Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Hại Của Việc Thức Khuya Và Cách Tạo Thói Quen Dậy Sớm mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mời các bạn cùng tham khảo bài viết về tác hại của việc thức khuya và hướng dẫn chi tiết cách để tạo thói quen dậy sớm.
Tác hại của việc thức khuya quá nhiều
Việc thức quá khuya sẽ làm cho các bạn sau khi thức dậy vào ngày hôm sau cảm thấy rất mệt mỏi, nhức đầu rất khó để tập trung làm việc hay học. Việc thức khuya cũng sẽ rất dễ tạo cho bạn cảm giác buồn ngủ vào ngày hôm sau nên sẽ dễ khiến cho bạn ngủ ngày và nếu cứ ngủ ngày nhiều thì bạn lại khó ngủ vào ban đêm cứ như thế lặp lại khiến bạn thức khuya và ngủ ngày nhiều.
Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc thức khuya quá nhiều sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của bạn, gây ảnh hưởng đến nhiều quá trình của cơ thể như bài tiết, hô hấp.
Thức khuya nhiều gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể
Khi bạn thức quá khuya sẽ làm ánh mắt của bạn trở nên thiếu hồn, làn da sẽ không tươi tắn và có nguy cơ gây nhiều loại mụn. Việc đi ngủ trễ có sẽ khiến cho tốc độ lão hóa nhanh hơn biểu hiện như là tóc nhanh bạc, nhiều nếp nhăn xuất hiện trên khuôn mặt.
Ngoài ra việc thức khuya cũng sẽ gây ảnh hưởng một số chức năng về tim mạch và thần kinh. Người thức khuya cũng sẽ trở nên dễ nóng giận và cáu gắt hơn trong công việc cũng như cuộc sống. Ngoài ra việc thức khuya càng khiến cho bạn thừa cân và dễ mắc bệnh béo phì.
Khi thức khuya thì bạn lại thường xuyên cảm thấy đói khiến bạn muốn ăn vặt hay ăn khuya lại càng khiến cơ thể của bạn dễ tăng cân, làm một số bệnh như béo phì hay tim mạch dễ tìm tới bạn hơn.
Một số trường hợp thức khuya càng khiến cho bạn cảm thấy cô đơn và buồn hơn so bầu không khí tĩnh lặng của màn đêm. Nếu việc này diễn ra một cách thường xuyên sẽ dễ làm cho bạn mắc bệnh trầm cảm.
Dậy sớm có tốt hay không ?
Việc dậy sớm sẽ giúp cho bạn có được thêm một khoảng thời gian vào buổi sáng với thời tiết và không khí rất trong lành giúp bạn có thể thoải mái thực hiện một số công việc vào buổi sáng với sự tập trung cao hơn.
Nếu dậy sớm được thì bạn có thể tranh thủ dành thời gian để tập thể dục giúp các hệ cơ quan của cơ thể có thể khởi động tốt hơn để chuẩn bị cho một ngày vùi đầu vào công việc hay học tập. Việc dậy sớm mỗi ngày để tập thể dục sẽ giúp bạn có được 1 ngày thật sự hiệu quả hơn rất nhiều.
Thay vì thức dậy trễ và phải ăn sáng ở ngoài tiệm hay hàng quán với giá cả đắt đỏ cộng với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, dậy sớm giúp cho bạn có thời gian để tự chuẩn bị bữa ăn sáng phục vụ cho chính bản thân của bạn và cho các thành viên khác trong gia đình.
Theo một số kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia y học trên thế giới thì việc có được thói quen dậy sớm mỗi ngày còn có tác dụng tốt cho làn da nhờ việc cơ thể tận hưởng được không khí trong lành vào buổi sáng nên giảm được quá trình oxy hóa giúp bạn giữ được làn da và vóc dáng trẻ trung nhiều hơn.
Có được thói quen dậy sớm khi sinh sống và làm việc ở những thành phố lớn còn giúp bạn có thể đi làm sớm hơn và tránh được việc kẹt xe, giảm được việc phải chờ đợi mất nhiều thời gian và hít nhiều khói bụi độc hại ở những điểm kẹt xe.
Tại sao bạn không thể dậy sớm ?
Những nguyên nhân khiến bạn không thể dậy sớm rất nhiều nhưng mình có thể tóm gọn một số nguyên nhân như sau:
Đầu tiên là do bạn ngủ quá trễ nên dẫn tới cơ thể phải kéo dài sự nghỉ ngơi tới sáng hôm sau nhiều hơn nên khiến cho bạn không thể dậy sớm được.
Nguyên nhân không thể dậy sớm được còn do sức khỏe bạn mệt mỏi do làm việc quá sức hoặc bị stress trong công việc nên có giấc ngủ không ngon.
