Xem Nhiều 3/2023 #️ Tìm Hiểu Cách Tâm Sự Với Con Khi Bé Không Chịu Nói Chuyện Với Cha Mẹ # Top 11 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 3/2023 # Tìm Hiểu Cách Tâm Sự Với Con Khi Bé Không Chịu Nói Chuyện Với Cha Mẹ # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Cách Tâm Sự Với Con Khi Bé Không Chịu Nói Chuyện Với Cha Mẹ mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chú ý cách tiếp cận trẻ nhỏ

Âm điệu, cử chỉ, nét mặt và ánh mắt… là những dấu hiệu bên ngoài dễ nhận biết nhất khi giao tiếp và truyền cảm xúc. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm khi nói chuyện với cha mẹ và cảm nhận thái độ của những người xung quanh. Một trong những nguyên do có thể gây ra sự khó khăn trong quá trình giao tiếp giữa cha mẹ và con cái có thể xuất phát từ những hành động thái quá hoặc thể hiện lới nói bằng cử chỉ ra lệnh, yêu cầu hơn là chia sẻ cùng. Khi trẻ cảm nhận trong tư thế là đối tượng bị ra lệnh hoặc áp đặt, chúng sẽ tự thu mình lại và “ghi nhớ” rất sâu. Kết quả là những lần sau khi cần mở lòng trò chuyện, trẻ cảm thấy sợ hoặc bị động trong việc giao tiếp.

Cố gắng tìm sự đồng cảm và thấu hiểu con cái

Cha mẹ và con cái có những gắn kết vô hình rất riêng và đặc trưng của tình thân mà đôi khi chúng ta bỏ quên hoặc không để ý. Gắn kết đó là những sự nhịp nhàng trong cảm xúc và suy nghĩ về cùng một vấn đề hay sự kiện nào đó. Điều này thể hiện rõ nhất khi chơi bóng hoặc tham gia các hoạt động thể thao gia đình, cha và con nếu có sự đồng điệu tốt sẽ dễ dàng hiểu ý và có những cú chuyền bóng đầy ấn tượng.

Dùng nhiều cách tâm sự với bé

Để có thể chia sẻ cùng con không nhất thiết cha mẹ phải gặp trực tiếp để nói. Vì mỗi bé có tính cách khác nhau, đôi lúc các bé cảm thấy khó nói nhưng lại có thể diễn đạt cảm xúc bằng cách khác. Chẳng hạn như có bé thích vẽ tranh, có bé lại thích viết thư hay trao đổi qua những tấm thiệp, bảng thông báo trong nhà… Bạn hãy thử tâm sự với bé bằng những cách mà bé yêu thích và xem đó như là một bí mật chung của gia đình. Thêm nữa, để việc chia sẻ dễ dàng hơn, cha mẹ nên đặt trẻ vào vị trí là một người bạn nhỏ đáng yêu như thế sẽ tạo được sự gần gũi hơn, trẻ dễ dàng nói ra những điều chúng suy nghĩ.

Tại Sao Con Cái Không Thích Tâm Sự Với Cha Mẹ

Các bậc phụ huynh thường khó hiểu tại sao con cái không thích tâm sự với cha mẹ. Có những chuyện xảy ra nhưng cha mẹ hoàn toàn không biết, có khi con chỉ nói những điều đó với một người xa lại, một đứa bạn thân, cô hàng xóm hay một ai đó mà không phải là mình.

Chia sẻ của Tư vấn An Nam

1. Cha mẹ không phải là người hiểu con nhất

Trong cuộc sống gia đình, các con luôn cho rằng “cha mẹ không phải là người hiểu con nhất”. Bởi vì, lúc nào cha mẹ cũng cho rằng con mình còn bé, nó chưa hiểu chuyện đâu. Cứ như vậy, các con sẽ không bao giờ dám nói ra những suy nghĩ của mình nói gì đến việc tâm sự.

Mỗi khi các con có chuyện muốn nói, bậc phụ huynh thường hay gạt đi, không nghe, có nghe thì cũng đánh giá bằng sự chủ quan của người lớn. Cứ mỗi việc con làm dù đúng hay sai, chỉ cần không vừa ý thì cha mẹ lại mắng con, nói lỗi là do con. Trong khi đó, chẳng ai hỏi con xem vì sao con làm như vậy, lý do là gì. Để rồi, đứa trẻ càng ngày càng thấy mất lòng tin vào gia đình, tự nó sẽ tách biệt ra và không còn gần gũi với các thành viên trong gia đình nữa.

