Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Mang Tên “Ngủ Gật” mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vượt qua nỗi sợ hãi mang tên “ngủ gật”
Nguy cơ mất an toàn giao thông từ việc ngủ gật – lái xe liên tục quá thời gian quy định
Tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn không có giấu hiệu suy giảm mà ngược lại càng tăng mạnh cả về số vụ và số người thương vong. Một trong những nguyên nhân phải nhắc tới chính là việc ngủ gật, mệt mỏi dẫn đến không tập trung trong điều khiển phương tiện ô tô của tài xế khi lái xe liên tục quá lâu. Nắm bắt được tình hình, nhằm hạn chế nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông, cũng để bảo vệ tính mạng của người dân, Bộ GTVT đã quyết định xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi ngủ gật – lái xe liên tục quá thời gian quy định.
Thời gian cho phép lái xe liên tục và mức xử phạt là bao nhiêu?
Trong khoản 4 Điều 22 Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm hoạt động vận tải bằng xe ô tô: phương tiện sẽ bị thu hồi phù hiệu 01 tháng nếu có từ 10% số ngày hoạt động, người lái xe vi phạm quy định về thời gian lái xe liên tục. Theo quy định, khi điều khiển phương tiện liên tục 4 giờ, lái xe cần nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe, lúc này lái xe cần dừng đỗ tối thiểu 15 phút hoặc đổi tài.
Điều này thực sự khiến nhiều tài xế phải lo lắng bởi có không ít trường hợp bất khả kháng mà không thể làm khác được ngoài việc tiếp tục quãng đường di chuyển. Có thể kể đến như:
Lái xe chạy trên đường cao tốc không có điểm dừng đỗ hoặc đoạn đường cấm dừng đỗ, đường đông dân cư
Trường hợp vi phạm vì đảm bảo đúng thời gian giao hàng, trả khách
Với những xe được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thiết bị sẽ phát tiếng kêu cảnh báo lái xe. Tuy nhiên tài xế sẽ không biết được mình đang phạm lỗi gì vì không có màn hình hiển thị thông tin.
Thậm chí có nhiều trường hợp lái xe cố tình vi phạm hoặc ngắt nguồn thiết bị giám sát hành trình để tránh nghe tiếng kêu cảnh báo.
Hậu quả là các vi phạm trên là phương tiện bị Sở GTVT tại địa phương thu hồi phù hiệu 1 tháng theo quy định. Điều này gây thiệt hại nhiều cho doanh nghiệp: mất doanh thu chở hàng hóa, chở khách trong tháng, mất uy tín với đối tác, khách hàng trong khi nhiều khoản chi phí cho xe và lái xe trong tháng đó vẫn phải chi trả.
Cách khắc phục cơn buồn ngủ
Để khắc phục hiệu quả tình trạng trên, cần có sự phối hợp của doanh nghiệp, đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình và đặc biệt là lái xe. Việc hướng dẫn lái xe chủ động tính toán thời gian lái xe, dừng nghỉ xe trước khi chạy trên đường cao tốc, hoặc vào đoạn đường cấm dừng đỗ, khu vực đông dân cư là rất quan trọng. Đồng thời lái xe cũng cần được trang bị kỹ năng phát hiện tiếng kêu từ thiết bị giám sát hành trình, kỹ năng thao tác thay thẻ lái xe khi đổi tài. Song song với đó, doanh nghiệp cũng cần có sự giám sát, chế tài với lái xe để thực hiện nghiêm túc quy định trên.
Giải pháp – Thiết bị giám sát hành trình của Bình Anh
Sớm nhận thấy vấn đề trên với sự chủ động về thiết kế và công nghệ, Bình Anh là đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình uy tính nhất hơn 10 năm nay. Với ứng dụng này, ngoài phát tiếng kêu cảnh báo theo quy định, thiết bị còn hiển thị chữ cảnh báo với đèn phát sáng trên màn hình của thiết bị định vị được lắp đặt trên xe trước khi lái xe ngủ gật, vi phạm thời gian lái xe liên tục. Ngoài ra màn hình còn hiển thị chữ cảnh báo kèm tiếng kêu khi lái xe vi phạm tốc độ cho phép.
Chúc các bác tài thượng lộ bình an! Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ;
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ BÌNH ANH Địa chỉ: Lô 14 phố Nguyễn Cảnh Dị, P.Đại Kim, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội Website: www.bagps.vnHotline: 1900 6464
Dân Kinh Doanh Làm Sao Để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Mang Tên Áp Lực?
