Xem Nhiều 4/2023 #️ Một Số Bí Quyết Thành Công Trong Ứng Xử Tình Huống # Top 5 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 4/2023 # Một Số Bí Quyết Thành Công Trong Ứng Xử Tình Huống # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Bí Quyết Thành Công Trong Ứng Xử Tình Huống mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1.Bí quyết lục tri:

Tri kỷ – Biết mình

Tri bỉ – Biết người

Tri chỉ – Biết giới hạn, điểm dừng cần thiết

Tri túc – Biết đến đâu là đủ

Tri thời – Biết thời thế, hoàn cảnh

Tri ứng – Biết cách ứng xử

2.Tạo ra sự cân bằng động, sự tương đồng trong nhiều mối quan hệ tương khắc ẩn chứa trong tình huống.

Giữa lý và tình, giữa các chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái cá bịêt, giữa trước và sau, giữa trên và dưới, giữa ngoài và trong. Ví dụ tình huống “Chọn ai làm thư ký cho hiệu trưởng?”

Hiệu trưởng cần một thư ký Hội đồng sư phạm nhà trường để giúp việc. Trong tập thể sư phạm nhà trường có hai người đều có đủ năng lực và phẩm chất để làm việc đó, trong đó có một người bạn chí thân. Vậy chọn ai bây giờ?Thoạt nhìn có vẻ giản đơn, nhưng tình huống này nếu xem xét kỹ, hàm chứa nhiều mối tương khắc mà người quản lý ứng xử để tạo ra một sự đồng thuận, cân bằng để cho trên thuận dưới hoà, trong ấm ngoài êm, trên thuận dưới hoà.

3.Dĩ bất biến, ứng bạn biến.

Bí quyết này đòi hỏi người quản lý phải lấy cái bất biến, cái nguyên tắc để ứng phó với các sự kiện, vụ việc, tình huống xảy ra muôn hình vạn trạng. Do đó, phải xem xét, đắn đo, cân nhắc nhiều phương án khác nhau và tìm ra những giải pháp tối ưu trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mình. Ví dụ bạn là Hiệu trưởng, có một phần thưởng riêng muốn tặng cho một học sinh đáng được ưu tiên nhất. Nhưng có 4 học sinh đều tỏ ra xứng đáng được lĩnh phần thưởng, đó là:

a,Em học sinh giỏi nhất.

b,Em học sinh học yếu, có nhiều cố gắng và có tiến bộ vượt bậc.

c,Em học sinh ngoan, dễ thương, được thầy yêu, bạn mến.

d,Em học sinh có nhiều thành tích đóng góp cho tập thể.

Rõ ràng ở đây có nhiều phương án lựa chọn khác nhau, mỗi phương án đều có lý lẽ riêng. Nhưng vẫn có một phương án tối ưu nhất trong điều kiện cụ thể. Đem tình huống này thăm dò bằng phiếu ở một lớp huấn luyện Hiệu trưởng gồm 32 người thì thu được kết quả sau:

Thưởng cho em thứ nhất: 6 người

Thưởng cho em thứ hai: 19 người

Thưởng cho em thứ ba: 0 người

Thưởng cho em thứ tư: 3 người

Thưởng nhiều em: 4 người

Như vậy phương án được nhiều người lựa chọn nhất là thưởng cho em thứ hai: Em học sinh yếu, có nhiều cố gắng và có tiến bộ vượt bậc. Những người lựa chọn phương án này giải thích rằng: Dĩ nhiên mỗi em có một vẻ, em nào cũng đáng khen thưởng. Nhưng phần thưởng riêng nên dành cho em thứ hai để động viên, khuyến khích sự cố gắng của những em học yếu và đã có tiến bộ. Thông thường thành tích của những em học yếu ít khi vươn tới đạt chuẩn khen thưởng chung, do đó hay bị bỏ rơi, lãng quên, và phần thưởng thường hay rơi vào những em luôn luôn đạt thành tích cao, làm cho các em học yếu cảm thấy mình dường như đứng ngoài cuộc của phong trào thi đua.

