Xem Nhiều 4/2023 #️ Nên Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Bao Lâu Là Phù Hợp? # Top 4 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 4/2023 # Nên Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Bao Lâu Là Phù Hợp? # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Bao Lâu Là Phù Hợp? mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc tiêm phòng trước khi mang thai rất quan trọng vì nó giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Thế nhưng không ít cặp vợ chồng còn thắc mắc không biết nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu thì ổn?

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ sẽ trở nên yếu hơn bình thường. Do đó, nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng lên. Việc tiêm phòng trước khi mang thai được tiến hành chính là để bảo vệ thai nhi tránh khỏi các loại bệnh nguy hiểm như Rubella, viêm gan B… và cũng là bảo vệ cho cả mẹ nữa.

Vì thế các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nói chung và các chị em có kế hoạch mang thai đều được khuyên đi tiêm phòng để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Trước khi tiêm phòng, chị em cần được xét nghiệm máu để đánh giá chính xác lượng kháng thể và khả năng miễn dịch của bạn đối với từng loại bệnh. Dựa vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên tiêm phòng những loại vacxin gì và nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là phù hợp.

Có những loại vacxin bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng (như thủy đậu), hoặc trước khi mang thai 3 tháng (như Rubella). Hoặc cũng có một số loại vacxin bạn có thể tiêm phòng trong thời gian mang thai như vacxin ngừa cảm cúm, uốn ván…

Những loại vacxin nên tiêm trước khi mang thai

Vacxin ngừa viêm gan siêu vi A, B: Nên tiêm nếu có chỉ định của bác sĩ.

Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV): Nên tiêm nếu bạn dưới 26 tuổi và có chỉ định của bác sĩ. Để có hiệu quả, bạn nên tiêm đầy đủ 3 liều vacxin này. Liều thứ 2 sau liều thứ nhất từ 1 – 2 tháng và liều thứ 3 sau liều thứ nhất 6 tháng. Vì vậy, nếu bạn định tiêm vacxin này thì bạn nhớ tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 6 tháng.

Vacxin chủng ngừa sởi – quai bị – Rubella: Hiện nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR) một cách vô cùng hiệu quả.

Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ hoặc đã bị những bệnh này trong lúc nhỏ và có khả năng miễn dịch với các bệnh này. Tuy vậy, để chắc chắn hơn, bạn nên xét nghiệm lại xem có cần phải tiêm hay không:

– Rubella: 90% trường hợp người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus Rubella có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của thai nhi trong bụng mẹ như não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời. Vì vậy, nếu mẹ không tiêm phòng và bị mắc bệnh Rubella trong thai kỳ thì khả năng phải bỏ con rất cao.

– Sởi: Tương tự như bệnh Rubella, nếu mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng xảy ra cho thai nhi rất cao. Ngoài ra, phụ nữ bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

– Quai bị: Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu mang thai và 3 tháng cuối mang thai.

Vacxin ngừa Viêm màng não: Nên tiêm nếu có chỉ định

Vacxin chủng ngừa Phế cầu khuẩn: Nên tiêm nếu có chỉ định

Vacxin Uốn ván-bạch hầu-ho gà (TdaP): Lý tưởng nhất là tiêm trong khoảng từ tuần 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ.

Vacxin ngừa thủy đậu (còn gọi là trái rạ): Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.

Cúm: Vacxin ngừa cúm bất hoạt (IIV) đã được khử hoạt tính của vi rút có thể được tiêm trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn dùng vacxin xịt ngừa cúm có vi rút cúm còn sống đã bị làm cho yếu đi (LAIV) thì nên tiêm ít nhất trước khi thụ thai 1 tháng.

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là phù hợp?

Các loại vacxin sống thường được bác sĩ khuyên không nên tiêm trong khi mang thai như: Vacxin HPV, vacxin ngừa cúm dạng xịt LAIV, vacxin ngừa sởi quai bị Rubella, vacxin chủng ngừa thủy đậu.

Vacxin chủng ngừa sởi – quai bị – Rubella: vắc-xin 3 trong 1 (MMR) nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Nếu chẳng may mẹ không biết mình có thai mà tiêm vacxin MMR 3 trong 1 trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ chỉ cần làm tầm soát thai nhi để kiểm tra dị tật thật cẩn thận chứ không nhất thiết phải bỏ thai ngay.

