Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Quản Lý Sự Tập Trung mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trước đó, mình cũng đã viết 1 bài về công cụ giúp tăng sự tập trung cho bạn :
Ngày hôm nay chúng ta sẽ nói về sự tập trung, nhưng trước hết tôi muốn hỏi bạn rằng đã bao giờ bạn rơi vào tình huống ở bên dưới chưa?
Ngày hôm ấy bạn rất quyết tâm sẽ hoàn thành công việc mà mình đề ra. Bạn ngồi vào bàn và hừng hực khí thế, bạn biết ngày hôm nay sẽ là ngày mình chinh phục tất cả những công việc còn tồn đọng. Bạn tập trung rất cao độ vào công việc hiện tại, nhưng rồi một tia suy nghĩ nảy lên trong đầu bạn: “Chết rồi, còn cái email này mình chưa gửi.” Bạn vội vàng mở email lên, và bạn lập tức thấy số email mình chưa đọc đang hiển thị trước mắt. Bạn tự nhủ: “Mình sẽ gửi nhanh cái email, sau đó tranh thủ kiểm tra hết một lượt các mail chưa đọc và sẽ quay lại công việc đang làm.”
Ba mươi phút sau…
Bạn vẫn chưa quay lại được công việc trước đó, thậm chí bây giờ có khi bạn còn đang không kiểm tra email mà có thể là đang lướt Facebook hay là đang ở một trang web nào đó, đọc tin tức gì đó mất rồi.
Đến cuối ngày, công việc của bạn vẫn còn dang dở và bạn tự an ủi mình: “Thôi tại hôm nay bị vướng mấy cái email, ngày mai chắc chắn sẽ hoàn thành công việc.”
Và tình huống này lập đi lập lại nhiều lần đến nỗi bạn tự kết luận rằng mình không có khả năng tập trung cao độ.
Nhưng có thật sự là như vậy hay không? Có thật sự là bạn không có khả năng tập trung cao độ không? Làm thế nào để tập trung hoàn thành công việc? Làm thế nào để không bị ảnh hưởng bởi các công việc khác?
Nếu bạn đọc hết bài viết này, tôi đảm bảo rằng bạn sẽ nắm trong tay những chiến lược rất hữu hiệu để nâng cao sự tập trung của mình. Sự tập trung một phần là do tính cách của mỗi người, nhưng phần nhiều là do sự rèn luyện mà ra.
Và tất cả mọi người đều CÓ THỂ rèn luyện để tập trung hơn bằng cách áp dụng 8 phương pháp đã được chứng minh là hiệu quả sau đây.
Tuy nhiên, trước khi đi vào phương pháp, tôi muốn chia sẻ với các bạn một sự thật sau:
Thế giới này đang chống lại bạn
Đây chẳng phải là một kiểu âm mưu hay lý thuyết gì ghê gớm, nó chỉ đơn giản là hầu hết những gì xung quanh bạn đang được thiết kế để giành lấy sự chú ý của bạn.
Dan Ariely, nhà tâm lý học nổi tiếng với quyển sách “Phi Lý Trí” cho biết:
Thế giới ngày nay đang không vì lợi ích lâu dài của bạn. Hãy thử tưởng tượng bạn bước xuống đường và mọi thể loại cửa hàng đều đang cố moi tiền của bạn; trong túi bạn là chiếc điện thoại thông minh và những ứng dụng đang muốn kiểm soát sự chú ý của bạn… Thế giới đang thật sự làm cho mọi thứ trở nên rất khó khăn.
Chính vì vậy, nếu bạn không rèn luyện sự tập trung và có những chiến lược hay hệ thống để bảo vệ sự tập trung của mình, bạn chắc chắn sẽ thất bại trong cuộc chiến chống lại thế giới này.
Nào, chúng ta cùng khám phá 6 phương pháp để nâng cao sự tập trung của bản thân.