4.Phép đối cực trong ứng xử.

Cách xử thế này đã có từ ngàn xưa, ông cha ta vẫn thường sử dụng theo quan điểm “Đức trị”: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo”(Nguyễn Trãi), lấy “Cái thiện thắng cái ác”, lấy “Cái cao thượng thắng cái thấp hèn”, lấy “Cái nhu thắng cái cương”…

5.Thuật tưong phản

Trong ứng xử tình huống nhiều khi cũng phải ‘tương kế, tựu kế”, lấy “độc trị độc” để thay đổi tình thế, biến bị động thành chủ động để ứng xử trước những tình huống gay cấn, với những đối tượng tỏ ra “cao thủ’ khác người.

6.Nghệ thuật chuyển hướng

Trong một số tình huống, người quản lý không nhất thiết phải giải quyết chính bản thân mâu thuẫn đó mà tìm cách giải toả mâu thuẫn bằng cách tạo ra điều kiện, cơ hội để lấp hố ngăn cách, làm cho họ “đến với nhau”, hoặc đến với tổ chức để dần dần chuyển từ đối đầu sang hội nhập, chuyển từ xung đột sang cộng tác. Bằng cách đó, việc giải quyết tình huống mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sẽ trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả, bền vững hơn.

7.Sử dụng nhân vật trung gian

Có những trường hợp, những tình huống xảy ra trong quan hệ con người với con người trong tổ chức đòi hỏi người quản lý phải xử lý. Nhưng người quản lý, do có nhiều nguyên nhân khá tế nhị, bản thân mình trực tiếp ứng xử có thể kém hiệu quả. Trong trường hợp đó, người quản lý sử dụng thêm nhân vật trung gian mà nhân vật đó tỏ ra có những ưu thế đặc biệt đối với những đối tượng tạo ra tình huống. Biện pháp này sẽ tạo ra những lực lượng tác động song song rất có hiệu quả, tạo thêm sức mạnh và uy tín cho người quản lý.

8.Biện pháp bùng nổ

Có những tình huống xảy ra mang sắc thái đối xử cá biệt trong tập thể. Ở đây đối tưọng tạo nên tình huống đã trở nên chai sạn, trơ lỳ trước mọi tác động thông thường áp dụng trong quản lý. Trong trường hợp này, người quản lý cần tỏ ra táo bạo, tìm ra những thủ thuật “đột phá”vào nội tâm của đối tượng ở những nguồn mạch sức mạnh của tình cảm, của lòng tự trọng, danh dự, của lương tâm…để làm thức tỉnh, bùng nổ những sức mạnh tiềm ẩn, sâu kín bên trong con người. Sự bùng nổ đó sẽ tạo ra nội lực phá vỡ cái vỏ bên ngoài chai sạn, trơ lỳ, thâm căn cố đế tưởng chừng như bất khả kháng. Cũng có khi chỉ là một sự khêu gợi, một sự đụng chạm nho nhỏ nhưng lại đánh trúng vào những điểm sáng của tâm hồn, của một dấu hiệu động cơ tích cực cũng tạo ra một sự “bùng nổ” tích cực, một phản ứng dây chuyền làm phảt triển nhanh những nhân tố tích cực, tự giải toả được mâu thuẫn cho chính mình, tạo ra một kết quả bất ngờ, bền vững.

9.Thuật sử dụng ngôn ngữ ứng xử

Ngôn ngữ là một phương tiện cực kỳ sắc bén trong giao tiếp, ứng xử. Nó vừa là tiếng nói của trí tuệ, vừa là tiếng nói của trái tim; nó còn thể hiện độc đáo dáng vẻ, thần sắc của con người; nó là phương tiện đặc sắc trong mối quan hệ giao lưu liên nhan cách. Trong quản lý, ngoài sự giao tiếp thông thường nó còn là một phương tiện để chuyển tải thông tin, ra các quyết định, mệnh lệnh để đối nhân xử thế…Nhưng ngôn ngữ cũng là một con dao hai lưỡi. Tác dụng của nó chính hay tà, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào người sử dụng nó.

