Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Tạo Môi Trường Nói Tiếng Anh ? mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Căn cứ vào một kết luận khoa học, kết quả của việc học tiếng Anh 80% phụ thuộc vào cảm xúc của người học, 20% còn lại là phương pháp. Do vậy, học tiếng Anh hiệu quả là phải làm sao có thể phát huy tối đa được nguồn cảm hứng của người học.
Theo thuyết trí thông minh, tiến sỹ giáo dục Howard Gardner cho rằng, một môi trường học lý tưởng là nơi mà người học được giao tiếp, được tương tác với bạn bè, với thầycô, được chơi, vận động, hát, … Việc được học trong những môi trường như vậy giúp người học nhớ được phần lớn những gì đã được học trong một năm sau đó.
Vậy làm sao để tạo ra một môi trường thích hợp để nói Tiếng Anh một cách hiệu quả ???
1. Cố gắng luyện nghe, nói, đọc tiếng Anh hàng ngày ở bất cứ nơi nào như ở nhà hoặc nơi làm việc.
Đưa tiếng Anh vào cuộc sống hàng ngày là giải pháp hữu hiệu. Điều này giúp bạn ghi nhớ bất kỳ điều gì về ngữ pháp, mẫu câu hay các loại từ và biến nơi mình ở thành một môi trường rèn luyện tiếng Anh lý tưởng.
Nếu bạn không ngại về tính thẩm mỹ, hãy dùng các mẫu giấy sticker dán lên trên tất cả đồ dùng sinh hoạt, học tập, làm việc của mình, dán vào những nơi bạn nghĩ rằng dễ bắt gặp nhất. Việc thấy nó hằng ngày không chủ đích vô tình khiến bạn sẽ nhớ lâu hơn đó.
2. Mỗi ngày luyện tập thường xuyên tiếng Anh cho mình qua các video Anh ngữ, các website, kênh Youtube tiếng Anh.
Đa số những nền tảng tiếng Anh online hiện nay đều có người nước ngoài hoặc người Việt có giọng đọc khá chuẩn. Bạn hoàn toàn có thể theo dõi một vài kênh có phương pháp phù hợp với mình để theo học bằng cách tự giao tiếp với bản thân và ghi âm lại. Sau đó, bạn hãy lắng nghe rôi tự sửa xem đã phát âm đúng và tự nhiên chưa. Việc chính bạn tự phát hiện ra lỗi sai của mình thì sẽ dễ dàng khắc phục và ghi nhớ lâu hơn.
3.Xem tin tức, nghe đài, xem TV những kênh nói tiếng Anh để học và nhớ cách pháp âm cá từ vựng.
4.Tiếp xúc với người nước ngoài bằng cách bắt chuyện với người ngoại quốc, tham gia CLB, Trung tâm tiếng Ngoại ngữ.
Không khó để tìm thấy những bài viết với tiêu đề như quán cà phê tiếng Anh hay câu lạc bộ học tiếng Anh miễn phí trên các trang mạng. Bạn thường sẽ chỉ chi trả tiền nước cho mỗi buổi học và không phải đóng thêm bất kì khoản chi phí nào khác. Bạn được rèn luyện tiếng Anh trong môi trường thân thiện, kết bạn và tham gia các hoạt động xã hội khác mà câu lạc bộ tổ chức với cái giá phải trả chỉ bằng sự cam kết và tinh thần học hỏi.
Việc học tiếng Anh có trở nên tiến bộ hay không là ở bản thân mỗi người. Việc tự tạo môi trường học tuy khó và không hiệu quả ngay ngày hôm sau cho bạn nhưng sẽ đem lại kết quả về lâu dài.
Tham gia vào Phát Âm Hay để cải thiện khả năng phát âm, tự tin khi giao tiếp-oOo-Kiểm tra phát âm miễn phí: phatamhay.comLịch khai giảng và học phí: chúng tôi học phát âm: chúng tôi học ngữ điệu: chúng tôi #hocphatammienphi #IPA #phatamchuanmy #tienganhmy #kiemtraphatammienphi #khacbietAnhAnhAnhMy #nguyentacphatam #tuvunganhmy
Làm Thế Nào Để Nói Tiếng Anh Giỏi?
