Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Tập Trung Được Vào Công Việc, Cách Để Tập Trung Làm Việc mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tập trung được vào công việc là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự hiệu quả trong công việc.
Nếu không tập trung được, bạn sẽ khó có thể hoàn thành được công việc.
Mặt khác, kể cả khi bạn hoàn thành được công việc, thì chất lượng cũng không đảm bảo.
Sự tập trung luôn cần thiết trong mọi hoạt động cuộc sống như
Học tập, nghiên cứu, làm việc hay tham ra các trò chơi.
Vậy thì làm sao có tạo ra được sự tập trung khi làm một việc gì đó.
Phẩm chất hàng đầu cần thiết cho sự thành công đó là sự kiên trì.
Và nó cũng là nhân tố giúp bạn có được sự tập trung.
Nếu không có sự kiên trì, bạn dễ chán nản, dễ buông bỏ, bạn không làm việc đến nơi đến chốn.
Do đó bạn cũng không thể tập trung được.
Đặc biệt khi bạn càng làm những việc khó, những việc phức tạp để nâng cao năng lực cá nhân.
Bạn càng cần có được sự tập trung cao độ.
Vậy thì những việc khó, những việc phức tạp không thể một sớm, một chiều có thể hoàn thành.
Nó cần thời gian cho sự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, và như vậy nó đòi hỏi một sự kiên trì rất cao.
2. Giảm bớt các tật xấu là kẻ thù của sự tập trung.
Đó là các thói quen như:
– Nói quá nhiều: Không chỉ riêng bạn bị mất quá nhiều thời gian cho việc nói, thể hiện.
Mà bạn còn làm cho người khác bị mất tập trung, phân tâm và có sự phiền hà.
– Thích hóng chuyện và buôn chuyện khi có cơ hội.
Bạn có thể đang chuẩn bị tư tưởng cho sự tập trung.
Nhưng đột nhiên xung quanh mọi người bàn tán một chuyện gì đó, và bạn lại lao vào.
Đột nhiên có vấn đề gì đó xuất hiện, bạn cũng bỏ việc đang làm để quay sang phân tích, phán xét, nhận định.
Vậy thì dù bạn có tư tưởng muốn tập trung, nhưng bạn lại không thực hiện được bởi chính tính cách của bạn.
3. Hãy rèn luyện tư duy tập trung vào một mục tiêu.
Có rất nhiều người đã đánh giá mình cao hơn so với nội lực hiện có.
Và họ đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu, dự định cần làm.
Điều đó làm cho họ không thể tập trung toàn bộ sức mạnh vào một mục tiêu.
Mà thời gian cũng như công sức của họ bị phân tán ra nhiều mục tiêu khác.
Để rồi, có những mục tiêu họ không có đủ thời gian và trí tuệ để hoàn thành.
Kết quả đạt được chỉ là một sự dang dở.
Mặt khác, mục tiêu hoàn thành được nhưng chất lượng không đảm bảo.
vì thời gian và công sức trí tuệ không thực sự nhiều.
Như vậy khi bạn đặt ra quá nhiều mục tiêu cho bản thân, không tự lượng sức mình.
Bạn vô tình không tập trung được cụ thể vào một mục tiêu nào cả.
Sự phân tán xuất hiện và kết quả, bạn làm được tất cả nhưng không mục tiêu nào được trọn vẹn và ưng ý.
4. Xác định rõ mục tiêu công việc mình làm là gì.
Thứ nhất bạn có thực sự đam mê cái mình đang làm hay không, có nhất quyết muốn theo đuổi chinh phục nó hay không.
Mục tiêu làm việc này phải hết sức thực tế, cần thiết.
Ví dụ bạn lên làm trưởng nhóm, cần phải học tiếng anh ngay để có thể trao đổi được với khách hàng.
Đọc sách để tìm ra những bài học ý nghĩa để tuần tới chia sẻ với nhóm vì đã lên lịch rồi
Nó khác với tư tưởng “Đọc sách để có thêm chút hiểu biết”.
5. Chọn một không gian yên tĩnh, môi trường làm việc phù hợp.
Nếu các nhân tố ở trên bạn đã đạt được, nhưng nếu bạn làm việc trong một môi trường không phù hợp.
Ví dụ một nơi làm việc quá ồn ào, nhiều người nói chuyện, bạn sẽ bị phân tâm.
Nơi làm việc quá đông đúc, tiếng đi lại, ăn uống, ra vào của mọi người cũng làm cho bạn bị ảnh hưởng.
