Cập nhật thông tin chi tiết về Tớ Đã Học Tập Như Thế Nào Để Trở Thành Học Sinh Giỏi? mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trở thành học sinh giỏi là mong muốn của mọi học sinh. Và tớ cũng vậy. Nhưng trước đây tớ chỉ học khá. Để có thể ghi được điểm giỏi tớ đã phải học tập ra sao? Xin được chia sẻ cùng cả nhà câu chuyện của tớ ạ!
Chào các bạn! Tớ là Trang Linh, hiện đang là một học sinh lớp 9 ở Hà Nội.
Giống như bao bạn học sinh ở Hà Nội khác, áp lực học tập đối với tớ rất lớn. Bao nhiêu kỳ thi là bấy nhiêu lần chật vật ôn tập các kiểu. Rồi đến khi tổng kết cuối năm biết điểm số thấy chỉ được khá là lại buồn bã chán nản, rồi còn lo bố mẹ trách mắng nữa.
Thế là sau năm học lớp 7, tớ đã quyết tâm thay đổi để trở thành học sinh giỏi. Với tớ học giỏi không phải là để tự hào hay làm cha mẹ vui lòng. Mà học giỏi để tận dụng quãng thời gian mình còn ngồi trên ghế nhà trường và làm mọi thứ với kết quả tốt nhất. Điều đó không chỉ rèn cho tớ tính kiên trì, nỗ lực, mà còn giúp bản thân khám phá được những năng lực của mình mà trước đây tớ không hề hay biết.
Luôn ở trạng thái sẵn sàng
Trước đây tớ cũng rất ngại học. Tuổi ô mai mà, chỉ muốn chơi thôi. Phần lớn việc học đều diễn ra một cách thụ động, thầy giảng trò chép, cô giao bài tập thì làm. Nhưng rồi tớ nhận ra, cứ học kiểu như thế thì mình chẳng bao giờ trở thành học sinh giỏi được. Thế là từ thế bị động, tớ đã chủ động học tập hơn.
Tớ luôn ở trạng thái sẵn sàng để đón nghe những bài giảng của thầy cô. Cũng như chờ đón những bài tập mà thầy cô giao về nhà làm. Nếu có thời gian trống, tớ sẽ chủ động tìm hiểu nội dung bài học tiếp theo để làm quen dần với kiến thức. Liệt kê ra những vấn đề mà bản thân chưa hiểu để lên lớp hỏi thầy cô. Tự dưng sau một thời gian tớ thấy việc học hành của mình trở nên rất nhẹ nhàng. Không còn cảm thấy áp lực hây mệt mỏi như trước nữa.
Lựa chọn phương pháp học phù hợp
Ngày nay có nhiều cách học khác nhau mà học sinh bọn mình có thể lựa chọn. Ngoài học trên lớp, chúng ta có thể lên thư viện học, học gia sư, học tại nhà, học trung tâm, học trực tuyến,… Cách học để trở thành học sinh giỏi của tớ là tự học kết hợp với học trung tâm.
Việc tự học giúp tớ luôn chủ động trong việc sắp xếp thời gian cho các môn học. Còn việc học trung tâm lại tạo cảm hứng học tập vì có bạn bè đồng hành, thầy cô dẫn dắt. Tất nhiên, để cân bằng và có thời gian, tớ sẽ lựa chọn ra những môn mình khá rồi sẽ tự học. Những môn còn yếu thì sẽ đi học trung tâm. Như vậy tớ sẽ không bị nhàm chán mà vẫn có thể học đều các môn.
Tập trung học để trở thành học sinh giỏi
Làm việc gì cũng phải tập trung, học tập lại càng phải tập trung hơn nữa. Mặc dù trên truyền hình rất nhiều chương trình hay, điện thoại hay máy tính rất hấp dẫn. Nhưng một khi đã ngồi vào bàn học, là tớ sẽ chỉ tập trung học. Trừ khi cần tìm kiếm tài liệu hay là trao đổi kiến thức với bạn bè qua mạng. Còn lại tớ sẽ tránh xa hoàn toàn các món đồ công nghệ.