Nghề nào cũng có áp lực là quy luật không thể tránh khỏi. Xong người làm nghề kinh doanh có lẽ là những người chịu nhiều áp lực nhất. Bên cạnh các áp lực cuộc sống, áp lực công việc, họ còn phải chịu áp lực về mặt doanh số, áp lực từ phía khách hàng. Nhân viên kinh doanh phải làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi mang tên áp lực?
Bản chất của kinh doanh là cạnh tranh khốc liệt, kẻ nào mạnh hơn, giỏi hơn thì tồn tại. Kéo theo đó là gánh nặng, áp lực đè lên đôi vai của người nhân viên kinh doanh (sales excutive). Vậy làm sao để cạnh tranh được với đối thủ, làm sao tiếp cận và thuyết phục được khách hàng, làm sao để đạt được doanh số đề ra? Đặc biệt, với những bạn trẻ mới ra trường theo đuổi nghề kinh doanh lại càng khó khăn hơn nữa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi với 5 chìa khóa thành công cho nhân viên kinh doanh mới tập tành làm quen nghề mà Joboko giới thiệu, ứng viên sẽ tự tin hơn để đảm nhận công việc mình yêu thích và dễ dàng vượt qua mọi trở ngại, áp lực.
Cách giúp dân kinh doanh có thể vượt qua được những căng thẳng và áp lực trong công việc
Công nghệ ngày càng phát triển, khách hàng thì ngày càng thông minh và khó tính hơn, họ có thể tìm kiếm và so sánh chất lượng, giá cả sản phẩm giữa các doanh nghiệp với nhau. Khó khăn chồng chất khó khăn, áp lực chồng chất áp lực đặt ra cho người làm nhân viên kinh doanh. Dấu hỏi chấm lớn cho câu hỏi liệu có cách nào giúp dân kinh doanh vượt qua nỗi sợ hãi mang tên áp lực này không?
1. Dám đối mặt với thất bại
Kể cả khi bạn đủ tự tin nắm chắc phần thắng có thể chốt được đơn hàng của khách, mọi thứ vẫn có thể thay đổi. Khách hàng của bạn vẫn có thể lật ngửa ván bài, nói lời xin lỗi và đưa ra lý do giải thích tại sao. Mặc dù những trường hợp như thế này hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có.
Hơn nữa là một nhân viên kinh doanh, bạn phải hiểu rõ rằngthất bại trong kinh doanh là chuyện bình thường. Quan trọng nhất vẫn là bài học, kinh nghiệm mà bạn rút ra được sau mỗi lần vấp ngã, dám bản lĩnh đứng dậy bước tiếp thay vì cứ ngồi đấy mà ủ rũ, mà chán nản, suy nghĩ tiêu cực, rồi thì stress, lại stress cứ trong vòng luẩn quẩn. Dám đối mặt với thất bại nó sẽ là yếu tố giúp bạn trở thành nhân viên kinh doanh giỏi chuyên nghiệp. Bạn phải dám đối mặt với thất bại, dám liều lĩnh thì mới có được thành công, thành công sẽ không đến với những ai bỏ cuộc giữa chừng.
Phải tiếp nhận và xử lý cả đống công việc khiến bạn cảm thấy áp lực, sợ hãi. Thay vì bận tâm đến nó, bạn nên dành thời gian lên kế hoạch làm việc khoa học, xử lý từng công việc một, ưu tiên xử lý các công việc quan trọng trước. Điều này giúp bạn có thể lấy lại được cân bằng trong cuộc sống và công việc và giải tỏa nỗi sợ hãi mang tên áp lực. Có cách quản lý khối công việc tốt được coi là chìa khóa thành công cho nhân viên kinh doanh. Nếu bạn không biết cách quản lý khối công việc của mình thì bạn sẽ không thể có được cách giải quyết tốt và đương nhiên hiệu quả công việc sẽ không được cao.
Không có công việc nào là không có áp lực, vậy nên bạn cần biết vượt qua chúng
3. Giải trí, thư giãn
Khi tâm lý căng thẳng, công việc áp lực, chưa nói đến một nhân viên kinh doanh mà ngay cả người bình thường cũng không thể nào mà tập trung vào việc hoàn thành, giải quyết tốt các công việc được giao. Khi nào cảm thấy áp lực, căng thẳng trong công việc, tốt nhất bạn nên gạt công việc qua một bên, tìm đến các thói quen, sở thích của mình như nghe nhạc, xem phim, vào Facebook… Để giải tỏa stress đến khi nào cảm thấy thoải mái thì quay lại tiếp tục xử lý công việc.
