Xem Nhiều 3/2023 #️ {Hướng Dẫn} Cách Chăm Sóc Em Bé Bị Sốt Tại Nhà Đúng Cách # Top 5 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 3/2023 # {Hướng Dẫn} Cách Chăm Sóc Em Bé Bị Sốt Tại Nhà Đúng Cách # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về {Hướng Dẫn} Cách Chăm Sóc Em Bé Bị Sốt Tại Nhà Đúng Cách mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những ngày hè khi các bệnh nhiễm khuẩn gia tăng nhanh chóng, hiện tượng sốt rất thường gặp ở bé em. Tuy nhiên, nếu không được hạ sốt đúng cách và nhanh chóng cho bé sẽ dẫn tới co giật và những biến chứng khó lường. Vì vậy, việc đầu tiên thực hiện khi chăm sóc em bé bị sốt chính là xác định bé bị sốt, nguyên nhân bé bị sốt và chăm sóc né bị sốt.

1, Xác định và cách nhận biết bé bị sốt

Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở bé em đặc biệt là bé nhỏ. Bình thường nhiệt độ của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5 độ C – 37,5 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể bé vượt quá 37,5 độ C (đo ở vùng nách) mới được gọi là sốt. Nhưng bé chỉ được dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt tăng lên 38,5 độ C – 39 độ C.

Cha mẹ có thể nhận ra bé đang bị sốt bằng cách:

Sờ ở bụng hoặc nách của bé thấy nóng

Nhìn thấy môi và má bé đỏ hơn bình thường

Mắt bé không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, bé có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi.

Chính xác nhất, cha mẹ nên đo thân nhiệt của bé để xác định được tình trạng sốt hiện tại của bé, dựa vào phân loại sốt ở bé thường dùng như sau:

Khi nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38,5 độ C là sốt nhẹ.

Khi nhiệt độ từ 38,5 độ C – 390 độ C là sốt vừa.

Khi nhiệt độ từ 39 độ C – 40 độ C là sốt cao.

Hơn 40 độ C là sốt rất cao.

2, Các nguyên nhân gây sốt

Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở bé, trong đó sốt do nhiễm trùng hoặc do một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở bé em phụ huynh cần đặc biệt chú ý để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho con. Nguyên nhân gây sốt ở bé thường được ghi nhận như sau:

Sốt do nhiễm vi trùng thường gặp nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm amiđan, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản.

Một số tác nhân gây nhiễm trùng khác: có thể làm bé bị sốt như nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm lao.

Nguyên nhân không do nhiễm khuẩn thường gặp trong những tình huống như tăng nhiệt độ do bé được ủ ấm quá kỹ.

Tiêm chủng cũng làm bé bị sốt, nhất là bé sơ sinh và bé nhỏ thường bị sốt sau khi được tiêm chủng những loại vaccine trong năm đầu đời.

Bé mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, cha mẹ không nên quá lo lắng.

Một số bé có thể bị sốt do thuốc, bệnh lý rối loạn miễn dịch, bệnh lý ác tính…

Mẹ nên đọc:

3, Chăm sóc đúng cách bé bị sốt tại nhà

Khi xác định bé bị sốt, cha mẹ cởi bớt chăn mền, quần áo, chỉ nên cho bé mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp bé giảm sốt. Một số phụ huynh mắc sai lầm khi thấy con mình vừa sốt vừa run, sợ con bị lạnh nên quấn nhiều quần áo, đắp nhiều chăn mền làm bé càng sốt cao và có thể làm bé bị co giật mà dân gian gọi là “làm kinh”.

Cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé bị sốt trên 38,5 độ C – 39 độ C, thuốc được chọn lựa là Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô… vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiệu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho bé uống đúng liều theo chỉ định là 10mg – 15 mg/kg/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu bé còn sốt, thường dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ.

Cha mẹ cần chú ý bé em trong nhóm tuổi từ 6 tháng – 36 tháng tuổi khi sốt quá cao có thể bị co giật, phụ huynh cần hạ sốt tích cực cho bé bằng cách “lau mát” cho bé bằng nước ấm.

Cởi hết quần áo của bé, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người bé. Nước ấm sẽ bốc hơi, khiến giãn mạch máu làm bé mát. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của bé hạ xuống mức bình thường (37 độ C). Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.

Nếu bé khóc và phản đối việc đắp khăn ấm, cha mẹ có thể đặt bé ngồi vào thau nước ấm cho bé cảm thấy thoải mái, rồi dùng khăn lau vùng bẹn, vùng nách và khắp người trẻ.