1. Phương pháp Pomodoro
Tôi đã có nhắc đến phương pháp này ở phần 1 của chuỗi bài này. Nhưng hôm nay tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn lý do vì sao phương pháp này thường được nhắc đến khá nhiều trong các bài viết về hiệu suất hay quản lý thời gian.
Rất đơn giản, bởi vì nguyên lý hoạt động của nó trùng với nhịp điệu Ultradian của con người chúng ta. Về mặt căn bản, Pomodoro hoạt động như sau:
Bạn chọn một công việc muốn hoàn thành
Đặt báo thức 25 phút
Tập trung hết sức để hoàn thành việc đó trong 25 phút mà không bị gián đoạn
Hết 25 phút, nghỉ 5 phút
Tiếp tục vòng lặp như vậy cho đến khi hoàn thành công việc
Mỗi 4 Pomodoro (25 x 4 = 100 phút) thì bạn nghỉ dài khoảng 20-30 phút
Lý do mà Pomodoro hiệu quả trong việc giúp ta tập trung hơn vào công việc chính là do cách thức làm – nghỉ – làm của nó. Một nghiên cứu của Federal Aviation Administration cho thấy các quãng nghỉ ngắn xuyên suốt quá trình làm việc gia tăng đến 16% nhận thức và sự tập trung của chúng ta.
Nghiên cứu của Peretz Lavie về nhịp điệu Ultradian cũng trùng với những phát hiện trên, đó là: quãng thời gian làm việc hiệu quả kéo dài (90-100 phút), sau đó là một đợt nghỉ giải lao ngắn (15-30 phút) thì có sự đồng bộ với chu kỳ năng lượng tự nhiên của con người, và nhờ đó cho phép chúng ta duy trì một mức độ tập trung và mức độ năng lượng cao xuyên suốt cả ngày.
Bạn có thể nghiên cứu về Pomodoro tại website chính thức của nó ở đây.
Quản Lý Thời Gian tuyệt đối với TeamViz Pomodoro Timer
2. Chọn ba việc quan trọng nhất mỗi ngày
Phương pháp này rất đơn giản như sau: Mỗi ngày chọn ra ba việc quan trọng nhất mà bạn muốn hoàn thành trong ngày và tập trung vào việc hoàn thành ba việc này trước khi thực hiện những việc khác.
Nhưng làm thế nào để biết đâu là việc quan trọng nhất? Leo Babauta, tác giả trang web nổi tiếng Zen Habits chia sẻ như sau: trong tất cả những việc ở trước mặt bạn, việc nào nếu hoàn thành sẽ tạo nên ảnh hưởng lớn nhất với cuộc đời của bạn?
Phương pháp này mang lại sự tập trung đơn giản là vì nó khiến bạn phải dồn hết tâm trí của mình vào việc hoàn thành những điều quan trọng nhất trong ngày, trước khi chuyển sự tập trung của mình sang công việc khác. Nếu bạn kết hợp phương pháp này với phương pháp Pomodoro ở trên, chắc chắn bạn sẽ thấy một sự gia tăng lớn về mặt hiệu suất và mức độ tập trung của bản thân mình.
3. Danh sách “đổ rác não bộ”
Não bộ của chúng ta rất kỳ lạ, nó có khả năng nhảy từ luồng suy nghĩ này sang luồng suy nghĩ khác mà không biết mệt mỏi. Thậm chí khoa học còn gọi nó với một cái tên là “bộ não khỉ” để miêu tả khả năng nhảy cóc suy nghĩ của nó.
Và điều này thật nguy hiểm với sự tập trung của chúng ta. Giả sử bạn đang tập trung vào một công việc nào đó, rồi bỗng nhiên não bộ bất chợt nảy sinh một luồng suy nghĩ nào đó, và chỉ một vài phút sau thì bạn đã bị nó dẫn dắt đến một nơi mà bạn không mong muốn. Bạn bất chợt giật mình và quay lại với công việc của mình, nhưng phải mất một lúc lâu sau bạn mới có thể lấy lại được sự tập trung như ban đầu.
Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Hãy tạo một danh sách “đổ rác não bộ”.