4. Đừng có tham mà ôm nhiều việc
Khi đã đủ áp lực công việc, đủ stress rồi thì đừng có tham mà nhận thêm việc. Team của bạn thiếu gì người làm được việc đâu mà bạn phải nhận. Phải biết học cách từ chối và bày tỏ rõ nguyện vọng với người quản lý của mình chứ đừng nề hà mà ôm rơm nặng bụng, việc này chưa xong việc kia đã tới, việc nối tiếp việc rồi áp lực chồng chất áp lực. Lúc đấy thì bạn biết trách ai bây giờ.
Top 6 Bí Quyết Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi
Bạn có muốn vượt qua nỗi sợ hãi của mình và cam đảm hơn không? Đây chính là một vài bí quyết:
1. Để vượt qua nỗi sợ hãi thì hãy tự nhắc nhở mình rằng nỗi sợ hãi có thể làm hại bạn
Sự sợ hãi được tạo ra khi bạn muốn giữ mình lại ở mức độ an toàn. Nhưng bạn có biết rằng sự sợ hãi nhiều khi lại gây nguy hiểm cho chúng ta. Giống như khi bạn đang thuyết trình, bạn sợ hãi khi không thấy ai chăm chú nghe phần thuyết trình của mình, bạn sẽ càng lúng túng và mất tập trung, quên hết những gì mà bạn đã chuẩn bị
Hãy tự nhắc nhở chính mình sự nguy hiểm khi bạn quá sợ hãi, cất nó qua một bên và bình tĩnh giải quyết vấn đề
2. Mở rộng mức độ thoải mái của bạn sẽ dễ dàng vượt qua nỗi sợ hãi
Nếu như một người phải làm điều mà trước giờ họ chưa từng làm, chưa từng trải qua thì họ luôn có cảm giác sợ. Khi bạn càng dính với những điều thân thuộc thì bạn càng sợ hãi khi gặp phải những điều mới lạ.
Đừng để bản thân mình quá thoải mái, hãy thử tìm ra những điều mới lạ để làm, “liều lĩnh như một kẻ ngu xuẩn”, bạn sẽ không bị bất ngờ và sợ hãi với những cái mới
3. Thu hút nhận thức của bạn với điều gì đó khác với nỗi sợ hãi đang hiện hữu trong bạn
Một cách hay để bạn dần thoát khỏi những nỗi sợ hãi đó là hãy để não bộ của bạn tập trung vào một điều đó như giải mã ô chữ, trả lời mail… nó sẽ rất có ích cho việc đẩy lùi nỗi sợ hãi đang ngự trị trong tâm trí bạn
4. Đặt tên cho sự sợ hãi sẽ vượt qua nỗi sợ hãi
Bạn sợ hãi điều gì? Bạn sợ nó thế nào? Hãy đặt tên cho sự sợ hãi của mình, điều đó sẽ có thể làm giảm bớt sức mạnh của nó. Với cái tên đó, bạn hãy nói cho những người thân, bạn bè xung quanh mình hoặc viết nó ra giấy, đó là cách hay để làm giảm nỗi sợ hãi, bên cạnh đó còn làm cho não bộ tỉnh táo hơn và tìm được cách giải quyết, đẩy lùi nỗi sợ hãi.
5. Điều chỉnh bản thân để vượt qua nỗi sợ hãi
Bạn hãy cố gắng ngồi lặng lẽ, loại bỏ những suy nghĩ trong đầu bằng cách tập trung vào một cái gì đó hay đơn giản là tập trung vào hơi thở của bạn, não sẽ được cung cấp đầy đủ oxy và giúp bạn bình tĩnh lại. Điều chỉnh bản thân, dừng lại trong giây lát và hít thở thật đều, nỗi sợ hãi của bạn sẽ dần được đẩy lùi.
6. Ôm chặt rồi đẩy nó đi
Có một cách để bạn có thể đẩy lùi nỗi sợ hãi đó là đối mặt, ôm chặt cái sự sợ hãi đó rồi đẩy nó qua một bên. Bạn sẽ cảm thấy mình tốn thời gian và vô dụng khi mà nỗi sợ hãi này cứ đeo bám mãi. Chấm dứt sự bực bội, lo sợ, hít thở thật sâu và tận hưởng mọi thứ, tự nhắc nhở bản thân mình rằng nỗi sợ hãi kia sẽ đánh gục ta thảm hại, bắt buộc ta phải đứng lên thôi!
kỹ năng vượt qua nỗi sợ hãi
để thành công, bạn phải vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình
cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng
thoát khỏi nỗi sợ hãi
cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là gì
cách vượt qua nỗi sợ chết
nghị luận về nỗi sợ hãi
vượt qua nỗi sợ hãi bệnh tật
Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Trong Công Việc
Biên phòng – Sợ hãi vốn dĩ luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta. Ngay cả khi đã trưởng thành và đi làm, ai cũng có thể cảm thấy sợ hãi khi phải đối diện với một môi trường mới, một công việc mới hay những đồng nghiệp mới. Né tránh không phải là cách tốt giúp bạn vượt qua nó. Thay vì vậy, bạn hãy tìm cách nhận biết và vượt qua nỗi sợ hãi để có thể đạt được những thành công trong công việc.
