Cập nhật thông tin chi tiết về Nặn Mụn Bọc Bị Chai Sưng An Toàn Và Đúng Cách Không Để Lại Sẹo Thâm mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có nên nặn mụn bọc không? Có cách nặn an toàn hay giải pháp nào xử lý mụn bọc không cần nặn không? Tất cả những vấn đề khúc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây!
Theo các bác sĩ da liễu tại trung tâm thẩm mỹ Kangnam, bạn KHÔNG nên tự nặn mụn bọc vì những nguyên nhân sau đây:
Khi nặn, bạn cần tác động một lực lớn lên da để đẩy nhân ra ngoài. Tuy nhiên, nếu không có chuyên môn, thao tác thực hiện không đúng cách vô tình sẽ làm nhân và các chất cặn bã bị đẩy sâu vào bên trong. Mụn trứng cá bọc không những không được xử lý mà còn viêm sâu hơn.
Mụn và vùng da xung quanh nó chứa đầy vi khuẩn và bã nhờn. Khi bạn bóp mụn bọc bằng tay, vi khuẩn rất dễ lây lan sang các vùng da khác, kết hợp với bã nhờn sẵn có trên da tạo thành những nốt mụn mới mọc liền nhau theo mảng lớn, việc xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Mụn trứng cá bọc sưng to, mọc ở vị trí vùng bàn tay úp, hay còn gọi là vùng “tử thần” trên khuôn mặt thì bạn không được nặn. Bóp mụn ở vùng da mũi hay má có nguy cơ bị nhiễm trùng máu hoặc xảy ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe rất cao.
II. Hướng dẫn nặn mụn bọc đúng cách không để lại sẹo thâm
✎ Lưu ý: Quy trình nặn mụn bọc sau, chỉ áp dụng cho mụn mới hình thành, mọc riêng lẻ, có mủ viêm nhẹ và không nằm ở vùng ”tử thần” trên khuôn mặt. Đối với mụn bị chai cứng lâu năm không được áp dụng phương pháp này!
Với những người lần đầu nặn, bạn cần tuân thủ từng bước trong quy trình sau đây để việc nặn an toàn hơn:
Bước 1: Bôi thuốc đặc trị mụn trứng cá bọc
Bôi thuốc là bước quan trọng đầu tiên trước khi bạn có ý định nặn mụn bọc không đầu. Nếu không thực hiện bước này, mụn sẽ không được xử lý triệt để do phần lõi bên trong vẫn còn nằm sâu dưới da.
Bạn cần sử dụng loại thuốc đặc trị có tác dụng làm xẹp, chống viêm đồng thời gom cồi và làm khô đầu nhân. Giảm bớt độ sưng nề của da cũng giúp làm giảm cảm giác đau khi bóp.
Một số hoạt chất trị mụn hoạt động hiệu quả trong trường hợp này:
Bạn cần bôi thuốc trong thời gian tối thiểu 1 tuần, đối với mụn viêm sưng sâu thời gian điều trị bằng thuốc có thể lên tới 2 hoặc 3 tuần.
Bước 2: Kiểm tra mụn đã đủ độ chín để nặn chưa
Bạn không nên nặn mụn bọc chưa chín vì mủ viêm vẫn còn ở tận sâu trong nang lông. Mụn sẽ tái phát trở lại, thậm chí viêm sưng to hơn trước.
Mụn đủ độ ”chín” là mụn đã xẹp, vùng da xung quanh nhân không còn sưng đỏ, đầu khô và hơi cứng, trồi lên trên, không còn mủ viêm, chạm tay vào không đau.
Bước 3: Làm sạch da, xông hơi trước khi nặn mụn bọc
Trước khi tiến hành xử lý mụn, bạn cần thực hiện những thao tác sau đây:
Vệ sinh sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn
Làm sạch da với các sản phẩm rửa chuyên dụng
Xông hơi mặt làm giãn nở các tế bào da giúp chữa trị dễ dàng hơn
Bạn cần chuẩn bị 1 chiếc que lấy mụn chuyên dụng. Nếu không có, bạn có thể sử dụng 2 chiếc tăm bông thay thế.
