng phải có mức độ thường xuyên nhất định. Nếu muốn được điểm cao thì bạn nên bỏ ngay suy nghĩ “khi nào thi mới bắt đầu học” quyển giáo trình với bạn lúc nào cũng còn như mới và quan trọng nếu bạn dồn tất cả các môn đến kì thi mới học thì bạn sẽ bị “đuối” và sẽ phải học rất vất vả.

Kinh Nghiệm Học Các Môn Đại Cương, Giúp Sinh Viên Qua Môn Dễ Dàng

Cập nhật: 09/11/2020

Các môn học đại cương là những môn học khởi đầu cho quá trình học của các sinh viên năm nhất, năm hai. Các môn đại cương phải kể đến là Triết học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xác suất thống kê, Tâm lý… các môn này thường gây khó cho phần lớn sinh viên bởi có lượng lý thuyết dài, vừa trừu tượng và khó hiểu. Không chỉ vậy, do mới chuyển từ cấp 3 nên phương pháp học mới khiến nhiều bạn trẻ không theo kịp, không ít bạn phải học lại,thi lại mới có thể qua môn.

Các Đại cương thường gây khó cho phần lớn sinh viên bởi có lượng lý thuyết dài, vừa trừu tượng và khó hiểu

Học các môn đại cương như thế nào?

Xác định tinh thần học tập: Nói chung dù học môn gì thì cũng phải chăm chỉ học tập.

Bắt buộc phải có giáo trình: Giáo trình là cuốn sách rất rất quan trọng với bất kể môn nào, đặc biệt là với các môn đại cương. Bạn nên tìm mua các giáo trình ở tất cả các môn học đại cương để nếu nhỡ hôm nào không đến lớp thì cũng có sách để học rồi.

Bạn có thể xin slide của giảng viên: Hầu hết các bài giảng của giảng viên đều ở dạng slide trình chiếu vì thế bạn có thể xin bài giảng đó để về học.. Đây là những kiến ​​thức cơ bản, được đúc kết từ khóa học, dễ hiểu hơn.

Về ghi chép: Sinh viên có thể sắp xếp các ý chính, sau đó bắt đầu chắt lọc các chi tiết, đặc biệt là các môn lý thuyết, như triết học, kinh tế chính trị, luật … Điều này sẽ giúp bạn dễ hiểu và dễ ghi chép. Hãy nhớ để nhanh hơn.

Chú ý đến các ví dụ: Trong các bài giảng, giáo viên thường trích dẫn nhiều ví dụ. Cố gắng ghi lại và hiểu những ví dụ này để bạn có thể xem lại sau nếu bạn không biết chúng có thể giúp bạn nhanh chóng liên tưởng và ghi nhớ. Không chỉ vậy, các ví dụ còn giúp bạn đạt điểm cao khi làm bài thi.

Bài tập về nhà: Trong các môn tính toán như toán học, giáo viên ít khi sửa bài, vì vậy bây giờ bạn cần có ý thức làm bài và trao đổi kết quả với các bạn trong lớp. Nếu không hiểu các bạn cứ hỏi thầy cô.

Nên nhớ rằng các môn đại cương còn khá dễ, việc tích lũy điểm số cao giúp sinh viên có nhiều thuận lợi hơn sau này, khi bắt đầu học những môn chuyên ngành khó nhằn hơn.

10 Bí Quyết Để Học Tốt Các Môn Khối C

– Người đăng bài viết: Nguyễn Thị Thùy Linh – Chuyên mục : Đã xem: 888

Khối C bởi tính chất đặc thù của các môn ban xã hội, thường rất dài, khó nhớ và dễ nhầm. 10 bí quyết sau sẽ giải quyết được những vấn đề này.

Nhiều bạn luôn nghĩ rằng, ôn các môn khối C thì phải chú trọng học nhiều từ sách tham khảo. Nhưng thật ra, những kiến thức trong sách giáo khoa đã là khá đầy đủ và chuẩn nhất theo chương trình của Bộ GD & ĐT, các đáp án của đề thi đại học – cao đẳng cũng chỉ yêu cầu cấp độ cơ bản như vậy. Do đó, nếu bạn không phải là một người học đặc biệt xuất sắc các môn khối C, thì đừng vội “nhảy cóc” với sách tham khảo vì như thế sẽ phải ôm đồm một lượng kiến thức rất lớn và dễ làm bạn nản chí nếu quá sức. Hãy làm bạn với sách giáo khoa thật thân thiết trước khi “mở rộng mối quan hệ” ra những cuốn văn mẫu, để học tốt hay sách tham khảo…

2. Chép tay thay vì đọc thuộc

Lưu ý rằng, với các môn khối C phải chép thật gọn gàng và sạch đẹp bởi điều này sẽ quyết định rất lớn đến hứng thú ôn bài của bạn. Sẽ thật tồi tệ nếu như bạn cầm một quyển vở chữ nghĩa loằng ngoằng dịch mãi không ra hay nhem nhuốc, gạch xóa lung tung. Kiên nhẫn và cẩn thận chép đi, chép lại hai ba lần rồi ghim những tờ giấy chép tay đó lại thành một tập tài liệu cá nhân (dùng để áp dụng những bí quyết 3 – 4 tiếp sau đây). Sẽ hơi tốn một chút thời gian và công sức nhưng chắc chắn hiệu quả của nó đem lại sẽ tốt không ngờ đấy.

3. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ cây (hay còn gọi là sơ đồ tư duy)

Hãy thử tưởng tượng, nếu làm theo bí quyết 1 và 2, với 3 quyển sách giáo khoa Văn – Sử – Địa dày cộp sẽ ngốn của bạn bao nhiêu thời gian và công sức để chép lại hoàn toàn ra giấy, hơn nữa là chép đi chép lại hai-ba lần. Để khắc phục nhược điểm này, bí quyết 3 ra đời. Đọc kĩ sách giáo khoa và gạch chân những ý chính, đặc biệt là những bài giảng trên lớp của giáo viên cũng đều đã có nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm, chủ yếu. Khi chép ra giấy, bạn hãy sơ đồ hóa nó (thay vì diễn đạt lại dài dòng những câu văn lê thê) thật ngắn gọn, súc tích từ ý chính dẫn đến ý phụ, từ ý nhỏ dẫn đến ý lớn. Trình bày thật sáng sủa, khoa học và đặc biệt là dễ đọc. Có thể sử dụng kí hiệu, viết tắt cho đỡ tốn không gian, miễn là bạn hiểu.

5. Tưởng tượng và tư duy liên hệ

Nếu bạn là một người giàu trí tưởng tượng thì bí quyết này thật sự sẽ chắp cánh cho những bài học của bạn. Đặc biệt là đối với những kiến thức khó hiểu hay những con số rắc rối, ngày tháng năm sự kiện dễ nhầm lẫn nhưng luôn yêu cầu sự chính xác tuyệt đối thì bây giờ việc ghi nhớ chúng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Với mỗi một câu chuyện trong văn học, những trận chiến trong lịch sử, bạn hãy tưởng tượng mọi sự việc, mọi chi tiết diễn ra trong đầu bạn như những câu chuyện của chính mình, mình là nhân vật được tham gia vào câu chuyện. Cũng có thể bạn thích thú với một bộ phim, một bài hát hay cuốn truyện tranh nào đó, hãy liên hệ và biến chúng thành những tác phẩm văn học, sự kiện lịch sử kia.

Ví dụ, nếu bạn đã từng xem phim “Mùa lá rụng” thì việc cảm nhận tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng sẽ hoàn toàn trong tầm tay. Hãy tưởng tượng theo cách mà bạn muốn dù nó ngô nghê và buồn cười, miễn là bạn thấy thích thú với nó, đảm bảo những câu chuyện dài hàng trang giấy, những sự kiện lịch sử lằng nhằng sẽ trở nên thú vị rất nhiều.

Riêng đối với những con số, ngày/tháng/năm lịch sử, bạn chỉ cần liên hệ chúng cho giống với ngày sinh nhật của người thân, bạn bè, người nổi tiếng, những con số may mắn, phổ biến. Ví dụ như ngày 7/5 là ngày sinh nhật đứa bạn thân bạn và đó cũng là ngày chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng vang dội. Chỉ cần bạn chịu khó quan sát và để ý, sẽ có nhiều sự liên hệ thú vị và đặc biệt không ngờ đấy.

6. So sánh giống và khác để học một nhưng nhớ nhiều

Có thể nói đây là một phương pháp đơn giản, dễ làm mà tính hiệu quả lại đặc biệt cao. Chỉ cần đưa ra những tiêu chí so sánh chung cho hai hoặc nhiều hơn những sự kiện, sự việc, câu chuyện xảy ra ở cùng một không gian hay thời gian, những con số gần giống nhau của các nội dung khác nhau thì lượng kiến thức khổng lồ sẽ được gói gọn lại rất nhiều.

Ví dụ, so sánh các hội nghị TW Đảng với nhau về mục tiêu, nhiệm vụ, khẩu hiệu, xác định kẻ thù…, các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn- khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương về nội dung, diễn biến, kết quả, ý nghĩa… hay so sánh vùng đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng duyên hải miền Trung về các tiêu chí như diện tích, đặc trưng, sản lượng… các con số gần giống nhau hay tương phản nhau như đỉnh Phanxipang cao 3143m thì tổng chiều dài đường sắt ở Việt Nam cũng là 3143 km, Việt Nam có 2360 con sông thì đường bờ biển Việt Nam dài 3260 km (chỉ đảo vị trí số 2 và số 3), hiệp định Giơnever kí ngày 21/7/54 thì hiệp định Paris kí ngày 27/1/73. Việc so sánh này nên trình bày theo kiểu kẻ bảng thật rõ ràng, khoa học sẽ dễ học hơn. Sau khi so sánh, bạn hãy túm gọn những điểm giống của chúng và chỉ cần nhớ một lần, những điềm khác nhau còn lại sẽ còn rất ít và sẽ làm bạn nhớ sâu sắc hơn bởi đó là bản chất của sự việc.