Cha mẹ hay áp đặt suy nghĩ của mình sang cho con…………

Đối với cha mẹ, các con là những tài sản vô giá nhất, luôn dành mọi điều tốt đẹp nhất cho con. Thế nhưng, cách yêu thương của cha mẹ là chưa đúng cách, đôi khi làm các con cảm thấy bị chán nản. Những lúc như vậy, con lại muốn tâm sự với một ai đó mà không phải là cha mẹ mình.

Đây là một biểu hiện trong tâm lý học về sự bị đoạt ngôi của những đứa con cả với các con thứ, mà thường xảy ra trong các gia đình từ hai con trở lên.

Trong khi đứa con cả đang được hưởng tình yêu thương cũng như sự chăm sóc của cha mẹ thì con thứ ra đời. Việc phải san sẻ tình yêu thương cũng như sự quan tâm là một cú sốc cho đứa con cả. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự ghen tỵ cũng như không hài lòng của các con trong gia đình.

Chỉ cần có một điều gì đó mà cha mẹ dành cho đứa con này nhưng không cho đứa con khác. Một món quà không ngang bằng nhau hay khi anh chị em cãi nhau bố mẹ thường bênh một ai đó… Cứ như vậy, các con sẽ cảm thấy sao cha mẹ vô lý thế? Con đâu làm sai, sao lại trách mắng con? Cha mẹ thật là thiên vị?…

Những cảm xúc ấy càng ngày càng lớn dần lên trong suy nghĩ của các con khiến các con đôi khi cảm thấy tủi thân, có lúc lại là buồn rầu khóc lóc. Cứ nghĩ cha mẹ có yêu thương mình đâu. Từ đó, các con lại thêm 1 lý do để con không muốn tâm sự với cha mẹ – là những người yêu thương nó nhất.

3. Áp đặt con theo suy nghĩ của cha mẹ

Người lớn thường có một thói quen đó là luôn đưa ra những quan điểm của mình để áp đặt cho những chuyện của con cái. Mọi chuyện của con con không được quyền quyết định, cái gì cũng cha mẹ sắp đặt cho. Học gì, làm gì, yêu ai, lấy ai,.. cũng do cha mẹ hết. Dù muốn hay không con cũng phải làm theo như thế.

Đã bao giờ cha mẹ hỏi con muốn gì và cần gì không? Đã bao giờ cha mẹ cho con quyền lựa chọn cũng như quyết định những gì là của con không? Nếu có, cũng chỉ là số ít bậc phụ huynh làm được điều này. Nhiều lúc con rất mệt mỏi, rất áp lực trước những lựa chọn cho tương lại của mình. Thế nhưng, cha mẹ có bao giờ đồng thuận hay chấp nhận sự lựa chọn đó của con. Vậy thì làm sao con có thể chia sẻ những vấn đề của con với cha mẹ nữa.

4. Con không được sống thật với bản thân mình khi đứng trước cha mẹ

Trong cách dạy con, cha mẹ nào cũng muốn con mình sẽ ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ, không ngang bướng chống đối. Liệu điều đó có đúng với tất cả những đứa con của chúng ta.

Có những điều con muốn nói ra, có những điều con muốn làm, thế nhưng sao trước mặt cha mẹ lại khó thế, con không thể nên lời. Không chỉ vậy, thật sự tính của con không như vậy đâu, con cũng muốn phá cách như các bạn của con, muốn được sống là chính con. Nhưng khi ở nhà với cha mẹ, con lại phải làm thế này thế khác để hài lòng cha mẹ.

Có những lúc con muốn buông xuôi tất cả, có những lúc con muốn chạy chốn khỏi thế giỡi này và cũng có lúc con muốn từ bỏ gia đình. Vì con thấy nó không mang lại cho con những gì con muốn. Cha mẹ không hiểu con, con không thể sống thật với bản thân mình, cha mẹ chưa bao giờ lắng nghe con. Vậy thì con phải đi tìm những người cho con sự thấu hiểu, sự cảm thông để con có thể sống cuộc đời của riêng con.

Có những điều trong cuộc sống mà chúng ta khó có thể kiểm soát được. Biết những đứa con của chúng ta đang đi lầm đường, nhưng nó là cuộc đời, là con người nó. Hãy để cho con có thể bước đi một cách tự tin nhất. Các bậc phụ huynh hãy nghĩ lại xem, nguyên nhân xảy đến là gì. Chúng ta cũng phải có một phần trách nhiệm ở trong đó, thật sự chúng ta vẫn chưa là người hiểu con nhất. Và đó là những lý do tại sao các con cái không thích tâm sự với cha mẹ.