Vượt qua nỗi sợ deadline
Deadline luôn là điều ám ảnh với những người bận rộn. Nhiều người cảm thấy sợ hãi deadline tới mức lo lắng và luôn suy nghĩ về chúng mọi lúc mọi nơi. Thực tế, việc sợ deadline thường xảy ra khi bạn không biết cách sắp xếp thời gian và xử lý công việc một cách hợp lý, hoặc do tính cách “nước đến chân mới nhảy” của bạn. Đôi khi, việc quá mức lo lắng đó khiến bạn không tập trung hoàn thành công việc của mình, dẫn tới việc thường xuyên trễ deadline. Từ đó, bạn cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ, thậm chí cho rằng bản thân không đủ năng lực với vị trí hiện tại.
Sếp có thực sự đáng sợ như bạn nghĩ?
Không chỉ những người trẻ mới ra trường mới rơi vào trạng thái sợ sếp mà nhiều người đã đi làm lâu năm cũng có cùng nỗi sợ này. Nhiều người cho rằng, vì sếp quá nghiêm túc, quá khắt khe, đòi hỏi ở nhân viên quá cao hoặc đơn giản là sếp quá giỏi nên họ thấy sợ. Đôi khi, nỗi sợ cũng bắt nguồn từ chính suy nghĩ của bạn như: cảm thấy mình kém hiểu biết, không có nhiều kiến thức, không biết sử dụng các ứng dụng chuyên ngành, thiếu kỹ năng mềm…
Hãy học hỏi từ những lời phê bình
Tâm lý của chúng ta là thích nghe những lời khen, lời động viên hơn là những lời phê bình. Nhưng có những lời phê bình thật lòng sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn là lắng nghe những lời khen sáo rỗng.
Cách nhận biết nỗi sợ nghe những lời phê bình chính là bạn thường cảm thấy xấu hổ hoặc mất đi động lực khi bị cấp trên hoặc đồng nghiệp nói những lời khó nghe như vậy. Nhưng cần làm rõ ràng, việc họ dám nói ra những lời khó nghe trước mặt bạn đồng nghĩa với việc đó chính là những khuyết điểm của bạn và bạn nên tìm cách khắc phục chúng. Chỉ như vậy bạn mới có thể tiến bộ lên từng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thích khi bị phê bình trước tập thể, bạn hãy nói chuyện riêng với cấp trên về vấn đề này, đồng thời hỏi họ rằng bạn có thể làm gì để khắc phục những điều chưa tốt của bản thân. Một người có tinh thần cầu thị và dám đối mặt với những yếu điểm của mình không chỉ được cấp trên quý mến, mà sẽ là người gặt hái được nhiều thành công.
Càng hiểu biết nhiều, bạn càng ít lo sợ
Sự thật là, chẳng ai trong chúng ta cảm thấy dễ chịu khi bị nói rằng mình là người thiếu hiểu biết. Nhưng, không ai có thể trở nên giỏi giang và biết nhiều thứ hơn người khác nếu như không có sự học hỏi và trau dồi. Nếu bạn có kiến thức, có hiểu biết về ngành nghề đang theo đuổi, hoặc ít nhất là cập nhật những thông tin xã hội thường xuyên, bạn sẽ không cảm thấy tự ti trong tập thể. Ít nhất, hãy trang bị cho mình một vốn kiến thức và không ngừng mở rộng chúng. Bởi khi đã có kiến thức, kỹ năng, bạn sẽ cảm thấy phấn khích và hoàn toàn tìm được cách xử lý đối với những nhiệm vụ khó khăn hơn thay vì lo sợ. Ngược lại, nếu như mãi bó hẹp bản thân, bạn sẽ cảm thấy lo sợ khi gặp những công việc mới hoặc những lĩnh vực khác biệt.
Đừng nghĩ rằng sợ hãi là điều đáng xấu hổ, bởi chúng ta ai cũng sẽ có một nỗi sợ nào đó. Tuy nhiên, chỉ cần bạn dũng cảm đối diện vấn đề, dám thay đổi bản thân và vượt qua nỗi sợ hãi, bạn sẽ thấy rằng mình mạnh mẽ như thế nào và có thể làm nhiều điều vượt ngoài giới hạn của chính mình. Mọi việc đều có thể thay đổi khi chúng ta đổi thay.
Huyền Nguyễn
Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Mang Tên “Ngủ Gật” trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!