Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Có Biết Thai Nhi Mấy Tuần Có Tim Thai Không? mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mấy tuần thì thai nhi có tim thai?
Kể từ ngày trứng được thụ tinh, tầm khoảng sau 13 ngày thì hình dạng của trứng bên trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi, và thay đổi nhiều nhất chính là hình dạng của phôi thai đã xuất hiện rõ ràng hơn. Sau đó đến khoảng ngày 16, phôi thai sẽ bắt đầu có thêm hai mạch máu nữa để tạo thành hai phần ống dẫn cho tim. Tuy thời điểm này tim thai vẫn chưa được tạo nên đầy đủ nhưng vẫn có thể hoạt động co bóp chút ít, bắt đầu đập được chút chút và có các chức năng đơn giản của một quả tim.
Nếu mẹ bầu không nghe thấy tim thai thì phải làm gì?
Nếu thai nhi chưa đến tuần thai thứ 8 và mẹ bầu cũng không có các dấu hiệu nguy hiểm nào về việc sảy thai thì có lẽ là do mẹ bầu đã đi siêu âm quá sớm nên chưa thể nghe được hay thấy được tim thai. Do đó, các bác sĩ sẽ cho mẹ một lịch hẹn khác mà chủ yếu là sang tuần sau để kiểm tra lại cho đảm bảo độ chính xác.
Rõ ràng, khi mẹ bầu đi siêu âm ở tuần thai thứ 6 hoặc tuần thai thứ 7, có thể do tính tuổi thai bị sai lệch đi, tính ngày thụ tinh chậm đi thì chuyện không nghe thấy tim thai của thai nhi là điều bình thường. Bên cạnh đó, có thể mẹ bầu có ngày rụng trứng muộn hơn so với chu kì kinh nguyệt cuối của mẹ bầu hoặc là do yếu tố di truyền nên có thể chưa nghe được thôi. Mẹ đừng có quá lo lắng về vấn đề này!!!
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kì
Mẹ bầu nên ăn súp lơ trong 3 tháng đầu thai kì: trong súp lơ có chứa rất nhiều chất sắt lại rất giàu hàm lượng folic, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể mẹ.
Mẹ bầu nên ăn sản phẩm từ đậu trong 3 tháng đầu thai kì: trong đậu có chứa khá nhiều chất protein, là một chất cần thiết và quan trọng trong việc giúp các mô, cơ bắp của thai nhi phát triển.
Mẹ bầu nên ăn các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C trong 3 tháng đầu thai kì: những loại trái cây như bưởi, cam, chanh, quýt.. là những loại trái cây chứa hàm lượng folic cao nhất trong các loại trái cây đấy.
Thai Nhi Mấy Tuần Thì Có Tim Thai? Tim Thai Là Gì Mẹ Cần Biết
Khi nào có thể nghe thấy được tim thai rõ ràng và chính xác nhất?
Lưu ý, trong nhiều trường bạn có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ.
Đến tuần thứ 20 trở đi thì tim thai đã đập mạnh mẽ lắm rồi và lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai áp sát vào đó là đặt lên bụng bầu cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Ở tuần thai này, khi đi siêu âm, bác sỹ cũng đã có thể cho bạn biết một điều hết sức kì diệu, đó là: đã nghe thấy nhịp tim em bé trong bụng bạn đập.
Tim thai là gì?
Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi và đặc biệt là hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Lúc này được xem như là tim thai đã hình thành và phát triển.
Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển tim thai
Quá trình hình thành
Các mẹ có biết rằng, ngay từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.
Đến tuần thai thứ 5 (nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.
Nếu sử dụng các phương tiện siêu âm hiện đại, đôi khi chúng ta cũng có thể nghe thấy nhịp tim của bé ở tuần thai thứ 6.
Quá trình phát triển
Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.
Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.
Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.
Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.