Việc tạo thói quen dậy sớm không thành công do bạn không có kế hoạch cụ thể trong khoảng thời gian thức dậy sớm nên bị buồn ngủ lại sau khi dậy sớm.
Ngoài ra thì việc không thể tạo được thói quen dậy sớm là do bản tính lười và thích ngủ nướng của bạn.
Để dậy sớm cần phải ngủ sớm
Cơ thể con người bắt buộc phải ngủ với thời lượng từ 6h trở lên mỗi ngày, chính vì vậy mà để mỗi ngày dậy sớm thì bạn phải ngủ sớm và đảm bảo thời gian ngủ như đã nói ở trên. Ví dụ như bạn cần dậy sớm hàng ngày vào lúc 5h sáng thì từ tối hôm trước bạn bắt buộc phải ngủ trước 11h hoặc 10h.
Đối với một số bạn có thói quen thức khuya thì cố gắng dậy sớm một vài hôm và hạn chế ngủ ngày thì sẽ có thể đi ngủ sớm hơn giúp việc dậy sớm được dễ dàng hơn. Nhiều bạn cứ than phiền rằng không thể ngủ sớm được, tuy nhiên để dậy sớm được thì bắt buộc các bạn phải ngủ sớm. Chỉ cần dậy sớm vài bữa là cơ thể bạn sẽ tự cảm thấy buồn ngủ sớm và khiến bạn luyện tập thêm thói quen đi ngủ sớm.
Mới đầu thì rất khó để các bạn ngủ sớm, tuy nhiên các bạn phải đặt quyết tâm cùng đồng hồ báo thức. Nếu bình thường các bạn dậy lúc 7-8h sáng thì khi mới tập luyện thói quen dậy sớm thì mỗi ngày nên dậy sớm 30 phút. Cho đến khi nào cơ thể quen với việc thức dậy ở khoảng 5h sáng là bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt của sức khỏe mình ngay.
Để đi ngủ sớm được thì các bạn cũng nên tránh xa những tác nhân có thể khiến bạn quên việc đi ngủ như điện thoại thông minh hay máy tính bàn laptop xách tay. Bạn chỉ nên sử dụng thiết bị này một ít thời gian còn lại hay để cơ thể nghỉ ngơi bằng cách đi ngủ sớm để thức dậy sớm vào sáng hôm sau không bị mệt mỏi.
Đặt báo thức giải toán để thức dậy sớm hơn
Việc đặt báo thức không chỉ đơn giản là các bạn hẹn giờ để thức dậy, các bạn có điện thoại thông minh có thể cài một số ứng dụng báo thức báo thức khi chuông báo bật bắt bạn phải giải một bài toán mới có thể im lặng, đây là một cách báo thức rất thông minh sau khi giải một bài toán xong thì chắc chắn bạn sẽ tỉnh ngủ được một phần. Ngoài ra cũng có một số cách khác như đặt đồng hồ báo thức ở thật xa bạn khiến bạn phải bật dậy thật xa để tắt cũng sẽ khiến bạn phải tỉnh ngủ.
Để thói quen dậy sớm hình thành thì bạn phải từ bỏ tật ngủ nướng. Kể cả ngày cuối tuần và một dịp nghỉ lễ bạn cũng nên dậy sớm bởi vì ngủ nướng vào những ngày này thường tạo cho bạn tính lười nên sẽ ảnh hưởng đến thói quen dậy sớm trong những ngày bình thường.
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến thói quen dậy sớm của bạn
Việc ăn uống mỗi ngày của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn đến thói quen muốn dậy sớm của bạn. Ví dụ như bạn ăn quá trễ thì cũng có thể dẫn tới việc bạn ngủ trễ và ngày hôm sau cũng không thể dậy sớm được.
Nếu vào buổi tối mà các bạn sử dụng nhiều thực phẩm, đồ uống có nhiều chất kích thích như bia rượu, bò húc, trà đậm đặc thì cũng làm cho một là không ngủ được hai là cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy nên khó có thể tạo được thói quen ngủ dậy sớm được.
Bạn nên cố gắng tập thói quen ăn uống điều độ
Cách để duy trì thói quen thức dậy sớm
Để duy trì việc thức dậy sớm các bạn phải có kế hoạch rõ ràng trong thời gian sau khi thức dậy như tập thể dục, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, nếu không làm gì lúc mới thức dậy sớm rất dễ khiến bạn đi ngủ lại. Ngoài ra bạn cần phải duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ một cách hợp lý mới khiến bạn duy trì liên tục việc dậy sớm mỗi ngày.
Để luyện tập thói quen dậy sớm thì bạn cũng nên lưu ý tuyệt đối tránh những chất kích thích có hại như rượu bia, cafe hay nước tăng lực. Những chất nêu trên sau khi sử dụng sẽ khiến cho cơ thể rất mệt mỏi và rất khó để dậy sớm vào mỗi buổi sáng.