Nếu biết cách nói năng lịch thiệp, tế nhị, chân tình, đúng mực, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau thì lời nói sẽ có hiệu lực siêu việt, nhiều khi mạnh hơn sức mạnh vật chất. Nhưng nếu sử dụng những thứ ngôn ngữ thô bỉ, cục cằn, hách dịch, trịch thượng, cực đoan, nịnh bợ, giả dối…thì rất dễ bị xúc phạm đến nhân tâm, nhièu khi gây ra những phản ứng đối nghịch cực kỳ nguy hiểm, hậu quả của nó cũng không lường trước được.

Mặt khác, cũng cần phải biết im lặng, biết nghe người khác nói. Châm ngôn bạn cần ghi nhớ trong xử thế:

“Nói là gieo, nghe là gặt” (Tagore)

“Im lặng là một phương châm xử thế hay nhất” (Kant)

“Im lặng là vàng, nói ra là ngọc” (Pascal)

Nụ cười, cách nhìn, điệu bộ, cử chỉ, nét hài hước, sự khôi hài trong quản lý cũng chính là một dạng ngôn ngữ đặc biệt trong giao tiếp, ứng xử. Chúng có khă năng giải toả mâu thuẫn, tạo ra trạng thái tinh thần, bầu không khí thuận lợi tạo ra những kết quả bất ngờ trong tình huống nhất định.

10.Biết khen và biết chê

Khen, chê chính là loại nghệ thuật để đánh giá, xác định nhân cách của con người, sức mạnh của tổ chức biểu hiện ra trong kết quả của công việc, mức dộ tiến bộ của từng cá nhân và tập thể. Chúng tác động đúng vào bản chất con người là muón khẳng định mình giữa mọi người trong tổ chức, họ tìm thấy mình trong sự đánh giá của người khác, của tập thể, trong đó có sự đánh giá cua người quản lý có tầm quan trọng đặc biệt, có tính đại diện cao nhất. Nó có tác dụng động viên, khuyến khích các nhân tố tích cực, dù là nhỏ hay lớn, đồng thời khẳng định giá trị của cái ưu việt, nổi bật. Mặt khác nó tạo cơ hội cho mọi người, cho tổ chức nhận biết mặt hạn chế để khắc phục. Việc khen ngợi thái quá, sẽ kích thích sự nảy sinh tính chủ quan, thói ưa nịnh bợ, tính kiêu ngạo…Mặt khác, sự chê bai quá thẳng thừng, thiếu tế nhị sẽ làm cho người ta nhụt chí, cảm thấy mình như nhỏ bé đi, tầm thường đi, dễ đẩy đến hành vi tiêu cực. Điều cần nhớ trong cách khen chê là:

-Phát huy ưu điểm để khắc phục khuyết điểm.

-Chỉ nên chê trách, trừng phạt khi người ta hiểu rõ lỗi lầm, khuyết điểm của mình.

-Khen cái ưu việt, tiêu biểu nhưng cũng đặc biệt khuyến khích khen ngợi cái mới, tiến bộ, có triển vọng.

-Khách quan, công bằng, công khai, đúng mực trong đánh giá, khen ngợi. Rõ ràng, minh bạch nhưng lại độ lượng, tế nhị, thận trọng trong sự phê bình, chê trách, kỷ luật. Ngạn ngữ có câu “cái đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, ‘đóng cửa bảo nhau” nhưng cũng nên nhớ câu “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”, “mất lòng trước, được lòng sau”. Những sự quanh co, dấu diếm đều gây hậu quả có hại cho cả đôi bên. Vì thế phải tuỳ cơ ứng biến mới là nghệ thuật khen, chê để hướng con người vào cái chân, cái thiện, cái mỹ.