Khử trùng que nặn bằng nước muối sinh lý
Dùng đầu nhọn của que nặn ấn nhẹ vào nhân, tạo đường thoát cho mụn trồi lên dễ dàng
Ấn đầu tròn của que nặn lên nhân mụn, tạo lực vừa phải để mụn dần dần trồi lên
Đặt 2 đầu tăm bông vào vị trí gần sát 2 bên đầu mụn
Dùng lực ấn nhẹ để đẩy nhân mụn lên từ từ
Nếu nhân chưa trồi lên, bạn đổi vị trí tăm bông và tiếp tục ấn vào mụn để đẩy nhân ra ngoài
Bước 5: Lau nước muối sinh lý sau khi nặn mụn bọc
Sau khi hoàn thành nặn mụn bọc, bạn nên thấm dung dịch nước cất hoặc nước muối ra một miếng bông gòn rồi nhẹ nhàng lau vết mụn vừa nặn. Việc này giúp làm sạch da, hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
Chờ da khô, bạn sử dụng kem, thuốc có tác dụng tái tạo da, ngăn ngừa vết thâm và hạn chế sẹo lồi sau khi nặn. Bôi thuốc liên tục 3-5 ngày sau khi xử lý mụn kết hợp giữ vệ sinh cho da thật sạch sẽ giúp ngăn ngừa mụn tái phát.
III. Giải pháp chữa mụn bọc chai, sưng to có mủ không cần nặn
Cách nặn mụn bọc ở trên khá hiệu quả và an toàn, không để lại sẹo hay biến chứng cho da. Tuy nhiên, thời gian để mụn được xử lý hoàn toàn tương đối lâu, trung bình khoảng 1 tháng. Mặt khác, như chúng tôi đã nói ở trên, phương pháp nặn này chỉ được áp dụng cho mụn nhỏ mọc riêng lẻ, tình trạng không quá nghiêm trọng.
Đối với mụn bọc bị chai, thâm, viêm sưng lâu năm, thuộc dạng khủng mọc thành mảng lớn trên một vùng da, nếu nặn theo cách thông thường sẽ gây ra nhiều tác hại, rất dễ xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn chéo, làm mụn dễ lây lan sang các vùng da khác. Nếu tình trạng của bạn thuộc dạng này, tốt nhất nên lựa chọn giải pháp chữa trị không cần nặn.
Hiện nay, chỉ có phương pháp điều trị công nghệ cao, áp dụng những công nghệ tiên tiến ngành thẩm mỹ như: Laser, ánh sáng Nano…, mới có khả năng tác động sâu vào tận gốc để triệt tiêu nhân mụn hoàn toàn mà không cần thực hiện thao tác nặn.
Cách Nặn Mụn Bọc Bị Chai Cứng An Toàn, Hạn Chế Sẹo
Mụn bọc chai cứng là một trong các thể mụn nặng và nguy hiểm nhất. Bởi nếu nhân mụn bị vỡ, nguy cơ bị nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da khác rất cao. Vì vậy, việc sớm loại bỏ nhân mụn là điều cần thiết.
Nặn mụn bọc bị chai là cách nhanh nhất để lấy nhân mụn ra khỏi nang lông và giúp da mau lành. Tuy nhiên, việc nặn mụn khiến da bị tổn thương nên chỉ được thực hiện khi mụn đã “chín”, tức là không còn ở trạng thái viêm, sưng, đầu mụn đã gom cồi và bắt đầu khô lại.
Khi bạn thấy nhân mụn nổi hẳn lên trên bề mặt da và se lại, nghĩa là nhân mụn đang trong quá trình đẩy lên, lúc này mụn có thể nặn được.
Các trường hợp nào không được phép nặn mụn bọc chai?
Không phải trường hợp nào cũng có thể nặn mụn. Nhiều trường hợp nặn mụn sẽ khiến mụn lây lan nhiều hoặc tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thương sâu cho da, điển hình là:
Các dạng mụn bọc chai có nhiều ổ viêm, mưng mủ và không xuất hiện cồi mụn.
Mụn mọc theo từng mảng, theo chùm và có cảm giác đau đớn.
Mụn bọc chai đang trong giai đoạn sưng và tấy đỏ, khi chạm vào có cảm giác đau.
Mụn bọc ác tính: Thường đi kèm với các biểu hiện nguy hiểm như sốt, viêm da, da bị đau nhức, buốt và khó chịu.
Có nên tự nặn mụn bọc bị chai tại nhà hay không?
