Xem Nhiều 4/2023 #️ Mụn Bọc Bị Chai Cứng: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Triệt Để # Top 8 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 4/2023 # Mụn Bọc Bị Chai Cứng: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Triệt Để # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mụn Bọc Bị Chai Cứng: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Triệt Để mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có thể bạn chưa biết, nếu bạn vô tình xử lý những nốt mụn không đúng cách sẽ khiến hình thành nên nốt mụn bọc bị chai cứng. Những nốt mụn này thường ẩn dưới da có nhân to, cứng, chai sần và gây đau nhức trong thời gian dài. Đồng thời, loại mụn này sẽ khó điều trị hơn so với loại mụn khác nếu nó phát triển và ăn sâu vào bên trong cấu trúc da.

Mụn bọc bị chai cứng là gì?

Mụn bọc bị chai cứng là một dạng mụn bọc xuất hiện khá lâu trên gương mặt và trở nên chai lì hơn so với mụn bình thường. Khi quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy những nốt mụn này không nổi lên quá cao hay xẹp xuống và gây cảm giác khó chịu, đau nhức.

Đây được đánh giá là nằm ở mức độ nặng hơn so với những loại mụn bình thường khác. Thông thường, những nốt mụn bọc sẽ tự đẩy nhân mụn ra ngoài sau một thời gian. Nhưng đối với những nhân mụn không được loại bỏ hoàn toàn và ẩn sâu dưới da sẽ hình thành nên mụn bọc bị chai cứng.

Mụn bọc bị chai cứng sẽ có nhân mụn khô cứng hơn và những nốt mụn sẽ chuyển sang màu thâm đen khiến cho làn da trở nên không đều màu. Nếu để lâu mà không điều trị dứt điểm thì có thể sẽ để lại sẹo trên da và gây khó khăn trong việc điều trị.

Ngày nay, với tình trạng môi trường bị ô nhiễm thì làn da trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn. Theo khảo sát, mụn bọc chai cứng xuất hiện phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau mà không phân biệt tuổi tác.

Nguyên nhân biểu hiện của mụn bọc bị chai cứng

Theo các bác sĩ da liễu, mụn bọc bị chai cứng thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

Thường xuyên có thói quen sờ và nặn mụn bừa bãi khi mụn chưa chín dẫn tới bị viêm nhiễm. Khi đó nhân mụn không được đẩy sạch khỏi da sẽ dần trở nên chai lì.

Ảnh hưởng bởi các tác động của thời tiết như bụi bẩn, vi khuẩn và gió,… dẫn đến hình thành các nốt mụn bọc.

Có chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi chưa hợp lý khiến cho các độc tố bị tích tụ lâu ngày và hình thành nên những nốt mụn bọc.

Ngoài ra, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, vi khuẩn cũng như thói quen ăn uống sinh hoạt không phù hợp khiến cho chất độc tích tụ trong mụn và khiến cho mụn bọc bị chai.

Bên cạnh đó, mụn bọc bị chai cứng thường biểu hiện bởi một số đặc điểm sau:

Nốt mụn bọc và nhân mụn trở nên cứng dưới lớp bề mặt da.

Đầu mụn thường có hình tròn, tương đối nhẵn và chai cứng lại.

Đối với giống mụn bọc nói chung sẽ có kích thước lớn, có thể gây đau nhức và xuất hiện mủ vàng trắng.

Khi sờ sẽ có cảm giác nhẵn, chai cứng lại, thường nhô lên trên bề mặt da và rất khó nhìn thấy nhân.

Có nên nhổ mụn bọc bị chai cứng không?

Hầu hết các loại mụn bọc hay bất cứ loại mụn nào đều có thể điều trị dứt điểm, chỉ cần bạn biết loại bỏ hết tất cả nhân mụn bên trong da đúng cách thì lỗ chân lông mới được thông thoáng và giúp ngăn ngừa mụn tái phát.

Đối với mụn bọc bị chai cũng vậy, lấy nhân mụn ra sẽ khiến cho chúng không có cơ hội ăn sâu và gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Thế nhưng loại mụn này lại không trồi nhân lên bề mặt, nhất là đối với tình trạng mụn lâu năm. Do đó, bạn cần phải thực hiện thủ thuật mổ mụn bọc bị chai thì mới có thể điều trị dứt điểm.

