Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Trực Tràng Giai Đoạn 2 # Top 11 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 3/2023 # Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Trực Tràng Giai Đoạn 2 # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Trực Tràng Giai Đoạn 2 mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Được biết đến là một loại ung thư phổ biến đứng thứ 3 tại Mỹ, ung thư trực tràng có thể được chữa trị tích cực nếu phát hiện đủ sớm. Vậy làm sao để nắm chắc kiến thức về từng quá trình của căn bệnh? Bài viết sẽ đưa chi tiết về những điều cần biết đối với một trong những giai đoạn nhạy cảm của căn bệnh ung thư trực tràng – Giai đoạn 2.

Dấu hiệu nhận biết cơ bản ung thư trực tràng giai đoạn 2

Đây là giai đoạn khi khối u đã phát triển sâu hơn vào thành cũng như lan ra bên ngoài trực tràng tới các mô lân cận, tuy nhiên may mắn là chưa chạm tới các hạch. Bệnh nhân khi được nhận kết quả chính xác của quá trình chẩn đoán từ bác sĩ thì chớ hoang mang. Điều trước tiên đó là xác định phương pháp điều trị đúng đắn, kết hợp với các liệu trình phù hợp để mang lại kết quả cao.

Các dấu hiệu có thể nhận biết đối với căn bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2.

Táo bón và lỏng phân kéo dài, rối loạn đại tiện, bài tiết.

Đau và phải mót rặn khi đi ngoài, phân lầy nhầy kèm theo mũi máu, đi xong nhưng vẫn muốn tiếp tục rặn.

Thuốc kháng sinh không còn giá trị đối với các bệnh nhân này.

Đi ngoài ra máu là một dấu hiệu đáng chủ yếu; màu như máu gà đã cắt tiết phủ lên phía lớp trên của phân.

Cân nặng giảm không rõ lí do và thường xuyên đau quặn ở bụng.

Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2

Như đề cập ở trên, bệnh nhân cần tìm hiểu kĩ càng cho mình những phương pháp điều trị phù hợp. Với giai đoạn 2, có 3 phương pháp chính sau có thể được lựa chọn kèm theo hóa trị và xạ trị tùy vào từng trường hợp ca mổ.

Phẫu thuật cắt trước

Phẫu thuật cắt trực tràng ngang quã ngã bụng và tầng sinh môn

Phẫu thuật đoạn chậu

Hóa trị và xạ trị là 2 liệu pháp đi kèm hiệu quả. Xạ trị là dùng những tia xạ từ bên ngoài làm thu nhỏ kích thước khối u và giảm đau đớn cho bệnh nhân. Còn hóa trị là phương pháp giúp làm yếu đi và loại bỏ khối u, hạn chế sự lan rộng ra các mô lân cận.

Một số trường hợp ung thư trực tràng giai đoạn 2 có những nguy cơ tái phát lại bệnh rất cao. Khối u sẽ được lấy ra trong quá trình phẫu thuật và được bác sĩ chẩn đoán kĩ càng trong phòng thí nghiệm về khả năng tái phát. Nếu như nguy cơ cao bệnh quay lại, hóa trị sẽ là lựa chọn được các bác sỹ ưu tiên cho bệnh nhân. Khoảng thời gian áp dụng điều trị phù hợp là 6 tháng. Còn xạ trị thì sẽ được dùng để nỗ lực tiêu diệt các tế bào đang còn sót lại.

Như vậy, với những kiến thức cơ bản và sự tìm hiểu tỉ mỉ, các bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2 có thể kéo dài tuổi thọ của mình lên tới 5 năm. Khả năng thành công khi điều trị ở giai đoạn này là 75%.

Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Trực Tràng Giai Đoạn Cuối

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối là gì

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối là giai đoạn tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh ở giai đoạn này rất nguy hiểm và khả năng sống sót của người bệnh không cao và thường phải trải qua quá trình điều trị vất vả. Vì vậy việc biết được dấu hiệu của bệnh sớm sẽ vô cùng hữu ích.

Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân thường gầy gò, hoa mắt, đau đầu, lưng đau gối mỏi, sốt về chiều, sốt về chiều, họng khô miệng ráo, lòng bàn chân bàn tay nóng, rối loạn tiêu hóa, ăn kém… và tế bào ung thư có thể đã di căn sang gan. Cụ thể các triệu chứng như sau:

Dấu hiệu và triệu chứng Ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Rối loạn tiêu hóa, bài tiết, cụ thể là tiêu chảy, táo bón và sưng phù đột ngột

Các báo cáo cho rằng một người bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối sẽ có khả năng có những thay đổi đáng chú ý trong thói quen ruột. Chẳng hạn người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón đột ngột và cũng có thể trải qua các dấu hiệu ruột như trướng bụng và đầy hơi.

Về tiến trình di căn của ung thư trực tràng giai đoạn cuối thường trải qua quá trình sau: Đầu tiên, ung thư xâm lấn các cơ quan lân cận (tại đại tràng), làm phá vỡ thành ruột sau đó lan tràn vào các mô xung quanh trọng bụng hoặc khung xương chậu cạnh khối u. Sau đó, khối u sẽ lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể (di căn xa), các tế bào ung thư định cư và bắt đầu phát triển ở cơ quan đó. Các cơ quan thường bị di căn phải kể đến là gan tiếp đó là phổi vì gan là cơ quan lọc máu của lá phổi.

Nhiều người cho rằng tế bào ung thư ở trong gan là ung thư gan nhưng họ cần phải xác định được đó là ung thư nguyên phát hay thứ phát, nghĩa là họ cần xác định xem tế bào đo xuất phát từ cơ quan đó hay bị di căn từ cơ quan khác. Việc xác định này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Việc để bệnh ung thư trực tràng đến giai đoạn cuối mới chữa trị là vô cùng đang tiếc vì đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội sống của bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ hãy làm xét nghiệm để xác định bệnh hay có thể kiểm tra sức khỏe định kì 3 – 6 tháng một lần.

Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu

Nhân đôi hy vọng sống cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối!

Trước hết, việc xác định khả năng sống của bệnh nhân chủ yếu dựa trên mức độ di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể. Cụ thể:

+ Nếu có di căn đến các cơ quan khác thì khả năng sống chỉ còn < 30%

+ Nếu chỉ di căn hạch thì hy vọng sống là khoảng 50% ( Khoảng 5 năm)

+ Chưa di căn mà chỉ dính các cơ quan gần đó thì hy vọng sống 50 – 60%

Khi khối u ác tính đã lan sang bộ phận khác của cơ thể thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, không đạt hiệu quả cao và thường chỉ giúp kiểm soát tế bào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ở giai đoạn này, các bác sĩ thường sẽ lựa chọn phương pháp hóa trị còn phương pháp phẫu thuật thì cần phải xem xét ung thư di căn đến đâu và thể trạng của bệnh nhân ra sao.

Phương pháp phẫu thuật để điều trị ung thư trực tràng

Hóa trị

Đây là phương pháp phổ biến cho bệnh nhân giai đoạn cuối. Mục tiêu là làm suy yếu và phá hủy các tế bào khối u còn sót lại sau phẫu thuật. Một nghiên cứu cho thấy hóa trị giúp bệnh nhân giai đoạn cuối sống lâu hơn nhưng không thể đảm bảo chất lượng sống của bệnh nhân vì sức khỏe của họ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Phẫu thuật

Cách điều trị này rất ít được chọn vì khi tế bào đã di căn thì vô cung khó để cắt bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, có trường hợp phẫu thuật vẫn được thực hiện để loại bỏ các khối ung thư gây biến chứng tắc ruột hoặc khối u ở cơ quan thứ cấp.

Xạ trị

Không được sử dụng trong ung thư trực tràng, tuy nhiên với ung thư trực tràng di căn, đôi khi bác sỹ sử dụng tia xạ bên ngoài để thu nhỏ khối u hoặc làm giảm triệu chứng đau đớn cho bệnh nhân.