Bí Quyết Phỏng Vấn Thành Công Trong Mọi Tình Huống

hZWYl5Vmmm6Wl5qExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ–oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WWmJ2aiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE. Answer 3 1

Có rất nhiều bí quyết phỏng vấn giúp chúng ta thành công trong một buổi phỏng vấn. Nếu bạn là một người chịu học hỏi những điều hay từ người khác hay nói cách khác là học hỏi những kinh nghiệm phỏng vấn từ học thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Đối với nhiều tình huống khác nhau thì bạn cũng có thể tự giải quyết tốt và đưa đến thành công như mong muốn.

1. Xem lại hồ sơ ứng viên trước phỏng vấn

Đây được xem là một bí quyết khi đi phỏng vấn mà không thể thiếu đối với tất cả những ai khi đi phỏng vấn việc làm. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng bằng cách chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn và xem lại thông tin hồ sơ, bạn sẽ cho ứng viên thấy bạn dành thời gian để đảm bảo có một cuộc phỏng vấn hiệu quả. Xem lại hồ sơ là một trong những cách để bạn có thể định hình trước và xếp hạng ứng viên dựa trên năng lực được thể hiện trong công việc.

2. Phác họa cấu trúc dàn ý phỏng vấn ứng viên

Bạn nên đưa ra một mô hình mô tả ngắn gọn về công ty, sau đó phác thảo các nhiệm vụ công việc. Đây cũng là một bí quyết giúp bạn hiểu rõ hơn những nhiệm vụ mà mình sẽ phỉ làm. Qúa trình này giúp cho bạn thiết lập những thông tin cụ thể hơn về công việc, mức độ am hiểu và đầu tư cho công việc của ứng viên. Đây cũng là cách để công ty giới thiệu cụ thể hơn về những việc ứng viên sẽ làm sau khi trúng tuyển.

3. Không nói quá nhiều trong buổi phỏng vấn

Để có bí quyết thành công trong buổi phỏng vấn. Thì bạn không nên nói quá nhiều mà chỉ nên nói ít nhưng đúng trọng tâm những gì mà nhà tuyển dụng hỏi bạn. Để nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn một cách cao hơn bạn là một người am hiểu chuyện và thông minh trong cách trả lời.

hZWYl5Vmmm6Wl5qExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ–oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WWmJ2aiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE. Answer 3 1

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Anphabe Most Active Contributor

Nên nói những gì mà Job đó đang cần

Anphabe Most Active Contributor

Mình xem thấy sao mục 1 và 3 là của ứng viên, còn mục 2 là của Nhà tuyển dụng vậy bạn?.

Nội dung có bị cop hay cắt/nối không : “… Đây cũng là cách để công ty giới thiệu cụ thể hơn về những việc ứng viên sẽ làm sau khi trúng tuyển” ???.

Kỹ Năng Giao Tiếp Ứng Xử Thông Minh Làm Chủ Tình Huống Trong Cuộc Sống

Kỹ năng giao tiếp ứng xử tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Giao tiếp ứng xử tốt, bạn sẽ làm chủ được tình huống, giải quyết vấn đề nhanh gọn, hiệu quả. Đây cũng là kỹ năng giao tiếp cơ bản và cần có ở bất kỳ lĩnh vực, lứa tuổi nào.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử là gì?

Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói trong quan hệ giao tiếp giữa người với người. Ứng xử là từ ghép của hai từ ứng và xử. Trong đó, “ứng” mang nghĩa là ứng phó, ứng biến. Còn “xử” mang nghĩa là xử lý, xử thế, xử sự,…

Như vậy, khái niệm giao tiếp ứng xử được hiểu là sự phản ứng của cá nhân, tổ chức, nhóm,… với một tình huống cụ thể, nhất định. Kỹ năng này giúp làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử thể hiện tính cách, lối sống và làm việc của mỗi người. Có những người thường được khen là sống khéo léo, ứng xử tốt đẹp. Nhưng cũng có những người thường bị phàn nàn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử kém. Giao tiếp ứng xử tinh tế, khôn ngoan chính là cầu nối để gắn kết và phát triển. Đồng thời, kỹ năng này còn mang lại rất nhiều lợi ích khác: tạo ấn tượng, được yêu mến,…