Thủ thuật này sẽ được bác sĩ sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng tiến hành làm thủng vết sần hay cục u mụn để lấy sạch nhân mụn bên trong. Đối với trường hợp mụn có mủ chứa ổ vi khuẩn thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho thuốc uống để tiêu diệt chúng và lấy nhân mụn ra đúng cách.

Vì vậy, nhổ mụn bọc bị chai chỉ nên thực hiện tại các cơ sở da liễu uy tín và phải được thực hiện trong điều kiện đảm bảo an toàn y khoa. Sau khi hoàn tất việc lấy bỏ nhân mụn thì bạn cũng cần phải đảm bảo vệ sinh và bổ sung các dưỡng chất để da nhanh chóng lành lặn hoặc bôi thuốc ngoài da để trị các vết thâm và sẹo rỗ.

Cách xử lý triệt để mụn bọc bị chai

1. Trị mụn bọc bị chai bằng kem đánh răng

Kem đánh răng không chỉ có công dụng làm sạch răng, bảo vệ răng, giúp mang đến hơi thở thơm mát mà còn được dùng để trị mụn hiệu quả, trong đó có những nốt mụn chai lâu năm nhờ vào thành phần Sodium Pyrophosphate với tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa mặt thật sạch với nước ấm để cho lỗ chân lông được mở rộng và thông thoáng.

Bước 2: Lấy 1 lượng kem đánh răng vừa phải để chấm lên các nốt mụn chai cứng.

Bước 3: Để yên khoảng 15 phút sau đó rửa mặt lại với nước sạch. Kiên trì áp dụng phương pháp này trong vài ngày liên tục để nốt mụn xẹp đi, giúp đẩy cồi mụn ra ngoài.

2. Trị mụn bọc bị chai bằng tỏi tươi

Bên cạnh được dùng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, tỏi còn được biết đến với công dụng điều trị mụn. Hoạt chất có trong tỏi có tác dụng chống viêm sưng và giúp cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn trên da.

Cách thực hiện:

Bước 1: Làm sạch da mặt bằng nước ấm giúp cho lỗ chân lông giãn nở và thông thoáng.

Bước 2: Tỏi sau khi bóc vỏ và giã nát thì đắp trực tiếp lên những nốt mụn bị chai cứng.

Bước 3: Sau 10 phút thì chỉ cần rửa mặt lại với nước ấm.

Lưu ý: Đối với làn da nhạy cảm thì tốt nhất nên pha một ít nước ấm vào tỏi đã giã nát rồi đắp lên da.

3. Trị mụn bọc bị chai bằng rau diếp cá

Diếp cá là loại rau có tính mát vô cùng có lợi cho nội tiết cơ thể nhờ vào khả năng kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da và giảm thâm hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bước 1: Rau diếp cá rửa sạch và đem xay nhuyễn.

Bước 2: Sau đó chắt lấy nước cốt, bỏ phần bã và dùng nước bôi lên vùng da bị mụn.

Bước 3: Chờ khoảng 20 phút thì rửa mặt bằng nước sạch. Thực hiện cách này mỗi tuần 3 lần để cải thiện tình trạng da mụn.

4. Trị mụn bọc bị chai bằng hoa Violet

Trong Đông y, hoa Violet thường được sử dụng để làm thành các bài thuốc trị đau đầu, say rượu hoặc mất ngủ. Bên cạnh đó, loại hoa này còn được biết đến với công dụng trị mụn bị chai lâu ngày khá hữu hiệu.

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho khoảng 30g hoa Violet dun sôi cùng với 100ml nước sạch trong khoảng 10 phút.

Bước 2: Sau khi sôi thì chia lượng nước thu được làm thành 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước này để thoa lên vùng da bị mụn để làm tăng tính hiệu quả.

5. Trị mụn bọc bị chai bằng cà chua

Trong quả cà chua có chứa nhiều collagen giúp da trở nên đàn hồi và căng da một cách hiệu quả. Sử dụng cà chua để chữa mụn bọc chai cứng sẽ giúp thúc đẩy tế bào mới phát triển và giúp loại bỏ đi các tế bào xấu do mụn để lại.