LQPhong giới thiệu: Michael Loc Pham là người Việt miền Nam tự do, đi du học Hoa Kỳ hồi 1971 rồi ở lại làm việc luôn cho tới giờ (có kinh nghiệm gần 5 chục năm sống và làm việc, học, đọc, giảng dạy nơi chính Mỹ quốc….) Ông cũng chính là tác giả -với bút danh Phạm Văn Kỳ Thanh- của bài Một Thủa Yêu Đàn có đăng trên Weblog này hôm Aug. 16, 2015.
Tác giả Michael Loc Pham (là thế hệ đàn anh của tôi, lớn hơn tôi chừng 6, 7 tuổi), còn là một Guitarist kỳ cựu thời quốc gia miền Nam Việt Nam và là bạn của danh cầm Trần Văn Phú thời đó. Vốn sống cùng với tuổi đời, cộng tuổi nghề của ông là một kho tàng sống động và giàu có cho anh em chúng ta, những người kém may mắn hơn vì sinh sau nên phải đi sau ông một chặng đường dài, cho nên hôm nay nhân ông bỏ công viết các bài có tính học thuật và kinh nghiệm (về Anh ngữ cũng như Guitar), tôi copy và post lại ở Weblog này (với sự cho phép của ông) để lưu trữ, đồng thời làm tài liệu quý cho mọi người tham khảo, những tài liệu mà theo tôi, có giá trị thực tế độc đáo không hề có nơi bất kỳ một tập sách nào trên thị trường dù là nội địa hay ở ngoại quốc.
Tác giả Michael Loc Pham (ôm đàn guitar) với các học trò Business Law Class
Làm Thế Nào Để Nói Tiếng Anh Giỏi? by Michael Loc Pham
Trong thời gian được mời thỉnh giảng ở một số đại học trong nước, nơi đây tiếng Anh được dùng như ngôn ngữ chính để giảng dạy, có một số sinh viên hỏi tôi: “Làm thế nào để nói tiếng Anh giỏi?”. Câu hỏi này cũng đã được đặt ra cho chính tôi thời còn niên thiếu.
Tôi sẽ trả lời câu hỏi này bằng những trải nghiệm qua những năm đi học ở Việt Nam và hơn nửa đời người du học, làm việc và sinh sống ở Mỹ.
Câu hỏi trên có thể đặt ra cho tất cả các loại ngôn ngữ kể cả tiếng Việt. Và câu trả lời cũng giống nhau tựa trên những yếu tố: Phát Âm (pronunciation), Ngữ Vựng (vocabulary, terminology), Ngữ Điệu (intonation), Giọng nói (sonority) tài nói Lưu Loát, Hùng Biện (articulation, eloquence) và Sức Lôi Cuốn (charisma).
Bây giờ tôi bàn về tiếng Anh trước, trong dịp khác tôi sẽ bàn luận về đề tài nói tiếng Việt. Nhưng tôi tin ở tiền đề không giỏi tiếng Việt thì khó giỏi ngoại ngữ.
Tiếng Anh không có qui luật đánh vần (spelling rules) như tiếng Việt, nên phải học phát âm (pronunciation) từng chữ (word) một cho chuẩn. Mỗi chữ lại có lối nhấn (stress) ở những âm tiết (syllable) khác nhau. Nếu phát âm sai và nhấn nhầm âm tiết thì người nghe sẽ không hiểu. Nói như vậy vẫn còn quá tổng quát. Trên thế giới tiếng Anh lại phân ra nhiều vùng. Khởi nguyên là nước Anh rồi tiếng của họ lan truyền qua các thuộc địa Mỹ, Canada, Úc, Nam Phi, Ấn Độ…Cùng một chữ nhưng mỗi vùng lại phát âm khác nhau.