Bạn làm việc ở nhà nhưng lại chọn làm việc vào thời điểm, cả nhà đang sinh hoạt gia đình như cơm nước, ăn uống, tắm giặt, dọn dẹp nhà cửa….
6. Chọn team làm việc với những con người phù hợp.
Đó là đồng nghiệp, là trưởng phòng, là lãnh đạo.
Những con người thực sự hợp nhau trong cách làm việc, và phù hợp với bạn.
Nếu không, chỉ cần một người đồng nghiệp khó tính, một trưởng phòng khó chịu.
Bạn sẽ bị tâm lý trong quá trình làm việc, và điều đó dẫn đến sự phân tâm, lo lắng trong công việc.
7. Hãy chọn thời điểm thích hợp để làm việc.
Ví dụ bạn dự định hôm nay sẽ nghiên cứu một vấn đề nào đó.
Vậy thì trước khi làm việc đó, bạn hãy giải quyết tất cả những việc ngoài ra khác.
Những việc mà bạn sẽ có thể làm ngay thời điểm đang tập trung vào công việc.
– Đọc tin tức: Báo mạng, facebook, tin nhắn.
– Hỏi thăm ai đó, nói chuyện với ai đó, hay gửi cái gì cho ai đó.
– Những việc vụn vặn trong nhà.
– Các trò giải trí như xem phim, đọc truyện, chơi game.
Sau khi bạn thực hiện xong hết các việc đó, bạn có thể sẽ tập trung hơn vào công việc.
Để tránh trường hợp xảy ra như:
Vừa làm việc được 5 phút, bạn là nhớ ra: “à quên chưa xem tin tức hôm nay”
Sau đó lại làm được 5 phút lại nhớ ra “à quên không biết tập phim hôm qua thế nào”
Được vài phút lại: “Ấy quên, chưa gửi mail cho đứa bạn”……
Đó chính là những vấn đề làm cho bạn rất mất tập trung.
8. Chọn cảm xúc tốt nhất để làm việc.
Bạn sẽ không thể tập trung làm việc với một tâm trạng không bình thường.
Ví dụ quá mệt mỏi, quá căng thẳng.
Đang lo lắng, đang suy tư, đang chờ đời một điều gì đó.
Có thể đang quá vui sướng, quá phấn khích về một việc gì đó vừa xảy ra.
Sự tập trung vào công việc chỉ có thể đạt được khi bạn ở trạng thái cảm xúc, và tinh thần ổn định nhất.
Do đó mọi cảm xúc quá khích xét cả hai phương diện là tiêu cực và tích cực.
Bạn đều phải giải quyết ổn thỏa, đưa trạng thái cảm xúc và tinh thần trở về mức bình ổn nhất.
Bạn mới có thể tập trung được vào công việc.
Làm Thế Nào Để Tập Trung Cao Độ Khi Làm Việc?
Bạn đang vào internet mục đích chỉ để kiếm tài liệu, tiện tay bạn mở Facebook, Youtube, các trang chế ảnh, đọc báo…Khiến bạn không thể nào tập trung được quá 30 phút .
Tất cả những nguyên nhân ấy dẫn đến kết quả bạn không thể tập trung vào công việc bạn cần phải làm, dẫn đến không hoàn thành được công việc, cứ như vậy theo thời gian bạn sẽ hình thành thói quen, nó ăn sâu vào tiềm thức, khiến cho các mục tiêu nhỏ chưa được chinh phục và dẫn tới thiếu động lực để đạt mục tiêu lớn.
Ai cũng đã nhiều lần trải qua sự tập trung cao độ, đó là những lúc deadline sát hạn chót, bài tập phải nộp, công việc phải hoàn thành, khiến cho bạn phải dồn hết sức, tập trung cao độ để hoàn thành, tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp, lại không được chuẩn bị kỹ lưỡng nên chất lượng thường không cao, lúc ấy nếu bạn có thể tập trung cao độ sớm hơn, thời gian nhiều hơn có thể hoàn thành được rất nhiều công việc và tất nhiên có sự chuẩn bị chu đáo, chất lượng sẽ tốt hơn. Vậy để cải thiện sự tập trung trong công việc thì việc đầu tiên cần phải làm của bạn đó là:
Thứ nhất : Chấm dứt phung phí thời gian dành cho INTERNET
Hãy mạnh dạn khóa những trang làm bạn tiêu tốn thời gian là một cách rất hiệu quả. Tìm ra những trang khiến bạn mất nhiều thời gian nhất như Facebook, youtube, instagram. Một khi không thể vào được các website thân thuộc này, bạn gần như sẽ tập trung ngay lập tức.