Chọn môi trường học tập cũng rất quan trọng nữa. Bạn muốn trở thành học sinh giỏi, bạn không thể học ở nơi ồn ào, nhiều người quấy rầy được. May thay là nhà tớ cũng ở trong ngõ nhỏ, khá yên tĩnh. Bố mẹ cũng tạo không gian riêng tư cho tớ học. Còn ở trung tâm, các phòng học được cách âm rất tốt nên không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh.
Ghi chép mọi thứ
Mỗi một lần ghi chép là một lần ghi nhớ. Bất kể tớ nghe giảng được gì, hay có thắc mắc gì đều nên ghi nó ra giấy. Và ngay cả khi ôn bài, tớ cũng ghi những ý quan trọng ra. Ví dụ như môn Lịch sử, tớ sẽ ghi ra giấy những ngày tháng quan trọng. Như thế việc học thuộc ngày diễn ra các sự kiện không còn là điều khó khăn gì nữa.
Làm bài tập đầy đủ
Sau khi học lý thuyết, tớ luôn làm bài tập. Việc làm bài tập giúp tớ vận dụng ngay những kiến thức đã học được. Từ đó cũng sẽ tìm ra những vấn đề khúc mắc cần được tháo gỡ. Hay là những chỗ kiến thức chưa rõ để tìm hiểu thêm.
Mặc dù một số môn học có khá nhiều bài tập. Ví dụ như sau mỗi bài môn Toán có tới từ 7-13 bài tập. Và các môn học khác nữa, làm hết quả thật rất tốn thời gian. Vậy nên tớ luôn tranh thủ làm bài tập ngay khi vừa học xong trên lớp. Nhất là với những bài tập dễ. Có bạn bảo, vậy thì tớ chẳng còn thời gian đâu mà ra chơi, trở thành học sinh giỏi để mà làm gì. Nhưng với tớ, việc làm bài tập cũng giống như là một “cuộc chơi” rồi.
Tìm kiến thức mới
Trong giới hạn của sách giáo khoa. Các nội dung kiến thức chúng ta được học đều có tính khái quát nhất. Đôi khi chúng làm bọn mình thấy hẫng hụt hoặc mơ hồ. Cách học của tớ là, với những bài học mà mình còn dư thời gian và tò mò về nó, tớ luôn tra cứu thêm thông tin về bài học đó bằng các nguồn tư liệu khác nhau. Tớ rất thích học môn lịch sử nè, nên tớ mua trọn bộ cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam để tìm hiểu kỹ hơn về các dấu mốc lịch sử của dân tộc. Đó cũng là một sự khám phá mới mẻ với bản thân tớ.
Ôn luyện thi sớm
Để tránh học dồn, học tủ, tớ luôn lên kế hoạch ôn thi sớm. Các kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ hay thi học sinh giỏi, tớ đều chuẩn bị từ rất sớm. Nhờ đó tớ luôn nắm vững kiến thức của các bài học, và làm bài thi đầy tự tin và bình tĩnh. Kết quả bài thi của tớ vì đó mà luôn đạt điểm giỏi. Sau một thời gian nỗ lực bền bỉ thì tớ đã trở thành học sinh giỏi của lớp. Các thầy cô giáo bộ môn cũng tạo cơ hội cho tớ đi thi học sinh giỏi để cọ sát thêm kiến thức với các bạn học sinh giỏi khác.
Du Học Đức, Tớ Đã Làm Thế Nào?
Du học Đức, tớ đã làm thế nào?
Chào các bạn, mình vừa nhận được kết quả đỗ STK Nordhausen SS 2018, mình muốn viết bài viết này để chia sẻ cho mọi người quá trình đi đến du học Đức của mình cũng như những lưu ý mình rút ra.