Chia sẻ bài viết bạn đang xem lên trang facebook của bạn ở chế độ công khai
Gửi link bài viết này cho bạn bè, người thân cùng tham khảo
Truy cập trang chủ để cập nhật thêm bài viết mới hơn: gacongnghe.com
Like trang facebook của Gà Công Nghệ
Có thắc mắc vui lòng nhập ở đây
Cách Dậy Sớm Hiệu Quả Và Tác Dụng Của Dậy Sớm
Bạn thường xuyên sử dụng mạng xã hội đến rất khuya?
Bạn không thể nào thức dậy được vào buổi sáng mặc dù đã từng cố gắng thử?
Bạn luôn thấy người khác có thể dậy sớm được, còn mình thì không? và bạn cũng muốn như họ nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu?
Tôi đã từng giống bạn. Chính vì thế bài viết này tôi muốn dành cho bạn – những người khao khát sở hữu thói quen dậy sớm của người thành công.
Kết quả đo lường cho thấy, hầu như mọi thường thức dậy vào khoảng 6h đến 7h30p mỗi sáng.
Còn tôi thì khác, tôi thức đến 2-3h sáng ngủ dậy lúc 9-10h sáng hôm sau, và hôm nào tôi cũng cảm thấy mệt mỏi, mặc dù ngủ rất nhiều nhưng tôi luôn buồn ngủ, tôi cảm thấy cuộc sống mình thật vô nghĩa và tôi luôn tìm cách để dậy sớm, cho đến một ngày nọ tôi vô tình thấy được 1 video nói về động lực của Thầy Phạm Tiến Dũng, một người thầy đã thay đổi tôi hoàn toàn.
Ngược lại với trước đây, khi còn là một con cú đêm, bây giờ tôi cảm thấy thật tuyệt vời khi được thức dậy lúc 5h30 sáng.
Buổi sáng bây giờ đối với tôi là 1 khoảng thời gian làm việc cực kì hiệu quả, tâm trí tỉnh táo và đầy tập trung, tôi bắt đầu làm việc với mục tiêu ngay lập tức, luôn hoàn thành công việc trước khi trở về nhà và giành được rất nhiều thời gian cho việc khác.
Có lần tôi giật mình thức dậy và nhận ra đã quá giờ đến lớp, đến văn phòng và cái giá mà tôi phải trả là bị phạt. Từ khi dậy sớm đến giờ, tôi luôn làm chủ được thời gian và luôn kỷ luật với giờ giấc của mình
Tôi luôn có hơn 2h đồng hồ trước khi đi làm để có thể làm 1 số việc khác như ăn sáng, uống cafe, đọc một vài trang sách mà không cần vội vã như trước nữa.
Vì có thời gian rảnh nên tôi bắt đầu tìm hiểu và học hỏi thêm những bài học, những kĩ năng mới, và đặc biệt hơn tôi đã hình thành các thói quen mới rất tuyệt vời mà trước đây tôi chưa từng làm được như: Chạy bộ 10000 bước chân mỗi ngày, uống 1 cốc nước ấm, đọc sách mỗi buổi sáng,…
Chinh phục 42Km của diễn giả Phạm Tiến Dũng
Đặc biệt hơn là mỗi giấc ngủ của tôi bây giờ trở nên rất ngon, và điều này giúp tôi không bị cholesterol trong máu cao, nguy cơ béo phì…
Sau một thời gian tập thể dục, mỗi ngày duy trì 10000 bước chân, một thời gian sau tôi đã giảm được từ 78kg còn 65kg và cơ thể tôi rất săn chắc, khỏe mạnh và khi có 1 sức khỏe tốt như thế thì tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Khi bắt đầu thói quen dậy sớm, tôi nhận ra rằng cơ thể và đầu óc luôn tỉnh táo; tỉnh táo mà không cần phải ngủ liên tục trong 10 – 12 giờ như trước. Thức dậy lúc 5 giờ 30 khiến tôi cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ, năng lượng tràn đầy để bắt đầu ngày mới.
Ngủ nướng là một thói quen xấu mà nhiều người không bỏ được; và những người ngủ nước thường có 1 rào cản vô hình khiến họ không thể dậy sớm được mặt dù biết thói quen này là xấu.
Con người vốn dĩ chỉ làm những điều mình thích và lười vận động, nên rất nhiều người đã sống theo cách bản năng này và khiến mình không thể nào dậy sớm được
Thầy Phạm Tiến Dũng của tôi đã dạy tôi một câu rất hay, đó là: “Những người ngủ dậy muộn là những người không có mục tiêu”. Và tôi cũng nhận ra được điều đó là hoàn toàn đúng, vì trước đây lúc tôi ngủ dậy tôi không biết phải làm gì; không có mục tiêu và kế hoạch gì cả; nên tôi lại tiếp tục ngủ, và cứ như thế; tôi không tài nào dậy sớm được cho đến khi tôi hiểu được mục đích của mình là gì.