Liệu pháp sinh học

Phương pháp này chưa phổ biến tại Việt Nam. Một liệu pháp sinh học đã được sử dụng ở Anh có tên là cetuximab (Erbitux) có thể giúp một số người bị ung thư trực tràng sống lâu hơn khi kết hợp vào điều trị hóa trị liệu thông thường. Nó cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối là vô cùng khó khăn. Nó còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mục đích của người bệnh trong việc chữa trị cũng như tư vấn của bác sĩ. Chính vì vậy người nhà cũng như bệnh nhân cần trao đổi kĩ lưỡng để chọn được con đường hiệu quả nhất để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Đại Trực Tràng

Ung thư đại trực tràng thường là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, vì thế việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu là yếu tố tiên quyết trong việc điều trị bệnh về sau

Các dấu hiệu nhận biết ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư ruột già là một trong 4 loại ung thư phổ biến trên thế giới, chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Ung thư đại trực tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của của đại tràng trực tràng, đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng.

Theo trang tin tức Y dược, các triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng thường không rõ ràng nên nhiều người thường chủ quan bỏ qua đến khi phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn.

Làm sao để nhận biết ung thư đại trực tràng?

Bác sĩ đa khoa Trần Anh Tú hiện làm việc tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết các triệu chưng của ung thư đại trực tràng như sau:

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm thì cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để chống chọi lại bệnh tật. Trong trường hợp bạn mắc phải bệnh ung thư đại trực tràng, một khối u lớn sẽ làm ảnh hưởng đến sự co bóp của ruột, gây ra tình trạng cân nặng giảm đột ngột không rõ nguyên nhân.

Mệt mỏi thường chỉ là một triệu chứng thông thường và nhiều người không coi nó quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng sẽ làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi nhiều giờ đồng hồ vì các tế bào ung thư sử dụng năng lượng của cơ thể và chúng làm cho cơ thể bị thiếu máu. Mặt khác, nếu bạn luôn ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh mà vẫn gặp phải dấu hiệu mệt mỏi thì hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Bụng đau quặn, nhức nhối nhiều ngày

Hiện tượng đau bụng rất phổ biến trong cuộc sống, có thể là do dạ dày của bạn gặp vấn đề trong việc tiêu hóa, hay đau bụng trong kỳ “đèn đỏ”… nên nhiều người thường không nghĩ đây cũng là một triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng.

Khi thấy có triệu chứng đau quặn bụng, đau nhức nhối nhiều ngày không thể chịu được dù đã cố làm mọi cách xoa dịu cơn đau thì tốt hơn hết là bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra xem triệu chứng này có phải là dấu hiệu của bệnh đại tràng, ung thư đại trực tràng, hay một bệnh lý nào khác hay không.

Đau bụng quặn là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư đại trực tràng

Hãy chú ý đến việc đi đại tiện vì đây cũng là một dấu hiệu nhận biết của ung thư đại trực tràng. Tế bào nhỏ từ ruột, các polyp đại tràng có thể biến thành những khối u ảnh hưởng đến chức năng của ruột già và gây ra sự thay đổi tới nhu động ruột. Táo bón, tiêu chảy, hay phân lỏng đều có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng.

Đừng cảm thấy xấu hổ khi chia sẻ vấn đề này với mọi người vì bạn càng tìm cách giải quyết sớm thì có thể rút ngắn được quá trình điều trị bệnh. Trong phân có máu là một dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư đại trực tràng. Do đó, khi thấy máu tươi dính trên giấy vệ sinh, hay nước hơi hồng trong nhà vệ sinh, máu trên phân có thể tối màu khó nhận ra thì bạn nên chú ý đi khám ngay.

Nguồn: Cao đẳng kỹ thuật Xét nghiệm Hà Nội

Cần Làm Gì Để Phát Hiện Sớm Ung Thư Đại Trực Tràng?

I.       Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng

          Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm các triệu chứng âm thầm, kín đáo nên rất khó phát hiện. Do vậy, khi có một trong các dấu hiệu sau, chúng ta nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám:

· Sự rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc đi phân mỏng và dẹt như lá lúa.

· Cảm giác buồn đi ngoài thường xuyên, đi ngoài không hết phân.

· Đại tiện ra máu lẫn với phân, đại tiện phân màu đen.

· Đau bụng thường xuyên.

· Mệt mỏi thường xuyên.