1. Tại sao mình lại chọn nước Đức?
Tất cả đối với mình âu cũng là cái duyên. Mình là đứa từ bé đến giờ luôn nói với tất cả mọi người rằng mình sẽ đi du học. Lúc đầu mình muốn đi du học Hà Lan cơ, nhưng thật sự nhà mình không đủ điều kiện để chi trả khoản tiền ấy. Và rồi mình và Đức gặp nhau.
Mọi người hỏi vì sao mình đi Đức? Ở đấy học Kinh tế thì bỏ đi, rồi còn bảo mình ráng mà học Kĩ thuật cơ. Nhưng không, mình chọn Đức – một đất nước của sự phát triển và văn minh, một đất nước của những câu chuyện lịch sử rúng động, một đất nước của nền văn hóa muôn sắc cùng những kiến trúc hằng ngàn năm tuổi. Và hơn hết, Đức tạo điều kiện thuận lợi lớn cho các học sinh, sinh viên trên quốc gia này.
Vậy có điều gì khiến bạn chối từ?
2. Học tiếng Đức
Âu mình là dân tỉnh lẻ, nên chỗ mình thật sự không có chỗ nào dạy tiếng Đức hết. Thế nên mình phải ra tận Hà Nội để học. Mình đã học khóa tiếng Đức Intensiv A1-A2 tại NDF trong vòng 7 tuần vào mùa hè năm 2016. Hết hè mình lại quay về tỉnh mình đang sống để hoàn thành nốt chương trình 12 và thi Đại học. Và mình lại tiếp tục ra Hà Nội trong vòng 5 tháng để hoàn thành B1 và B2 (mình chưa kịp thi B2 thì đã sang Đức rồi).
Sau gần một năm bỏ tiếng Đức thì mình định quay lại học A2 cơ, nhưng cô mình bảo “Liều ăn nhiều, sợ gì”, thế nên mình đã học B1 luôn (may mà mình vẫn còn nhớ).
Dù kết quả B1 của mình cũng chỉ ở mức vừa phải và thật sự sang bên này có học xong B2 rồi mình vẫn thấy chới với, nên mình thật sự muốn nhắn các bạn ở nhà, hãy học nhiều tiếng nhất có thể.
A.1. de.thefreedictionary.com
Đây là trang web tra DE-DE mà mình rất thích. Ở đây một từ thường sẽ có 3 cách giải nghĩa khác nhau cho từng trường hợp, từ ngữ từ đơn giản đến khó. Không những thế ví dụ ở đây cũng rất dễ hiểu.
A.2. duden.de
Mình thường hay dùng Service Rechtschreibpruefung ở đây, là một cách hay để bạn kiểm tra Grammatik.
A.3. dict.cc
A.4. synonyme.woxikon.de
Một web tra từ đồng nghĩa cực ngầu với bao la bát ngát từ luôn, các bạn có thể mở rộng vốn từ và biết thêm các lớp nghĩa của từ đó.
B.1. Sách, báo tiếng Đức
Nghe hơi mệt mỏi khi đọc cả cuốn sách hay một tờ báo dài đúng không? Lúc đầu tớ cũng lười lắm cơ mà hiệu quả lắm các bạn ạ.
Đầu tiên tớ thường hay đọc một lần , hoặc qua một vài trang (đối với sách dài) mà không tra từ mới. Sau đó tớ lại đọc lại một lần nữa và bắt đầu tra từ mới cũng như xem những ngữ pháp lạ.
Tớ sẽ ghi hết thảy từ mới và nghĩa tiếng Đức của chúng ra những tấm card nhỏ khác nhau để học (Những tấm card nhỏ sẽ hiệu quả hơn những cuốn vở lớn vì chúng nhỏ gọn, dễ tìm từ, ngắn)
Sau đó mỗi tối đi ngủ tớ sẽ xem và có thể nghĩ ví dụ cho từng từ, rồi sáng dậy lại đảo mắt qua tiếp. Chỉ cần 4 lần như vậy là bạn có thể nhớ được từ rồi.