Nghĩa là sao? Nghĩa là bất kể khi nào bạn nhận thấy rằng mình đang suy nghĩ về một điều gì đó bất chợt, hãy viết luồng suy nghĩ đó ra trên giấy (hoặc ghi chú trên ứng dụng điện thoại hay máy tính) và sau đó quay lại ngay với công việc của mình. Hoặc nếu như khi đang làm việc bất chợt có người nào đó nhờ bạn làm cái này cái kia, hãy viết vào danh sách này, và quay lại công việc của mình.
Khi bạn viết nó ra và lưu trữ ở một nơi nào đó, luồng suy nghĩ đó không mất đi, nhưng nó sẽ cho bạn quyền chủ động được lựa chọn thời điểm nào thì bạn sẽ quay lại với suy nghĩ này. Khi hoàn thành hết công việc của bạn rồi, bạn hoàn toàn có thể xem xét lại danh sách trên để quyết định các công việc tiếp theo mình nên thực hiện là gì.
4. Tập trung vào một việc, tại một thời điểm
Xã hội ngày nay có vẻ như rất coi trọng những người có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc và cho rằng họ là những người hùng trong công sở. Nhưng sự thật đó là làm nhiều việc cùng một lúc chỉ làm cho năng lực tập trung của bạn suy giảm mà thôi.
Một nghiên cứu của Gloria Mark, Đại học California, Irvine cho thấy mỗi khi chúng ta nhảy từ việc này sang việc khác, trung bình ta phải mất 25 phút để quay lại công việc trước đó. Bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn cứ liên tục làm nhiều việc cùng một lúc như vậy, thì một ngày bạn đã phí phạm mất bao nhiêu thời gian mà đáng lý ra đã có thể dùng để hoàn thành những việc quan trọng của mình.
Vậy nên hãy biến thói quen “tập trung vào một việc, tại một thời điểm” thành tiêu chí làm việc của bạn. Chắc chắn sự tập trung của bạn sẽ được nâng cao. Nếu kết hợp phương pháp này với phương pháp số 3 thì bạn sẽ gia tăng sự tập trung của mình lên rất nhiều lần.
5. Quản lý sự xao nhãng
Tắt điện thoại, hoặc để trong cặp, hoặc để chế độ do not disturb khi bạn đang làm một việc gì đó.
Kiểm tra email theo đợt. Nghĩa là bạn quy định số lần và thời gian mà bạn kiểm tra email trong ngày. Và bạn xử lý chúng theo từng đợt như vậy. Trong trường hợp của tôi là 3 đợt: 8h sáng, 11h30 trưa và 5h giờ chiều.
Inbox Zero. Mỗi ngày tôi đều cố gắng xử lý hộp mail của mình để nó luôn trở về 0. Điều này đảm bảo rằng tôi sẽ không phải suy nghĩ về email tồn đọng trong khi tôi đang xử lý các công việc khác.
Sử dụng công cụ BatchedInbox. Công cụ này sẽ quy định khoảng thời gian nào bạn sẽ nhận email. Nếu như email được gửi không nằm trong khoảng thời gian này, nó sẽ được tạm giữ lại và sẽ được chuyển đến bạn vào thời điểm bạn quy định. (Lưu ý: một vài đặc điểm công việc sẽ không nên sử dụng công cụ này, như sales hoặc dịch vụ khách hàng, vì vậy bạn hãy cân nhắc cẩn thận.)
Nói chung nguyên lý chính của phương pháp này là tìm mọi cách để ngăn không cho những thứ có tiềm năng làm bạn bị xao nhãng xảy ra.
6. Thiền định
Đây là phương pháp cuối cùng và khó luyện tập nhất, nhưng nó sẽ mang lại cho bạn lợi ích lâu dài nhất.