Cập nhật : bởi

Tâm Đắc Với 5 Cách Dạy Con Học Lớp 1 Cha Mẹ Không Thể Không Biết

Giai đoạn bé bước vào lớp 1, tức là từ 6 tuổi trở lên là cột mốc vô cùng quan trọng. Lúc này các bé sẽ được tiếp xúc với môi trường mới, việc học sẽ nghiêm túc hơn chứ không phải vừa học vừa chơi như ở mẫu giáo. Vậy nên các bậc cha mẹ cũng cần có phương pháp giáo dục trẻ thật hợp lý, cần có cách dạy con học lớp 1 sao cho hiệu quả nhất, bé giỏi giang, ngoan ngoãn hơn.

Cách dạy con học lớp 1, cha mẹ cần biết!

Hiện nay việc giáo dục con cái trong mỗi gia đình đều có xu hướng khác nhau, quan điểm nhiều người cho rằng trẻ cần phải được răn đe, nhiều khi phải “đánh” thì mới sợ và nghe lời, nhưng cũng có những quan điểm ngược lại, giáo dục là phải kiên nhẫn, không nên quá nghiêm khắc sẽ khiến trẻ tự ti…

Đối với trẻ khi bắt đầu bước vào lớp 1, cũng là lúc bé bị “cắt” bớt thời gian chơi bời để bước vào giai đoạn phải học tập nghiêm túc, nhưng các bậc cha mẹ cũng cần có cách dạy con học lớp 1 thật tinh tế và khéo léo, đừng quá áp đặt bé phải “cắm đầu” vào học mới được, cần tạo cho bé cảm giác thoải mái và ham học. Bởi nếu cha mẹ quá áp đặt, bắt ép thì có thể trở thành cực đoan, bé sẽ có thái độ chống đối hoặc một số trường hợp rơi vào trầm cảm, tự kỷ…

Vào lớp 1, trẻ phải làm quen với môi trường mới, học tập mới… nên hầu hết các con đều sẽ bỡ ngỡ, có thể sẽ vừa háo hức vừa lo sợ. Cha mẹ cần có cách tạo cho con cảm giác thoải mái, cổ vũ để con nhanh chóng thích nghi, ổn định tâm lý và sẵn sàng học tập thật tốt.

Những cách dạy con học lớp 1 để bé giỏi giang, ngoan ngoãn

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp cha mẹ dạy dỗ con khi vào lớp 1, nhưng không cần phải quá nguyên tắc, áp dụng đúng theo cách này cách nọ… mà các bậc cha mẹ có thể linh hoạt, hiểu được trẻ muốn gì, cần gì và điều gì mới là tốt nhất, từ đó áp dụng các cách dạy con học lớp 1 sao cho bé chủ động thực hiện thời gian học tập và vui chơi hợp lý, có như vậy bé mới chăm ngoan và học giỏi được.

1. Giúp con xác định trách nhiệm của bản thân

Hầu hết khi mới bước sang lớp 1 trẻ sẽ chưa phân định rõ được sự khác nhau giữa trường tiểu học và mẫu giáo là như thế nào, nên tâm lý chung của các con là sẽ muốn chơi. Nếu bị thúc ép vào việc học nhiều trẻ sẽ có những phản ứng tiêu cực, quấy khóc và không nghe lời…

Lúc này việc cha mẹ cần làm đó là nên nói chuyện với con, giúp con nhận thức được vì sao mình cần phải học, tuyệt đối đừng áp đặt hay dùng đòn roi với bé, mà hãy lấy những dẫn chứng điển hình từ chính cha mẹ ngày trước đi học như thế nào, xử lý các tình huống ra sao và đã trải qua những chuyện thú vị như thế nào. Dần dần bé sẽ hiểu được trách nhiệm phải học tập và sẽ trở lên thích thú hơn

2. Luôn bày tỏ sự quan tâm và tôn trọng con

Một trong những cách dạy con học lớp 1 thật tốt nữa đó là cha mẹ phải luôn thể hiện được sự quan tâm và tôn trong đối với con, hãy lắng nghe con và bày tỏ bằng lời nói – hành động cho bé thấy được điều này.

Chẳng hạn như, thay vì những câu như “con phải làm…” mẹ hãy nói rằng “theo mẹ nghĩ là con nên…”, “tại sao con không thử làm như thế nhỉ…” Chắc chắn các bé sẽ ngoan ngoãn hợp tác hơn rất nhiều.