Nhịp tim thai bình thường dao động từ 120 – 160 lần/phút, khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút. Tuy nhiên, nếu vượt quá con số này, mẹ cần phải được thăm khám, theo dõi. Bởi có thể là do mẹ mắc bệnh (bị rối loạn nhịp tim, sốt cao…) hoặc do thai nhi có bệnh lý về tim mạch.
Nhiều người tin rằng, tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam, theo đó trẻ trai có tim thai dưới 140 nhịp/ phút, còn trẻ gái là từ 140 nhịp/ phút trở lên. Phương pháp này có vẻ dễ nhận biết nên các mẹ bầu cũng thường tin vào lý thuyết dựa vào tim thai để đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính xác cho lý thuyết này.
Trong lần khám thai tuần 10-12, mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé bằng ống nghe Doppler – một thiết bị siêu âm mà bác sĩ cầm đặt trên bụng của bạn. Nhiều phụ nữ mang thai nói rằng các nhịp đập trái tim nhỏ bé của con nghe như tiếng sấm của ngựa phi nước đại. Và đây là thời điểm rất xúc động, vì lần đầu tiên qua ống nghe bạn nghe được nhịp tim của con yêu đang đập đều đều.
Lưu ý quan trọng là nhịp tim thai chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Thế nên, khi nhịp tim đập quá chậm chỉ 80 lần/phút, mẹ cần phải biết đó là sự nguy hiểm để được đi cấp cứu ngay.
Những thay đổi của cơ thể người mẹ trong thời điểm này diễn ra như thế nào?
Nhìn bề ngoài, cơ thể bạn chưa có nhiều thay đổi. Mọi người gần như chưa thể nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào về sự thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra bên trong bạn trong khi cảm giác mệt mỏi, buồn nôn bắt đầu gia tăng và bạn có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, đến thời điểm này bạn sẽ tăng cân một chút. Nhưng, nếu bạn không tăng cân hoặc có thể giảm cân thì cũng đừng quá lo lắng, vì đó là hiện tượng bình thường.
Để xoa dịu cảm giác buồn nôn, bạn có thể nghỉ ngơi và nhờ bạn đời giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay. Những lớp học tiền sản sẽ hỗ trợ rất lớn cho các mẹ mới sinh con lần đầu.
Ở giai đoạn đầu thai kỳ này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Đó có thể là do sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực.
Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này?
Khi thèm ăn vặt, hãy cố gắng thỏa mãn các cơn thèm ăn của mình nhưng tránh ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy chọn các loại tốt cho sức khỏe như dưa chuột, ngũ cốc, cà rốt, bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên cám, dưa hấu và xoài. Ăn tươi chắc chắn là tốt nhất rồi nhưng nếu bạn thích các đồ ăn sẵn thì sao? Hãy xem kỹ hạn sử dụng, ngày sản xuất và giá trị dinh dưỡng trên sản phẩm. Cũng nên kiểm tra thành phần vì có thể có những chất không tốt cho thai phụ như các chất bảo quản. Biểu hiện rõ nhất là gây đau đầu, buồn nôn còn ảnh hưởng lên thai nhi thì chưa rõ ràng.
Nếu bạn luôn cảm thấy “mất cảm tình” với các món ăn vào buổi sáng thì hãy bổ sung dinh dưỡng của bữa sáng vào buổi tối. Có một mẹo nhỏ dành cho bạn, đó là hãy dùng vitamin bổ sung đặc biệt, thêm thành phần vitamin B12 và axít folic để hỗ trợ cho sự phát triển hệ thần kinh của con bạn, phòng chống các dị tật ở ống thần kinh. Các vitamin bổ sung đặc biệt B6 cũng giúp bạn đỡ nghén hơn.
Bạn nên lựa chọn kỹ một bác sỹ sản khoa và trung thành với người đó trong suốt thai kỳ bởi bạn không thể đáp ứng mọi yêu cầu của mỗi bác sỹ sản khoa mỗi lần thay đổi. Sự trung thành này còn giúp bác sỹ nắm bắt được tình trạng của bạn một cách cụ thể và rõ nét hơn.