Lý do tại sao thiền lại giúp gia tăng sự tập trung? Vì căn bản của thiền đó là sự quan sát hơi thở và quan sát suy nghĩ của mình. Mình nhận thức được mình đang làm gì, đang nghĩ gì và có khả năng điều khiển hành động của mình. Để nói về thiền thì chỉ một bài viết là không đủ, và tôi cũng không phải là người đủ kiến thức để viết về nó, nên tôi chỉ giới thiệu ở đây như là một cách để bạn tham khảo (nếu muốn, bạn hãy google Thiền Kim Tự Tháp để tìm hiểu thêm)
Và đây cũng là bài viết kết lại chuỗi bài viết về hiệu suất bản thân của tôi. Hãy điểm lại những ý chính trong xuyên suốt chuỗi bài vừa qua của tôi:
Quản lý năng lượng, không phải quản lý thời gian
Ba thành tố của hiệu suất là: năng lượng, thời gian và sự tập trung
Có 4 loại năng lượng: thể chất, cảm xúc, tâm trí và tinh thần
Trước khi quản lý thời gian, hãy tự hỏi bạn dùng thời gian của mình vào việc gì
Thế giới này đang chống lại bạn, và để chiến thắng nó, bạn cần phải rèn luyện sự tập trung
Mong rằng các bạn đã có đủ kiến thức và phương pháp để nâng cao hiệu suất của bản thân mình.
Một số gợi ý cho những ai quan tâm và muốn học Thiền :
Ở Sài Gòn này, việc kiếm 1 trung tâm dạy Thiền Yoga không khó, nếu bạn có điều kiện thì cứ đóng tiền học, vừa tốt cho sức khỏe, vừa khiến đầu óc minh mẫn hơn.
Với những bạn khác đang là sinh viên hay những người đã đi làm nhưng không có điều kiện về tiền bạc lẫn thời gian thì cứ “vác xác vô chùa” và đề nghị nhà sư chỉ dạy Thiền là được rồi.
Mình là người Bình Định, mình có biết ở Phù Cát có một chỗ dạy Thiền theo thể loại Thiền Nhân Điện dùng chữa trị sức khỏe và tĩnh tâm, thông thoáng lại đầu óc. Đó là chỗ Suối Nước Nóng Hội Vân Phù Cát. Mình đã ở trên đó 1 tuần trong dịp lễ 30-4 vừa qua cùng với những người có nhiều bệnh nặng ví dụ Ung Thư Vú, Ung Thư Phổi giai đoạn di căng …Ngoài ra cũng có một số người làm IT như mình, bước đầu học sẽ xuất hiện vài triệu chứng khi bộ não “nhảy cóc thông tin” liên hồi, khiến bạn không làm chủ được bản thân. Sau khi qua khỏi trạng thái đó, bạn sẽ tĩnh tâm hơn và trở nên “nhẹ nhàng” hơn trong suy nghĩ.
Làm Sao Để Rèn Luyện Sự Tập Trung?
Bạn có biết trong 1 phút có:
– 4.166.667 bài viết được like trên Facebook.
– 1.736.111 bức ảnh trên Instagram được thả tim.
– 347.222 dòng Tweet được cập nhật.
– 284.722 tin nhắn được gửi đi từ Snapchat.
Nhưng đó là số liệu của 3 năm về trước, khi mà trên toàn thế giới mới chỉ có 3,2 tỷ người dùng Internet.
Thế giới ngày nay không còn thiếu kiến thức. Lượng thông tin tràn vào xã hội cũng vượt xa mức mong muốn của cả những người ham học hỏi và ưa khám phá nhất. Điều đang thiếu trong kỷ nguyên internet chính là sự chú ý. Nói cách khác, chúng ta đang sống trong nền kinh tế dựa trên sự chú ý.
Theo nhà khoa học thần kinh Amishi Jha chuyên về cơ chế sự chú ý của não khẳng định việc Morgan Freeman – nam diễn viên hàng đầu Hollywood – phát biểu rằng “Con người chỉ sử dụng 10% khả năng của não” là hoàn toàn sai. Sự thật là, con người sử dụng 100% khả năng của não. Bộ não là một cơ quan hiệu suất cao, cơ quan đòi hỏi năng lượng được sử dụng tối đa, và mặc dù ở trạng thái công suất đầy đủ nó vẫn phải chịu một vấn đề: quá tải thông tin. Có quá nhiều vấn đề trong môi trường để bộ não phải xử lý. Vì vậy, để giải quyết vấn đề quá tải, sự tiến hóa đã đưa ra một giải pháp, đó là hệ thống chú ý của não.