3. Luôn hỏi han con về những điều con gặp ở trường

4. Luôn kiên nhẫn khi con không làm được bài

Đừng quá sốt ruột la mắng hay tỏ ra không vui khi bé chưa làm được bài tập. Hãy bình tĩnh giảng giải và giúp bé hiểu, có thể đưa ra những dạng bài tập tương tự để bé làm, dần dần bé sẽ có ý thức và cố gắng làm lại một cách thông thạo hơn. Nếu mẹ quát mắng sẽ càng khiến bé chán nản và không muốn học tiếp .

5. Bình tĩnh khi bé nhận điểm kém

Môi trường mới, kiến thức mới, chắc chắn không phải bé nào cũng có thể làm quen và học tốt đươc ngay, chuyện bị điểm kém sẽ hết sức bình thường. Cha mẹ đừng vội chỉ trích hay mắng mỏ bé, hãy giúp bé vượt qua điều đó, tìm ra nguyên nhân lỗi sai và cố gắng làm lại cho lần sau, như vậy bé cũng đỡ buồn mà cha mẹ cũng không gây ra hậu quả xấu hơn.

Tâm lý trẻ khi bắt đầu học tiểu học rất phức tạp, nên việc áp dụng cách dạy con học lớp 1 cũng không phải đơn giản. Cha mẹ phải luôn chú ý bình tĩnh, kiên nhẫn, lắng nghe và tôn trọng con, cố gắng hiểu những mong muốn của con để từ đó việc dạy dỗ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Vì Sao Con Không Tâm Sự Và Chia Sẻ Với Bố Mẹ

Vì sao con không tâm sự và chia sẻ với bố mẹ

Cha mẹ thường lầm tưởng rằng con luôn muốn lời khuyên hoặc hướng giải quyết từ mình. Thay vì lắng nghe ý kiến của trẻ, cha mẹ thường nhảy vào với ý kiến và suy nghĩ của riêng mình. Hãy hỏi con: “Con có muốn bố/mẹ giải quyết việc này giúp con không”?, khuyến khích con tự động não để giải quyết vấn đề, để con giải quyết vấn đề theo cách riêng của con, mặc dù đó không phải là cách hoàn hảo nhất

Cha mẹ luôn cho rằng con còn bé và chưa hiểu chuyện, do đó, con thường không dám nói ra những suy nghĩ của mình. Theo đó, phụ huynh thường phớt lờ và gạt đi mỗi khi con có chuyện muốn hỏi. Từ đó, con trẻ sẽ dần mất lòng tin vào cha mẹ và trở nên xa lánh các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, việc yêu thương con đúng cách là việc cha mẹ cần phải biết để những lúc muốn tâm sự, người nơi con tìm đến sẽ là gia đình chứ không phải một ai khác.

Nếu con là một người hướng nội, con có thể cần thời gian để được yên tĩnh, được ở một mình. Cha mẹ hãy hỏi những câu hỏi gợi mở, đợi con trả lời, hoặc lắng nghe con mà không ngắt lời

Con có thể không nói chuyện với cha mẹ vì sợ phản ứng của bạn. Con sẽ cảm thấy rằng cha mẹ chỉ trích những quyết định của con, nói điều gì đó tiêu cực, hay là đưa ra những hậu quả. Cha mẹ hãy chú ý kiềm chế phản ứng của mình ở mức trung lập, hỏi thêm chi tiết về vấn dề trước khi vội đưa ra kết luận, luôn theo dõi cảm giác của con

Khi con sẵn sàng để chia sẻ, cha mẹ lại không dành đủ sự chú ý cho con, hoặc con đã mệt mỏi với việc phải tranh giành sự chú ý với máy tính hoặc điện thoại của bạn. Hãy cất điện thoại đi mỗi khi con đi học về hoặc cha mẹ đi làm về

Người lớn thường không cho con cái quyết định theo cái mình thích mà luôn đưa ra những quan điểm để áp đặt cho con cái. Cha mẹ đã bao giờ hỏi con muốn gì, đã bao giờ cho con quyết định những điều mình muốn? Chính những việc cha mẹ đang làm nhiều khi đã vô tình tạo nên những áp lực cho tương lai của con. Hãy để con tự giải quyết vấn đề của mình, từ những vấn đề nhỏ nhất.

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Cách Tâm Sự Với Con Khi Bé Không Chịu Nói Chuyện Với Cha Mẹ trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!