Cách thực hiện:

Bước 1: Cà chua sau khi rửa sạch thì gọt vỏ và cho vào máy xay để xay nhuyễn.

Bước 2: Dùng mặt nạ giấy nén cho vào nước cà chua vừa xay và đắp lên da mặt khoảng 15 – 20 phút.

Bước 3: Rửa mặt lại với nước ấm. Sử dụng cách này mỗi tuần 3 lần vừa giúp dưỡng da vừa chống mụn khá hiệu quả.

6. Trị mụn bọc bị chai bằng bia tươi

Có thể bạn chưa biết, bia tươi không chỉ là đồ uống ưa thích của nam giới mà nó còn được sử dụng để điều trị mụn bọc hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho khoảng 1/4 cốc bia tươi trộn đều với sữa chua không đường để tạo thành hỗn hợp nhão.

Bước 2: Sau khi vệ sinh da mặt thì đắp hỗn hợp lên da khoảng 15 – 20 phút.

Bước 3: Rửa sạch mặt bằng nước ấm và nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao.

Hướng dẫn lấy nhân mụn bọc bị chai tại nhà

Ngoài những phương pháp điều trị trên, bạn cũng có thể tự thực hiện lấy nhân mụn bị chai cứng thông qua 5 bước sau đây:

Bước 1: Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trước khi tiến hành nặn mụn.

Bước 2: Xông hơi để mở rộng lỗ chân lông bằng cách chuẩn bị 1 bát nước nóng, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu trà xanh. Sau đó dùng khăn trùm kín đầu và cúi mặt cách bát nước nóng khoảng 30cm. Thực hiện xông hơi trong vòng 7 – 10 phút thì thấm khô bằng khăn mềm sạch.

Bước 3: Quấn miếng gạc sạch vào ngón tay thực hiện nặn mụn để tránh gây nhiễm trùng da.

Bước 4: Tiến hành nặn mụn bằng cách sử dụng 2 đầu ngón tay ấn nhẹ xung quanh vùng mụn để cho cồi mụn dần trồi lên. Nên thực hiện thao tác này một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các vùng da xung quanh.

Bước 5: Sau khi đẩy hết cồi mụn thì lau sạch vùng da bằng nước muối sinh lý. Đến khi vùng da se khít lại, bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc nha đam để thoa lên vùng da vừa nặn và tránh để lại sẹo.

Có thể thấy rằng, mụn bọc bị chai cứng là nguyên nhân khiến cho da của bạn trở nên kém sắc và nhiều sẹo. Do đó, nếu bạn đang gặp phải vấn đề này thì cách xử lý hiệu quả nhất là nên đến các cơ sở da liễu để được thăm khám và lấy sạch nhân mụn ra khỏi da. Đồng thời, cần chăm sóc da bằng các biện pháp chống nắng và dưỡng ẩm để bảo vệ da trong suốt thời gian thực hiện.

Mụn Bọc Bị Chai Cứng: Nguyên Nhân Và Cách Trị Mụn Chai Dưới Da

Mụn bọc bị chai là dạng xuất hiện khá lâu trên khuôn mặt chúng ta, chúng rất chai lỳ, không chịu nhô lên cũng không xẹp xuống, gây đau nhức. Dạng mụn này nếu không được xử lý sớm, đúng cách sẽ để lại sẹo và vết thâm trên da.

Mụn bọc bị chai thường có một số đặc điểm sau:

Giống mụn bọc nói chung: Kích thước lớn, có thể gây đau nhức, có thể có mủ vàng trắng.

Sờ thấy nhẵn, chai cứng lại, mụn thường nhô lên trên bề mặt da nhưng nhân lại ẩn sâu bên trong.

Nguyên nhân dẫn đến mụn bọ bị chai cứng có thể do:

Thói quen không tốt: Hay sờ tay lên mặt, nặn mụn bừa bãi dẫn tới bị viêm nhiễm và trở nên bị chai lì bên dưới da.

Tác động của môi trường: Gió, bụi bẩn hay vi khuẩn…

Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc không đúng khoa học khiến cho độc tố tích tụ lâu ngày và hình thành loại mụn này.