B.2. Tự nói chuyện
Những từ mới bạn học xong ấy, nếu không dùng thì cũng lại quên thôi. Thế nên mình thường hay tự nói chuyện với mình rồi để đưa những từ ấy vào. Ví dụ mình đi trên đường thì mình sẽ tự nói chuyện về thời tiết và con đường hôm nay ra sao này.
C.1. Easy German
C.2. DW
Đây có lẽ là web bất hủ để học tiếng rồi. Thường thì mình không hay lên web mà sẽ vào kênh Youtube và chọn những Thema mình hứng thú để nghe.
Thêm vào đó DW còn có App Deutsch Lernen rất hữu ích, các bạn có thể vừa nghe, vừa có Transkript, lại còn có thể học từ mới chỉ bằng một nút ấn mà thôi.
C.3. Barbara Sophie
Ngoài ra thì mình nghĩ mọi người có thể nói chuyện với các bạn học tiếng cùng mình, ví dụ chat bằng tiếng Đức cũng là ý hay.
3. Làm hồ sơ đi Đức
Đây lại đặt ra câu hỏi: Tự làm hay Qua trung tâm.
Với mình thì mình đã tự làm hồ sơ, thật sự mà nói vì mình ở trong Nam mà lại học tiếng ngoài Bắc nên có nhiều bước lâu kinh luôn, cả nhiều lúc mất tiền ngu ngơ lắm, cơ mà các bạn sẽ biết thêm được nhiều cái hay.
Mình dò dẫm những bước làm hồ sơ đầu tiên tất cả là qua chúng tôi và hỏi cả những anh chị đi trước nữa. Vì có những bài viết chi tiết các bước làm hồ sơ rồi nên mình sẽ không viết lại nữa mà chỉ ghi một số lưu ý của mình thôi.
3.1. APS
Vì năm nay những người thi Đại học năm 2017 như mình thực sự không chủ động trong thời gian có APS để nộp các trường. Nên mình nghĩ các bạn đi sau nên chủ động chuẩn bị và dịch tất cả các hồ sơ cần thiết cũng như tìm trường, để có APS một cái là chiến thôi!
3.2. Dịch và công chứng hồ sơ
3.3. Uni-assist
Mình không biết ở TPHCM thế nào nhưng mình gửi hồ sơ cho Uni-assist qua VNPost Hồ Gươm (dịch vụ của UPS) thì phải ghi địa chỉ cũ của Uni-Assist ý, chứ ghi địa chỉ bây giờ là không gửi được đâu (như mình hồ sơ bị trục trặc do địa chỉ thành ra gấp đôi cả thời gian gửi bình thường TT).
3.4. Tài khoản phong tỏa
3.5. Visa
Các bước chuẩn bị hồ sơ thì trên chúng tôi đã có bài cực chi tiết rồi. Các bạn chỉ chú ý mang tầm 2 triệu rưỡi tiền Việt cho chắc ăn nha. MÌnh nộp ở LSQ TPHCM thì nộp hồ sơ nhanh trong vòng một nốt nhạc, cũng không bị hỏi gì.
Đúng 1 tháng thì mình có lịch gọi lên bổ sung bảo hiểm để lấy Visa.
*Lưu ý:
– Về việc thi Đại học của Việt Nam, vì những năm nay quy chế thi thay đổi nhiều nên những bạn thi lại nên thi theo đúng như khóa đó ( đừng chọn 4 trong 6 môn thi chẳng hạn) và hãy cố gắng làm hết sức mình, chứ để trường hợp một môn dưới 4 hay nộp bằng tiếng Anh để được miễn thi thì tiếc lắm đó.
– Còn về việc có nên học Đại học hay không thì mình nghĩ nằm ở sức của mỗi người, cá nhân mình thì mình theo diện không học kì nào.