Hãy tìm cho bạn một cạ cứng (thường là bạn thân trong lớp) cũng đang ôn thi khối C cùng học với bạn. Hai người hoặc nhiều hơn sẽ thay nhau đố và trả lời các câu hỏi về môn học. Ví dụ như Nam Cao sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu, diện tích nước ta là bao nhiêu…Việc mọi người sôi nổi trao đổi về những kiến thức đã học sẽ để lại ấn tượng rõ ràng hơn trong đầu bạn. Bạn sẽ ghi dấu sâu sắc hơn vì trong quá trình hỏi – đáp sẽ đi đôi với những tình huống phát sinh, câu nói vui nào đó khiến não bạn sẽ phân tích rằng, hai sự việc ấy là một và chỉ cần bạn nhớ một cái (thường là rất ấn tượng, đặc biệt) thì cái kia sẽ tự động tồn tại trong đầu bạn.

10. Thoải mái (học khi muốn, thư giãn khi mệt)

Kiểm tra miệng à, ‘chuyện nhỏ như con thỏ’ Tác dụng không ngờ của ‘bí kíp đọc thầm’

Nguồn tin: Báo thiếu niên tiền phong

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bí Quyết Học Tốt Môn Hóa Học

Đối với các bạn lớp 8, hóa học là một môn học không dễ dàng, nếu không muốn nói là khó. Với các bạn lớp 9 thì sao, có vẻ đã dễ thở hơn, nhưng vẫn còn nhiều lo lắng. Những kinh nghiệm được chia sẻ sau đây sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong việc tiếp cận với môn hóa.

1. Tổng hợp công thức

2. Giải bài tập

Thường thì trên lớp thầy cô rất ít giải bài tập cho học sinh nên sau những quyển vở ghi lý thuyết bạn nên tự giải hết phần bài tập củng cố kiến thức này. Chẳng cần phải quá cao siêu, chỉ cần những bài tập nhỏ nhưng bạn đã phần nào nắm chắc được kiến thức cho bản thân rồi đấy. Nếu không giải được bài nào bạn cứ mạnh dạn hỏi lại thầy cô vì thầy cô luôn khuyến khích học sinh thắc mắc và tự làm bài tập về nhà, chắc chắn những bài tập khó sẽ được giải quyết nhanh chóng ngay thôi.

3. Đưa tay phát biểu

Bạn nên tranh thủ xung phong lên bảng giải bài tập cũng như ghi những công thức mới vì những lúc này bạn sẽ được thầy cô quan tâm đặc biệt đấy. Những cái sai cũng như những cách giải mới đều được tiếp thu. Chỗ nào thầy cô giảng không hiểu bạn cứ xung phong đứng lên hỏi lại, đừng im lặng vì chính sự im lặng của bạn sẽ tạo cho thầy cô cảm giác rằng bạn đã hiểu bài và sẽ chuyển sang phần khác.

4. Tổ chức giờ truy bài

Nếu bạn là lớp trưởng thì hãy mạnh dạn phối hợp với cán sự bộ môn tổ chức cho các bạn làm bài tập vào giờ truy bài. Cách làm này sẽ gúp cho những bạn trung bình, yếu nhanh chóng tiếp thu được những cách giải và có thể chia sẻ cùng nhau những cách giải hay mà vẫn ghi trọn điểm. Quan trọng hơn hết là bạn phải biết phối hợp linh động cùng bạn bè và sẵn sàng chia sẻ những cách giải bài tập hay và độc đáo cũng như những dạng đề mà bạn tìm được qua mạng hay sách báo. Một khi bài tập đã được giải hết thì bạn thật sự yên tâm.

5. Dụng cụ cần thiết

Học Hóa bạn nên chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết để phục vụ cho môn học này. Ngoài Bảng tuần hoàn hóa học, cây bút dạ quang để bạn gạch dưới những kiến thức cũng như phương trình quan trọng cũng khá cần thiết. Những phương trình nào khó nhớ bạn hãy ghi ra giấy và dán ở những nơi bạn thường xem nhất, chắc chắn chỉ sau vài lần học và xem qua bạn sẽ dễ dàng nhớ ngay thôi.

Title : Bí quyết học tốt môn hóa học Description : Đối với các bạn lớp 8, hóa học là một môn học không dễ dàng, nếu không muốn nói là khó. Với các bạn lớp 9 thì sao, có vẻ đã dễ thở hơn, nh…Rating : 5