Cách để dậy sớm chính là giải quyết các nguyên nhân không dậy sớm được, vào tôi sẽ chia sẻ bí quyết mà thầy Phạm Tiến Dũng của tôi đã dạy tôi cho bạn. Nó sẽ rất tuyệt vời đấy!
1. Đặt báo thức : Nghe thì có vẻ đơn giản rồi, tuy nhiên chúng ta lại còn có thêm 1 thói quen xấu nữa, đó là dậy tắt báo thức và ngủ tiếp. Như vậy thì phải làm thế nào?
Hãy đặt báo thức ở “xa”, tôi đã đặt báo thức, bật chuông to nhất có thể và bỏ nó ở trên nóc tủ quần áo. Khi tôi dậy định tắt, nhưng tôi không thể với được mà phải nhảy lên lấy, và kết quả là tôi không còn buồn ngủ nữa!
Hãy lên kế hoạch cho ngày mai, và tôi biết nếu ngày mai bạn thức dậy lúc 5h30p sáng sẽ không bền vững được 1 tuần đâu. Bạn hãy bắt đầu giảm dần 30p mỗi ngày. VD: bạn đang thức dậy lúc 10h sáng, hãy thức dậy lúc 9h30p sáng hôm sau. Điều này sẽ giúp bạn đỡ ngại hơn, và cứ như vậy, tôi đảm bảo 1 tuần sau bạn sẽ thức dậy lúc 5h30 mà không còn cảm thấy mệt mỏi nữa.
Chúng ta thường ngủ dậy muộn vì chúng ta không biết làm gì. Vậy hãy viết ra mục tiêu cần thực hiện vào ngày mai, bạn sẽ có động lực để dậy sớm. Mục tiêu đơn giản chỉ là dậy để ăn sáng; để đọc 1 vài trang sách,;để chạy 1 vài bước chân; để gặp một ai đó; để hoàn thành nốt công việc và bài tập ngày hôm qua chưa hoàn thiện,… thì bạn đã có ngay 1 mục tiêu rõ ràng để thức dậy sớm rồi!
Đây là tất cả những gì tôi đã học và làm từ người thầy Phạm Tiến Dũng của tôi. Và tôi tin là các bạn cũng sẽ thay đổi giống như tôi nếu như áp dụng các cách trên.
▶ Xem các khóa học hữu ích khác:
http://dzungpt.com/khoinghiepinternet/
Cách Thức Dậy Sớm Mà Không Buồn Ngủ Dù Tối Thức Khuya?
Trung bình một người ngủ từ 8-9 tiếng một ngày. Bây giờ, hãy tưởng tượng bao nhiêu thứ thú vị và thành công trong cuộc sống của bạn có thể đạt được nếu bạn dành thêm 3 tiếng giá trị mỗi ngày.
Những câu hỏi thú vị về việc thức dậy sớm
Thử tưởng tượng, bạn thức dậy vào lúc 5 giờ sáng không mệt mỏi và cảm giác phấn chấn với năng lượng cho suốt một ngày. Trong một năm, bạn có thêm gần 1100 giờ hoặc 45 ngày.
Bạn sẽ làm gì với toàn bộ khoảng thời gian tăng thêm đó?
Bạn có thể làm cho việc kinh doanh của mình tăng thêm 1 bậc, bạn có thể học một ngoại ngữ, bạn có nhiều thời gian hơn cho gia đình của mình…
Chắc chắn rồi, hình thành một thói quen luôn là một thách thức lúc khởi đầu. bạn có thể gặp rắc rối một chút vài ngày đầu. Sau đó một tuần, chắc chắn nó sẽ dễ hơn và sau đó 3-4 tuần bạn sẽ tạo được một thói quen mới và chắc chắn là nó sẽ không phải vấn đề lớn nữa.
Vậy, tất nhiên, bạn có thể sẽ mệt khoảng một tuần. Nhưng cơ thể bạn sẽ quen với nhịp điệu mới và sẽ ngủ ít hơn rất nhanh- nhanh hơn nhiều so với bạn nghĩ.
Và bạn biết đó, bạn không ngủ nhiều, số giờ ngủ không nhiều, nhưng chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Vài năm trước, tôi ngủ gần 9 tiếng một ngày. Và tiếp tục, khoảng thời gian trong ngày tôi cảm thấy rất mệt. Và bây giờ, tôi chỉ ngủ khoảng 6 giờ một ngày , tôi cảm thấy tươi trẻ và tràn trề năng lượng.
Đây là một số nguyên tắc cơ bản hữu ích để cải thiện số lượng giấc ngủ của bạn và giúp bạn thức dậy vào lúc 5 giờ sáng dễ dàng.