Thí dụ chữ “home” (nhà), người Anh phát âm ngả về “hơm mơ” còn người Mỹ đọc là “hôm mơ”. Như vậy không thể nói phát âm của vùng nào là chuẩn. Tiếng Anh khởi đầu từ quốc gia này, nhưng phát âm của họ chưa chắc đã là chuẩn đối với người học được giảng viên người Mỹ dậy. Ngoài ra tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ còn tuỳ theo sức mạnh về văn hoá và kinh tế. Người Nhật đã tạo ra rất nhiều tiếng Hán mới về khoa học truyền thông và chính ngưới Trung Quốc cũng phải học lại của họ. Hầu hết các từ ngữ về computer và internet đều là tiếng Anh-Mỹ (American English) và được dùng khắp thế giới. Cho nên các bạn trẻ định đi du học ở đâu thì nên học tiếng Anh với thầy ở vùng đó.
Ngoài ra khi phát âm một chữ Anh người ngoại quốc thường mắc lỗi là dùng những âm của ngôn ngữ quốc gia mình. Thí dụ chữ “it”, “bit” thường được người Việt phát âm là “ít” và “bít”. Trong khi nên phát âm là “iết”, “biết”. Trong tiếng Anh chỉ phát âm là “bít” trong trường hợp “beet” hay “beat”. Có nhiều chữ Anh phát âm không có âm tương đương bằng âm Việt. Thí dụ chữ “little”, chữ này vần cuối phát âm tổng hợp giữa ba chữ “tđl” đọc nhanh thì chỉ còn “liếtđl”. Thí dụ bảo người Anh hoặc Mỹ học tiếng Việt phát âm chữ “nguyễn ngọc ngân”, “nhọc nhằn”. ” khúc khuỷu”, của tiếng Việt thì họ cũng sẽ có vấn đề đấy. Vì tiếng Anh không có những âm này.
Khi tôi đi dạy Luật Thương Mại tới 90% các bạn trẻ có vấn đề khi phát âm chữ “registration” (đăng ký) vì âm “tr”. Cho nên các bạn cố gắng học cách xướng những âm tiếng Anh bằng chính những âm đặc thù của họ.
Khi đã xướng (pronounce) chuẩn về âm, bây giờ bạn còn phải nhấn (stress) cho đúng âm tiết (syllable) của từ (word) nữa. Bạn nhấn nhầm thì có thể người ta không hiểu hoặc hiểu sang chữ khác. Tí dụ chữ “desert” nghĩa là “rời bỏ” nhấn mạnh ở đơn vị “sert”. Nếu bạn nhấn mạnh ở đơn vị “de” thì họ hiểu là bạn muốn nói tới sa mạc. Như thế sẽ xảy ra sự hiểu lầm “đáng tiếc”.
Nói về học ngữ vựng tiếng Anh, thời niên thiếu tôi “một dại, một khờ, một ngu ngơ” mê tiếng Anh đến độ “tụng” tự điển như “niệm kinh Phật”. Vì thế cứ học trước quên sau, và học sau quên trước. May mắn nhớ được một số từ, nhưng không biết cách dùng hay dùng không đúng chỗ (appropriate), đâm ra khi nói câu văn tuy dài nhưng ý nghĩa rất vớ vẩn. Thầy giáo khó đoán là tôi nói gì và thầy cho là bí hiểm. Thật ra thầy cũng lười tra tự điển và còn cho tôi điểm cao.
Sau này, trình độ tiếng Anh khá hơn, tôi còn biết một chữ Anh có nhiều nghĩa, dùng không đúng chỗ, có khi mang ý nghĩa “nhảm nhí, tục tĩu” là đằng khác. Như vậy, tôi đề nghị bạn nên đọc thật nhiều văn bản chữ Anh, nhất là tiểu thuyết xem tác giả sử dụng từ đó như thế nào trong một câu và trong tình huống ra sao để tránh trường hợp tôi vừa nói.