Để có thể không bị chi phối bởi hàng trăm, hàng ngàn thông tin trên mạng xã hội mỗi ngày – những thông tin được tạo ra nhằm lôi kéo sự chú ý của bạn – bạn cần rèn luyện một kỹ năng quan trọng: Sự tập trung.
Tập trung là yếu tố sinh ra thành công dài hạn. Tập trung dẫn đến những mối quan hệ sâu sắc và có ý nghĩa hơn. Tập trung quyết định bạn cải thiện điều gì đó như thế nào. Tuy nhiên kỷ nguyên công nghiệp hiện đại đang liên tục đẩy ta rời khỏi sự tập trung.
Đây là những thử thách mới mà thế hệ trẻ ngày nay phải đối mặt. Ông bà chúng ta đã phải học cách làm chủ thời cuộc và năng lượng để khai thác nguồn lợi từ nền kinh tế lao động. Cha mẹ chúng ta đã phải làm chủ trí óc và khả năng giải quyết vấn đề để khai thác nguồn lợi từ nền kinh tế tri thức. Chúng ta cũng phải học cách làm chủ khả năng tập trung và tự nhận thức để có thể khai thác nguồn lợi từ nền kinh tế của sự chú ý.
Vậy làm sao để tập trung?
Theo nhà khoa học thần kinh Amishi Jha, chúng ta nên tập luyện Mindfulness (chánh niệm).
Mindfulness là gì? Tại sao cũng chúng ta lại cần nó?
Chánh niệm cũng có thể hiểu là chấp nhận. Nghĩa là chúng ta chú tâm đến sự suy nghĩ, để có thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan, không để xen vào ý niệm phê phán hoặc niềm tin mù quáng.
Chánh niệm là mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý biết sự vật, tức chúng ta như những khoa học gia, nhìn sự vật như nó là, mà không phê phán khen chê, mê đắm hoặc giận hờn thù hận (see things as they are).
Ngược lại, nếu không chánh niệm, có nghĩa là tâm ta suy nghĩ lung tung, chạy lăng xăng, ưa cái này, ghét cái nọ, ham muốn cái kia. Tâm lúc đó có thể ví như những làn sóng biển trong cơn bão tố, liên tục lên cao rồi hụp xuống, không có giây phút ngừng nghỉ.
Triệu chứng của việc thiếu “Mindfulness”:
– Bạn có xu hướng suy nghĩ, hành động theo phản xạ và thói quen
– Bạn để quá khứ quyết định con người, hành vi của bạn hiện tại
– Bạn để mình lỗi thời và mãi khư khư sống với quá khứ
– Bạn cảm thấy mù mờ với hiện tại, dễ mất tập trung.
Và bạn có “Mindfulness” là khi:
– Bạn sống với hiện tại.
– Bạn vẫn có thể để những nguyên tắc trong quá khứ dẫn dắt, tuy nhiên vẫn nhanh chóng nắm bắt những thông tin đang diễn ra xung quanh trong thời điểm hiện tại.
– Bạn không để mình bị lạc lõng với mọi thứ xung quanh.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng “Mindfulness” có một tác động tích cực đến cuộc sống cá nhân cũng như công việc của con người.
Mindfulness tốt cho tinh thần: làm tăng cảm xúc, suy nghĩ tích cực và giảm những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Nó giúp con người bớt căng thẳng và chống trầm cảm.
Mindfulness giúp bạn tăng khả năng tập trung, giúp chúng ta sống trong từng giây phút trong hiện tại.
Làm sao để vun trồng chánh niệm?
Tập trung chú ý, bám sát vào hơi thở, đặc biệt là lúc mình có những cảm xúc căng thẳng.