Cách thức dậy sớm mà không buồn ngủ
Muốn dậy sớm, hãy nghĩ trước đã
Hầu hết mọi người tin rằng họ cần ngủ từ 8 đến 9 giờ để ngủ mỗi ngày để “thực hiện chức năng” một cách đúng đắn. Tôi biết được từ kinh nghiệm của mình và của nhiều người khác, rằng 6 giờ là đủ.
Không ăn trễ vào buổi tối hôm trước
Tôi đề nghị bạn không nên ăn bất cứ thứ gì sau 7 giờ tối. Đồng thời, tránh uống cafe, trà đen hoặc thức uống có cồn 6-7 giờ trước khi đi ngủ.
Nếu bạn ăn trước khi đi ngủ, năng lượng tăng thêm sẽ cần cho hệ thống tiêu hóa của bạn, chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ giảm đi và bạn sẽ thức dậy mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau.
Lên check list công việc cần làm cho ngày mai
Tôi khuyên bạn nên viết danh sách những nhiệm vụ của ngày tiếp theo và bạn xác định việc gì cần giải quyết đầu tiên vào buổi sáng. Nếu bạn thức dậy sớm và sau đó bạn không biết làm gì, rất có “nguy cơ” bạn sẽ quay lại giường ngủ.
Giữ cho trí óc thoài mái trước khi đi ngủ
Làm cho nó trở thành một thói quen thiền định hoặc nghỉ ngơi 20-30 phút trước khi đi ngủ. Không làm việc hoặc xem TV trước khi đi ngủ. Nếu bạn làm thế, đầu óc của bạn vẫn tiếp tục hoạt động, nó sẽ làm bạn khó ngủ, giấc ngủ của bạn sẽ không sâu và thoải mái nhất có thể và bạn sẽ mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Xác nhận quyết định thức dậy lúc 5AM và biến nó thành một thách thức thú vị
Trước khi đi vào giấc ngủ, nói với bản thân là thức dậy vào lúc 5 giờ – Không thành vấn đề. Hình dung bạn có một giấc ngủ sâu, thoải mái và có một giấc ngủ ngon, sau đó ra khỏi giường lúc 5 giờ sáng và cảm thấy thoải mái và thích thú để bắt đầu một ngày.
Bằng cách đó, bạn đặt vào tiềm thức của mình và thức dậy sớm dễ dàng hơn nhiều
Làm cho việc ” thức dậy lúc 5 giờ sáng” thành một thách thức thú vị. Hầu hết mọi người không cố gắng suốt cuộc đời, nhiều người trong số họ đã từ bỏ chỉ sau vài ngày. Vâng, thức dậy sớm là một thói quen của hầu hết những người thành công.
Bạn sẽ thành công chứ? Chắc chắn là vậy!
Không ngủ nướng
Tôi biết, giấc ngủ ngắn thật cám dỗ khi đồng hồ báo thức reng, nhưng chỉ làm cho thách thức thức dậy sớm trở nên khó khăn hơn. Bạn ngủ nướng một lần, ngày tiếp theo có thể là lần 2 và sau đó bạn sẽ ngủ thêm nhiều hơn một giờ…
Không nghĩ, không thương lượng, không cố gắng tìm bất cứ lí do tại sao không ngủ thêm vài phút… hãy thức dậy và thực hiện!
Bạn có thể tập luyện vài động tác này trong ngày: nằm xuống, đặt đồng hồ báo thức để nó reo trong 5 phút, nghỉ ngơi và giả vờ bạn đang ngủ… và ngay khi báo thức tắt, nói với bản thân “Đến giờ phải dậy rồi, tôi đang trông chờ một ngày thú vị khác…”- và bật dậy ngay khỏi giường.
Để báo thức xa tầm với của bạn
Ok, bạn đã ra khỏi giường, nhưng bạn vẫn chưa hòan toàn tỉnh táo. Mở cửa sổ và hít sâu không khí trong lành từ 5-10 lần. Tôi cũng khuyến khích một chút vận động nhẹ ít nhất 10-15p để oxi tràn đầy cơ thể bạn, và sẵn sàng cho một ngày.
Tự hào về thành quả của mình
Ít hơn 1% dân số thế giới thức dậy lúc 5 giờ sáng và tất nhiên, những người được thành quả cao và người cực kì thành công… Vậy hãy dành ra vài phút để thưởng thức thành quả của bạn và tự hào về nó.
Nó giống như trò đùa trẻ con, nhưng thật sự rất quan trọng. Có cảm giác sau khi hoàn thành sẽ cho bạn thêm nhiều động lực và nó giúp việc dậy sớm dễ hơn vào những ngày sau.