Sau khi phát âm chuẩn, dùng từ chính xác, nói lên làm sao cho hay đây? Muốn nói cho hay thì phải sắp xếp ý tưởng cho mạch lạc, xướng lên một cách “du dương”. Nói cũng như hát. Thật vậy, giọng nói (sonority), ngữ điệu lên bổng xuống trầm (intonation) đầy cảm xúc sẽ lôi cuốn người nghe. Khi đã luyện phát âm chuẩn và nhấn đúng âm tiết, bạn cứ nói từ từ, và biểu lộ cảm xúc của câu nói, ngữ điệu sẽ tự nhiên xuất hiện. Thói quen chung của người học tiếng Anh vì “khớp” nên hay nói nhanh cho qua. Vì thế người ta hay “khen”: “gớm cô ấy nói tiếng Anh như gió”. Có ý là nói “lưu loát”. Nhưng tôi lại hiểu theo nghĩa ngược lại nói “như gió” sẽ mắc rất nhiều khuyết điểm và đáng chê hơn là khen. Thứ nhất Phát Âm sẽ không chuẩn, thứ hai Nhấn sai Âm Tiết và thứ ba Ngữ Điệu (intonation) “lạc lối”. Đơn giản nhất là chữ “world” phải phát âm hết tất cả các chữ “rld”, nếu phát âm nhanh mà chưa vững thì sẽ tắt ở chữ “wor” và rất dễ bị hiểu nhầm sang chữ “war” là chiến tranh. Nói theo các “liền anh, liền chị” Quan Họ là phát âm chưa được “tròn vành rõ chữ”. Mọi chữ trong một câu mà mắc vào lỗi đó thì toàn câu nghe rất là buồn cười vì lên bổng xuống trầm (Âm Điệu) không đúng cao độ sẽ là những câu nói ngô nghê dù là từ vựng dùng đúng.
Cách luyện tập nói muốn có kết quả bạn phải nghe giỏi trước cái đã. Muốn vậy, bạn nên xem thật nhiều những bộ phim tiếng Anh. Hãy chọn đề tài nào bạn thích, bạn sẽ thu nhập nhanh ở những lời đối thoại của diễn viên. Nếu không nghe kịp nên bật lên phần phụ đề cũng bằng tiếng Anh. Như thế vừa giải trí, mở mang kiến thức, học nghe và nói tiếng Anh cùng một lúc.
Những người ngoại nhập sau này vào nước Anh hoặc Mỹ dù có sinh sôi nảy nở bao nhiêu đời ở đó, họ nói tiếng Anh vẫn khác người bản địa. Thí dụ con cháu người di dân Việt Nam sinh ở bên Mỹ nếu không kết hôn với người da trắng thì con họ nói tiếng Anh vẫn khác người da trắng. Điều này có thể nhận ra người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ, gốc Á Châu, Phi Châu nói tiếng Anh cũng thế. Lý do, về nhân chủng và di truyền học sự cấu tạo cổ họng khác nhau nên sắc tiếng tạo ra giọng nói (sonority) khác nhau. Cũng như bạn nghe nốt La 3 ở đàn piano khác với đàn violon dù cùng cao độ. Nhưng đối với nhạc khí gọi là “timber”. Cũng không sao miễn nói đạt chuẩn mức của phát âm, âm tiết, âm điệu là được rồi. Có trường hợp một ca sĩ không phải người Anh hay Mỹ, hát tiếng Anh “hơi ngọng” nhưng quyến rũ cả thế giới, đó là ca sĩ Tây Ban Nha Juilio Iglesias. Cái “accent” hát tiếng Anh giọng Tây Ban Nha của ông nghe lại duyên dáng dễ thương nhất là đối với khán thính giả phụ nữ.
Sự duyên dáng của người nói lôi cuốn người nghe là do sự sáng tạo của câu nói hay nói bóng bảy hơn, người ấy có tài nói lưu loát (articulate) hùng biện (eloquent)) và có sức hút (charismatic). Thứ nhất, người ấy biết sắp xếp ý tưởng để chuyền đạt đến người nghe một cách nhanh nhất. Sau đó họ có giọng nói quyến rũ trời cho khiến người nghe có cảm tình ngay.