Với các dạng mụn nhẹ và ít gây tổn hại cho làn da, bạn có thể tự thực hiện tự nặn tại nhà. Tuy nhiên, mụn bọc chai là dạng mụn nặng, phần nhân mụn ăn sâu dưới lớp biểu bì da và mức độ ảnh hưởng lớn. Vì vậy, việc nặn mụn bọc chai tại nhà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ:
Không lấy được hết nhân mụn, dẫn tới mụn vẫn tồn tại và bị viêm nặng hơn.
Nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do không vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ.
Làm tổn thương da do sử dụng lực nặn mụn quá mạnh hoặc khiến tổn thương rộng ra các vùng da không bị mụn.
Kỹ thuật không khéo khiến da dễ bị sẹo rỗ, sẹo thâm.
Nặn khi mụn vẫn còn non hoặc nặn phải dạng mụn bọc độc gây nguy hiểm.
Vì vậy, việc nặn mụn nhất thiết phải được tiến hành bởi các cơ sở y tế hoặc trung tâm da liễu uy tín. Tại đây, bạn sẽ được xác định tình trạng mụn và phương pháp loại bỏ phù hợp, khi cần thiết có thể phải mổ mụn bọc bị chai.
Cách nặn mụn bọc bị chai cứng an toàn, hạn chế để lại sẹo
Đây là bước cơ bản cho mọi liệu trình chăm sóc và điều trị da liễu. Làm sạch da sẽ loại bỏ các vi khuẩn đang trú ngụ trên da, hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn xâm nhập sâu vào nang lông trong khi nặn mụn.
Nước tẩy trang: Sử dụng trong trường hợp có trang điểm, dùng kem chống nắng hoặc trường hợp da dầu, nhiều bụi bẩn cần làm sạch sâu.
2. Bước 2: Vệ sinh các dụng cụ nặn mụn
Sữa rửa mặt: Sử dụng loại làm sạch dịu nhẹ, phù hợp với làn da để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn.
Sát khuẩn: Sử dụng trong một số trường hợp da có nguy cơ bị viêm nhiễm cao, sát khuẩn sẽ ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập gây nhiễm trùng.
Bước làm sạch này thường sử dụng:
3. Bước 3: Xông hơi để làm giãn nở lỗ chân lông
Vệ sinh các dụng cụ nặn mụn ở đây bao gồm cả rửa sạch, sát khuẩn tay, vô trùng các dụng cụ sử dụng trong quá trình nặn mụn.
Tất cả các dụng cụ hoặc đồ dùng sử dụng trong quá trình nặn mụn đều cần đảm bảo sạch sẽ và không mang vi khuẩn. Làn da khi nặn mụn là vết thương hở nên rất dễ bị nhiễm trùng, cần ngăn chặn mọi con đường xâm nhập của vi khuẩn.
Xông hơi cũng là bước quan trọng để giúp nang lông giãn nở, quá trình lấy nhân mụn sẽ dễ dàng và ít gây đau đớn. Xông hơi cũng là cách để loại bỏ các chất bẩn trong lỗ chân lông, giúp làn da sạch sẽ, thông thoáng và đàn hồi tốt hơn.
4. Bước 4: Nặn mụn bọc bị chai
Với những người bị mụn bọc chai, xông hơi còn là cách để giúp cồi mụn mềm ra. Mụn bọc chai thường có phần đầu mụn chai lì, rất khó tác động để lấy nhân mụn nên sử dụng hơi nước nóng sẽ hỗ trợ cho quá trình lấy nhân mụn dễ dàng hơn.
Thông thường, ở các trung tâm da liễu sẽ có dụng cụ để xông hơi chuyên biệt. Nguyên liệu sử dụng có thể là muối khoáng hoặc các loại thảo dược lành tính cho làn da.
5. Bước 5: Sát khuẩn và chăm sóc da sau mụn
Các chuyên viên da liễu hoặc bác sĩ có thể nặn bằng tay hoặc sử dụng các dụng cụ nặn mụn để loại bỏ nhân mụn. Trong đó, thông dụng nhất là sử dụng que nặn mụn.
Đầu nhọn của que nặn mụn sẽ sử dụng để chích đầu mụn, đầu vòng tròn còn lại sẽ sử dụng ấn xuống để đẩy nhân mụn ra ngoài. Thao tác nặn mụn sẽ sử dụng lực vừa phải để vừa đủ đẩy nhân mụn ra ngoài mà không gây tổn thương nhiều cho dan.