Thứ 2 : Tắt tất cả mọi thứ gây mất tập trung
TV, máy tính, radio…những thứ làm bạn sao nhãng sự tập trung, thì hãy tắt tất cả những thứ khi bạn đang làm việc, học tập. Riêng với điện thoại, bạn có thể để chuông và cất vào tủ, tránh xa bàn làm việc nhưng vẫn trong vòng bạn có thể nghe chuông được, phòng khi có những cuộc gọi gấp.
Rèn luyện não cho sự tập trung
Sự tập trung cũng giống như cơ bắp, nếu rèn luyện đúng đắn, sức mạnh và kích thước cũng sẽ tăng lên. Bạn có thể rèn luyện sự tập trung cho não bằng cách tăng dần thời gian tập trung của mình lên: 30 phút, 1 tiếng, 1.5 tiếng…Bạn hãy ghi chép lại sự tiến bộ của mình.
Thiền định là một phương pháp có thể giúp bạn tăng cường tập trung một cách rất đáng kể , khoa học đã chứng minh! Không những vậy, nó còn giúp bạn thư giãn, giảm stress, hạn chế được một số bệnh …chỉ với 20 – 30 phút thiền mỗi ngày chất lượng đời sống tinh thần của bạn sẽ được cải thiện. Mỗi khi bạn thấy mình mất tập trung hãy thiền 5 phút là đủ, cảm giác tập trung sẽ quay trở lại. Dành cho những bạn mới bắt đầu:
Tìm thời điểm và một nơi yên tĩnh
Ngồi ở tư thế thoải mái nhất. (không nhất thiết phải ngồi xếp bằng)
Nhắm mắt hít thở đều đặn, sâu và chậm hơn bình thường. (Bạn có thể đếm chậm rãi 1, 2…100 1,2…100…)
Tập trung vào tiếng đếm, quan sát hơi thở, thư giãn toàn thân.
Nếu tạp niệm tới hãy thầm nhủ ” Biết rồi, biết rồi đi đi… “
Không nên hẹn giờ mà để cơ thể tự biết khi nào cần dừng lại, không nóng vội.
Đọc sách nhiều hơn
Hãy chọn một cuốn sách hay, một cuốn sách làm bạn hứng thú đọc, bạn có thể tập trung đọc trong nhiều giờ. Nếu làm thường xuyên, sự tập trung này sẽ đi dần vào tiềm thức , giúp bạn dễ tập trung để làm việc hơn. Bạn hãy đọc những cuốn sách có ích, khi đó não bộ của bạn đang tập trung để tiếp thu kiến thức khác với đọc truyện tranh, đơn giản chỉ là giải trí , không những thế truyện tranh cũng là tác nhân khiến bạn tiêu tốn thời gian và mất tập trung vào công việc. Hay ít nhất bạn nên đọc những cuốn tiểu thuyết hay buộc bạn phải tưởng tượng. Hãy để truyện tranh cho những đứa trẻ , bạn đã lớn rồi mà!
Chỉ nên làm 1 việc tại 1 thời điểm
Để tập trung hơn bạn chỉ nên làm 1 việc tại 1 thời điểm, để việc nọ không xọ việc kia bạn cần quản lý thời gian và công việc theo thứ tự ưu tiên.
Sử dụng Modafinil – thuốc tăng cường sự tập trung
Khi công việc của bạn sắp đến thời gian phải hoàn thành thì mọi giây phút lúc này đều trở nên vô cùng quý giá. Nếu bạn không muốn rơi vào tình trạng vừa làm việc vừa làm việc riêng như vào facebook hay lướt web như trước đó nữa thì hãy sử dụng một viên modafinil bởi viên thuốc nhỏ bé này sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa thời gian cho công việc. Modafinil có khả năng tăng cường sự tập trung của trí não vào một công việc nhất định và khiến cho bạn không thể rời mắt khỏi công việc khi mà bạn chưa hoàn thành.
Bạn có thể dùng 200 mg modafinil khi muốn tập trung vào một công việc nào đấy. Sau khi dùng modafinil khoảng 1 giờ bạn sẽ cảm thấy như muốn bay ngay vào bàn làm việc, bạn sẽ không thấy mình thỉnh thoảng lại ” lướt facebook” hay lên mạng đọc tin tức nữa để tỉnh táo lại nữa mà chỉ dừng lại khi cảm thấy công việc đã hoàn thành.