Chắc rằng chế độ dinh dưỡng của bạn khỏe mạnh và cân bằng
Chất lượng của chế độ ăn uống có một ảnh hưởng lớn nên cấp độ năng lượng của bạn. Chất lượng dinh dưỡng của bạn càng cao, năng lượng nhạn được càng nhiều và giấc ngủ bạn cần sẽ ít đi.
Tôi khuyên bạn nên mua một cuốn sách về dinh dưỡng sức khỏe. Đây là một số mẹo cơ bản cho bạn: ăn nhiều trái cây và rau, uống đủ nước. Tránh thức uống có cồn, thức ăn nhanh, đồ ăn ướp muối, quá nhiều cà phê hoặc trà đe… Giảm lượng tiêu thụ đường của bạn, axit béo bão hòa, thịt… càng nhiều càng tốt. Tin tôi đi, nó không hề khó như bạn nghĩ và nó sẽ dễ hơn mỗi ngày.
Tóm tắt:
Một lần nữa, thức dậy sớm sẽ có thể là một thách thức khỏi đầu, nhưng sẽ thực hiện được nó dễ dàng mỗi ngày. Bạn phải liên lục từ 7-10 ngày. Nó cần kỉ luật và sức mạnh, nhưng rất đáng.
Vâng, bạn sẽ mệt mỏi khi bắt đầu, nhưng sau vài tuần hoặc bạn sẽ nhận được nhiều hơn năng lượng trong suốt một ngày cà cảm thấy ít mệt mỏi hơn.
Mục đích ở đây là tạo cảm giác phấn chấn đầy năng lượng suốt một ngày trong khi ngủ ít hơn. Không có chuyện bạn thức dậy vào lúc 5h sáng và sau đó bạn mệt mỏi suốt cả ngày.
Một số người khuyên rằng thức dậy sớm, chậm và tăng dần quá trình, bạn thức dậy sớm hơn 15 phút trong 1- 2 tuần so với thời gian trước đây.
Khi tôi quyết định thức dậy sớm, tôi ngay lập tức từ 8 giờ sáng đến 6 giờ sáng và một năm sau tôi quyết định chọn 5 giờ sáng và cố gắng để làm tốt việc đó.
Nhưng, bạn có thể thử nghiệm cả 2 cách.
Bạn là người thức dậy sớm ? Điều khó khăn nhất đã cản trở việc phát triển thói quen dậy sớm?
Bạn có biết ai có những mẹo để thức dậy sớm dễ dàng không?
tu khoa
cách dậy sớm vào buổi sáng
cách thức dậy sớm không mệt mỏi
cách thức dậy sớm mà không buồn ngủ
Làm Sao Để Tập Thói Quen Dậy Sớm?
Làm sao để tập thói quen dậy sớm? Không ít người gặp khó khăn với việc dậy sớm. Họ cảm thấy uể oải và liên tục than vãn: “Tôi mệt quá”. Thế nhưng, dậy sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là ngủ nướng và dậy muộn. Hãy tập cho mình những thói quen tốt để có thể dậy sớm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người dậy sớm thường lạc quan và chủ động hơn. Họ…
Làm sao để tập thói quen dậy sớm? Không ít người gặp khó khăn với việc dậy sớm. Họ cảm thấy uể oải và liên tục than vãn: “Tôi mệt quá”. Thế nhưng, dậy sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là ngủ nướng và dậy muộn. Hãy tập cho mình những thói quen tốt để có thể dậy sớm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người dậy sớm thường lạc quan và chủ động hơn. Họ chăm chỉ, có trí nhớ và kết quả tốt hơn ở trường học. Họ ít có nguy cơ bị stress, thừa cân và trầm cảm. Hơn thế nữa, hầu hết các cơ quan bắt đầu làm việc vào 8-9 h chứ không phải 12h đêm. Vậy làm thế nào để không dậy muộn?
Làm sao để tập thói quen dậy sớm?
Làm sao để dậy sớm? Vì sao nên dậy sớm? Tập thói quen dậy sớm mang lại cho bạn nhiều lợi ích không ngờ: Gần đây, một người bạn có thắc mắc về thói quen thức dậy lúc 4 giờ 30 sáng mỗi ngày của tôi. Cô ấy đề nghị tôi viết về lợi ích của việc dậy sớm. Tôi nghĩ đây là một câu hỏi rất hay. Đầu tiên, nếu bạn là một cú đêm và việc thức khuya dậy trễ không ảnh hưởng gì đến nền nếp sinh hoạt hay công việc của bạn thì rất tốt, bạn chẳng cần phải thay đổi gì cả. Nhưng với tôi, chuyển từ cú đêm sang gà gáy là một trải nghiệm đáng giá và từ đó tới nay, tôi không bao giờ muốn quay lại tình trạng cú đêm nữa. Để tôi kể cho bạn nghe 10 lợi ích của thói quen dậy sớm này.