Vacxin ngừa thủy đậu (còn gọi là trái rạ): Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng

Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Tiêm Phòng Bị Sốt Trong Bao Lâu Thì Hết?

Trẻ tiêm phòng bao lâu thì bị sốt?

Tiêm chủng phòng ngừa là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất cho trẻ, vì vậy cha mẹ cần đưa con đi tiêm chủng đúng thời điểm cũng như biết cách xử lý tại nhà những biến chứng sau khi tiêm chủng cho con.

Việc trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng và không biết tình trạng bé bị sốt kéo dài bao lâu, có cần đến bệnh viện để khám và điều trị không?! Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt, thường những trường hợp tiêm phòng này bé sẽ mệt mỏi và sốt trong 1 ngày, cao lắm là 2 ngày thì khỏi, nếu bé sốt dài hơn các mẹ cần đưa bé đi bệnh viện ngay để bác sĩ chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Dấu hiệu trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng

Cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng với những biểu hiện sau:

Trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày với các triệu chứng: sốt nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39 độ C), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà.

Một số trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng sau tới 5 – 12 ngày: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Làm gì khi trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng?

Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng?!

– Trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng, tốt nhất cha mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm. Lưu ý không chườm đá hay nước lạnh cho trẻ, cách làm này là không nên.

– Khi trẻ bị sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, vì vậy cha mẹ bé nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

– Về chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.

– Các mẹ vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.

– Nhiều cha mẹ thắc mắc có nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ hay không? Đa số các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1 – 2 ngày, chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ sốt. Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng với nhiệt độ cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý đặc biệt:

Với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt, nếu có sự chỉ dẫn của bác sĩ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.

Các bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.

Mẹo giúp trẻ tiêm phòng không bị sốt

Mẹ ăn lá tía tô sống

Mẹ ăn lá tía tô sống là một bài thuốc dân gian rất hữu hiệu. Trước hôm đi tiêm thì các mẹ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con ti, ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong cũng cần cho con ti nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con chích ngừa không sốt.

Còn đối với những bé không ti mẹ thì giã tía tô sống rồi hòa loãng một chút với nước ấm và cho bé uống cũng tốt.

Lưu ý: Mẹ nên dùng lá tía tô sống, tốt nhất là rửa sạch ngâm với nước muối.

Dán miếng dán hạ sốt

Sau khi tiêm về, các mẹ dán một miếng dán hạ sốt (bán ở các tiệm thuốc tây) vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, bé không quấy khóc.

Đắp khoai tây vào vết tiêm cho trẻ

Lúc đi tiêm, mẹ đem theo một củ khoai tây đã gọt sạch vỏ, bé tiêm xong mẹ gọt một lát khoai mỏng đắp vào vết tiêm. Khi nào miếng khoai khô thì thay, làm khoảng 3 – 4 lần như thế.

Lòng trắng trứng gà

Sau khi tiêm cho con, mẹ lấy lòng trắng trứng gà (lưu ý mẹ nên chọn gà ta, gà công nghiệp vừa tanh mà không mát) bôi lên chỗ tiêm hoặc bôi xung quanh chỗ tiêm, cứ để khô không lau đi, thỉnh thoảng bôi lại. Nhiều mẹ đã áp dụng cách chích ngừa không sốt này và thấy rất hiệu nghiệm.

Cá Cảnh Mang Thai Bao Lâu

Với nhiều người, cái thú vui của việc nuôi cá cảnh không đơn thuần là ngắm nhìn vẻ đẹp bề ngoài mà còn ở quá trình sinh sản của chúng. Tuy nhiên, do sống trong môi trường nuôi nhốt nhân tạo mà quá trình sinh sản của cá cảnh cũng bị ảnh hưởng ít nhiều nên không phải ai cũng có cơ hội để chiêm ngưỡng được điều kỳ diệu này. Nếu các bạn muốn quan sát được quá trình sinh sản của cá cảnh thì trước tiên phải biết chắc chắn được cá cảnh mang thai bao lâu và dấu hiệu nào cho thấy chúng sắp sinh.