Thăm khám bác sỹ định kỳ đều đặn
Thời điểm này bạn có thể chuyển lớp học thể dục phù hợp nếu cảm thấy quá sức. Bạn có thể giảm cường độ các bài tập bạn đang rèn luyện hằng ngày. Nhưng tốt nhất là nên hỏi giáo viên hướng dẫn tập và tham khảo các hình thức tập luyện khác phù hợp hơn.
Bạn sẽ phải chú ý nhiều hơn đến các động tác tác động vào vùng mông, lưng và vai. Vì chúng sẽ được tăng cường cho nhu cầu sinh con. Ngoài ra còn giúp chuẩn bị “cơ bắp” cho bạn thích nghi với những hoạt động sau sinh như mang một túi tã lớn, đẩy xe đẩy và mang theo một em bé…
Mua sắm phù hợp và nên có sự cân nhắc thật kỹ
Ngoài chú ý về chất liệu, kích cỡ, bạn cũng nên cân nhắc về thời điểm thai phát triển nhanh. Ví dụ như mùa hè hay mùa đông để bạn có sự lựa chọn đúng đắn. Nghĩ xa một chút sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều mà cũng chủ động hơn trong nhiều tình huống đấy!
…Với chồng…
Bạn có thể yêu cầu chồng của mình giữ danh sách các hoạt động hay thăm khám cần thiết và nhờ anh ấy nhắc nhở trong trường hợp bạn quên mất. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào đặt ra cho bác sỹ của bạn trong các lần khám thai, điều này đặc biệt có lợi nếu như chồng bạn đi cùng với bạn trong các lần hẹn để cùng nắm bắt và thực hiện những điều cần lưu ý.
“Chuyện ấy” không hề có hại đối với một thai kỳ khỏe mạnh, thường thì các cặp vợ chồng vẫn có thể duy trì tần suất quan hệ tình dục như trước kia. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy trao đổi với bác sỹ trong các lần đi khám.
Thai Nhi Được Mấy Tuần Có Tim Thai Và Nghe Tim Thai Bằng Cách Nào?
Lắng nghe nhịp tim của thai nhi là khoảng thời gian rất đặc biệt trong thai kỳ. Vậy bạn có biết mấy tuần có tim thai và có bao nhiêu cách để nghe tim thai hay không?
Phần lớn thai phụ đều nghe nhịp tim thai trong các lần khám thai định kỳ. Tuy nhiên, cũng có những thai phụ chọn cách nghe tim thai ở nhà với những dụng cụ đơn giản nhất.
Ống nghe là một biểu tượng của y tế phổ thông. Ai trong chúng ta cũng đều bắt gặp hình ảnh các bác sĩ dùng ống nghe để theo dõi nhịp tim hoặc phổi. Nó có thể khuếch đại âm thanh trong các cơ quan và nhờ đó sẽ cho biết hiện trạng hoạt động của chúng.
Chính vì độ an toàn cao và tính tiện dụng nên ống nghe cũng được dùng để nghe nhịp tim thai của em bé trong tử cung người mẹ. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều y tá, bác sĩ và nữ hộ sinh không được trang bị kỹ năng sử dụng một ống nghe bình thường để nghe tim thai trong tử cung thai phụ. Do đó bạn không thể thấy các bác sĩ sử dụng ống nghe để nghe tim thai như trước đây. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng những thiết bị khác. Vậy, mấy tuần có tim thai để bạn bắt đầu dùng các dụng cụ nghe tim thai này?
Mấy tuần có tim thai?