· Sút cân không rõ nguyên nhân  

 

II.      Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng

          Các loại ung thư khác nhau sẽ có các yếu tố nguy cơ khác nhau. Có một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: hút thuốc, chế độ ăn… nhưng cũng có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như: tuổi, tiền sử gia đình… Việc có một hoặc thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ cũng không có nghĩa là chắc chắn sẽ bị bệnh và ngược lại, một số bệnh nhân bị ung thư nhưng lại không mang yếu tố nguy cơ nào. Với ung thư đại trực tràng, các yếu tố nguy cơ bao gồm 02 nhóm:

2.1. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:

+ Béo phì.

+ Ít vận động thể dục thể thao.

+ Chế độ ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu, gan…) và thịt chế biến công nghiệp (xúc xích, thức ăn nhanh, đồ chiên xào…), thịt nấu ở nhiệt độ rất cao (thịt nướng, thịt rán…).

+ Hút thuốc lá.

+ Sử dụng nhiều đồ uống có cồn (rượu, bia…).

2.2. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:

+ Tuổi cao: nguy cơ bị ung thư đại trực tràng tăng cao rõ rệt sau 50 tuổi.

+ Tiền sử đã bị polyp (đặc biệt là nhiều polyp) hoặc ung thư đại trực tràng.

+ Tiền sử bị viêm đại trực tràng mạn tính bao gồm cả bệnh Crohn.

+ Tiền sử gia đình có người bị ung thư đại trực tràng hoặc đa polyp tuyến đại trực tràng: theo thống kê trong 5 bệnh nhân ung thư đại trực tràng thì sẽ có 1 bệnh nhân có thành viên trong gia đình cũng bị ung thư đại trực tràng, thường gặp nhất là: bố mẹ, anh chị em ruột.

+ Các hội chứng di truyền: 5 – 10% bệnh nhân ung thư đại-trực tràng có các đột biến gen di truyền, phổ biến nhất là các trường hợp bị đa polyp dạng tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis – FAP) và hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không đa polyp di truyền – hereditary non-polyposis colon cancer – HNPCC). Các bệnh nhân này thường bị bệnh khi tuổi còn khá trẻ.

+ Chủng tộc và dân tộc: người Mỹ gốc Phi và người Do Thái gốc Đông Âu có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng cao nhất trong các nhóm chủng tộc.

+ Đái tháo đường tuýp 2: bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao và tiên lượng kém hơn khi được chẩn đoán bị ung thư đại trực tràng.

III.    Dự phòng ung thư đại trực tràng:

          Không thể dự phòng hoàn toàn nhưng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng bằng cách khám sàng lọc và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.

3.1. Khám sàng lọc ung thư đại trực tràng:

          Một polyp đại trực tràng cần thời gian 10-15 năm để có thể phát triển thành ung thư. Do đó khám sàng lọc là vũ khí quan trọng nhất giúp chẩn đoán sớm và điều trị ung thư đại trực tràng. Vài chục năm gần đây, tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng đã giảm và một trong những lý do là nhờ việc phát hiện sớm được các polyp và xử lý trước khi chúng phát triển thành ung thư.

          Ngoài ra, sàng lọc cũng giúp phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn. Khi đó, tỷ lệ sống thêm tương đối sau 5 năm đạt tới 90%.

          Hiện này, Sở y tế Hà Nội đang triển khai chương trình Tầm soát ung thư đại trực tràng miễn phí cho người dân. Theo đó, từ tháng 11/2017, người dân từ 40 tuổi trở lên, thường trú tại tại Hà Nội và có thẻ BHYT do BHXH Hà Nội cấp sẽ được khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng miễn phí. Tính đến ngày 15/03/2018, trong số hơn 122.000 người dân tại 10 quận, huyện của Hà Nội được sàng lọc, đã có hơn 6.600 ca dương tính (chiếm khoảng 6%).

3.2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

+ Giảm cân, chữa béo phì.

+ Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên (tối thiểu 30 phút mỗi ngày).

+ Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thịt đỏ và thịt đã qua chế biến công nghiệp.

+ Không uống bia, rượu.

+ Không hút thuốc lá.

+ Bổ sung Canxi và Vitamin D.