Cá cảnh mang thai bao lâu?

Nhận biết cá cảnh mang thai

Những giống cá như bảy màu, cá đuôi kiếm, cá mô ly hay cá Platy là những giống cá cảnh đẻ con phổ biến nhất hiện nay. Ở những loài cá này, cá trống và cá mái sau khi giao phối xong, cá mái sẽ có nhiệm vụ nuôi trứng bên trong bụng. Thời gian kể từ lúc mang thai cho đến khi trứng nở của những giống cá này vào khoảng 30-60 ngày, sau đó cá mẹ sẽ bắt đầu đẻ con.

Cách nhận biết cá trống và cá mái: Theo môt số quy luật nhất định ở loài cá cảnh đẻ con, cá trống thường có màu sắc sáng hơn và có vây gần hậu môn, hẹp ở phía đuôi. Trong khi đó, cá cảnh mái thường có màu xỉn, phần vây dưới hậu môn có hình quạt hay tam giác. Việc xác định chính xác giới tính của cá cảnh sẽ giúp chúng ta phân biệt được khi nào cá cảnh tiến hành giao phối.

Hình thức giao phối: Tùy thuộc vào từng loại cá cảnh mà những hành vi khi kết đôi, giao phối sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt. Ở phần lớn loài cá cảnh, bao gồm cả giống cá phát tài, cá trống thường sẽ rượt đuổi cá mái rất hăng, đôi khi hành vi này còn gây ra một số tổn thương cho cá mái. Còn ở một số giống cá cảnh khác, chẳng hạn như cá dĩa, cá trống và cá mái lại có thói quen bảo vệ một khu vực nào đó bên trong bể nuôi. Cho dù là trường hợp nào thì khi cá cảnh tiến hành giao phối thì chắc chắn cá trống và cá mái sẽ quấn lấy nhau hoặc xuất hiện một số hành vi khác ( Rất khó để nhận ra).

Lưu ý đến hiện tượng bụng cá phình lên: Thông thường sau khoảng 20-40 ngày kể từ thời điểm giao phối, phần bụng của cá mái sẽ bắt đầu phình to lên ( Có dạng hình tròn hoặc hình hộp). Một số loài cá như cá bình tích tuy có phần bụng phình lên một cách tự nhiên, thế nhưng khi mang thai thì chúng vẫn có một số điểm khác biệt nằm ở phía bụng trước ( Ngay dưới mang cá). Lưu ý: Cá đực đôi khi có thể bị phình bụng trước, tuy nhiên đây chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng bị thừa cân. Nếu các bạn không cho chúng ăn nữa trong vòng 1-2 ngày thì phần bụng của cá trống sẽ nhỏ lại, còn với những con cá mái đang mang thai thì hoàn toàn không.

Xác nhận đốm màu đỏ hoặc đen trên bụng cá mái: Khi mang thai, cá mái thường nổi lên một số chấm nhỏ ( Gần huyệt) có màu đen hoặc đỏ, những nốt này còn gọi là chấm mang thai. Những chấm này luôn luôn xuất hiện ở một số loài cá nhưng chúng sẽ sáng màu hoặc đậm hơn sau khi mang thai.

Cách chăm sóc cá bột: Việc chăm sóc một đàn cá con có thể là thách thức không hề nhỏ với nhiều người, đặc biệt là với những ai mới bắt đầu tập chơi cá cảnh. Nếu các bạn chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm trong việc này thì tốt nhất là nên liên hệ với những người chơi lâu năm hay các cửa hàng cá cảnh để học hỏi thêm hoặc cho cá con đi. Trường hợp bạn quyết định chăm sóc đàn cá con rồi thì hãy tiến hành theo các bước sau đây, cũng như tìm hiểu thêm về giống cá mình đang nuôi.