Làm Sao Để Quản Lý Sự Tập Trung
Trước đó, mình cũng đã viết 1 bài về công cụ giúp tăng sự tập trung cho bạn :
Ngày hôm nay chúng ta sẽ nói về sự tập trung, nhưng trước hết tôi muốn hỏi bạn rằng đã bao giờ bạn rơi vào tình huống ở bên dưới chưa?
Ngày hôm ấy bạn rất quyết tâm sẽ hoàn thành công việc mà mình đề ra. Bạn ngồi vào bàn và hừng hực khí thế, bạn biết ngày hôm nay sẽ là ngày mình chinh phục tất cả những công việc còn tồn đọng. Bạn tập trung rất cao độ vào công việc hiện tại, nhưng rồi một tia suy nghĩ nảy lên trong đầu bạn: “Chết rồi, còn cái email này mình chưa gửi.” Bạn vội vàng mở email lên, và bạn lập tức thấy số email mình chưa đọc đang hiển thị trước mắt. Bạn tự nhủ: “Mình sẽ gửi nhanh cái email, sau đó tranh thủ kiểm tra hết một lượt các mail chưa đọc và sẽ quay lại công việc đang làm.”
Ba mươi phút sau…
Bạn vẫn chưa quay lại được công việc trước đó, thậm chí bây giờ có khi bạn còn đang không kiểm tra email mà có thể là đang lướt Facebook hay là đang ở một trang web nào đó, đọc tin tức gì đó mất rồi.
Đến cuối ngày, công việc của bạn vẫn còn dang dở và bạn tự an ủi mình: “Thôi tại hôm nay bị vướng mấy cái email, ngày mai chắc chắn sẽ hoàn thành công việc.”
Và tình huống này lập đi lập lại nhiều lần đến nỗi bạn tự kết luận rằng mình không có khả năng tập trung cao độ.
Nhưng có thật sự là như vậy hay không? Có thật sự là bạn không có khả năng tập trung cao độ không? Làm thế nào để tập trung hoàn thành công việc? Làm thế nào để không bị ảnh hưởng bởi các công việc khác?
Nếu bạn đọc hết bài viết này, tôi đảm bảo rằng bạn sẽ nắm trong tay những chiến lược rất hữu hiệu để nâng cao sự tập trung của mình. Sự tập trung một phần là do tính cách của mỗi người, nhưng phần nhiều là do sự rèn luyện mà ra.
Và tất cả mọi người đều CÓ THỂ rèn luyện để tập trung hơn bằng cách áp dụng 8 phương pháp đã được chứng minh là hiệu quả sau đây.
Tuy nhiên, trước khi đi vào phương pháp, tôi muốn chia sẻ với các bạn một sự thật sau:
Thế giới này đang chống lại bạn
Đây chẳng phải là một kiểu âm mưu hay lý thuyết gì ghê gớm, nó chỉ đơn giản là hầu hết những gì xung quanh bạn đang được thiết kế để giành lấy sự chú ý của bạn.
Dan Ariely, nhà tâm lý học nổi tiếng với quyển sách “Phi Lý Trí” cho biết:
Thế giới ngày nay đang không vì lợi ích lâu dài của bạn. Hãy thử tưởng tượng bạn bước xuống đường và mọi thể loại cửa hàng đều đang cố moi tiền của bạn; trong túi bạn là chiếc điện thoại thông minh và những ứng dụng đang muốn kiểm soát sự chú ý của bạn… Thế giới đang thật sự làm cho mọi thứ trở nên rất khó khăn.
Chính vì vậy, nếu bạn không rèn luyện sự tập trung và có những chiến lược hay hệ thống để bảo vệ sự tập trung của mình, bạn chắc chắn sẽ thất bại trong cuộc chiến chống lại thế giới này.
Nào, chúng ta cùng khám phá 6 phương pháp để nâng cao sự tập trung của bản thân.
1. Phương pháp Pomodoro
Tôi đã có nhắc đến phương pháp này ở phần 1 của chuỗi bài này. Nhưng hôm nay tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn lý do vì sao phương pháp này thường được nhắc đến khá nhiều trong các bài viết về hiệu suất hay quản lý thời gian.