Bạn có thể thay đổi từ từ chứ đừng quá ép buộc bản thân. Bạn có thể tập dậy sớm hơn bình thường 15 – 30 phút. Một vài ngày sau khi đã quen, bạn lại dậy sớm hơn 15 phút nữa. Cứ như vậy cho đến khi bạn đạt được mốc thời gian mong muốn.
Cho phép mình ngủ sớm hơn. Trước đây bạn có thể thức khuya chỉ để xem tivi hoặc lướt web. Nếu tiếp tục thói quen này mà vẫn muốn dậy sớm, bạn sẽ rất mệt mỏi và chẳng chóng thì chày sẽ bỏ cuộc. Vậy hãy tập ngủ sớm, bạn có thể đọc sách trên giường cho dễ ngủ. Nếu đã có một ngày làm việc năng suất, chắc chắn bạn sẽ dễ ngủ hơn.
Hãy sắp xếp một việc gì đó thật quan trọng phải hoàn thành vào buổi sáng. Đây sẽ là động lực giúp bạn dậy sớm.
Dậy sớm sẽ có thưởng. Hãy nghĩ như thế này, nếu bạn buộc bản thân phải dậy sớm, tự nhiên bạn sẽ thấy ác cảm với hành động này. Nhưng nếu bạn biến nó thành một niềm vui, bạn sẽ có nhiều động lực để dậy sớm hơn. Phần thưởng có thể là bạn sẽ có thời gian làm một tách trà hay cà phê, đọc một vài trang sách hoặc được nhấm nháp bữa sáng ngon lành, bổ dưỡng, ngắm mặt trời mọc và ngồi thiền…
Hãy tận dụng khoảng thời gian quý giá này. Đừng lãng phí một giờ dạy sớm để lướt Facebook, trừ khi đó là mục đích của bạn. Tôi thường chuẩn bị thức ăn cho bọn trẻ, tập thể dục, thiền và lên kế hoạch cho ngày mới. Đến 6 giờ 30, tôi đã làm được nhiều hơn hầu hết mọi người trong cả ngày hôm đó.
10 lợi ích tuyệt vời từ thói quen dậy sớm:
1. Chào ngày mới: Tôi thích dậy sớm và chào đón một ngày mới tràn ngập năng lượng. Đức Dalai Lama từng nói: “Mỗi sáng khi thức dậy, hãy cảm thấy may mắn vì bạn vẫn còn sống”. Tôi có cuộc sống quý giá mà rất nhiều người ao ước, tôi sẽ không lãng phí nó. Tôi sẽ sử dụng tất cả năng lượng để phát triển bản thân, mở rộng trái tim để giúp đỡ người khác, tôi sẽ được khai sáng mỗi ngày để luôn suy nghĩ tích cực. Tôi sẽ không nổi giận hay nghĩ xấu về người khác. Tôi sẽ không để ai bị thiệt thòi so với mình. Mỗi ngày thức dậy tôi đều cảm thấy mình may mắn vì còn được sống.
2. Một khởi đầu tuyệt diệu: Trước đây, tôi thường phải bật khỏi giường trong tình trạng hoảng hốt bởi tôi luôn dậy trễ. Tôi hối thúc lũ trẻ vệ sinh và ăn uống, rồi cuống cuồng đưa chúng tới trường và khi mò đến công ty thì đã muộn từ bao giờ. Nhìn tôi nhàu nhĩ, lơ ngơ và nhăn nhó, lúc nào cũng lẹt đẹt sau người khác. Bắt đầu ngày mới như vậy có hay không? Giờ đây tôi đã có những thói quen hoàn toàn mới cho buổi sáng. Vào 6 giờ 30, lũ trẻ đã sẵn sàng và tôi cũng vậy. Lúc mọi người lục tục tới công ty, tôi đã làm xong rất nhiều việc. Theo tôi, chẳng có cách nào tốt hơn để bắt đầu ngày mới bằng việc dậy sớm.
3. Sự tĩnh lặng: Không phải nghe tiếng trẻ con chí chóe hay khóc lóc, không xe cộ khói bụi, không tiếng ồn của tivi. Những giờ đầu tiên của buổi sáng thật yên bình, tĩnh lặng. Đó là thời điểm yêu thích nhất trong ngày khi tôi có thể dành thời gian cho mình để suy nghĩ, đọc và hít thở một chút.
4. Ngắm mặt trời mọc: Những người dậy trễ sẽ bỏ lỡ một trong những kỳ quan của thiên nhiên, đó là hình ảnh mặt trời nhô lên vào buổi sáng sớm. Tôi thích ngắm cảnh ngày mới chậm rãi bừng sáng, khi bóng tối mờ mịt nhường chỗ cho ánh dương tươi trẻ, khi thiên nhiên được tô lên những màu sắc rực rỡ. Tôi thích chạy bộ vào lúc mặt trời mọc. Tôi vừa chạy vừa nhìn lên bầu trời và tự nhủ thầm: “Thật là một ngày huy hoàng”. Tôi thật sự cảm thấy như vậy.