7 kỹ năng cần nắm vững để giao tiếp ứng xử thông minh

Biết quan sát, lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe và quan sát là những điều quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp ứng xử. Nếu không biết những điều này, bạn có thể hành động hấp tấp, vội vàng, dẫn tới sai lầm. Hãy biết quan sát để hiểu rõ hơn vấn đề, lắng nghe để biết cách ứng xử cho phù hợp.

Biết trên dưới, phải trái – Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh

Khi giao tiếp với mọi người, bạn nên biết cách xưng hô, hành xử sao cho phải lẽ. Đây là điều căn bản trong giao tiếp.

Ví dụ: Nếu trò chuyện với người lớn tuổi hơn, bạn nên gọi bằng anh/chị/cô/bác,… Còn nếu bằng tuổi, bạn nên gọi bằng tớ/cậu/bạn/tôi,… hoặc xưng tên. Khi gặp người lớn, bạn cần lễ phép chào hỏi. Khi đi xe buýt, gặp phụ nữ mang thai, bạn nên biết nhường ghế,…

Khi giao tiếp, bạn cũng cần cần tuyệt đối tránh cách nói chuyện trống không. Điều này sẽ đánh giá con người bạn. Bạn sẽ trở nên thiếu lịch sự, thô lỗ trong mắt người khác.

Chân thành, tự nhiên khi giao tiếp

Việc tỏ ra khó chịu, gượng ép sẽ khiến mọi người cảm thấy bạn khó gần. Hoặc việc “thảo mai” khi giao tiếp có thể lấy lòng được mọi người lúc đầu nhưng khi nhận ra, họ sẽ dần tránh xa bạn. Do đó, bạn nên giữ thái độ chân thành, tự nhiên. Đây là điều rất đơn giản phải không?

Tôn trọng người khác

Không phải tất cả mọi người đều giống nhau. Vậy nên, trong giao tiếp – ứng xử, điều quan trọng là cần biết tôn trọng nhau. Người ta thường ví: “Tôn trọng nhân viên là mỹ đức – Tôn trọng khách hàng là ý thức – Tôn trọng đối thủ là độ lượng. Tôn trọng tất cả mọi người chính là giáo dưỡng”.

Đừng nên áp đặt suy nghĩ, hành động của mình lên người khác. Cũng đừng vì thỏa mãn cảm xúc của bản thân mà dễ dàng xúc phạm, làm tổn thương người khác. Hãy luôn nhớ nguyên tắc này để trở thành người có kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh.

Giữ một khoảng cách vừa phải

Giao tiếp ứng xử là một kỹ năng sống rất hay và có nhiều điều phải chú ý. Giữ một khoảng cách khi giap tiếp là một lưu ý nhỏ nhưng rất cần thiết. Tùy vào tình huống, bạn nên có cách xử lý phù hợp.

Hơn nữa, khi nói chuyện với tập thể, bạn không nên có những hành động “mất điểm” như: thì thầm vào tai người bên cạnh, ghi giấy chuyển cho người khác,…

Giao tiếp bằng ánh mắt

Ngoài lời nói, ánh mắt cũng có “trọng lượng” đáng chú ý. Khi nói chuyện, bạn nên nhìn thẳng vào người đối diện. Tuy nhiên, bạn không nên nhìn chằm chằm khiến họ bối rối. Thi thoảng, bạn nên đưa mắt nhìn xung quanh. Điều này giúp cả hai giảm tải căng thẳng. Thêm nữa, bạn cũng chú ý không nên đảo mắt liên hồi. Hành động như vậy sẽ thể hiện bạn không tự tin và khiến người khác khó tin tưởng.