Tôi nhắc lại lần nữa nói cũng như hát, phải luyện tập từng chữ, hiểu ý nghĩa, phát âm “tròn vành rõ chữ”; lên bổng xuống trầm cho có tình cảm; câu nói có ý tưởng mới lạ; đôi khi sự hài hước dùng đúng lúc, đúng chỗ sẽ tạo thêm nét duyên dáng của lời nói.
Như thế tôi đã tạm trả lời câu hỏi của bạn chưa nhỉ?
Lời kết, tôi cũng phải nhấn mạnh tôi không phải là người nói tiếng Anh giỏi và hay vì đôi khi tiếng Anh của tôi nói vẫn còn phảng phất “mùi nước mắm pha chanh đường” dù đã sống ở Mỹ hơn nữa đời người. Vì thế, phải học suốt đời bạn à. Ông Bà ta đã dạy: “học ăn, học nói, học gói, học mở.”
Dr. Michael Loc Pham, Jurisprudence Doctor, Attorney at Law Visiting professor at Tan Tao University & Broward College, Summer 2015.
Nguồn: http://vietsheetmusic.blogspot.com/2015/08/lam-nao-e-noi-tieng-anh-gioi.html?spref=bl
Làm Sao Để Có Ngữ Điệu Thật Tự Nhiên Khi Nói Tiếng Anh?
Chúng ta thường gặp khó khăn trong giao tiếp vì ngay cả khi đã phát âm chuẩn, ngữ điệu mới chính là yếu tố phân biệt bạn nói tiếng Anh có tự nhiên hay không. Đa phần người học nói không ngữ điệu, giọng ngang ngang như dế bửa củi. Phần còn lại rất cố gắng để nói chuyện nghe có vần, có điệu, nhưng cứ mỗi lần lên giọng, xuống giọng thì cứ thấy gượng gượng thế nào?
Hãy nói tiếng Anh có vần điệu như khi hát
Trước tiên, để tạo ngữ điệu khi nói tiếng Anh, tốt nhất bạn phải đảm bảo rằng bạn phát âm đúng âm được nhấn mạnh trong một từ có hai âm tiết trở lên ( vd : international, warrranty, …). Tiếng Anh rất giàu âm sắc, nói tiếng Anh cũng như hát, có nhấn nhá, có nhả chữ, nối âm. Vì thế, muốn nói tiếng Anh chuyên nghiệp chúng ta cần phải tập luyện nhiều hơn nữa.
Danh từ và tính từ :
I don’t have money to study at an English center. (trong câu này money và English được nhấn mạnh, bạn đọc rõ và nhấn mạnh bằng cách bạn bỏ thêm dấu sắc vào từ đó )
2. Nhấn mạnh và có khoảng nghỉ khi gặp vào So, that, but, however,…
Các từ như so, that,… sẽ được nói rõ khi bạn muốn nhấn mạnh một điều gì đó.
Vd: I like driving car, but my mom don’t. (khi nói đến từ but, bạn nhấn mạnh và dừng lại một chút, người nghe sẽ hiểu là sau đó họ sẽ nghe thông tin trái với thông tin trước đó)
3. Nhấn mạnh khi gặp ý phủ định:
Trong tiếng Anh, ý phủ định luôn được nhấn mạnh khi nói chuyện.
Vd: câu bình thường : I have a car. ( từ được nhấn mạnh sẽ là I và car )
Câu phủ định : I don’t have any car . ( từ được nhấn sẽ là don’t và any )
Hãy thực hành làm chủ giọng nói khi học tiếng AnhTHỰC HÀNHBạn hãy thử đọc đoạn hội thoại sau theo cách nhấn mà Edu2Review đã hướng dẫn :
Can you please tell me something special about this city?
Oh, Im sorry, I just moved here 3 days ago, so I have nothing to show you.
Đó có thể là tình huống bạn sẽ gặp trong thực tế khi bạn nói chuyện cùng người nước ngoài. Nếu là khách du lịch, họ sẽ hỏi bạn những nơi họ có thể đến vui chơi, những quán ăn ngon tại TP HCM. Vì thế, việc chuẩn bị trước những câu trả lời là chưa bao giờ thừa.