6. Tập thể dục: Tập thể dục sau giờ làm việc cũng tốt, nhưng bạn có thể bỏ lỡ việc tập nếu xuất hiện chuyện gì khác quan trọng hơn, hoặc bị ai đó rủ rê đi ăn uống. Trong khi đó, buổi sáng là của riêng bạn và bạn có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc sức khỏe của mình.
7. Năng suất hơn: Buổi sáng thường là thời điểm tôi hoạt động hiệu quả nhất trong ngày. Khi tâm trí không bị xao lãng, tôi thường viết lách rồi kiểm tra e-mail và đọc qua một vài tin tức cập nhật. Hầu hết những việc khó tôi đều hoàn thành trong buổi sáng. Khi giờ chiều kéo tới, tôi không còn công việc gì phải làm và có thể dành thời gian cho gia đình. Vào giờ chiều, tôi đã rảnh rang hơn nhiều.
8. Thời điểm cho những hoạch định lâu dài: Chẳng có thời điểm nào tốt hơn trong ngày để xem xét lại các kế hoạch,vạch ra những mục tiêu mới hoặc thực hiện những bước tiến mới. Mỗi tuần bạn nên có một mục tiêu. Và mỗi sáng, bạn nên quyết định mình có thể làm một việc gì đó trong hôm nay để tiến tới mục tiêu. Nếu có thể, hãy làm điều đó trước tiên trong ngày.
9. Đi làm sớm: Chẳng ai thích giờ cao điểm, trừ các công ty dầu khí. Đi làm sớm, bạn sẽ tránh được tình trạng kẹt xe căng thẳng, đến chỗ làm sớm hơn, tiết kiệm được thời gian. Bạn thậm chí có thể đi làm bằng xe đạp hay đi bộ.
10. Những cuộc hẹn buổi sớm: Bạn sẽ khó trễ hẹn nếu chịu dậy sớm. Những cuộc hẹn buổi sớm có thể rất quan trọng và việc đến trễ sẽ khiến người khác nghĩ bạn thiếu nỗ lực. Đến đúng giờ hoặc sớm hơn sẽ để lại một dấu ấn tốt. Bạn cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị cho mình. Dù là sáng sớm, tôi cũng sẽ hiếm khi trễ hẹn.
Làm sao để không dậy muộn?
Ngủ đủ: Ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp bạn dậy sớm hơn. Lời khuyên chân thành: Hãy bỏ laptop và các thiết bị điện tử khác ra ngoài phòng ngủ.
Kiên trì: Hãy đặt báo thức vào cùng một giờ cho tất cả các ngày, kể cả ngày cuối tuần. Điều này tạo thói quen giúp bạn dễ dậy sớm hơn.
Khởi đầu chậm rãi: Bạn muốn dậy lúc 7h sáng nhưng không thể mở mắt ra cho đến 8h? Trước tiên hãy đặt báo thức vào lúc 7h45, rồi giảm dần 15 phút cho đến khi đạt được mục tiêu.
Đừng ngủ thêm: Ngủ thêm sẽ khiến bạn càng buồn ngủ hơn. Hãy chỉ đặt một báo thức. Nếu như bạn thực sự không yên tâm, sợ mình sẽ ngủ quên, đặt thêm một báo thức nữa cách đó vài phút.
Chọn chuông báo thức vui nhộn: Đừng chọn còi cứu hỏa làm chuông báo thức. Hãy chọn những âm thanh vui vẻ.
Để ánh sáng vào phòng: Một chút ánh sáng sẽ giúp cơ thể bạn tự điều chỉnh đồng hồ sinh học. Hãy mở rèm cửa hoặc đánh răng rửa mặt ở ngoài sân.
Ăn sáng: Bạn không thể xua tan cơn buồn ngủ chỉ với một tách cà phê. Hãy ngồi xuống và ăn một bữa sáng đàng hoàng.
Tập thể dục: Thể dục buổi sáng sẽ khiến bạn tỉnh táo và mang đến năng lượng cho ngày mới.
Tự thưởng: Hãy nâng động lực dậy sớm bằng cách chuẩn bị một bữa sáng thật ngon lành hoặc ngâm bồn sau khi thức dậy.
Tự ép bản thân: Cuối cùng, hãy tự thúc ép bản thân rằng: “Mình phải dậy”. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chính trong những lúc ngái ngủ, óc sáng tạo sẽ làm việc và đưa cho bạn nhiều ý tưởng mới. Đừng để những sáng kiến này trôi đi lãng phí chỉ vì bạn muốn ngủ nướng.
Bạn đang xem bài viết Tác Hại Của Việc Thức Khuya Và Cách Tạo Thói Quen Dậy Sớm trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!