Sau khi nặn mụn, các chuyên viên, bác sĩ sẽ sát khuẩn cho vị trí nặn mụn. Dung dịch thường được sử dụng là nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng như Povidine 10% để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Bạn sẽ được hướng dẫn chế độ chăm sóc da và chế độ ăn uống để da hồi phục nhanh nhất. Thông thường, những ngày đầu sau khi nặn mụn, bạn chỉ nên vệ sinh da bằng nước muối sinh lý để đảm bảo cho da nhanh lành và sát khuẩn vết thương.
Tuyệt đối không tự ý nặn mụn vì mụn bọc chai là dạng mụn nghiêm trọng, cần kỹ thuật và tay nghề xử lý tốt.
Sau khi nặn mụn, không sử dụng mỹ phẩm tại vị trí nặn mụn, kể cả các loại sữa tắm, dầu gội cũng nên tránh, không nên trang điểm trong thời gian này.
Không sử dụng các công cụ có khả năng gây tổn thương vùng da mới nặn mụn xong như: máy rửa mặt, miếng rửa mặt, cạo râu,…
Tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của bác sĩ sau quá trình nặn mụn.
Che chắn cẩn thận cho da, tránh môi trường nhiều khói bụi, nên bịt khẩu trang khi ra ngoài và làm sạch da bằng nước muối sinh lý khi ở ngoài về nhà.
Sau 3 ngày, bạn có thể áp dụng các bước chăm sóc da nhưng nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, tránh các loại chứa cồn, hương liệu và chất tẩy để tránh gây kích ứng, tổn thương da.
Hạn chế tối đa việc sờ tay lên mụn vì có thể truyền vi khuẩn khiến nốt mụn bị viêm nhiễm.
Giặt sạch khẩu trang, gối, chăn để đảm bảo làn da không bị tiếp xúc với các đồ vật chứa vi khuẩn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, tránh các loại đồ ăn cay nóng, chứa cồn hoặc chất kích thích.
Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và ngủ sớm để làn da có sức đề kháng tốt, nhanh chóng hồi phục và tránh tình trạng mụn quay trở lại.
Để việc nặn mụn bọc chai cứng hiệu quả và tránh các nguy cơ viêm nhiễm, sẹo thâm, sẹo rỗ, bạn nên lưu ý:
Miss Trâm Chia Sẻ Cách Nặn Mụn Không Để Lại Sẹo Thâm
“Nhất dáng nhì da” là tiêu chuẩn của phái đẹp từ nhiều năm nay. Vì vậy, ngoài vấn đề cân nặng thì hầu như ai cũng quan tâm đến làn da của mình. Có lẽ, “mụn” chính là vấn đề muôn thuở của tất cả mọi người, bao gồm cả nam và nữ từ lứa tuổi dậy thì trở lên. Mụn là thứ “không mời mà đến”, chúng rất “cứng đầu”, có người dùng đến cả vài chục biện pháp khác nhau như mụn vẫn cứ đeo bám. Hầu như, khi muốn làm mụn xẹp đi hoàn toàn thì ai cũng chọn cách lấy nhân mụn sau đó là dưỡng lại da.
Trong một số trường hợp, nặn mụn để đẩy nhanh quá trình điều trị mụn
Nhiều người cho rằng việc nặn mụn chỉ khiến tình trạng da thêm tồi tệ, mụn xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, tình trạng đó chỉ xảy ra khi quy trình nặn mụn không đúng và dụng cụ nặn mụn không đảm bảo vệ sinh.
Thực chất, muốn điều trị mụn tận gốc thì bắt buộc phải lấy nhân mụn. Sau khi lấy sạch nhân mụn dưới bề mặt da, thời gian điều trị mụn sẽ diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, khi nặn mụn đúng cách cũng là lúc bạn đang loại bỏ tế bào chết, dầu thừa trên da.
Vì tác động lực mạnh lên vùng bị mụn chỉ khiến da bị tổn thương, gián tiếp ép đốm mụn xâm lấn sâu xuống da và lan sang vùng khác. Đó là lý do tại sao bạn càng nặn mụn, mụn càng sưng to và xuất hiện nhiều hơn. Nặn mụn không đúng cách, vệ sinh không đảm bảo còn khiến da bị sẹo thâm trong thời gian dài, sẹo rỗ vĩnh viễn. Nặn mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng hơn
Khi nói đến mụn, chúng tôi chỉ có 1 loại mà gồm rất nhiều loại khác nhau. Mỗi một loại mụn sẽ có cách nặn và điều trị riêng. Vì vậy, viện nhận biết và phân biệt các loại mụn là điều khá quan trọng trước khi quyết định nặn mụn.