Cách xác định hiện tượng làm tổ và đẻ trứng

Có khá nhiều loài cá cảnh là loài đẻ trứng, trong đó bao gồm cả cá Betta, cá dĩa và hầu hết những giống cá phát tài. Ở những giống cá này, khi sinh sản chúng có thể đẻ đến hàng trăm hàng ngàn trứng. Trong thời kỳ sinh sản chúng thường sẽ đẻ vào tổ được làm bên dưới đáy hồ, trên thành bể hay mặt nước. Nếu trong bể nuôi có cá trống thì đôi khi nó sẽ tiến hành thụ tinh cho trứng sau khi cá mái đẻ xong hay giao phối trực tiếp với cá mái trước đó ( Tùy thuộc theo giống loài). Một số giống cá, cá mái có thể trữ tinh dịch của cá trống lên đến vài tháng trước khi dùng chúng để tiến hành thụ tinh cho trứng, chính vì vậy mà đôi khi trong bể cá chỉ toàn cá mái nhưng vẫn có thể xuất hiện hiện tượng sinh sản.

Dấu hiệu cá làm tổ: Phần lớn các loài cá đẻ trứng sẽ thường làm tổ để bảo vệ trứng, những cái tổ đẻ trứng như vậy có thể trông giống như những lỗ nhỏ hay đống sỏi được đùn lại, nhưng không phải khi nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy chúng một cách rõ ràng. Một số giống cá phát tài có thể làm những cái tổ trứng rất tinh vi bằng một đám bọt, thường là do con trống tạo ra trên mặt nước.

Kiểm tra trứng: Một số con cá mái thuộc loài này phần bụng thường phình to lên do trứng phát triển, tuy nhiên dấu hiệu này thường không được xem là một thay đổi lớn và chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi cá mái đẻ xong, trứng cá sẽ nhìn trông giống như các viên thạch hình tròn và nhỏ nhắn. Thông thường trứng cá sẽ không nằm tạp trung tại một chỗ nhất định mà rãi rác ra toàn bộ khu vực bể nuôi, thế nhưng cũng có một số sẽ tụ lại một chỗ tại khu vực làm tổ hay dính dưới đáy hay thành bể nuôi. Nhiều loài cá cảnh đẻ trứng sẽ có hành vi giao phối, gồm cá cá phát tài. Trong quá trình giao phối, cá trống và cá mái thường có biểu hiện hăng hái, hành động này có thể kéo dài đến vài tiếng và kết thúc bằng việc đẻ trứng sau đó.

Chuẩn bị cho trứng nở: Việc chăm sóc cá con không phải là một công việc dễ dàng, tuy nhiên ngay cả khi các bạn chưa thật sẵn sàn cho việc này thì bạn vẫn có một khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị trước khi trứng bắt đầu nở. Lúc này điều bạn cần làm là nhờ các của hàng hay người có kinh nghiệm để tư vấn về việc nuôi cá con, vì quy trình nuôi cá con sẽ không hề giống nhau tùy theo từng loài cá.

Hướng dẫn cách nuôi cá cảnh con

Tìm hiểu thông tin về loài cá mà bạn đang nuôi: Những thông tin sau đây chỉ có thể cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản nhất và chúng chỉ giúp bạn ứng phó khi trong bể cá nhà mình vô tình xuất hiện một đàn cá con. Do việc chăm sóc cá cảnh con không hề đơn gian một chút nào, nó thật sự là một thử thách lớn với những ai mới tập chơi cá cảnh. Vì vậy mà việc bạn càng hiểu rõ hơn về giống cá mình đang nuôi thế nào thì càng tốt thế đó.

Thay bộ lọc nước thường thành bộ lọc nước bọt biển: Trường hợp các bạn đang sử dụng bộ lọc nước thông thường cho bể cá thì bạn hãy thay chúng bằng một bộ lọc bọt biển, nếu các bạn không làm vậy thì dòng nước quá mạnh sẽ khiến các chú cá con của chúng ta bị kiệt sức, thậm chí chúng có thể bị hút vào trong bộ lọc và chết.