Mình mua vé của Aeroflot. Mình thấy hãng này đi rất được. Đồ ăn ngon, tiếp viên xinh đẹp, hành lý 46kg, rất thoải mái.
Tổng tất cả các chi phí từ khi mình học A1 đến lúc mua vé máy bay (bao gồm cả tiền thi các thể loại, tiền giấy tờ) là vào khoảng 60 triệu.
Mình không biết so với trung tâm thế nào cả nhưng mình thấy tự làm hồ sơ thật sự là một điều tốt, và mình cũng may mắn có zu của 4 trường cùng visa đúng 4 tuần. ^^
Đây là những chia sẻ cá nhân của mình, hy vọng có thể giúp ích được các bạn.
Cảm ơn các bạn đã đọc.
Tác giả bài viết: Na Molkang
Trở Thành Lập Trình Viên Giỏi, Bạn Cần Học Như Thế Nào?
Sinh viên nên học những gì?
Kiến thức luôn luôn hữu ích và cần thiết. Có nghĩa là dù bạn học gì, thì nó cũng sẽ cần dùng cho bạn ở một thời điểm nào đó. Giống như mình, khi làm sinh viên, mình nghĩ sẽ chẳng bao giờ dùng đến kiến thức về kế toán, bán hàng hay thuyết trình. Nhưng bây giờ khi làm sản phẩm, mình lại phải sử dụng và đang đi học lại những kiến thức ấy.
Nhưng nếu học tràn lan, học quá nhiều, đôi lúc lại dễ bị tẩu hoả nhập ma và không sâu một cái gì cả. Cái sự cân bằng giữa sâu và rộng thực ra khó nói, tuỳ lựa chọn mỗi người và đánh giá của mỗi người mà thôi.
Nếu phải lựa chọn 4 môn bắt buộc phải học để trở thành lập trình viên giỏi, mình xin lựa chọn những môn sau (theo thứ tự ưu tiên):
Tiếng AnhTiếng Anh mình nghĩ quan trọng số 1. Để học và làm trong ngành CNTT, mà cụ thể hơn là lập trình viên, bạn sẽ phải thường xuyên đọc và tìm hiểu các công nghệ, nền tảng, kiến thức ở trên mạng và bằng tiếng Anh. Các tài liệu bằng tiếng Việt, thường thì không đủ mới (thậm chí cực kì cũ kĩ) và không đủ nhanh so với sự thay đổi liên tục của thế giới. Chưa kể, đến khi đi làm, bạn sẽ thường xuyên có cơ hội phải giao tiếp với khách hàng, nhóm làm việc nước ngoài. Do đó, tiếng Anh không tốt sẽ hạn chế khả năng làm việc của bạn đấy.Nói cho bạn biết, nếu giỏi tiếng Anh, bạn có cơ hội kiếm việc ở các công ty nước ngoài hoặc ít nhất là làm việc với khách hàng nước ngoài, với thu nhập cao hơn khoảng 20% (trừ 1 số công ty outsourcing làm việc với khách hàng Nhật).
Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: Java hay C++?Là lập trình viên, tất nhiên phải biết lập trình rồi. Đúng không? Vấn đề là tại sao lại chọn 1 trong 2 ngôn ngữ này?Sau này, khi làm lập trình viên, nếu bạn làm về frontend thì bạn không cần dùng Java hay C++, nếu bạn lập trình Web thì biết PHP cũng là đủ xài. Do đó, việc chọn ngôn ngữ lập trình có thể còn phải tính toán cả con đường tương lai của bạn.Ở mức chung chung và thông thường, cá nhân mình đưa ra lựa chọn C++ hay Java dành cho sinh viên, vì mình nghĩ 2 ngôn ngữ này thể hiện khá đầy đủ và đúng đắn bản chất của một ngôn ngữ lập trình bậc cao, việc rèn luyện thành thạo 2 ngôn ngữ lập trình này có thể dễ dàng học và chuyển sang một ngôn ngữ khác. Và ngoài ra, 2 ngôn ngữ này cũng nằm trong danh sách những ngôn ngữ lập trình thông dụng và có khả năng ứng dụng rộng rãi nhất.