Can you please/ tell me something special/ about this city?
Thật ra, khi bạn đã nhuần nhuyễn tiếng Anh rồi, mỗi người sẽ tự tạo ngữ điệu riêng cho bản thân. Không có ngữ điệu nào là sai, là đúng, chỉ có tự nhiên và không tự nhiên. Ban đầu mới học tiếng Anh, bạn chỉ cần bắt chước giáo viên hướng dẫn bạn, hoặc người bạn nước ngoài bạn quen. Dần dà, khi trình độ đã khá hơn, bạn hãy tự tạo riêng ngữ điệu cho mình, theo cách mà bạn muốn.
Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.
Tiffany Edu2Review – The No.1 Education Review Website
Làm Sao Để Nói Tốt Tiếng Nhật?
Share
Làm sao để nói tốt tiếng Nhật? Tiếp theo loạt bài chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Nhật. Hôm nay Ad xin được chia sẻ kinh nghiệm học nói tiếng Nhật. Làm sao để nói tốt tiếng Nhật? Nhiều bạn học ổn 3 kỹ năng trong bộ 4 kỹ năng (nghe nói đọc việt) nhưng chỉ có kỹ năng nói là nói không được. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu đối với các bạn ở Việt Nam thậm chí cả ở Nhật.
Vì kỹ năng nói cần 3 điều kiện: hiểu ngữ pháp,từ vựng và văn cảnh nói, sự chủ động của người học, môi trường giao tiếp. Thiếu 1 trong 3 điều kiện trên thì sẽ khó có thể nói tiếng Nhật giỏi được. Nhiều bạn sống bên Nhật, có điều kiện thứ 3- môi trường giao tiếp. Nhưng bản thân lại không chịu học ngữ pháp, không chịu chủ động giao tiếp thì cũng không thể nói giỏi được. Đây là sự lãng phí rất lớn. Các bạn ở Việt Nam thường bị hạn chế bởi môi trường giao tiếp nên cần phải chủ động nhiều hơn để có thể tìm ra các môi trường để có thể giao tiếp và thực hành tiếng Nhật.
Các điều kiện để có thể nói giỏi tiếng Nhật
Như đã nói ở trên, kỹ năng nói cần 3 điều kiện: hiểu ngữ pháp, từ vựng và văn cảnh nói, sự chủ động của người học, môi trường giao tiếp. Phần này chúng ta sẽ cùng vào tìm hiểu từng điều kiện và cách rèn luyện. Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?
1. Hiểu ngữ pháp, từ vựng và văn cảnh nói
Nói mà câu cú lủng cùng là chưa nắm được ngữ pháp. Nói đúng ngữ pháp mà dùng từ không chuẩn cũng không truyền đạt hết nghĩa được. Hiểu văn cảnh nói tức là biết lúc nào cần nói cái gì. Ví dụ như lúc giới thiệu bản thân thì chỉ cần nói tên, tới từ đâu là được rồi, không cần phải khai ra bao nhiêu tuổi, tình trạng hôn nhân, số đo 3 vòng…hehe.
Nói là kỹ năng thuộc hệ Out Put – đầu ra. Đầu vào là ngữ pháp, từ vựng và văn cảnh nói, tức là chúng ta phải có sẵn Input- đầu vào là những gì chúng ta học được, có thể là học từ ngữ pháp hoặc là học từ thực tế trong quá trình giao tiếp. Ví dụ như khi gặp một người mới, các bạn cần phải giới thiệu bản thân. Lúc này đầu óc bắt đầu hình dung lại ngữ pháp minna bài 1- nhớ lại xem anh Mira giới thiệu như thế nào để giới thiệu theo.