Tách cá con ra bể riêng: Với những người nuôi cá lâu năm hay chuyên nhân giống cá để bán thì họ thường sẽ lắp đặt một bể khác và chuyển trứng sang đó sau khi cá mái đẻ trứng hoặc là chuyển cá con sang. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người chơi cá cảnh chuyên nghiệp thì rất khó để tạo môi trường an toàn cho cá con chỉ trong thời gian ngắn. Vào những lúc như vậy thì bạn hãy tiến hành ngăn bể cá bằng một tấm nhựa để cách ly cá con và những cá thể cá cảnh khác trong bể. Tùy theo từng giống cá, có thể cá bố mẹ sẽ chăm sóc cá con hay ăn chúng, vì vậy để đảm bảo chắc chăn việc mình làm là chính xác thì bạn nhớ hỏi thêm kinh nghiệm từ các của hàng cá cảnh.

Lựa chọn thức ăn phù hợp: Đôi khi bạn có thể mua thức ăn dành riêng cho cá bột ở một số cửa hàng cá cảnh, nhưng thường bạn sẽ phải chọn lựa giữa nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong đó, trùng cỏ là loại thức ăn dạng lỏng hay luận trùng được xem là an toàn nhất. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thì cá con cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng từ những nguồn thức ăn khác, các loại thức ăn này phụ thuộc vào loài cá bạn đang nuôi và kích thước hiện tại của chúng.

Nếu bạn không thật sự muốn cá sinh sản thì nên tách riêng cá trống và cá mái ngay từ ban đầu, nếu lỡ chúng đã tiến hành giao phối hay sinh sản thì bạn nên liên hệ với cửa hàng bán cá cảnh để họ đem cá con đi.

Trong quá trình nuôi cá cảnh sinh sản, nếu phát hiện kích thước chúng tăng nhanh và di chuyển chậm chạp hơn thì rất có thể chúng đang bị béo lên do bệnh chứ không phải mang thai. Trường hợp này nếu xảy ra thì tốt nhất bạn hãy liên hệ ngay với các chuyên gia hay cửa hàng cá cảnh để có hướng xử lý phù hợp.

Trừ khi các bạn tạo được môi trường sống phù hợp cho cá cảnh con nếu không chúng sẽ chết ngay sau đó vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tuyệt đối không thả cá con ra ngoài sông hồ, trừ khi nơi bạn thả chúng đi chính là nơi trước đó bạn mang chúng về. Nếu không thì việc làm này sẽ vô tình đem đến những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống tự nhiên trong khu vực.

Mang Thai Bao Lâu Thì Ốm Nghén?

Ốm nghén là triệu chứng thai kỳ thường gặp ở phụ nữ mang thai lần đầu. Có rất nhiều thắc mắc mẹ bầu không biết hỏi ai về chứng ốm nghén thai kỳ. Trong đó mang thai bao lâu thì ốm nghén chính xác là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu muốn biết nhất.

Là một triệu chứng hết sức bình thường khi mang thai, ốm nghén còn là đặc trưng giúp nhiều phụ nữ biết mình có em bé. Riêng về vấn đề mà hết thảy phụ nữ mang thai lần đầu đều thắc mắc có thai bao lâu thì ốm nghén còn tùy thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thông thường ở tháng thứ ba của thai kỳ, mẹ bầu bắt đầu xuất hiện triệu chứng ốm nghén tuy nhiên có nhiều trường hợp, mẹ bầu bị ốm nghén hành suốt của hành trình mang thai khiến mẹ vô cùng khổ sở.

Nguyên nhân của chứng ốm nghén

Các mẹ bầu rất lo sợ chứng ốm nghén bởi dù đây là triệu chứng bình thường khi mang thai nhưng sự phiền toái mà nó mang đến cho mẹ bầu là nhiều vô kể. Ăn uống không cảm thấy ngon, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải. Ốm nghén chỉ ba tháng đầu mang thai hay kéo dài cả thai kỳ luôn là vấn đề các mẹ bầu quan tâm nhất.

Lý giải về chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai thì do lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu tăng cao đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai. Progesterone là nguyên nhân khiến các cơ của hệ tiêu hóa bị giảm kéo theo việc thức ăn trong dạ dày bị đẩy trào ngược lên thực quản nên mẹ bầu có cảm giác buồn nôn. Hơn thế, progesterone còn khiến thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa gây nên triệu chứng khó tiêu ở các mẹ bầu.