Cấu trúc dữ liệu và giải thuậtMôn này, đa phần các lập trình viên bỏ qua và không xem trọng. Ở 1 số trung tâm đào tạo nghề, cũng không hề dạy môn này. Đó là vì môn này khó.Cũng đã có bài mình chia sẻ tầm quan trọng về giải thuậttrong blog này. Nên bài này sẽ không nói thêm nhiều nữa. Nhưng cá nhân mình cho rằng, nếu học tốt về giải thuật, có tư duy giải thuật, bạn sẽ làm phần mềm tốt hơn và chính xác hơn bình thường.Có một sự thật, đó là bạn mình khi đi phỏng vấn các công ty lớn như Google, AWA hay Grab thì đều phải trình bày và giải quyết những bài tập có tính giải thuật rất cao. Bạn có thể không cần nhớ cách cài đặt một giải thuật, nhưng hãy biết đến nó, và vận dụng nó linh hoạt khi phần mềm của bạn cần sử dụng đến nó.
Học như thế nào?
Điều muốn nói đầu tiên, học lập trình bạn phải chăm chỉ thực hành. Sẽ là vô nghĩa nếu bạn chỉ giỏi lý thuyết, nghe sơ sơ mà không luyện thường xuyên. Lập trình giống như võ thuật, bạn không thể giao đấu và chiến thắng người khác chỉ nhờ những lý thuyết kiểu như đấm thế này, đá thế kia. Lập trình là khổ luyện. Trong nửa năm đầu tiên, hãy nắm vững 1 ngôn ngữ lập trình. Hãy hiểu rõ bản chất các câu lệnh, từ khoá. Song song với học ngôn ngữ lập trình, hãy học thuật toán. Hãy cài đặt các thuật toán cơ bản, giải quyết các bài tập bằng ngôn ngữ lập trình mà bạn học. Việc rèn luyện và làm bài tập liên tục, sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức về thuật toán lẫn cú pháp của ngôn ngữ lập trình.
Hãy lên trang này và thử làm các bài tập, mình tin rằng khi bạn làm đc trên 50% các bài tập ở đây, bạn đã trở thành 1 người khá thông thạo về cả thuật toán và ngôn ngữ lập trình rồi đấy: https://codelearn.io/Training/
Đối với các thuật toán kinh điển và khó như thuật toán tìm đường đi ngắn nhất, luồng, đồ thị, … bạn có thể không cần nắm vững và ghi nhớ cách cài đặt. Nhưng nên biết các thuật toán hay dùng, độ phức tạp thuật toán, cách áp dụng, … để sử dụng khi cần thiết. 1 hay 2 năm đầu, sau khi rèn luyện ngôn ngữ lập trình và thuật toán (khá tinh thông), hãy giảm cường độ và thời gian luyện tập món đó. Đã đến lúc bạn cần áp dụng kiến thức đã học vào dự án thật rồi đấy.
Hãy nghĩ ra 1 sản phẩm gì đó (ví dụ như game, phần mềm, …) cái gì cũng được rồi thử làm lại từ đầu hoàn toàn bằng những thứ bạn học. Sẽ có 1 sự khác biệt không hề nhẹ giữa những đoạn code ngắn và hàm nhỏ so với việc tạo ra 1 thứ gì đó hoàn chỉnh.
Tiếp tục, hãy thử sức với những sản phẩm có tính ứng dụng và độ phức tạp cao hơn. Hãy rủ bạn bè tham gia vào làm chung, để có thể có trải nghiệm và việc làm việc nhóm. Tới năm thứ 3 hay thứ 4, bạn thật sự nên có những sản phẩm nhỏ và hoàn thiện cho riêng mình. Sẽ rất hữu ích và thuận lợi khi bạn trình bày với nhà tuyển dụng về những sản phẩm mà bạn đã tự làm khi còn đang đi học. Có thể bạn cũng sẽ nhận đc một mức offer về mức lương lẫn vị trí cao hơn so với những người khác.