Đây là một trong những loại mụn ghê gớm hàng đầu và là ám ảnh của tất cả mọi người. Kích thước của mụn mủ, mụn viêm sưng khá lớn. Loại mụn này khi xuất hiện gây viêm và đau nhức ở vùng da mụn. Điểm đáng nói là tỷ lệ hình thành sẹo thâm, sẹo rỗ do mụn viêm, mụn mủ để lại khá cao.
Mụn trứng cá xuất hiện nhiều nhất trên da của các bạn trẻ đang trong tuổi dậy thì. Loại mụn này khi xuất hiện sẽ làm da sưng đỏ nhẹ, mụn có phần đầu màu trắng. Mụn mọc nhiều ở trán, 2 bên má với mật độ tương đối dày đặc. Một số trường hợp mụn sẽ có mủ kèm mùi khó chịu.
Chỉ cần nghe đến cái tên mụn, bạn đã hình dung được mức độ “tàn phá” của nó và hình dạng như thế nào rồi đúng không? Mụn ác tính có kích thước rất to, nó xuất hiện gây đau nhức nên bạn sẽ cảm thấy mình bị sốt nhẹ. Loại mụn này khi nặn không cẩn thận sẽ gây tình trạng viêm nhiễm nặng nề.
Đây là loại mụn phổ biến nhất, xuất hiện nhiều ở mũi và cằm. Mụn có hình lạng nhỏ li ti, phần đầu màu hơi nâu vàng hoặc đen. Mụn gây mất thẩm mỹ cho làn da, nếu nặn không đúng cách cũng có thể chuyển biến thành tình trạng mụn nặng hơn.
Như đã nói ở phía trên, rất nhiều trường hợp nặn mụn không đúng cách khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng, da bị viêm nhiễm.
Mụn đầu đen được đánh giá là loại mụn khó nặn và chữa dứt điểm. Nặn mụn đầu đen không đúng cách cũng có thể làm mất thẩm mỹ cho làn da.
Bạn có thể dễ dàng xử lý mụn đầu đen theo quy trình sau:
Bước 1: Bạn cần rửa sạch tay, dùng sữa rửa mặt làm sạch sâu, kháng khuẩn để rửa mặt.
Bước 2: Dùng nước nóng để xông hơi da mặt (không để mặt quá gần nước nóng vì có thể gây bỏng da). Xông hơi khoảng 5 phút để làm lỗ chân lông mở ra, mụn đầu đen dễ thoát ra ngoài.
Bước 3: Lúc này bạn dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vùng có mụn đầu đen để đẩy nhân mụn ra ngoài.
Bước 4: Khi đã lấy hết nhân mụn, bạn nhớ dùng dung dịch kháng khuẩn dịu nhẹ để lau lại vùng da mới nặn mụn. Cuối cùng, dùng nước lạnh để rửa lại mắt nhằm thu nhỏ lỗ chân lông.
Trị mụn đầu đen bằng phương pháp xông hơi an toàn và hiệu quả
Mụn mủ không phải là dạng nặng nhất trong các loại mụn trứng cá. Tuy nhiên, chúng cũng gây khó chịu trên da và khá mất thẩm mỹ. Muốn nặn mụn mủ đúng cách, tránh thâm sẹo thì bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Bạn cần lưu ý làm sạch tay trước khi tiến hành nặn mụn để tránh làm nhiễm khuẩn hay lây lan vi khuẩn sang vùng da bị mụn.
Cũng giống như phương pháp nặn mụn đầu đen. Khi bạn đã rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt kháng khuẩn, bạn cần thoa dung dịch Axit Salicylic hoặc Benzoyl Preroxide ở vùng da có đốm mụn đầu trắng.
Dùng kim chuyên dụng đã qua khử trùng để chích đầu mụn.
Bạn có thể dùng tăm bông hoặc tay để lấy hết mủ và phần nhân mụn. Bạn cũng cần sát trùng đầu mụn và rửa sạch lại mặt.