私は マインです。ベトナムから来ました。どうぞ よ ろしくお願いします。
Không nắm được ngữ pháp minna bài 1 thì chắc chắn sẽ khó mà tự nói giới thiệu bản thân mình được. Trừ khi các bạn học từ trong thực tế giao tiếp. Ví dụ như thấy 1 thằng nó giới thiệu bản thân nó hay quá. Ghi lại, lần sau gặp người khác thì học theo nó. Như vậy là tự học luôn trong quá trình nói. Gọi là Lâm trận học võ như Trương Vô Kỵ ngày xưa được Trương Tam Phong chỉ dạy cho Thái cực quyền và Thái cực kiếm để ngay sau đó đánh bại các cáo thủ do Mẫn Mẫn dẫn tới. Trường hợp này là những người sống lâu ở Nhật, chẳng học hành theo giáo trình gì cả mà vẫn nghe nói tốt vì học cứ nói và học nói hàng ngày trong quá trình giao tiếp. Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?
Nắm được văn cảnh tức là biết được trong các tình huống giao tiếp thì cần nói những gì. Ví dụ như đang học mà bị đau bụng mà muốn xin về nghỉ sớm thì cũng có mẫu hết cả. Chỉ cần đem mẫu ấy ra mà ráp là được. すみません、急に おなかが痛くなって はやく 帰ってもいいですか?Học cuốn Minna thì hiểu phần kaiwa và renshuC thì có thể nắm được khá nhiều các tình huống giao tiếp trong thực tế.
2. Sự chủ động của người học
Mỗi người có một cái miệng, chẳng ai có thể bắt bạn phải mở miệng ra được( trừ bác sĩ nha khoa và đối tượng khác giới, hehe). Phải tự mình mở miệng ra thôi. Kỹ năng nói rất cần sự chủ động và mạnh dạn của người học. Cho dù bạn có học kỹ lý thuyết tới mấy mà không chịu thực hành thì lý thuyết đó sẽ bị mai một đi. Ngược lại, chịu khó nói cũng là một lần ôn lại, rèn luyện và kiểm chứng những gì mà mình đã được học. Làm cho kiến thức học được thêm hoàn thiện và vững chắc hơn.
Một người muốn chuyển từ bị động sang chủ động thì cần thay đổi tư duy trước tiên. Tư duy mạnh mẽ thì mới thanh đổi được hành động. Tiếp theo là việc hình thành thói quen. Chủ động nói từ việc chịu khó tham gia phát biểu trong giờ học ở lớp. Tích cực hỏi thầy cô bằng tiếng Nhật. Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?
Nhiều bạn có tâm lỹ ngại ngùng và sợ sai. Nhưng nên nhớ rằng sai lầm càng nhiều các bạn sẽ càng giỏi. Và việc các bạn đang học thì các bạn sẽ bị sai là điều đương nhiên. Cứ sợ sai mà không nói thì sẽ không biết là mình sai để mà sửa. Nên nhiều lúc mở cái miệng ra mà nói cũng cần dung khí lớn lắm đó.
Ngoài giờ học thì cần chủ động tìm các môi trường giao tiếp khác. Như công việc làm thêm hoặc các buổi giao lưu hay các nhóm hội giao tiếp khác. Internet phát triển giúp con người gần nhau hơn. Hãy chủ động tìm các kênh học tập hiệu quả. Nhất là các trang trao đổi ngôn ngữ như lang8 hoặc hinative. Các trang mạng giúp kết nối người học trên toàn thế giới.
Có môi trường giao tiếp rồi thì hãy tích cực giao tiếp. Học ở trường hay môi trường làm, nếu tích cực và chịu khó giao tiếp thì sẽ nói tốt hơn. Có môi trường giao tiếp mà không chịu giao tiếp thì sẽ không nói được. Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?
3. Môi trường giao tiếp
Môi trường giao tiếp là điều kiện cuối cùng trong 3 điều kiện. Nếu không có môi trường giao tiếp thì sẽ khó có thể rèn luyện kỹ năng nói tiếng Nhật. Môi trường giao tiếp là nơi chúng ta thực hành những gì chúng ta đã được học, những input mà chúng ta tích lũy trong quá trình học.