Rất đơn giản, bởi vì nguyên lý hoạt động của nó trùng với nhịp điệu Ultradian của con người chúng ta. Về mặt căn bản, Pomodoro hoạt động như sau:
Bạn chọn một công việc muốn hoàn thành
Đặt báo thức 25 phút
Tập trung hết sức để hoàn thành việc đó trong 25 phút mà không bị gián đoạn
Hết 25 phút, nghỉ 5 phút
Tiếp tục vòng lặp như vậy cho đến khi hoàn thành công việc
Mỗi 4 Pomodoro (25 x 4 = 100 phút) thì bạn nghỉ dài khoảng 20-30 phút
Lý do mà Pomodoro hiệu quả trong việc giúp ta tập trung hơn vào công việc chính là do cách thức làm – nghỉ – làm của nó. Một nghiên cứu của Federal Aviation Administration cho thấy các quãng nghỉ ngắn xuyên suốt quá trình làm việc gia tăng đến 16% nhận thức và sự tập trung của chúng ta.
Nghiên cứu của Peretz Lavie về nhịp điệu Ultradian cũng trùng với những phát hiện trên, đó là: quãng thời gian làm việc hiệu quả kéo dài (90-100 phút), sau đó là một đợt nghỉ giải lao ngắn (15-30 phút) thì có sự đồng bộ với chu kỳ năng lượng tự nhiên của con người, và nhờ đó cho phép chúng ta duy trì một mức độ tập trung và mức độ năng lượng cao xuyên suốt cả ngày.
Bạn có thể nghiên cứu về Pomodoro tại website chính thức của nó ở đây.
Quản Lý Thời Gian tuyệt đối với TeamViz Pomodoro Timer
2. Chọn ba việc quan trọng nhất mỗi ngày
Phương pháp này rất đơn giản như sau: Mỗi ngày chọn ra ba việc quan trọng nhất mà bạn muốn hoàn thành trong ngày và tập trung vào việc hoàn thành ba việc này trước khi thực hiện những việc khác.
Nhưng làm thế nào để biết đâu là việc quan trọng nhất? Leo Babauta, tác giả trang web nổi tiếng Zen Habits chia sẻ như sau: trong tất cả những việc ở trước mặt bạn, việc nào nếu hoàn thành sẽ tạo nên ảnh hưởng lớn nhất với cuộc đời của bạn?
Phương pháp này mang lại sự tập trung đơn giản là vì nó khiến bạn phải dồn hết tâm trí của mình vào việc hoàn thành những điều quan trọng nhất trong ngày, trước khi chuyển sự tập trung của mình sang công việc khác. Nếu bạn kết hợp phương pháp này với phương pháp Pomodoro ở trên, chắc chắn bạn sẽ thấy một sự gia tăng lớn về mặt hiệu suất và mức độ tập trung của bản thân mình.
3. Danh sách “đổ rác não bộ”
Não bộ của chúng ta rất kỳ lạ, nó có khả năng nhảy từ luồng suy nghĩ này sang luồng suy nghĩ khác mà không biết mệt mỏi. Thậm chí khoa học còn gọi nó với một cái tên là “bộ não khỉ” để miêu tả khả năng nhảy cóc suy nghĩ của nó.
Và điều này thật nguy hiểm với sự tập trung của chúng ta. Giả sử bạn đang tập trung vào một công việc nào đó, rồi bỗng nhiên não bộ bất chợt nảy sinh một luồng suy nghĩ nào đó, và chỉ một vài phút sau thì bạn đã bị nó dẫn dắt đến một nơi mà bạn không mong muốn. Bạn bất chợt giật mình và quay lại với công việc của mình, nhưng phải mất một lúc lâu sau bạn mới có thể lấy lại được sự tập trung như ban đầu.
Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Hãy tạo một danh sách “đổ rác não bộ”.
Nghĩa là sao? Nghĩa là bất kể khi nào bạn nhận thấy rằng mình đang suy nghĩ về một điều gì đó bất chợt, hãy viết luồng suy nghĩ đó ra trên giấy (hoặc ghi chú trên ứng dụng điện thoại hay máy tính) và sau đó quay lại ngay với công việc của mình. Hoặc nếu như khi đang làm việc bất chợt có người nào đó nhờ bạn làm cái này cái kia, hãy viết vào danh sách này, và quay lại công việc của mình.
Khi bạn viết nó ra và lưu trữ ở một nơi nào đó, luồng suy nghĩ đó không mất đi, nhưng nó sẽ cho bạn quyền chủ động được lựa chọn thời điểm nào thì bạn sẽ quay lại với suy nghĩ này. Khi hoàn thành hết công việc của bạn rồi, bạn hoàn toàn có thể xem xét lại danh sách trên để quyết định các công việc tiếp theo mình nên thực hiện là gì.