Cần chú ý những gì mà bạn đang ý thức trong khoảnh khắc hiện tại như thấy, nghe, ngửi…, chúng thường lẻn vào tâm trí mà không qua sự nhận biết có ý thức của bạn.
Nhà khoa học Jon Kabat-Zinn định nghĩa: “Chánh niệm thực ra không phải là chỉ ngồi thế hoa sen giống như một bức tượng treo trong một viện bảo tàng. Chánh niệm là một cuộc sống tiếp diễn từng giây phút, từng giây phút”.
* Tác giả là CEO Vicgo và sáng lập UEH Connected
Làm Sao Để Tập Trung Được Vào Công Việc, Cách Để Tập Trung Làm Việc
Tập trung được vào công việc là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự hiệu quả trong công việc.
Nếu không tập trung được, bạn sẽ khó có thể hoàn thành được công việc.
Mặt khác, kể cả khi bạn hoàn thành được công việc, thì chất lượng cũng không đảm bảo.
Sự tập trung luôn cần thiết trong mọi hoạt động cuộc sống như
Học tập, nghiên cứu, làm việc hay tham ra các trò chơi.
Vậy thì làm sao có tạo ra được sự tập trung khi làm một việc gì đó.
Phẩm chất hàng đầu cần thiết cho sự thành công đó là sự kiên trì.
Và nó cũng là nhân tố giúp bạn có được sự tập trung.
Nếu không có sự kiên trì, bạn dễ chán nản, dễ buông bỏ, bạn không làm việc đến nơi đến chốn.
Do đó bạn cũng không thể tập trung được.
Đặc biệt khi bạn càng làm những việc khó, những việc phức tạp để nâng cao năng lực cá nhân.
Bạn càng cần có được sự tập trung cao độ.
Vậy thì những việc khó, những việc phức tạp không thể một sớm, một chiều có thể hoàn thành.
Nó cần thời gian cho sự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, và như vậy nó đòi hỏi một sự kiên trì rất cao.
2. Giảm bớt các tật xấu là kẻ thù của sự tập trung.
Đó là các thói quen như:
– Nói quá nhiều: Không chỉ riêng bạn bị mất quá nhiều thời gian cho việc nói, thể hiện.
Mà bạn còn làm cho người khác bị mất tập trung, phân tâm và có sự phiền hà.
– Thích hóng chuyện và buôn chuyện khi có cơ hội.
Bạn có thể đang chuẩn bị tư tưởng cho sự tập trung.
Nhưng đột nhiên xung quanh mọi người bàn tán một chuyện gì đó, và bạn lại lao vào.
Đột nhiên có vấn đề gì đó xuất hiện, bạn cũng bỏ việc đang làm để quay sang phân tích, phán xét, nhận định.
Vậy thì dù bạn có tư tưởng muốn tập trung, nhưng bạn lại không thực hiện được bởi chính tính cách của bạn.
3. Hãy rèn luyện tư duy tập trung vào một mục tiêu.
Có rất nhiều người đã đánh giá mình cao hơn so với nội lực hiện có.
Và họ đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu, dự định cần làm.
Điều đó làm cho họ không thể tập trung toàn bộ sức mạnh vào một mục tiêu.
Mà thời gian cũng như công sức của họ bị phân tán ra nhiều mục tiêu khác.
Để rồi, có những mục tiêu họ không có đủ thời gian và trí tuệ để hoàn thành.
Kết quả đạt được chỉ là một sự dang dở.
Mặt khác, mục tiêu hoàn thành được nhưng chất lượng không đảm bảo.
vì thời gian và công sức trí tuệ không thực sự nhiều.
Như vậy khi bạn đặt ra quá nhiều mục tiêu cho bản thân, không tự lượng sức mình.
Bạn vô tình không tập trung được cụ thể vào một mục tiêu nào cả.
Sự phân tán xuất hiện và kết quả, bạn làm được tất cả nhưng không mục tiêu nào được trọn vẹn và ưng ý.