Cần làm sạch tay trước khi nặn mụn mủ
Nên dùng cây nặn mụn chuyên dụng thay vì dùng tay
Cây nặn mụn sau khi được sát trùng sạch sẽ thì dùng phần đầu rỗng đặt vào nốt mụn và ấn nhẹ, nên lưu ý thao tác phải thật dứt khoát. Bạn cần để nhân mụn chồi lên hết thì mới lấy phần đầu nhọn của cây nặn mụn để lấy mụn ra ngoài. Bạn nên lưu ý lấy sạch toàn bộ nhân mụn, việc để sót nhân mụn có thể khiến mụn sưng đỏ trở lại, da viêm sưng hơn cả ban đầu.
Riêng với những nốt mụn chưa “chín”, chưa chồi phần đầu ra ngoài. Bạn dùng chính đầu nhọn của cây nặn mụn tì nhẹ lên nốt mụn để nhân mụn theo đó mà thoát ra.
Sau khi nặn mụn, bạn cần dùng nước muối sinh lý lau qua vùng da vừa bị tác động lực đó để loại bỏ vi khuẩn. Lưu ý, để tránh da bị kích ứng, bạn không nên dùng bất cứ loại sữa rửa mặt, kem dưỡng nào sau khi mới nặn mụn.
Mụn Bọc Ở Mũi: Cách Xử Lý An Toàn Không Để Lại Sẹo
Mụn bọc ở mũi có thể xem là một trong những vị trí xuất hiện gây mất thẩm mỹ. Không chỉ gây đau nhức mà còn khó điều trị hơn các loại mụn thông thường khác. Nếu để tình trạng kéo dài và không điều trị kịp thời thì sẽ dễ để lại sẹo lõm khiến cho da mặt bị tổn thương nghiêm trọng.
Mụn bọc ở mũi là gì?
Mụn bọc ở mũi là một loại mụn bị viêm do vi khuẩn P.acnes gây ra. Mụn thường gây viêm, sưng to, có mủ bên trong gây ra tình trạng đau nhức khó chịu. So với vị trí khác thì mụn bọc ở mũi sẽ đau đớn hơn những vùng da khác.
Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mụn bọc xuất hiện ở vị trí mũi mà chủ yếu là do vi khuẩn P.acnes cùng với việc tiết bã nhờn tạo môi trường thuận lợi khiến cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó còn có một vài nguyên nhân tác động khiến cho mụn bọc ở mũi xuất hiện như:
1. Rối loạn hormone trong cơ thể
Hormone bị rối loạn cũng là nguyên nhân khiến cho mụn mụn bọc xuất hiện ở mũi. Tình trạng này thường xảy ra đối với nữ giới đang trong giai đoạn dậy thì, trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh sẽ có chỉ số không bình thường.
Rối loạn hormone trong cơ thể cũng khiến cho da bị ảnh hưởng dễ dẫn tới khả năng tiết nhiều bã nhờn trên da và khiến cho da dễ dàng bị kích ứng, là một trong những nguyên nhân khiến da bị mụn bọc ở mũi.
2. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân khiến cho mụn bọc xuất hiện trên da mặt và không chỉ riêng ở mũi. Làn da của mỗi người rất nhạy cảm, nếu dung nạp quá nhiều thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ hoặc các thức uống gây kích thích cũng khiến cho những nốt mụn nổi nhiều hơn bình thường.
Giấc ngủ cũng chiếm vai trò quan trọng trong việc điều hòa cơ thể và tái tạo làn da phục hồi, nếu để tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động trì trệ không hiệu quả dẫn đến những ảnh hưởng như da sạm đen, thiếu máu, nổi nhiều mụn,…
3. Căng thẳng, stress kéo dài
Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguy cơ dẫn đến hình thành mụn. Hormone trong cơ thể dễ bị rối loạn bởi những tác động bên ngoài. Vì vậy, nếu căng thẳng quá mức sẽ làm ảnh hưởng tới nồng độ hormone trong cơ thể và khiến cho da dễ xuất hiện những nốt mụn gây mất thẩm mỹ.
4. Thói quen sờ tay lên mặt
Khi mụn bắt đầu hình thành, bạn sẽ thường chạm tay lên mặt để sờ hoặc nặn bởi những nốt mụn luôn khiến bạn bứt rứt và cần phải “nhổ bỏ” tận gốc. Chính những hành động đó đã vô tình tạo thành thói quen sai lầm khiến cho mụn bọc càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trung bình mỗi người sẽ thường chạm tay lên da mặt khoảng 3,6 lần mỗi giờ. Điều này vô tình khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da mặt nhanh chóng. Vì bàn tay luôn là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn cùng với những bụi bẩ bám trên tay sẽ có cơ hội khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc và làm mụn lây lan nhanh hơn.