II – Mụn bị chai phải làm sao? Phương pháp trị mụn bọc bị chai lâu năm hiệu quả

Làm sạch răng, bảo vệ răng và mang đến hơi thở thơm mát cho người dùng là tác dụng chính của kem đánh răng. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để làm dịu vết bỏng, nốt ong đốt hay trị mụn hiệu quả, đặc biệt là những nốt mụn chai lâu năm.

Theo các chuyên gia thì chất Sodium Pyrophosphate trong kem đánh răng có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây nên mụn.

Rửa mặt sạch với nước ấm để lỗ chân lông được mở rộng.

Dùng một lượng kem đánh răng vừa phải bôi lên các nốt mụn chai cứng.

Rửa sạch mặt với nước sau 15 phút.

Bạn nên kiên trì sử dụng cách chữa mụn bọc bị chai này trong vài ngày liên tục để các nốt mụn xẹp đi và đẩy cồi mụn ra ngoài.

Thứ gia vị quen thuộc trong bếp này ít khi xuất hiện trong các bài làm đẹp, trị mụn nhưng với mụn bị chai cứng lâu ngày nó lại trở nên rất hữu hiệu. Bởi tỏi có chất chống viêm sưng và cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn trên da.

Cách xử lý mụn bị chai bằng tỏi thực hiện:

Làm sạch da mặt bằng nước ấm giúp lỗ chân lông nở to.

Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đắp trực tiếp lên nốt mụn chai sần.

Rửa sạch mặt bằng nước ấm sau 10 phút đắp mặt.

Đối với da nhạy cảm, bạn nên pha thêm một chút nước ấm vào tỏi đã giã nát rồi mới đắp lên da.

Hoa Violet được biết được với các bài thuốc trị đau đầu, say rượu hay mất ngủ. Bên cạnh đó, loài hoa này còn là cách trị mụn bị chai lâu ngày rất hiệu quả.

Sử dụng 30g hoa Violet đun sôi cùng với 100ml nước sạch trong vòng 10 phút.

Chia phần nước thu được thành 2 phần, uống trong ngày.

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả trị mụn bạn có thể sử dụng nước này để thoa lên da vùng mụn.

Rau diếp cá là loại rau có tính mát, có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da và giảm thâm.

Rửa sạch rau diếp cá và say nhuyễn.

Lọc lấy nước, bỏ bã, dùng nước cốt bôi lên vùng da bị mụn.

Rửa sạch lại mặt sau 20 phút bằng nước sạch.

Sử dụng 3 lần mỗi tuần để cải thiện tình trạng da mụn hiệu quả.

Cách nặn mụn bọc bị chai cứng cần thực hiện qua 5 bước sau:

Trước khi nặn bất cứ loại mụn nào, bạn nên làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn. Bởi chúng có thể làm da mặt bị nhiễm khuẩn, gây mụn hoặc tổn thương, đặc biệt là khu vực vừa mới nặn mụn bị chai sần.

Bước này giúp lấy đi những bụi bẩn còn lại trong lô chân lông, giúp lỗ chân lông mở rộng hơn, dễ lấy cồi mụn.

Để tránh gây nhiễm trùng cho da, bạn nên quấn gạc sạch vào ngón tay nặn mụn. Nếu bạn cảm thấy bất tiện, có thể rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi nặn.

Sau khi đẩy hết cồi mụn lên, bạn nên lau sạch vùng da vừa nặn bằng nước muối sinh lý. Sau khi vùng da này se lại, bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc nha đam để thoa lên vùng da vừa nặn, tránh để lại sẹo.

Mọi Điều Về Mụn Chai Và Cách Xử Lý Triệt Để

Cách nhận biết

Vậy làm sao để nhận biết được mụn chai? Các bạn có thể dựa vào những yếu tố sau:

Về thời gian: nằm lì ở dưới da vài tuần, vài tháng thậm chí là cả năm.

Về hình dạng: Thường sẽ lồi từ nhẹ đến rõ trên bề mặt da. Tuỳ vào mức độ chai và các phản ứng trước đó. Và bạn sẽ không nhìn thấy được nhân của những nốt mụn này.

Mụn chai được hình thành như thế nào?