4. Xác định rõ mục tiêu công việc mình làm là gì.
Thứ nhất bạn có thực sự đam mê cái mình đang làm hay không, có nhất quyết muốn theo đuổi chinh phục nó hay không.
Mục tiêu làm việc này phải hết sức thực tế, cần thiết.
Ví dụ bạn lên làm trưởng nhóm, cần phải học tiếng anh ngay để có thể trao đổi được với khách hàng.
Đọc sách để tìm ra những bài học ý nghĩa để tuần tới chia sẻ với nhóm vì đã lên lịch rồi
Nó khác với tư tưởng “Đọc sách để có thêm chút hiểu biết”.
5. Chọn một không gian yên tĩnh, môi trường làm việc phù hợp.
Nếu các nhân tố ở trên bạn đã đạt được, nhưng nếu bạn làm việc trong một môi trường không phù hợp.
Ví dụ một nơi làm việc quá ồn ào, nhiều người nói chuyện, bạn sẽ bị phân tâm.
Nơi làm việc quá đông đúc, tiếng đi lại, ăn uống, ra vào của mọi người cũng làm cho bạn bị ảnh hưởng.
Bạn làm việc ở nhà nhưng lại chọn làm việc vào thời điểm, cả nhà đang sinh hoạt gia đình như cơm nước, ăn uống, tắm giặt, dọn dẹp nhà cửa….
6. Chọn team làm việc với những con người phù hợp.
Đó là đồng nghiệp, là trưởng phòng, là lãnh đạo.
Những con người thực sự hợp nhau trong cách làm việc, và phù hợp với bạn.
Nếu không, chỉ cần một người đồng nghiệp khó tính, một trưởng phòng khó chịu.
Bạn sẽ bị tâm lý trong quá trình làm việc, và điều đó dẫn đến sự phân tâm, lo lắng trong công việc.
7. Hãy chọn thời điểm thích hợp để làm việc.
Ví dụ bạn dự định hôm nay sẽ nghiên cứu một vấn đề nào đó.
Vậy thì trước khi làm việc đó, bạn hãy giải quyết tất cả những việc ngoài ra khác.
Những việc mà bạn sẽ có thể làm ngay thời điểm đang tập trung vào công việc.
– Đọc tin tức: Báo mạng, facebook, tin nhắn.
– Hỏi thăm ai đó, nói chuyện với ai đó, hay gửi cái gì cho ai đó.
– Những việc vụn vặn trong nhà.
– Các trò giải trí như xem phim, đọc truyện, chơi game.
Sau khi bạn thực hiện xong hết các việc đó, bạn có thể sẽ tập trung hơn vào công việc.
Để tránh trường hợp xảy ra như:
Vừa làm việc được 5 phút, bạn là nhớ ra: “à quên chưa xem tin tức hôm nay”
Sau đó lại làm được 5 phút lại nhớ ra “à quên không biết tập phim hôm qua thế nào”
Được vài phút lại: “Ấy quên, chưa gửi mail cho đứa bạn”……
Đó chính là những vấn đề làm cho bạn rất mất tập trung.
8. Chọn cảm xúc tốt nhất để làm việc.
Bạn sẽ không thể tập trung làm việc với một tâm trạng không bình thường.
Ví dụ quá mệt mỏi, quá căng thẳng.
Đang lo lắng, đang suy tư, đang chờ đời một điều gì đó.
Có thể đang quá vui sướng, quá phấn khích về một việc gì đó vừa xảy ra.
Sự tập trung vào công việc chỉ có thể đạt được khi bạn ở trạng thái cảm xúc, và tinh thần ổn định nhất.
Do đó mọi cảm xúc quá khích xét cả hai phương diện là tiêu cực và tích cực.
Bạn đều phải giải quyết ổn thỏa, đưa trạng thái cảm xúc và tinh thần trở về mức bình ổn nhất.
Bạn mới có thể tập trung được vào công việc.