Và lời khuyên cuối cùng?
Lời khuyên cuối mình muốn nói, đó là sự chủ động. Học lập trình, làm lập trình viên, bạn cần tối đa hoá sự chủ động bản thân. Chủ động học (lên trang web tìm kiếm học, mua sách học), chủ động hỏi (lên diễn đàn, tham gia offline, hội thảo), chủ động làm (tự nghĩ ra dự án rồi làm, tự mày mò), … Và nếu có thể, hãy xin đi thực tập vào những năm sắp tốt nghiệp ở 1 công ty phần mềm. Đừng quan trọng là công ty outsource hay product, đừng quan tâm là công ty to hay nhỏ, vì dù là công ty nào, bạn cũng sẽ học đc những phần kiến thức khác nhau mà ở trường không dạy cho bạn. Có nơi bạn sẽ học được về kĩ thuật, có chỗ bạn học được về quy trình, có nơi thì tặng cho bạn đam mê, sáng tạo. Không có gì là vô ích cả. Và, nếu bạn thật sự có mong muốn trở thành một lập trình viên giỏi, muốn thực tập sớm hơn so với bình thường, bạn có thể liên hệ với tôi bất cứ lúc nào. Nếu bạn đủ điều kiện, tôi nghĩ sẽ đủ sức để giúp bạn đi thực tập ở 1 số công ty phần mềm mà bạn mong muốn.
Cách Trở Thành Học Sinh Giỏi Toán Nhanh Nhất
Để trở thành một học sinh giỏi toán thì cần những phương pháp và cách thức rèn luyện như thế nào ? Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ cần thông minh là các bé sẽ dễ dàng thành học sinh giỏi toán. Điều này không hoàn toàn đúng vì các bạn có thể rèn luyện theo một số phương pháp và đặc tính kích thích não bộ, giúp não bộ tích cực vận động và phát triển hơn. Ngoài ra còn kết hợp với sự luyện tập hàng ngày sẽ nhanh chóng trở thành học sinh giỏi toán.
Thành công có phương pháp, thất bại có nguyên nhân. Bạn đang trăn trở để tìm ra phương pháp giúp bạn trở thành học sinh giỏi toán. Vì vậy, thông qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một số cách trở thành học sinh giỏi toán nhanh nhất
Xác định mục tiêu học tập rõ ràng
Xác định mục tiêu là việc rất quan trọng vì nó quyết định hướng đi, phương pháp học toán của bạn và sẽ quyết định kết quả học tập của bạn. Khi bạn xác định mục tiêu đạt loại giỏi trong môn toán thì bạn sẽ học với quyết tâm khác hẳn khi bạn chỉ muốn trở thành một học sinh đạt loại trung bình. Với quyết tâm trở thành một học sinh giỏi toán thì não của bạn nhận thức được rằng, nó không được phép mắc bất kỳ sai phạm nhỏ nào. Việc này khiến bạn học kỹ từng chi tiết nhỏ nhặt nhất trong bài.
Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý
Bạn sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu của mình đề ra nếu không xây dựng một kế hoạch cụ thể và biết cách sắp xếp thời gian. Những người thành công luôn lập ra những kế hoạch cho công việc của mình. Họ luôn biết mình cần làm gì để đi đến mục tiêu và ưu tiên những việc gì để họ đạt được mục tiêu đã đề ra. Bạn cần lên kế hoạch học toán cho bản thân theo tuần, theo tháng, quý, năm.