Mụn chai được hình thành bởi hai quá trình sau (có thể diễn ra song song hoặc tách rời):

Đầu tiên là tình trạng dày sừng hay còn gọi là sừng hoá quá độ. Lúc này đây, tế bào sừng sẽ phát triển rất nhiều và xếp chồng lên nhau. Nhiều đến mức nhân mụn không thể được đưa lên trên bề mặt da. Dẫn đến hình thành mụn chai.

Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn có thể xem lại bài viết này của Twins: https://twinsskin.com/khoa-hoc-lan-da/cau-truc-da-thuong-bi-p1-te-bao-da-duoc-thay-moi-nhu-the-nao/

Thứ hai là tình trạng nhân mụn hình thành quá sâu dưới bề mặt da. Kèm theo đó là các phản ứng viêm như sưng, tấy, đỏ và có mủ.

Phân loại

Từ hai quá trình trên, chúng ta có thể chia mụn chai thành hai loại tương ứng như sau:

Mụn chai không viêm

Tương ứng với quá trình đầu tiên. Mụn chai không viêm được hình thành bởi tình trạng dày sừng. Khi cố gắng nặn loại mụn này, bạn sẽ thấy nhân mụn bên trong chủ yếu là chất bã dư thừa màu trắng hoặc vàng, không có mủ và máu. Bạn nào gặp phải loại mụn chai này thì đúng là “trong cái rủi có cái may” đấy! Vì chúng sẽ không để lại những vết sẹo xấu xí trên làn da của bạn.

Mụn chai viêm

Đây là loại mụn được gây ra bởi quá trình thứ hai (mụn hình thành sâu dưới da kèm phản ứng viêm). Tại đây Twins cũng sẽ chia ra làm hai loại nhỏ là có nhân và không nhân. Với loại mụn có nhân thì dễ hiểu rồi đúng không? Còn với mụn chai viêm không nhân, nhân mụn thì đã tiêu biến. Nhưng bên trong vẫn còn mủ và máu bầm.

Nguyên nhân mụn bị chai cứng dưới da

Nặn mụn không đúng cách

Như Twins đã nói, trong mụn chai viêm có rất nhiều máu. Nguyên nhân là do bạn cố tình nặn mụn quá mạnh trước đó. Dẫn đến hiện tượng các mạch máu dưới da bị vỡ và để lại tụ máu bầm.

Hoặc có thể là do nhân mụn trứng cá của bạn nằm quá sâu trong nang lông. Mà nang lông chủ yếu nằm ở tầng trung bì của da – nơi có rất nhiều mạch máu (như hình).

Quá trình này diễn ra như sau: Khi da bị tổn thương (mụn), các mạch máu này sẽ hoạt động rất mạnh để tăng tính thấm thành mao mạch. Giúp các tế bào miễn dịch có thể dễ dàng đi xuyên mạch đến vùng bị tổn thương mà giải quyết. Và trong quá trình này sẽ xảy ra hiện tượng thoát máu với loại máu đặc và nhớt hơn bình thường. Sau đó lượng máu này sẽ được đẩy lên trên. Nhưng chúng không thể nào thoát ra khỏi bề mặt da được do đã bị ngăn lại bởi lớp sừng. Từ đó dẫn đến hiện tượng tụ máu bầm trong mụn chai. Cũng chính vì thế nên khi bạn dùng kim châm đâm nhẹ vào vùng bị mụn. Không cần đến tầng trung bì thì máu đã tứa ra rất nhiều rồi.

Ngoài ra trong mụn chai viêm còn có mủ. Điều này là do cách bạn nặn mụn không dứt khoát. Khiến cho tế bào mủ và vi khuẩn còn sót lại lọt xuống các tầng bên dưới của da. Làm cho tình trạng mủ càng nặng hơn nữa. Do đó khi xử lý mụn chai, bạn sẽ thấy có cả máu và mủ. Đây là một hiện tượng tổn thương sâu của da. Nếu không giải quyết sớm và triệt để sẽ rất dễ để lại sẹo.

Dùng hoạt chất điều trị không đúng cách/không phù hợp

Nguyên nhân thứ hai là do bạn sử dụng các hoạt chất treatment chưa phù hợp hoặc dùng sai cách. Như Twins đã nhắc đến trong bài Benzoyl Peroxide, nếu dùng thành phần này khi cồi mụn chưa lên thì khả năng bị chai mụn là rất lớn.