Khi thai kỳ bước sang tuần thứ 5, tức thai nhi được 3 tuần tuổi, phôi thai đã bắt đầu có hình hài và ống thần kinh đã hình thành, chạy dọc theo chiều dài của phôi. Đây chính là phần quan trọng sẽ hình thành nên cột sống và não của thai nhi trong giai đoạn kế tiếp. Cuối tuần thứ 5 cũng là lúc hạt nhỏ ở giữa phôi bắt đầu hình thành để làm tiền đề phát triển thành tim thai về sau. Với thông tin này, chắc hẳn bạn đã biết mấy tuần có tim thai và nó được hình thành như thế nào phải không? Nhưng tim thai chỉ thực sự lớn dần khi thai nhi bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ. Vào đến thời điểm này, nó sẽ bắt đầu phân chia thành hai buồng trái -phải và bắt đầu đập nhẹ để hoàn thiện nhanh chóng khi bước sang tuần thứ 12.
Mấy tuần nghe được tim thai?
Mặc dù để xác định được mấy tuần có tim thai còn tùy thuộc vào các yếu tố của bản thân người mẹ và thai nhi, chẳng hạn: trọng lượng của mẹ, vị trí của thai nhi, vị trí của nhau thai,… Thế nhưng, theo cách thông thường bạn có thể nghe thấy tim thai vào khoảng tuần thứ 18-20 của thai kỳ, khi tim thai đã hoàn thiện và có nhịp đập rõ ràng. Và đây là những cách để bạn có thể nghe thấy tim thai.
Cách nghe tim thai
Pinard Horn
Pinard Horn là một thiết bị nghe tim thai thủ công đã có từ rất lâu. Cấu tạo của Pinard Horn gồm một đầu phẳng được dùng để đặt vào tai của người nghe và đầu loa sẽ được đặt và di chuyển trên bụng của thai phụ. Dụng cụ này được sử dụng từ khoảng 18-20 tuần thai nhưng nó không được sử dụng nhiều trong các lần khám thai hiện nay.
Fetoscope
Fetoscope là sự kết hợp hiện đại của cả hai dụng cụ ống nghe và Pinnard Horn. Tuy nhiên, nó được làm bằng kim loại và nhựa thay vì bằng gỗ như dụng cụ truyền thống.
Một số bác sĩ thích dùng dụng cụ này để biết mấy tuần có tim thai đối với từng trường hợp cụ thể. Thậm chí họ có dùng nó để nghe tim thai khi thai phụ bước sang tuần thứ 12 dù trên lý thuyết đây vẫn là thời điểm quá sớm để nghe tim thai.
Fetal Doppler
Fetal Doppler sử dụng công nghệ siêu âm để đo nhịp tim thai. Với một số thiết bị chuyên dụng sử dụng công nghệ này, bạn có thể nghe tim thai ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, mốc thời gian 12 tuần thai vẫn phổ biến hơn cả. Âm thanh của nhịp tim thai được đo bằng máy này thường được khuếch đại lên rất nhiều. Hiện nay dù loại máy này được rao bán rất nhiều nhưng nó không phải là một dụng cụ được phê duyệt theo quy định của FDA.
Fetal Monitor
Fetal Monitor thường được sử dụng trong việc theo dõi tim thai nhi và phổ biến nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ. Ngoài ra, nó cũng có khả năng để theo dõi các cơn co thắt tử cung của người mẹ. Đây là thiết bị sử dụng công nghệ siêu âm và không đòi hỏi người trực máy khi nó đang hoạt động. Hiện nay, Fetal Monitor là thiết bị đo nhịp tim được các bác sĩ và bệnh viện lớn sử dụng nhiều nhất.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Làm Thế Nào Để Biết Thai 6 Tuần Đã Có Tim Thai Chưa?
Các mẹ bầu rất khó tránh khỏi cảm giác mong chờ mỗi ngày từ khi biết mình mang thai cho đến lần đầu tiên nghe được tim thai của con. Vậy làm thế nào để biết được thai 6 tuần đã có tim thai hay chưa?