5. Vệ sinh da mặt chưa đúng cách
Nếu bạn thường xuyên không rửa mặt hoặc rửa mặt quá nhiều hơn 2 lần mỗi ngày sẽ khiến cho tình trạng mụn mọc trở nên nghiêm trọng hơn, có thể là gây viêm nhiễm hoặc viêm các lỗ chân lông.
Vì vậy, để loại bỏ lượng dầu thừa và vi khuẩn gây mụn thì bạn cần vệ sinh da mặt mỗi ngày 2 lần sáng và tối để giúp làn da trở nên thông thoáng hơn. Đồng thời nên rửa tay sạch sẽ trước khi tẩy trang và rửa mặt để tránh tình trạng da bị nhiễm trùng. Đối với da nhờn thì nên hạn chế dùng mỹ phẩm để tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi nhìn thấy mụn bọc ở mũi gây đau nhức khó chịu thì bạn nên cẩn thận bởi đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp phải vấn đề như sau:
Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bị rối loạn chức năng gan cùng với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,…
Mụn bọc xuất hiện ở sóng mũi là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa bất ổn, dạ dày và nội tạng bị nóng.
Mụn bọc xuất hiện ở mũi và cằm là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có vấn đề về tim mạch, nếu mũi sưng phù vì mụn bọc thì có thể bạn đang bị huyết áp cao.
Mụn bọc mọc trong mũi là triệu chứng báo hiệu bạn đang mắc phải một số bệnh lý viêm xoang hoặc dùng tay ngoáy mũi sẽ khiến cho niêm mạc mũi bị trầy xước.
Có nên nặn mụn bọc ở mũi hay không?
Mụn bọc ở mũi luôn khiến cho người bị cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và bất cứ ai cũng muốn loại bỏ chúng ngay lập tức. Tuy nhiên, theo bác sĩ da liễu cho rằng, để tránh tình trạng gây viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan thì cần phải áp dụng những phương pháp nặn mụn đúng cách.
Để ngăn ngừa mụn tiếp tục hình thành và tái phát thì cách tốt nhất là bạn nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa hoặc sản phẩm chuyên trị mụn để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả.
Cách xử lý mụn bọc an toàn và không để lại sẹo
1. Trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh
Dùng đá lạnh chườm lên mụn bọc ở mũi là cách làm đơn giản và giúp trị mụn nhanh chóng được sử dụng phổ biến. Với nhiệt độ thấp của đá lạnh sẽ giúp giảm đau, giảm tình trạng sưng tấy và giảm kích thước của mụn bọc.
Ngoài ra, chườm đá lạnh để trị mụn bọc ở mũi cũng giúp làm se khít lỗ chân lông. Hoặc là có thể nấu nước trà để đông đá và chườm lạnh sẽ giúp cho mụn nhanh chóng lành và giảm tình trạng tiết bã nhờn cho da.
Cách thực hiện:
Bọc vài viên đá vào một chiếc khăn sạch .
Sau đó chườm lên những nốt mụn bọc ở mũi khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày giúp làm giảm tình trạng sưng đỏ khó chịu.
2. Trị mụn bọc ở mũi bằng kem đánh răng
Kem đánh răng không chỉ là dụng cụ để vệ sinh răng miệng mà còn được sử dụng để trị mụn, trong đó có mụn bọc ở mũi. Kem đánh răng có chứa các thành phần kháng khuẩn có tác dụng giúp thu nhỏ mụn bọc chỉ bằng 1/2 kích thước ban đầu chỉ sau một đêm.
Cách thực hiện:
Vệ sinh da mặt thật sạch rồi thoa một lượng nhỏ như hạt đậu của kem đánh răng lên những nốt mụn bọc và để qua đêm.
Để đạt hiệu quả khi sử dụng thì nên lựa chọn kem đánh răng màu trắng.
Sáng hôm sau chỉ cần rửa mặt lại bằng nước lạnh để làm sạch kem đánh răng.
3. Trị mụn bọc ở mũi bằng nước súc miệng
Trong thành phần của nước súc miệng có chứa thành phần kháng khuẩn cao có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn trên mụn bọc hiệu quả. Hơn nữa, nước súc miệng cũng giúp thu nhỏ lỗ chân lông và giảm viêm nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Dùng bông gòn thấm vào một ít nước súc miệng rồi chấm lên những mụn bọc ở mũi.