Chúng ta cần chủ động tìm ra môi trường giao tiếp. Với những bạn đang sống và làm việc bên Nhật thì không cần phải tìm kiếm, việc lúc này là chỉ cần chủ động trong giao tiếp. Ví dụ như trong công việc cũng chủ động giao tiếp với đồng nghiệp. Đi mua đồ trong siêu thị thì có thể hỏi những nhân viên bán hàng, đi làm thêm cũng chủ động giao tiếp với các nhân viên khác.
Với các bạn ở Việt Nam thì việc tìm ra môi trường giao tiếp là rất quan trọng. Có thể tìm các câu lạc bộ, các buổi kaiwa để tham gia. Trong lớp thì chịu khó trao đổi với giáo viên và bạn học. Hoặc có thể tìm kiếm công việc làm thêm cần dùng tới tiếng Nhật. Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?
Một số lưu ý khi nói tiếng Nhật
Nên chú ý cách nói chuyện
Nên chú ý sao cho nói chuyện sao cho dễ thương và dễ nghe, để người khác còn có cảm tình, người ta còn muốn nói chuyện hoặc không tránh khi mình bắt chuyện. Chứ mà cứ khoe ăn thịt chó ngon lắm thì 99% người Nhật sẽ không muốn nói chuyện với bạn lần thứ 2.
Nhưng cùng đừng có duyên quá, có lần ad đi học chỉ có 1 cô và ad. Ad dùng vài chiêu thảo mai khen bả và hỏi về sở thích của bả, bả nói 1 tràng cho hết cả buổi. Không có thu hoạch được gì nhiều hôm đó.
Hãy tự tin khi nói
Nói mà không có tự tin là như cái đài vấp vậy. Mất tự tin não phản ứng chậm, không biết nói gì, đầu óc trống rỗng luôn. Nhât là những lúc quan trọng như phỏng vấn. Lời khuyên là những lúc như vậy hãy nói chậm lại, nói chậm và phát âm chuẩn sẽ giúp chúng ta lấy lại bình tĩnh và tự tin hơn.
Hãy luyện phát âm và luyện đọc mỗi ngày
Luyện phát âm mỗi ngày giúp chúng ta phát âm từ từ chuẩn và miệng cũng dẻo hơn. Luyện đọc mỗi ngày giúp chúng ta đọc 1 câu dài, có nhấn nhả và nhịp điệu hơn. Chứ không phải câu nào cũng nói như câu nào. Chịu khó quan sát và nghe người khác nói để học theo.
Kết luận
Kỹ năng nói tiếng Nhật là một kỹ năng khó rèn hơn kỹ năng nghe. Vì nó đòi hỏi chúng ta vừa phải biết vận dụng ngữ pháp, từ vựng đúng văn cảnh. Ngoài ra còn phải chủ động rèn luyện trong môi trường thì mới có thể giỏi được. Ngoài những điều kiện trên thì cần cả thêm một điều kiện nữa là kỹ năng nghe của các bạn cũng phải tốt. Vì nếu nghe không tốt thì sẽ không giao tiếp được. Chịu khó sửa phát âm, biết nhấn nhả câu chữ nữa thì kỹ năng nói mới hoàn hảo được.
Học tiếng Nhật có 4 kỹ năng: nghe nói đọc viết. Với các bạn có ý định đi du học, nếu không có nhiều thời gian học tiếng Nhật thì có thể tập trung vào 3 kỹ năng kia. Kỹ năng nói có thể rèn luyện sau khi sang Nhật. Vì sang Nhật sẽ có nhiều môi trường để giao tiếp hơn. Còn nếu luyện đều được 4 kỹ năng luôn cũng là quá tốt rồi. Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?
Ad là người tham lam, kể cả khi sang Nhật rồi vẫn tìm tới các lớp học miễn phí để có thể giao tiếp được nhiều hơn. Các bạn có thể tham khảo một số lớp học miễn phí tại Nhật trongg bài viết ở đây.
Xin hết bài tản mạn về làm sao để nói tốt tiếng Nhật. Xin hết và xin hẹn gặp lại các bạn trong các bài
Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Tạo Môi Trường Nói Tiếng Anh ? trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!