Nếu em né bị sốt trên 38,5 độ C kéo dài, không có dấu hiệu bớt nóng sau những biện pháp trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện với những bé sốt đi kèm co giật, cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi.

Khi bé sốt, nhiều người sợ bé lạnh nên ra sức ủ ấm cho bé bằng cách mặc áo dài tay, đắp chăn, không cho ra gió, đóng kín phòng… Thật ra, điều này càng làm cơ thể bé nóng bức, khó chịu hơn.- Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Bị Ốm Tại Nhà Đúng Cách

Nếu bạn quan tâm đến nội dung khác:

Tại sao nên chăm sóc chó bị ốm tại nhà?

Chó thường phục hồi nhanh hơn khi được ở trong môi trường quen thuộc như nhà của chúng. Ở nhà, chủ nuôi có thể chú ý hơn đến nhu cầu của con chó đang bị ốm. Bạn cũng có thể giúp chó vệ sinh cơ thể tỉ mỉ hơn để giúp chó có một tâm trạng thư giãn hơn và bớt mệt mỏi vì bị ốm.

Khi bạn mang chó từ bệnh viện về nhà, điều đầu tiên cần làm là tìm trong nhà một nơi yên tĩnh, an toàn, sạch sẽ và ấm áp để chú chó bị ốm của bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái. Chủ nuôi cần chú ý một điều, khu vực này nên được giữ sạch sẽ và thay đổi chăn hoặc khăn lót ổ thường xuyên. Hãy đảm bảo vị trí này có không gian thoáng mát, đủ ánh sáng mặt trời và thuận tiện cho chó đi vệ sinh bất kỳ lúc nào.

Chó ốm dễ rơi vào tình trạng chán ăn

Thông thường, khi một con chó không khỏe (đặc biệt với những triệu chứng như nôn mửa hoặc sốt cao), nó sẽ chọn cách nhịn ăn trong một hoặc hai ngày. Nếu chó của bạn thật sự không muốn ăn gì trong vài ngày, đừng nên ép chúng ăn. Đây có thể xem như một cách cơ thể chó loại bỏ các chất độc hại và chất thải. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng bên cạnh chỗ nằm của chó luôn có một bát nước sạch đầy để cung cấp đủ nước, tránh tình trạng cơ thể chó bị mất nước.

Cần phải làm gì?

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chú chó bị ốm của bạn vẫn không ăn sau vài ngày nhịn ăn và nó đang dần trở nên ốm yếu và bị sụt cân? Trong trường hợp như vậy, bạn cần dụ chó ăn bằng cách cho nó ăn những loại thức ăn ngon, có mùi thơm hấp dẫn, đặc biệt là những món ăn khoái khẩu thường ngày của chúng.

Chú ý là chế độ ăn này cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng (protein, chất béo, chất xơ, tinh bột) hơn ngày thường để bồi bổ lại cho chó vfa giúp cơ thể chó cũng sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Người nuôi có thể làm bữa ăn hấp dẫn hơn bằng cách cho thêm một số loại thảo mộc vào thực phẩm khi chế biến món ăn dành cho chó. Các loại thảo mộc như bạc hà, thì là, gừng, rau linh lăng không chỉ giúp kích thích sự thèm ăn ở chó, mà còn tăng thêm mùi vị cho món ăn. Nhưng tuyệt đối không được cho hành, tỏi, hẹ vào trong thức ăn của chó. Vì hành, tỏi, hẹ sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa của chó và nghiêm trọng hơn dẫn đến tổn thương hồng cầu.

Bạn cũng có thể thêm một vài muỗng canh nước dùng xương (nước ninh xương) để tăng cường thêm dinh dưỡng có trong xương cho chó bị ốm. Nước ninh xương không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn, giúp chó ăn ngon miệng mà còn có thể làm mềm thức ăn khô, thức ăn dạng hạt để chó dễ tiêu hóa hơn.

Một cách khác để dỗ chó ăn là hâm nóng lại thức ăn. Điều này đặc biệt phù hợp cho các loại thực phẩm đóng hộp. Chó thích ăn thức ăn có mùi mạnh, bằng cách làm ấm lại, thức ăn sẽ trở nên thơm hơn và kích thích vị giác của chó nhiều hơn, tạo cảm giác thèm ăn cho chó.

Cho chó uống thuốc đúng cách

1. Thuốc dạng lỏng

Sử dụng một tay để kéo khóe môi dưới của chó ra để tạo một “túi” nhỏ.

Sử dụng tay kia để nghiêng đầu chó trở lại và đổ chất lỏng vào nó bằng tay kia.

Sau khi uống thuốc, giữ miệng chú chó ngậm chặt và xoa nhẹ cổ họng hoặc mũi để chó nuốt hết thuốc xuống.