Vì Benzoyl Peroxide sẽ tạo ra các gốc tự do và gây hại cho cả tế bào khoẻ mạnh. Nếu nhân mụn đang nằm sâu dưới da, chưa trồi nhân lên. Khi chấm Benzoyl Peroxide vào, hoạt chất này sẽ ưu tiên tiêu diệt tế bào khoẻ mạnh ở trên trước. Lúc này, lớp tế bào keratinocytes dưới da sẽ bị kích thích sản sinh tế bào sừng mới để bảo vệ da. Nếu sản sinh quá nhiều thì sẽ dẫn tới hiện tượng sừng hoá quá độ. Trong khi các phản ứng viêm dưới da vẫn tiếp tục diễn ra bình thường. Từ đó dẫn đến mụn bị chai cứng dưới da.

Mụn tự chai dù không làm gì cả

Khá buồn nhưng đó là sự thật. Bạn vẫn có thể bị mụn chai dù mình chẳng làm gì cả! Điều này là do những yếu tố sau:

Di truyền: Nếu người thân của bạn hay bị mụn chai. Bạn có thể là đối tượng tiếp theo của những nốt mụn đáng ghét này.

Quá trình làm sạch da, loại bỏ sừng: Mụn có thể tự chai do bạn không làm gì cả. Bao gồm cả không làm sạch và tẩy tế bào chết cho da. Lúc này đương nhiên lớp sừng sẽ được tạo ra ngày càng nhiều và gây ra tình trạng dày sừng. Từ đó hình thành mụn chai.

Tụ máu bầm sót lại: Dù bạn chẳng nặn mụn và nhân mụn nằm sâu dưới da của bạn đã tiêu viêm và tiêu cồi rồi. Nhưng do quá trình viêm xảy ra lâu và mạnh mẽ đã khiến các mao mạch máu bị tổn thương. Làm sót lại các tụ máu bầm trong nốt mụn ấy và biến chúng thành mụn chai.

Cách xử lý mụn chai

Rạch mủ và tháo dịch

Đây là cách xử lý mụn chai được khuyến khích hơn cả. Với cách này, nói đơn giản là bạn sẽ nặn sạch mủ, máu bầm và lấy nhân mụn ra. Nếu tự tin vào “tay nghề” của mình, các bạn có thể thực hiện tại nhà. Nhưng Twins vẫn khuyên bạn nên đến spa để đảm bảo hiệu quả. Sau khi nặn mụn về, bạn có thể sử dụng các thành phần kháng khuẩn tốt, phục hồi da. Ngoài ra, bôi Tretinoin vào sau khi vết thương đóng mài cũng sẽ giúp cải thiện làn da rõ rệt.

Tiêm thuốc cortisone (corticoid)

Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết kỳ sau.

Bài viết thuộc quyền sở hữu của Twins Skin. Vui lòng không copy dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép từ Twins Skin.

Nguyên Nhân Mụn Bọc Ở Mũi Và Cách Xử Lý Mụn Mọc Trên Mũi

Mụn bọc ở mũi gây mất thẩm mỹ – Ảnh: chúng tôi

Mụn bọc ở mũi rất dễ trông thấy, đặc biệt những vết mụn to, sưng đỏ, gây đau khiến người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chủ quan, chưa có thói quen thăm khám với bác sĩ Da liễu mà thường có xu hướng tự điều trị tại nhà, từ đó dẫn đến nhiều sai lầm không đáng có.

Nguyên nhân mụn bọc ở mũi

Mụn bọc ở mũi là tình trạng mụn viêm sưng to, có thể là mụn bọc không đầu hoặc có đầu. Mụn bọc ở mũi thường sưng to và đau hơn các vị trí khác. Chính vì vậy, mụn bọc ở mũi khiến người bệnh cảm thấy lo lắng nhất.

Nguyên nhân mụn bọc ở mũi nói riêng và mụn bọc nói chung chủ yếu là chủ yếu là do vi khuẩn P.acnes, gặp điều kiện thuận lợi như tiết bã nhờn quá mức gây ra viêm nhiễm từ sâu bên trong.