+ Sử dụng Aspirin và các thuốc Non-steroid khác cũng làm giảm nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên các thuốc này gây tác dụng phụ trên dạ dày, do đó cần được sự hướng dẫn của bác sỹ trước khi quyết định sử dụng thường xuyên các loại thuốc này.

+ Liệu pháp hormone cho phụ nữ mãn kinh: dùng estrogen và progesterone sau khi mãn kinh làm giảm nguy cơ bị ung thư đại trực tràng nhưng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh lý tim mạch. Do đó cần sự hướng dẫn của bác sỹ về các lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng liệu pháp hormon.

IV.    Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng:

4.1. Các phương pháp giúp phát hiện cả polyp và ung thư đại trực tràng:

· Nội soi đại tràng sigma ống mềm: là kỹ thuật xâm nhập có thể đánh giá trực tiếp tổn thương và can thiệp sinh thiết khối u hoặc cắt bỏ các polyp.

· Nội soi đại tràng: đánh giá toàn bộ đại tràng và trực tràng, có thể sinh thiết khối u hoặc cắt bỏ các polyp nếu phát hiện.

· Chụp khung đại tràng cản quang: đây là kỹ thuật không xâm nhập, nếu chụp mà phát hiện hoặc nghi ngờ ung thư đại trực tràng thì vẫn phải tiến hành soi đại tràng để chẩn đoán xác định.

· Chụp cắt lớp vi tính đại tràng: là kỹ thuật không xâm nhập, dùng trong những trường hợp bệnh nhân không muốn hoặc không thể nội soi đại trực tràng ống mềm. Tuy nhiên không thể sinh thiết khối u hoặc cắt polyp.

4.2. Các phương pháp chỉ để phát hiện ung thư đại trực tràng:

· Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân (Fecal occult blood test): do các polyp lớn và đặc biệt các khối u đại trực tràng có rất nhiều các mạch máu (mạch nuôi). Chúng dễ bị tổn thương khi cọ xát với phân, gây chảy máu vi thể (hiếm khi nhìn thấy bằng mắt thường) và máu này sẽ dính theo phân đi ra ngoài. Đây là xét nghiệm đơn giản, dễ làm với chi phí thấp, có thể tiến hành tại nhà. Tuy nhiên, máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Do đó nếu xét nghiệm dương tính bắt buộc phải nội soi đại trực tràng để chẩn đoán xác định.

· Xét nghiệm hóa miễn dịch phân (Fecal immunochemical test): phát hiện hemoglobin protein là thành phần trong hồng cầu của người. Xét nghiệm này còn chưa phổ biến tại Việt Nam.

· Xét nghiệm DNA trong phân (stool DNA test): phát hiện các bất thường AND do đột biến gen của các tế bào ung thư đại trực tràng. Xét nghiệm này cũng chưa được phổ biến tại Việt Nam.

V.      Khuyến cáo của Hội Ung thư Mỹ về sàng lọc ung thư đại trực tràng:

5.1. Đối với người có nguy cơ mắc bệnh trung bình và trên 50 tuổi:

· Nội soi đại tràng sigma ống mềm 5 năm/lần.

· Nội soi đại tràng 10 năm/lần.

· Chụp cản quang kép dùng thuốc thụt barium 5 năm/lần.*.

· Chụp cắt lớp vi tính đại tràng 5 năm/lần.*.

· Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân hàng năm*.

· Xét nghiệm hóa miễn dịch phân hàng năm*.

· Xét nghiệm tìm DNA 3 năm/lần.*.

*: Nếu kết quả các xét nghiệm này dương tính thì bắt buộc phải nội soi đại trực tràng ống mềm để kiểm tra.

5.2. Đối với người có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng:

          Những người này nên bắt đầu sàng lọc sớm trước 40 tuổi và tiến hành thường xuyên hơn.

         Hiện nay, Bệnh viện ung bướu Hà Nội là một trong các cơ sở chuyên khoa đầu ngành về ung bướu, tuyến cuối điều trị ung thư từ miền Trung trở ra. Bệnh có thể thực hiện được tất cả các phương pháp sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng với chất lượng cao nhất.

 

BS. Hồ Hoàng Nam – Khoa Nội soi – TDCN, bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Trực Tràng Giai Đoạn 2 trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!