4. Tập trung vào một việc, tại một thời điểm
Xã hội ngày nay có vẻ như rất coi trọng những người có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc và cho rằng họ là những người hùng trong công sở. Nhưng sự thật đó là làm nhiều việc cùng một lúc chỉ làm cho năng lực tập trung của bạn suy giảm mà thôi.
Một nghiên cứu của Gloria Mark, Đại học California, Irvine cho thấy mỗi khi chúng ta nhảy từ việc này sang việc khác, trung bình ta phải mất 25 phút để quay lại công việc trước đó. Bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn cứ liên tục làm nhiều việc cùng một lúc như vậy, thì một ngày bạn đã phí phạm mất bao nhiêu thời gian mà đáng lý ra đã có thể dùng để hoàn thành những việc quan trọng của mình.
Vậy nên hãy biến thói quen “tập trung vào một việc, tại một thời điểm” thành tiêu chí làm việc của bạn. Chắc chắn sự tập trung của bạn sẽ được nâng cao. Nếu kết hợp phương pháp này với phương pháp số 3 thì bạn sẽ gia tăng sự tập trung của mình lên rất nhiều lần.
5. Quản lý sự xao nhãng
Tắt điện thoại, hoặc để trong cặp, hoặc để chế độ do not disturb khi bạn đang làm một việc gì đó.
Kiểm tra email theo đợt. Nghĩa là bạn quy định số lần và thời gian mà bạn kiểm tra email trong ngày. Và bạn xử lý chúng theo từng đợt như vậy. Trong trường hợp của tôi là 3 đợt: 8h sáng, 11h30 trưa và 5h giờ chiều.
Inbox Zero. Mỗi ngày tôi đều cố gắng xử lý hộp mail của mình để nó luôn trở về 0. Điều này đảm bảo rằng tôi sẽ không phải suy nghĩ về email tồn đọng trong khi tôi đang xử lý các công việc khác.
Sử dụng công cụ BatchedInbox. Công cụ này sẽ quy định khoảng thời gian nào bạn sẽ nhận email. Nếu như email được gửi không nằm trong khoảng thời gian này, nó sẽ được tạm giữ lại và sẽ được chuyển đến bạn vào thời điểm bạn quy định. (Lưu ý: một vài đặc điểm công việc sẽ không nên sử dụng công cụ này, như sales hoặc dịch vụ khách hàng, vì vậy bạn hãy cân nhắc cẩn thận.)
Nói chung nguyên lý chính của phương pháp này là tìm mọi cách để ngăn không cho những thứ có tiềm năng làm bạn bị xao nhãng xảy ra.
6. Thiền định
Đây là phương pháp cuối cùng và khó luyện tập nhất, nhưng nó sẽ mang lại cho bạn lợi ích lâu dài nhất.
Lý do tại sao thiền lại giúp gia tăng sự tập trung? Vì căn bản của thiền đó là sự quan sát hơi thở và quan sát suy nghĩ của mình. Mình nhận thức được mình đang làm gì, đang nghĩ gì và có khả năng điều khiển hành động của mình. Để nói về thiền thì chỉ một bài viết là không đủ, và tôi cũng không phải là người đủ kiến thức để viết về nó, nên tôi chỉ giới thiệu ở đây như là một cách để bạn tham khảo (nếu muốn, bạn hãy google Thiền Kim Tự Tháp để tìm hiểu thêm)
Và đây cũng là bài viết kết lại chuỗi bài viết về hiệu suất bản thân của tôi. Hãy điểm lại những ý chính trong xuyên suốt chuỗi bài vừa qua của tôi:
Quản lý năng lượng, không phải quản lý thời gian
Ba thành tố của hiệu suất là: năng lượng, thời gian và sự tập trung
Có 4 loại năng lượng: thể chất, cảm xúc, tâm trí và tinh thần
Trước khi quản lý thời gian, hãy tự hỏi bạn dùng thời gian của mình vào việc gì
Thế giới này đang chống lại bạn, và để chiến thắng nó, bạn cần phải rèn luyện sự tập trung
Mong rằng các bạn đã có đủ kiến thức và phương pháp để nâng cao hiệu suất của bản thân mình.
Một số gợi ý cho những ai quan tâm và muốn học Thiền :
Ở Sài Gòn này, việc kiếm 1 trung tâm dạy Thiền Yoga không khó, nếu bạn có điều kiện thì cứ đóng tiền học, vừa tốt cho sức khỏe, vừa khiến đầu óc minh mẫn hơn.