Ngoài ra, mụn bọc ở mũi hình thành do một số nguyên nhân như:

Hormone bị rối loạn: Thanh thiếu niên trong giai đoạn dậy thì, nữ giới trước chu kì kinh nguyệt hoặc sau khi sinh

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có cồn, ga, chất kích thích

Sinh hoạt không điều độ, tình trạng thiếu ngủ kéo dài, mệt mỏi, stress

Thói quen xấu trong sinh hoạt: Hay sờ tay lên mặt, chăn gối, khăn mặt thiếu vệ sinh,…

Vệ sinh da chưa đúng cách: Rửa mặt quá nhiều hoặc quá ít, dùng sản phẩm chăm sóc không phù hợp,…

Thường xuyên trang điểm nhưng chăm sóc da không phù hợp

Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu của bệnh gì?

Mụn bọc ở mũi thường xuất hiện do những nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên, mụn bọc ở mũi và mụn bọc nói chung có thể là dấu hiệu của bệnh lý:

Rối loạn chức năng gan cùng với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,…

Hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng

Áp huyết cao gây ra tình trạng mũi sưng phù vì mụn bọc

Mụn bọc bên trong mũi hoặc niêm mạc có thể do niêm mạc bị trầy xước, viêm nhiễm

Cách xử lý mụn bọc ở mũi

Cách nặn mụn bọc ở mũi

Nhiều người thường tự ý nặn mụn bọc ở mũi vì nghĩ như vậy mụn sẽ hết nhân và nhanh lành hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Việc tự nặn mụn bọc bằng kim hoặc tay có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn vì nhiều lí do như: Nặn mụn sai thời điểm, nặn mụn không đúng cách, dụng cụ nặn hoặc tay không đảm bảo vệ sinh,…

Không phải loại mụn bọc nào cũng cần phải nặn, đặc biệt là mụn bọc không đầu. Mụn bọc ở mũi chỉ nên nặn nếu tình trạng mụn nhẹ, mọc thưa hoặc đầu khô, cứng, trồi lên bề mặt da.

Nếu muốn nặn mụn bọc ở mũi an toàn, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và nặn mụn bởi những người có chuyên môn và kỹ thuật.

Chườm đá giúp mụn bớt sưng viêm, giảm đau

Ăn uống điều độ, nhiều vitamin, không ăn đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, hành, tỏi hoặc đồ uống có cồ, chất kích thích như café, trà

Nếu trong da có nhiều cồi mụn cứng thì lấy hết nhân mụn sau đó chăm sóc phục hồi da

Không sờ hay tự ý nặn mụn để tránh nhiễm khuẩn và lây lan mụn

Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày để loại bỏ bã nhờn, tiêu diệt vi khuẩn, dùng các sản phẩm cân bằng và duy trì độ ẩm cho da để tránh da khô

Tránh tiếp xúc trực tiếp với anh nắng và bụi bẩn. Khi ra đường cần dùng kem chống nắng và che chắn cẩn thận

Tránh lo lắng phiền muộn, căng thẳng, stress, thiếu ngủ

Điều trị với bác sĩ Da liễu

Nếu việc chăm sóc da tại nhà không mang lại kết quả khả quan và tình trạng mụn dai dẳng, nghiêm trọng hơn thì bạn nên sớm thăm khám với bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và điều trị.

Có 2 hình thức thăm khám với bác sĩ Da liễu:

Thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám Da liễu uy tín. Bạn có thể lựa chọn và đặt lịch khám qua BookingCare để được thăm khám đúng giờ hẹn và khám với bác sĩ theo yêu cầu.

Thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video trên app BookingCare. Các bác sĩ sẽ tư vấn tình trạng, các điều trị và chăm sóc tại nhà. Bệnh nhân tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại và thời gian chờ đợi tại phòng khám. Đồng thời vẫn được thăm khám với các bác sĩ giỏi.

Vì vậy, trong quá trình chăm sóc da, nếu nhận thấy tình trạng da đang kém dần, bạn nên sớm thăm khám và tư vấn với bác sĩ Da liễu hoặc những người có chuyên môn để tránh hậu quả đáng tiếc.

Bạn đang xem bài viết Mụn Bọc Bị Chai Cứng: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Triệt Để trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!