Làm Sao Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ 3 Tuổi? Fastrack Tots Giúp Được
Tính tập trung rất quan trọng trong học tập và công việc, vậy chúng ta có thể rèn luyện sự tập trung cho trẻ 3 tuổi hay không?. Người biết tập trung luôn thu lại được nhiều kiến thức và thành quả lao động hơn những người hay bị phân tán. Chính vì vậy mà việc rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ là việc làm cần thiết.
Tuy trẻ 3 tuổi có “hàng tấn” năng lượng vận động và rất khó để trẻ tập trung vào một vấn đề gì đó lâu, nhưng theo nghiên cứu của Kathleen Kannass, Phó giáo sư Tâm lý học phát triển của Đại học Loyola, Chicago, trẻ từ 2,5 tuổi đã có thể tập trung vào một món đồ yêu thích khoảng bốn phút, và thời gian này tăng lên khoảng ba lần đối với trẻ 4 tuổi. Vì thế chúng ta hoàn toàn có thể phát triển độ tập trung cho trẻ từ sớm, bắt đầu một quá trình dài hơi cho trẻ để tạo một tiền đề khi trẻ lớn hơn. Vậy đối với trẻ từ 3 tuổi, khi mà thế giới đối với trẻ quá thú vị và không thể khiến trẻ chỉ ngồi yên với một hoạt động, thì cha mẹ sẽ làm gì để rèn luyện khả năng tập trung cho con mình?
1. Hạn chế sự phân tâm của trẻ
Cha mẹ nên biết, người trưởng thành có sự kiểm soát sự ồn ào tốt hơn trẻ nhỏ. Có thể bạn sẽ không để ý thấy tiếng chó sủa ở nhà hàng xóm hoặc tiếng xe đi qua nhà, nhưng đó lại là điều khiến trẻ rất chú ý và ngay lập tức có phản ứng. Mặc dù sau nay con cũng sẽ biết cách điều chỉnh những “phiền nhiễu” đó nhưng tốt hơn hết cha mẹ hãy cố gắng giảm thiểu chúng từ bây giờ bằng cách để đổ chơi của trẻ vào một vị trí nhất định, ko để la liệt khắp nơi, có thể để trẻ lựa chọn nơi để đồ trẻ muốn; tắt hết TV hay cái gì có thể phát ra tiếng động trong lúc trẻ đang thực hành bài học của cha mẹ.
2. Tham gia cùng con khi ba mẹ muốn rèn luyện sự tập trung cho trẻ 3 tuổi
Thay vì xem xét con có thể tập trung vào một hoạt động bao lâu thì hãy nhìn xem mức độ hứng thú của con với hoạt động đó như thế nào. Nếu con cố gắng xếp được một hình thù nào nó từ bộ xếp hình, hãy khuyến khích con làm lại lần nữa. Khi con có thể cố gắng giải được một câu đố, hãy tiếp tục đặt ra các câu đố tiếp theo bởi việc giải đố là một thách thức không nhỏ đối với trẻ 3 tuổi. Việc phải suy nghĩ để trả lời câu đố và cảm giác buồn khi giải đố sai cũng kích thích trẻ tập trung suy nghĩ một cách dần dần. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn với các hoạt động nào đó của con để khuyến khích con tập trung vào hoạt động đó càng lâu càng tốt.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho con tham gia vào chương trình FasTrack Tots – Phát triển tư duy và kỹ năng cho trẻ 3 – 4 tuổi, một chương trình bản quyền Hoa Kỳ với phương pháp giáo dục tiên tiến và hiện đại hàng đầu. Trẻ sẽ được tìm tòi, khám phá trong môi trường an toàn, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài giúp trẻ có được khả năng tập trung cao hơn, giáo cụ sinh động nhiều màu sắc kích thích trẻ hào hứng với bài học. Ngoài ra trẻ còn được làm các sản phẩm thực hành bài học để nâng cao tính sáng tạo cũng như sự tập trung khi trẻ cổ gắng tạo ra được một sản phầm hoàn chỉnh.
Lượt đọc: 7.314
Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Quản Lý Sự Tập Trung trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!