Giao tiếp ứng xử có văn hóa, đạo đức

Khi giao tiếp, tránh văng tục chửi bậy hoặc có những hành vi, hành động thô lỗ, mất lịch sự. Điều này còn giúp duy trì những mối quan hệ thân thiết. Đó là mối quan hệ trong gia đình, quan hệ cộng đồng, quan hệ hợp tác trong kinh doanh,..

Người giao tiếp ứng xử có văn hóa, đạo đức bao giờ cũng sẽ được nể trọng hơn.

Cách giao tiếp ứng xử trong từng hoàn cảnh

Kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở

Khi làm việc, không nên dùng cách xưng hô kiểu “chú – cháu, bố – con”.

Với nhân viên mới, không nên xò xét, hỏi han quá khiến họ khó xử, bị động.

Làm việc tuân theo trật tự, tôn trọng cấp trên, làm việc nghiêm túc, không ứng xử tùy tiện.

Trong giờ làm việc nên tập trung cao độ cho công việc, không buôn chuyện, làm việc riêng.

Vui vẻ, cởi mở, hòa đồng với mọi người. Không chê bai, chỉ trích đồng nghiệp.

Không “ngồi lê đôi mách”, hoặc “đâm bị thóc, chọc bị gạo”.

Khi cấp dưới, người lãnh đạo cần có sự kiên nhẫn, lắng nghe, tránh căng thẳng,…

Kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách hàng

Chủ động xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng: Gọi điện hỏi thăm khách hàng cũ, tìm kiếm, chia sẻ với khách hàng mới,…

Luôn tươi cười: Khách hàng sẽ cảm thấy sự gần gũi, thân thương khi mua hàng. Với những khách hàng khó tính hoặc yêu cầu cao, bạn nên giữ thái độ vui vẻ, tránh xung đột.

Kiên nhẫn lắng nghe khách hàng: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cực kỳ quan trọng. Trong kinh doanh, kỹ năng này cần được phát huy tối đa. Lúc này, bạn sẽ hiểu khách hàng cần gì, vấn đề ở đâu để biết cách khắc phục tốt nhất. Kỹ năng lắng nghe cũng giúp hình thành cách giao tiếp ứng xử tốt.

Chào hỏi thân thiện, nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ: Đây là cách giao tiếp ứng xử thông minh. Có thể hôm nay khách hàng không mua sản phẩm của bạn nhưng nhờ giao tiếp tốt, họ sẽ chọn quay lại.

Giao tiếp ứng xử ở trường học

Giáo viên nói năng đúng mực, nhẹ nhàng, giảng giải rõ ràng, thương yêu học sinh. Tránh tình trạng chửi bới, mắng mỏ, đánh phạt hoặc xúc phạm nhân phẩm học sinh.

Lắng nghe, tôn trọng khi tiếp xúc với phụ huynh.

Học sinh cần lễ phép, tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo. Tôn trọng, hòa nhã với bạn bè. Biết giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn, hoạn nạn, giúp bạn tiến bộ,…

Những lưu ý cần biết trong kỹ năng giao tiếp ứng xử

Tránh lối nói mỉa mai, bóng gió.

Hành động này sẽ để lại ấn tượng xấu với người nghe. Đồng thời, người nói cũng sẽ bị đánh giá là hay xét nét, “gato”, không thân thiện,…

Tránh im lặng đột ngột, nói lấp lửng.

Khi đang hào hứng kể chuyện và người nghe cũng đang rất hứng thú, bỗng nhiên bạn im re. Người nghe cứ phải chờ đợi mà vẫn không có tín hiệu gì từ bạn. Điều này sẽ khiến họ thực sự khó chịu, mất hứng đấy.

Không nên nói những lời gây tổn thương người khác

Nếu là vô tình thì có thể bỏ qua. Còn nếu biết rõ sẽ làm người khác tổn thương mà bạn vẫn cố tình nói thì thật không hay.

Kết luận

Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh sẽ giúp bạn rất nhiều trong học tập, công việc, cuộc sống. Do vậy, hãy tích cực rèn luyện kỹ năng mềm này mỗi ngày.