Ghi nhớ một cách hiệu quả và khoa học nhất
Bước đầu tiên để học cách ghi nhớ là biết cách đọc sách thông minh và hiệu quả. Ai trong chúng ta ắt hẳn đều biết đọc sách, nhưng rất ít người nắm được tất cả thông tin mà cuốn sách mang lại. Bạn cần chắt lọc những từ khóa, nội dung chính để có thể ghi nhớ một cách hiệu quả.
Tập trung cao độ khi học
Bạn hãy tập trung mỗi khi nghe các thầy cô giảng bài để tránh bỏ sót những kiến thức quan trọng. Một kiến thức nhỏ cũng có thể làm bạn gặp khó khăn khi làm bài tập và tiếp thu các kiến thức tiếp theo. Hãy hỏi thật kỹ những kiến thức mà bạn chưa hiểu, thường xuyên giơ tay phát biểu lên bảng làm bài tập để được thầy cô sữa các kiến thức sai của mình. Từ đó, kiến thức sẽ được khắc sau hơn trong não bộ của bạn.
Nắm vững kiến thức căn bản
Kiến thức căn bản là không thể thiếu đối với bất kỳ môn học nào, đặc biệt là môn toán. Để thực sự trở thành học sinh giỏi toán kiến thức toán căn bản thôi chưa đủ cần thêm đó là kỹ năng tư duy phân tích. Kiến thức căn bản hay nói cách khác là công thức toán giúp bạn nhanh chóng áp dụng công thức đưa ra những hướng giải quyết đối với những bài toán khó. Sau đó sẽ lọc lại hướng giải nào cho phù hợp.
Hãy làm đầy đủ và đúng hạn những bài tập được giao về nhà từ dễ đến khó. Trong quá trình làm bài tập bạn hãy ghi chú những vấn đề mình chưa hiểu để tìm cách giải quyết. Nhờ bạn bè, thầy cô tìm cách giải tốt nhất rút kinh nghiệm cho lần sau. Việc làm nhiều bài tập toán sẽ giúp bạn nhớ các kiến thức lâu hơn.
Cẩn thận xem lại bài làm sai
Bạn có thể học được rất nhiều từ sai lầm của bản thân. Nếu phát hiện mình giải sai thì bạn nên xem lại toàn bộ quá trình. Bạn đã sai ở đâu và sai như thế nào? Cố gắng xem xét lại bài toán và tìm cách giải ra kết quả đúng. Khi làm toán, viết ra cách giải là việc rất quan trọng. Dùng bút viết ra chi tiết từng bước áp dụng cho một bài toán. Với cách này, khi xuất hiện sai sót, bạn có thể xem lại quá trình giải và phát hiện ra chỗ sai dễ dàng hơn.
Chọn tài liệu phù hợp
Bất kì môn học gì tài liệu là không thể thiếu. Đặc biệt là học sinh giỏi. Chọn tốt nhất là các bộ đề trong các kỳ thi học sinh giỏi trước. Người ta nói ‘biết người biết ta trăm trận trăm thắng’. Biết cấu trúc đề dạng nào sẽ cho bạn phương pháp học tập phù hợp. Ngoài xem cấu trúc để ra, muốn trở thành học sinh giỏi toán bạn nên nghiên cứu thêm sách tham khảo các dạng bài tập nâng cao.
Nghệ thuật ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn
Phương pháp hiệu quả nhất để bạn ghi nhớ lý thuyết được học là áp dụng chúng vào thực tiễn, nghe thì có vẻ xa vời nhưng thực ra nó rất đơn giản. Bạn muốn học giỏi toán thì hãy áp dụng tất cả các công thức được học để giải một bài toán, đây chỉ là cách để vận dụng kiến thức ở cấp thấp. Để vận dụng ở những cấp độ cao hơn cũng cần đòi hỏi bạn nắm vững lí thuyết nhiều hơn. Cách tốt hơn để áp dụng là dùng chúng để giải quyết những công việc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Bạn đang xem bài viết Tớ Đã Học Tập Như Thế Nào Để Trở Thành Học Sinh Giỏi? trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!