2. Thuốc viên/viên nang

Sử dụng một tay, nắm xung quanh hàm trên và đưa ngón tay cái và những ngón tay còn lại vào khoảng trống ngay sau răng nanh.

Sử dụng tay kia, giữ viên thuốc/viên nang bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ của bạn, sử dụng các ngón tay còn lại để ấn xuống răng cửa dưới.

Nhanh chóng cho thuốc vào họng và xoa nhẹ giống như cách trên để viên thuốc nhanh chóng trôi xuống thực quản.

Nếu thú cưng của bạn thực sự không thích uống thuốc, người nuôi có thể nghiền nhỏ thuốc ra rồi trộn lẫn vào thức ăn cho chó. Nhét viên thuốc vào bánh cookie, hoa quả,…. là những cách nhanh gọn nhất.

4. Theo dõi tình trạng của chó thường xuyên

Một cách nữa để việc chăm sóc chó bị ốm tại nhà hiệu quả hơn là ghi chép lại tình trạng sức khỏe của chó. Điều này có thể rất hữu ích trong việc theo dõi tiến trình phục hồi của thú cưng. Các ghi chú này cũng có thể là thông tin giá trị cho bác sĩ thú y khi bạn đưa chó đi kiểm tra sức khỏe lần tiếp theo.

Bản ghi chú hàng ngày nên bao gồm những thông tin sau:

✓ Nhiệt độ cơ thể chó.

✓ Nhịp tim/mạch đập của chó.

✓ Lượng thức ăn và nước uống.

✓ Tần suất đi tiểu và đại tiện.

(Lưu ý ghi chép tất cả sự bất thường nào trong nước tiểu hoặc phân)

✓ Thời gian và số lượng thuốc đã uống.

✓ Bất kỳ thay đổi nào (dù nhỏ) trong điều kiện thể chất và tinh thần của chó.

Tìm hiểu thêm kiến thức chăm sóc chó cưng

Triệu Chứng, Cách Chăm Sóc Trẻ Em Bị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà Và Cách Phòng Bệnh

Triệu chứng, cách chăm sóc trẻ em bị sốt xuất huyết tại nhà và cách phòng bệnh

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nên các bậc cha mẹ phải có cách chăm sóc trẻ tốt nhất giúp trẻ vượt qua giai đoạn bị bệnh nguy hiểm. Làm sao để nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết, cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà,….

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

 

Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết

Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2 – 7 ngày, kèm theo những biểu hiện sau đỏ bừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu.

Trong một số trường hợp, trẻ có thể kèm theo đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Trẻ nhũ nhi có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại vi rút khác.

Tiếp sau đó, bệnh nhi có thể biểu hiện xuất huyết như: xuất hiện chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi căng da) thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo. Những triệu chứng xuất huyết này ít xảy ra vào những ngày đầu. Gan có thể to sau một vài ngày. Khi xét nghiệm công thức máu vào thời gian này, kết quả cho thấy giảm bạch cầu, đó là dấu hiệu cảnh báo khả năng sốt xuất huyết Dengue.

Từ ngày thứ 3 – 7 của bệnh, trẻ bắt đầu hạ sốt khoảng 37,5 – 38 độ C hoặc thấp hơn, một số bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to, hoặc một số trường hợp diễn tiến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp hoặc không đo được. Tất cả những trường hợp trên cần phải được nhập viện ngay và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu để tình trạng sốc kéo dài, bệnh nhi có thể tổn thương nhiều cơ quan, có thể dẫn đến tử vong.

Có những bệnh nhi vào thời điểm ngày 6,7 của bệnh, hết sốt và bệnh hồi phục, ăn uống tốt, đặc biệt xuất hiện mẫn đỏ ngứa ở tay chân, làm phụ huynh lo lắng đưa trẻ đến bệnh viện nhưng được các bác sĩ giải thích đây là đang phục hồi.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà như sau

Những trường hợp trẻ sốt xuất huyết được bác sĩ khám và cho điều trị ngoại trú hay tại nhà, quý phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ.

Khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Cho trẻ ăn những thứ ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: nước điện giải Oresol, nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây, nước cam, nước chanh.

Cung cấp thêm vitamin các nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

Tái khám cho trẻ

Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:

Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống

Đau bụng, nôn nhiếu, nôn khan

Quấy khóc, bứt rứt, trăn trở khó chịu hoặc li bì

Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen

Cần tránh

Không tự ý cho trẻ uống thuốc.

Không cạo gió, vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.

Không cho trẻ uống những loại  nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.

Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng)

Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

– Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Cao Trong Mùa Lạnh

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt cao trong mùa lạnh

Cha mẹ cần nắm được cách chăm sóc khi trẻ bị sốt cao trong mùa lạnh để có thể xử lý ngay tại nhà, giúp bé hạ sốt nhanh và không tái phát như sau:

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát:

Khi trẻ bị sốt cao trong mùa lạnh, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi. 

Cha mẹ không nên cởi bỏ quần áo của trẻ hoặc cho trẻ mặc quần áo quá dày. Vì khi trẻ bị sốt cao vào mùa lạnh mà cởi bỏ quần áo của trẻ có thể khiến trẻ bị lạnh. Hoặc khi trẻ mặc quần áo quá dày, cơ thể trẻ sẽ khó thoát nhiệt sẽ khó hạ sốt hơn và đổ nhiều mồ hôi hơn. Khi trẻ bị sốt cao, việc ra nhiều mồ hôi có thể khiến mồ hôi thấm ngược lại cơ thể trẻ gây ra viêm phổi.

Chườm ấm để hạ sốt cho trẻ:

Chườm ấm là một trong những cách hiệu quả để giúp trẻ bị sốt cao hạ sốt nhanh chóng. Mẹ cần chuẩn bị một chậu nước ấm và 5 chiếc khăn mềm. Sau đó mẹ nhúng khăn vào chậu nước ấm và vắt khăn cho ráo nước, 2 khăn đặt ở hai hõm nách, 2 khăn ở bẹn còn 1 khăn lau xung quanh người. Cứ 2-3 phút lại thay khăn 1 lần. Theo dõi nhiệt độ nước, khi nào nước không còn ấm thì cho thêm nước nóng. Mẹ lau cho trẻ khoảng 10- 15 phút.

Sau đó lau khô người mặc lại quần áo mỏng cho bé. Cách 15 phút một lần, bạn cần kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được cho trẻ bị sốt cao uống nước đá hoặc tắm nước lạnh.

Cho trẻ bị sốt cao uống thuốc hạ sốt đúng cách:

Khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C mới cần dùng thuốc hạ sốt. Thuốc thường dùng cho trẻ bị sốt cao là paracetamol dạng gói, siro hay đặt hậu môn. Liều ở trẻ em là 10mg đến tối đa là 15mg/kg cho mỗi lần uống. Sau 30 phút dùng thuốc kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ còn sốt thì cho uống thuốc hạ sốt cách nhau ít nhất 4-6 giờ và không quá 60mg/kg/24h.

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc uống nhiều nước:

Khi sốt trẻ sẽ bị mất nước qua đường mồ hôi và hơi thở nên trẻ cần phải được bổ sung nhiều nước hơn. Đối với trường hợp trẻ lớn thì cần cho trẻ uống nhiều nước hơn, còn đối với trẻ sơ sinh thì nên tích cực cho trẻ bú mẹ để bổ sung nước cho cơ thể.

Cho trẻ bị sốt cao ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày và dễ tiêu:

Khi bị sốt, trẻ sẽ kém ăn, đôi khi kèm theo ho nên dễ nôn trớ. Các mẹ nên cho trẻ ăn những món lỏng và dễ tiêu như cháo loãng và nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

Tắm nước ấm đúng cách:

Mẹ nên tắm cho bé trong phòng kín gió, pha nước tắm thấp hơn 3 độ so với thân nhiệt của trẻ, tắm nhanh trong vòng 5 phút sau đó lau khô người và mặc cho bé quần áo thoáng, thấm mồ hôi. Hoặc có thể lau vùng nách, bẹn và lưng cho bé là đủ. Tắm nước ấm giúp bé thư giãn, ngủ ngon hơn và sớm bình phục.

Ngoài những lưu ý trên cha mẹ và người chắm sóc bé cũng cần:

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ

Cho trẻ ở trong phòng tránh những nơi gió lùa, nhiệt độ trong phòng cần ấm áp.

Mẹ cần đưa trẻ bị sốt cao đi khám ngay khi:

Trẻ < 2 tháng tuổi bị sốt

Trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày.

Trẻ sốt cao liên tục mà dùng thuốc hạ sốt không đỡ.

Trẻ mọi độ tuổi sốt trên 40 độ, sốt kèm co giật, sốt kèm nổi ban trên da hoặc đi kèm các dấu hiệu nguy hiểm khác: li bì, khó đánh thức, bỏ bú, nôn hoặc quấy khóc nhiều.

Bạn đang xem bài viết {Hướng Dẫn} Cách Chăm Sóc Em Bé Bị Sốt Tại Nhà Đúng Cách trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!