Đánh giá bài viết

6 Cách Ứng Xử Của Người Thành Công

1.  Đưa ra những quyết định thông minh

Người thành công luôn ý thức được hành động của mình sẽ mang lại kết quả. Chính vì vậy họ phải đưa ra quyết định thật sáng suốt để mang lại kết quả tốt nhất và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ví dụ, trong công việc kinh doanh, đôi khi họ phải học cách quyết định mọi việc một cách khôn ngoan trong khoảng thời gian ngắn. Để làm được điều đó, họ phải thật sự tập trung và có tính kỷ luật trong việc đưa ra quyết định của mình.

2. Học hỏi từ những thất bại

Thật khó để thành công và hạnh phúc nếu bạn chỉ biết sợ hãi thất bại và khó khăn. Cuộc sống không nằm trong sách vở hay bản đồ. Nó ở ngoài kia. Và bạn không bao giờ đoán được hết những gì xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy, đừng chỉ sợ thất bại mà hãy học hỏi từ đó để trưởng thành.

Tất cả chúng ta đều mắc phải sai lầm trong cuộc sống và cái giá của sự trưởng thành khiến bạn không ngừng học hỏi để hoàn thiện khiếm khuyết của mình. Bạn hãy thử và bắt đầu làm mọi thứ mình muốn. Chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những món quà quý giá từ những sai lầm mình mắc phải. Những người thành công học hỏi từ chính những sai lầm trong quá khứ của họ và dần dần họ làm tốt chúng hơn bao giờ hết.

3. Làm việc với những người thành công

Sức mạnh của tập thể luôn có giá trị to lớn giúp tạo dựng thành công. Một người thành công là người biết kết hợp thế mạnh của bản thân với tinh thần, sức mạnh của các cá nhân khác để tạo nên thành công.

Bạn biết đấy, Steve Jobs có thể làm tốt công việc của mình nhưng bên cạnh ông luôn có những người bạn, đồng nghiệp hỗ trợ ông trong công việc. Điều đó mang lại kết quả thật tuyệt vời.

4. Tập trung vào những việc quan trọng

Những người thành công không phải chuyện gì họ cũng biết tường tận và giải quyết chúng xong ngay tức khắc. Họ ưu tiên tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng trước.

Bạn không phải siêu nhân để giải quyết tốt tất cả mọi chuyện xảy ra hàng ngày. Vì vậy, bạn cần ưu tiên suy nghĩ để giải quyết những việc quan trọng trước. Làm như vậy, không chỉ giúp bạn bỏ sót công việc mà còn giúp tăng hiệu quả công việc hơn. Để làm tốt công việc này, bí quyết quản lý thời gian hiệu quả là điều không thể thiếu. Hãy thực sự để ý tới chúng!

5. Giữ vững lập trường

Một người ba phải, luôn nghi ngại hoặc đắn đo trước những cơ hội, dao động trước ngoại cảnh thì thật khó để thành công. Điều cần làm là bạn hãy xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ nhưng cần giữ vững lập trường của mình để quyết định vấn đề. Đừng quên bảo vệ quan điểm của mình trước mọi người nếu bạn tin vào hiểu biết và kiến thức của mình.

6. Không ngừng học hỏi phát triển bản thân

Học hỏi phát triển bản thân là kỹ năng cần có của tất cả chúng ta. Mỗi người luôn cần ý thức về việc học tập để phát triển các kỹ năng cho bản thân.

Những người thành công quan niệm học hỏi kiến thức về cuộc sống, về những lĩnh vực mới luôn mang lại cho họ sự tự tin và phấn khởi. Ngoài ra, việc không ngừng học hỏi còn giúp họ tự tạo ra cơ hội cho bản thân trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Theo entrepreneur.com

Chuyên gia Huấn luyện và Đào tạo

Mr. Why – Phạm Ngọc Anh

Bạn đang xem bài viết Một Số Bí Quyết Thành Công Trong Ứng Xử Tình Huống trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!