Sau 10 phút thì rửa mặt lại bằng nước mát. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần sẽ giúp cho mụn nhanh chóng khô lại.
Lưu ý: Nên chọn mua loại nước súc miệng không thêm hương liệu thì mới mang lại hiệu quả khi điều trị. Ngoài ra nên sử dụng với lượng vừa phải và không nên dùng cho các vết mụn hở.
4. Trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi
Trong quả chanh có chứa hàm lượng vitamin C có tác dụng làm sạch và khô nhân mụn bọc ở mũi giúp cho những nốt mụn sẽ nhanh chóng xẹp xuống vaa2 tránh được tình trạng viêm da.
Ngoài ra đó, trong thành phần của chanh còn có tính kháng khuẩn tốt nhờ vào tính axit. Bên cạnh đó, tinh chất của chanh còn giúp làm se khít lỗ chân lông, giúp bổ sung các vitamin có lợi cho vùng da bị mụn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đaau nhức một cách đáng kể.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 quả chanh và 1 ít bông gòn hoặc tăm bông. Sau đó vắt chanh để chắt lấy nước cốt.
Sử dụng bông gòn hoặc tăm bông thấm vào và đặt lên vùng da bị mụn bọc.
Để yên trong khoảng 15 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch. Thực hiện mỗi ngày 2 lần để nhanh chóng đạt hiệu quả.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng chanh để trị mụn thì cần phải hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì trong nước cốt chanh có tính axit nên rất dễ bị bắt nắng.
5. Trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ
Từ lâu, nghệ được xem là nguyên liệu chuyên trị các vùng da có vết thương. Bởi trong nghệ có chứa thành phần Curcumin có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt, giúp ngăn chặn vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Đồng thời có tác dụng sát trùng vết thương và se khít lỗ chân lông để ngăn ngừa sẹo.
Cách thực hiện:
Trộn đều tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp sệt.
Rửa mặt sạch bằng nước ấm rồi dùng hỗn hợp vừa trộn đắp lên các mụn bọc và để yên khoảng 15 – 20 phút.
Rửa mặt lại bằng nước. Thực hiện mỗi tuần từ 2 – 3 lần sẽ thấy mụn bọc giảm đi rõ rệt.
6. Trị mụn bọc ở mũi bằng rau mồng tơi
Theo Đông y, rau mồng tơi thường được sử dụng để chăm sóc và điều trị da mụn bởi tác dụng thanh độc giải nhiệt hiệu quả.
Theo nghiên cứu, trong rau mồng tơi có chứa nhiều thành phần là các vitamin A3, B3, saponin, sắt,… giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị mụn bọc rất tốt và trả lại làn da sáng mịn.
Cách thực hiện:
Rau mồng tơi sau khi rửa sạch thì cho một ít muối hạt to để giã cùng với nhau để chắt lấy nước cốt và bỏ phần bã.
Sử dụng bông gòn thấm vào dung dịch này rồi thoa lên mặt, đặc biệt là vùng mụn bọc ở mũi.
Những lưu ý khi trị mụn bọc ở mũi
Mụn bọc là tình trạng trở nặng hơn so với những loại mụn thông thường khác và quá trình điều trị cũng khó hơn nhiều. Vì vậy, trong quá trình trị mụn bọc ở mũi thì bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau đây để giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn:
Không nên tự ý nặn mụn bọc vì có thể sẽ khiến cho tình trạng mụn nặng thêm và lâu lành. Chỉ được nặn mụn khi mụn đã hết sưng, tuy nhiên cũng cần phải tuân thủ cách nặn mụn đúng cách.
Chăm sóc da mặt đúng cách, nên chọn mua loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da kết hợp với đắp mặt nạ trị mụn mát da và có thể dùng thêm sản phẩm điều trị chuyên sâu.
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và khoa học. Thường xuyên ăn các loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan và giúp cân bằng nội tiết tố.
Trong quá trình điều trị cần phải che chắn da mặt cẩn thận mỗi khi đi ra ngoài bằng cách thoa kem chống nắng trước 20 phút.
Bạn đang xem bài viết Nặn Mụn Bọc Bị Chai Sưng An Toàn Và Đúng Cách Không Để Lại Sẹo Thâm trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!