Bên cạnh nguyên nhân do hormone progesterone tăng cao đột ngột gây nên triệu chứng ốm nghén thai kỳ thì mẹ bầu còn phải chịu tình trạng buồn nôn này do một nguyên nhân không thể thay đổi, đó là do yếu tố di truyền. Hơn nữa việc ăn uống quá thất thường trong thời gian mang thai khiến lượng đường trong máu quá thấp có thể gây ra sự nhạy cảm của hệ thần kinh đối với mùi thực phẩm lạ cũng gây ốm nghén.

Từ tuần thai thứ 4-6 của thai kỳ, mẹ bầu phải chuẩn bị sẵn sàng tinh thần đối phó với tình trạng ốm nghén thai kỳ. Chứng ốm nghén có thể chuyển sang nặng nề nhất là vào khoảng tuần thai thứ 8-9 của thai kỳ. Chỉ đến giai đoạn khi mà các cơ quan của thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện, rơi vào khoảng tuần thai thứ 12-14 thì chứng ốm nghén sẽ thuyên giảm dần và biến mất hoàn toàn.

Rất khó để mẹ bầu có thể “dập tắt” được triệu chứng ốm nghén khi mang thai nhưng giảm tải tình trạng này là việc hoàn toàn có thể. Bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vào giai đoạn tiền ốm nghén, mẹ bầu có thể giảm bớt được phần nào những khó chịu của triệu chứng thai kỳ này. Mẹ có thể yên tâm là ốm nghén chỉ xảy ra căng thẳng ở lần đầu làm mẹ, ở các lần mang thai tiếp theo tình trạng này sẽ thuyên giảm và có thể biến mất hoàn toàn.

Bí quyết giảm tải tình trạng ốm nghén

Dù không gây nguy hiểm gì nhưng chứng ốm nghén thai kỳ này cực kỳ gây khó chịu cho bất kỳ phụ nữ mang thai nào. Chính vì thế, mẹ bầu cần giắt túi những bí quyết giúp giảm tải tình trạng ốm nghén.

-Tránh ăn thức ăn có mùi vị quá nồng như bột ớt, quế, đại hồi và các thức ăn có vị tanh như thực phẩm tái, thực phẩm tươi sống.

-Chia nhỏ bữa ăn thành bữa chính bữa phụ.

-Ăn thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa, các thức ăn có mùi thơm dịu nhẹ.

-Trước khi đi ngủ, mẹ nên ăn nhẹ và uống các thức uống có tác dụng giảm buồn nôn như nước ép đu đủ chín, cà chua hoặc nước cam.

-Uống nhiều nước và nước ép trái cây cũng có công dụng giúp mẹ ngăn chặn tình trạng ốm nghén hữu hiệu.

-Uống trà gừng, trà bạc hà, trà chanh để bắt đầu buổi sáng.

-Ăn trái cây các loại, uống nước hoa quả để bù lại lượng bước đã mất trong những lần nôn.

-Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, thư giãn có thể đi bộ hoặc tập các bài thể dục đơn giản.

-Tình trạng ốm nghén nặng, mẹ bầu cần tìm đến bác sĩ để được chỉ định uống vitamin B6.

-Khi ngủ mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để giúp máu lưu thông. Chọn gối mềm để có giấc ngủ thoải mái nhất.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nhất định phải luôn giữ cho mình tinh thần thoải mái, không căng thẳng, âu lo bất kỳ điều gì. Đó chính là chìa khóa vàng giúp mẹ bầu thoát khỏi những cơn ốm nghén thai kỳ đáng ghét hành hạ.

Từ khóa được tìm kiếm:

https://babaucanbiet com/mang-thai-bao-lau-thi-om-nghen/

mang thai bao lâu thì ốm ngắn

Có thai mấy tháng ốm nghén

Có thai mấy tháng là bị ốm nghén đó Có thai mấy tháng bị ốm nghén

có thai bao lâu thì ốm nghén

có thai bao lâu thì nghén

có thai bao lâu thì bị ốm nghén

co thai bao lau moi co dau hieu nghen thai

sau bao lâu thi ốm ngắn

bầu bao lâu thì nghén

Bạn đang xem bài viết Nên Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Bao Lâu Là Phù Hợp? trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!