Với những bạn khác đang là sinh viên hay những người đã đi làm nhưng không có điều kiện về tiền bạc lẫn thời gian thì cứ “vác xác vô chùa” và đề nghị nhà sư chỉ dạy Thiền là được rồi.
Mình là người Bình Định, mình có biết ở Phù Cát có một chỗ dạy Thiền theo thể loại Thiền Nhân Điện dùng chữa trị sức khỏe và tĩnh tâm, thông thoáng lại đầu óc. Đó là chỗ Suối Nước Nóng Hội Vân Phù Cát. Mình đã ở trên đó 1 tuần trong dịp lễ 30-4 vừa qua cùng với những người có nhiều bệnh nặng ví dụ Ung Thư Vú, Ung Thư Phổi giai đoạn di căng …Ngoài ra cũng có một số người làm IT như mình, bước đầu học sẽ xuất hiện vài triệu chứng khi bộ não “nhảy cóc thông tin” liên hồi, khiến bạn không làm chủ được bản thân. Sau khi qua khỏi trạng thái đó, bạn sẽ tĩnh tâm hơn và trở nên “nhẹ nhàng” hơn trong suy nghĩ.
6 Cách Giúp Thoát Khỏi Cơn Buồn Ngủ, Tập Trung Trí Não Khi Làm Việc
Cảm giác buồn ngủ khi làm việc có thể ảnh hưởng đến tốc độ, sự tập trung và khiến bạn không tập trung. Một số người thường buồn ngủ khi làm việc, đặc biệt nếu họ thức khuya vào đêm hôm trước. Buồn ngủ khi làm việc có thể khiến một người không tập trung, kém tập trung và kém hưng phấn.
Điều này thường xảy ra với những người mệt mỏi. Tiếc là chưa hết giờ làm, khối lượng công việc vẫn phải căng thẳng. Không có cơ hội để ngủ. Vì lý do này, một số công ty ở Việt Nam đã thực hiện chính sách cho phép những nhân viên mệt mỏi và buồn ngủ được ngủ trưa. Tạp chí Xã hội học cho rằng chính sách ngủ trưa cho nhân viên thực sự làm tăng năng suất và giảm thiểu tai nạn lao động.
1. Đảm bảo phòng làm việc trong điều kiện sáng sủa
Nếu bạn làm việc vào ban ngày, hãy để cửa sổ không gian làm việc mở để ánh sáng mặt trời chiếu vào. Trong khi đó, nếu bạn làm việc vào ban đêm, hãy bật đèn sáng để tỉnh táo. Ánh sáng mờ khiến mắt mệt mỏi và dễ buồn ngủ.
2. Uống đủ nước
Thiếu nước có thể khiến người bệnh khó tập trung. Do đó, hãy đảm bảo duy trì lượng nước nạp vào cơ thể. Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất nước là màu nước tiểu thay đổi. Nếu màu của nước tiểu không còn là màu trắng trong, bạn có thể cho rằng cơ thể cần bổ sung chất lỏng.
3. Uống cà phê có chứa caffein
Nếu cần, hãy uống cà phê có chứa caffein vào đầu ca làm việc. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ uống cà phê vào đầu giờ làm việc. Uống cà phê vào cuối ngày thực sự làm gián đoạn giấc ngủ, điều này thực sự có thể khiến bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau khi làm việc.
4. Làm những công việc nhẹ nhàng trước
Tập trung và tập trung vào khối lượng công việc nặng khi bắt đầu làm việc có thể khiến bạn dễ mệt mỏi. Kết quả là, các nhiệm vụ dễ dàng được thực hiện muộn. Do đó, nếu có thể, hãy làm những công việc dễ nhất trước rồi chuyển sang những công việc phức tạp hơn.
5. Ngủ đủ giấc vào ban đêm
Theo báo cáo của bộ y tế , thiếu ngủ có thể khiến nhân viên kém tập trung, giảm hiệu suất công việc. Không phải tự nhiên mà công nhân thiếu ngủ vào ban đêm dễ bị tai nạn lao động. Do đó, hãy đảm bảo ngủ đủ giấc để hiệu suất công việc ổn định suốt cả ngày và không buồn ngủ khi làm việc.
6. Nếu bạn vẫn gặp khó khăn, hãy chợp mắt một chút trước khi đi làm
Nếu bạn làm việc theo ca thì tốt hơn hết là nên chợp mắt một chút trước khi đi làm. Chợp mắt khoảng 20 đến 30 phút trước khi làm việc có thể giúp bạn tránh buồn ngủ trong suốt ca làm việc.