Giai đoạn mang thai không chỉ các mẹ bầu mà ngay cả những ông bố đều luôn hồi hộp mong chờ để được nghe nhịp tim của bé yêu trong bụng. Vì điều đó là một yếu tố chứng minh cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Mang thai 6 tuần đã có tim thai chưa? Nếu chưa thì phải làm sao? Bé Gà Mèo sẽ giúp các bố mẹ giải đáp mọi thắc mắc.
Có thể nghe được tim thai trong tuần mang thai thứ 6 không?
Mang thai 6 tuần đã có tim thai chưa?
13 ngày sau khi trứng được thụ tinh thì sẽ bắt đầu thay đổi hình dạng. Đặc biệt là hình dáng của phôi thai dần hiện ra rõ rệt. Đến ngày thứ 16, phôi thai sẽ xuất hiện mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Tuy lúc này tim thai vẫn chưa hình thành nhưng đã bắt đầu đập và thực hiện chức năng như một quả tim thật sự.
Phôi thai sẽ dài thêm khoảng 1cm trong tuần thứ 4 và tim thai dần đi vào quá trình hoàn thiện. Thai nhi 6 tuần thì tim thai bắt đầu hoạt động. Đến tuần thứ 7 tim lớn dần và phân chia thành hai buồng tim trái phải có nhịp đập rõ rệt. Các mẹ sẽ được nhìn thấy phôi thai rõ hơn trong hình ảnh siêu âm.
Mang thai 6 tuần cũng có thể nghe được tim thai
Nếu 6 tuần chưa nghe được tim thai thì phải làm sao?
Các mẹ không nên quá lo lắng nếu sang tuần thứ 6 mà chưa nghe được tim thai. Tùy vào sự phát triển của bé cũng như cơ địa của người mẹ mà thời gian nghe tim thai sẽ khác nhau, có khi đến tuần thứ 8 – 10 các mẹ mới nghe được nhịp tim.
Cũng có thể do tính ngày tuổi của thai bị sai lệch nên chưa thể nghe thấy tim thai khi siêu âm. Bởi vì ngày rụng trứng của mỗi người khác nhau, có thể muộn hơn vài ngày so với chu kỳ kinh cuối.
Nếu tuổi thai được tính chính xác nhưng đến hơn tuần thứ 8 mà các mẹ vẫn chưa nghe được tim thai thì có thể thai đã bị chết lưu. Các mẹ nên đi khám ngay để được kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.
Tùy vào sức khỏe của mẹ và bé sẽ có thời gian nghe được tim thai khác nhau
Nhịp tim thai bao nhiêu là bình thường với trẻ?
Vị trí nghe tim thai phải đúng theo quy định của bác sĩ cũng như đúng thời gian chuyển động. Nếu không đúng thời điểm và sai vị trí thì sẽ phản ánh sai tình trạng của trẻ.
Nhịp tim thai bình thường với trẻ dao động trong khoảng từ 120 đến 160 lần/phút. Với bé nào cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút. Nếu vượt qua con số 180 thì các mẹ cần đi khám và theo dõi vì có thể do mẹ bị mắc bệnh như rối loạn nhịp tim, sốt cao… hoặc thai nhi có bệnh về tim mạch. Còn nếu thai nhi có nhịp tim ít hơn 120 thì phản ánh tình trạng thai nhi bị thiếu oxy.
Theo kinh nghiệm của nhiều người cho rằng, các mẹ có thể đoán được giới tính của trẻ sơ sinh qua nhịp tim thai. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì tim đập sẽ nhanh hơn giới tính nam. Tim thai của bé trai thường dưới 140 lần/phút, còn bé gái từ 140 lần/phút trở lên
Tuy vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chính xác và chứng minh được điều này nhưng có vẻ dễ nhận biết nên các mẹ bầu thường tin vào nhịp tim để đoán giới tính của bé yêu nhà mình.
Bạn đang xem bài viết Mẹ Có Biết Thai Nhi Mấy Tuần Có Tim Thai Không? trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!