Cách vượt qua cơn buồn ngủ mà không cần Caffeine
Ngoài việc uống cà phê, có một số cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ ban đêm của bạn và tránh buồn ngủ vào ban ngày. Típ này dành cho những người không có thói quen uống cafe
1. Đặt giờ ăn phù hợp và lành mạnh.
Giờ ăn đều đặn cũng giúp điều chỉnh nhịp sinh học của chúng ta. Ăn một bữa sáng lành mạnh thay vì ăn một chiếc bánh rán hoặc cà phê vào buổi sáng. Ngoài ra, ăn trưa đúng giờ có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt năng lượng trong ngày làm trầm trọng thêm tình trạng buồn ngủ của bạn.
Di chuyển và vận động giúp máu lưu thông và não bộ hoạt động. Nếu bạn làm việc cả ngày trong văn phòng và ngồi trước màn hình máy tính, hãy thỉnh thoảng vươn vai hoặc di chuyển đi đâu đó. Hoạt động này có thể chống buồn ngủ và giảm bớt sự nhàm chán trong công việc.
Để không buồn ngủ, bạn có thể nghe nhạc. Âm nhạc có thể thư giãn cơ thể và cải thiện tâm trạng . Sử dụng eraphone để nghe nhạc trong khi làm việc để không làm phiền xung quanh. Hãy chọn những bản nhạc lạc quan hoặc lạc quan để nâng cao tinh thần và giúp mắt tỉnh táo.
4. Hít thở không khí trong lành
Ra ngoài trời một lúc có thể hữu ích. Đừng chỉ ở trong phòng làm việc cả ngày. Ra ngoài và hít thở không khí trong lành. Hoạt động này sẽ kích thích lưu thông máu tốt hơn, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn và thậm chí là khỏe mạnh hơn. Trong khi bạn làm, hãy đi dạo bên ngoài. Hít thở không khí trong lành trong khi căng cơ có thể gửi nhiều chất dinh dưỡng hơn đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
5. Giảm ăn thức ăn có đường
Hãy cẩn thận với đồ ăn nhẹ có lượng đường cao. Đường và carbohydrate đơn có thể giúp bạn tăng cường năng lượng, nhưng chúng cũng có thể làm giảm năng lượng nhanh chóng. Đường huyết giảm quá mạnh khiến cơ thể suy nhược khiến bạn thường xuyên ngáp và buồn ngủ. Cắt giảm thực phẩm có đường và chống lão hóa với đồ ăn nhẹ lý tưởng bao gồm bánh mì nguyên cám với pho mát ít béo và ngũ cốc nguyên hạt với sữa chua.
6. Nhai kẹo bạc hà
Nếu ra ngoài và hít thở không khí trong lành không chống lại cơn buồn ngủ, bạn có thể thử nhai kẹo. Bạn có thể nhai kẹo cao su, kẹo bạc hà , hoặc kẹo cứng để tránh buồn ngủ. Theo Science Daily , nhai kẹo cao su có thể giúp bạn tập trung lâu hơn. Vì vậy nhai kẹo cao su ngoài tác dụng tránh buồn ngủ còn giúp tăng khả năng tập trung. Hãy nhớ, tránh kẹo ngọt. Hãy tìm những loại có hương bạc hà thay vì đường
Buồn ngủ khi thực hiện các hoạt động trong ngày là điều mà hầu như ai cũng cảm thấy. Tình trạng buồn ngủ quá mức này chắc chắn cản trở công việc hàng ngày, cả ở cơ quan và ở nhà. Rối loạn buồn ngủ quá mức này về mặt y học được gọi là chứng mất ngủ.
Chứng rối loạn này ở dạng buồn ngủ lặp đi lặp lại khiến người ta muốn ngủ liên tục, ngay cả khi đang làm việc. Các vấn đề về buồn ngủ thường do giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn. Ngoài ra, Chúng tôi cũng mô tả các nguyên nhân gây buồn ngủ do yếu tố lối sống kém, tâm thần, bệnh lý và ảnh hưởng của thuốc. Thói quen ngủ kém thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.
Thiếu ngủ có thể cản trở công việc và tâm trạng không tốt. Nhưng thực ra không nên kìm nén cơn buồn ngủ vì đây là ‘hồi chuông báo động’ rằng cơ thể cần được nghỉ ngơi.
Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Tập Trung Được Vào Công Việc, Cách Để Tập Trung Làm Việc trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!