Cập nhật thông tin chi tiết về Giữ Chân Nhân Viên Giỏi Thời Buổi Khan Hiếm Nhân Sự mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Việc nhân viên rời bỏ công ty thường xuất phát từ nguyên nhân họ đã tích lũy đủ kinh nghiệm và muốn tìm những cơ hội mới hoặc khả năng dùng và giữ người của doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả. Vậy làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi trong thời buổi nhân sự chuyên môn giỏi đang ngày càng khan hiếm? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Với một quỹ lương hạn hẹp, thay vì nâng bậc hay dành tiền thưởng theo kiểu dàn trải, người lãnh đạo có thể dành để dồn lại cho một nhân viên xuất sắc. Khi ấy, con số sẽ trở nên lớn hơn rất nhiều và xứng đáng với cái từ “tiền thưởng”. Việc cải thiện tiền thưởng sẽ giúp cho nhân viên của bạn từ bỏ ý nghĩ lười biếng, họ sẽ cố gắng và cẩn trọng hơn trong công việc của chính mình, có thể sẽ có không ít nhân viên không đồng tình với phương án này, tuy nhiên, đây là cơ hội tốt để các nhân viên của bạn phấn đấu hết sức. Hãy cụ thể hóa các điều kiện thụ hưởng, và rõ ràng, minh bạch trong việc thưởng phạt.
3. Những khóa đào tạo nâng cao năng lực
4. Đừng biến công ty thành nơi “giam lỏng” nhân viên
Có rất nhiều công ty có cách quản lý nhân viên theo giờ hành chính. Nhân viên buộc phải có mặt xuyên suốt tại bàn làm việc. Nếu họ “biến mất” trong một vài giờ, dù chỉ để giải quyết công việc phát sinh, họ cũng coi bị vi phạm quy chế công ty. Chính sách này khiến nhân viên lười biếng và làm việc theo kiểu “cầm cự” để đợi chuông báo hết giờ làm việc.
Đừng bao giờ yêu cầu nhân viên thường xuyên phải làm việc ngoài giờ hoặc giao cho họ những công việc theo kiểu “bắt bí” cũng là những hình thức “giam lỏng” đầy tai hại. Hãy để nhân viên tiếp nhận công việc và hoàn thành chúng bằng tinh thần thoải mái nhất có thể.
Ngoài việc tạo ra một môi trường làm việc cạnh tranh, nhân viên có nhiều cơ hội thăng tiến và học hỏi nhiều kỹ năng cũng như kiến thức, văn hóa công ty cũng trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp giữ chân nhân viên.
Hãy tạo ra một môi trường làm việc với không khí làm việc như thể nhân viên của bạn đang ở nhà. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy tinh thần làm việc với sự giúp đỡ nhau, sự thoải mái trong tương tác sẽ tạo ra sức mạnh lớn, giúp cho doanh nghiệp chinh phục được mọi thử thách.
Facebook Comments
Làm Sao Để Giữ Chân Nhân Viên Giỏi?
Làm sao để giữ chân nhân viên giỏi?
McDonal đã từng nói các nhà quản lý nên thường xuyên điều chỉnh lương theo mặt bằng các công ty khác trong ngành, hoặc theo chuẩn trên thị trường. Vì yếu tố tiền thưởng và lợi ích là sự khác biệt có thể giữ chân người tài giỏi ở lại làm việc cho doanh nghiệp, hơn là việc tìm cách đến với công ty khác.
1. Thể hiện sự tôn trọng nhân viên đúng cách:
Tôn trọng nhân viên là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giữ chân nhân viên giỏi ở lại với doanh nghiệp. Khi chúng ta cư xử một cách chuyên nghiệp và đối đãi thật lòng với nhân viên, họ sẽ có thêm động lực để hoàn thành mọi công việc tốt nhất. Và tất nhiên, khi quản lý tôn trọng nhân viên thì nhân viên cũng sẽ dành cho bạn sự kính trọng.
Ngay cả khi rất yêu công việc hiện tại và được trả lương cao, nếu các nhân viên cảm thấy không được tôn trọng, họ sẽ không làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. “Khi cảm thấy bản thân không được tôn trọng, thậm chí bị coi thường, các nhân viên sẽ không rời đi một cách đơn giản mà có thể còn tìm cách trả đũa doanh nghiệp.”
2. Đừng can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới:
Sau khi đã hoàn thành quá trình tuyển dụng và huấn luyện nhân viên, hãy để họ tự do trong công việc, tuyệt đối tránh làm họ mấ tập trung hay mất hứng làm việc.
Nếu nhân viên cảm thấy mất hứng trong công việc, bạn có thể hỏi thăm họ. Những chiêu trò tiêu cực tranh giành lợi ích trong doanh nghiệp, thái độ quan liệu, hách dịch của lãnh đạo hay can thiệp quá sâu vào công việc của nhân viên, cũng khiến nhân viên giỏi không muốn ở lại cống hiến cho công ty.
3. Trở nên đáng tin cậy:
Bất cứ người quản lý nào cũng muốn chọn nhân viên trung thực, thật thà và minh bạch. Và chính những tiêu chí đó mà nhân viên cũng mong muốn có ở sếp của họ.
4. Giữ vững lập trường:
Nếu các nhân viên đã lên kết hoạch mục tiêu cho sự phát triển sự nghiệp, thì chắc chắn các mục tiêu đó sẽ không dễ dàng thay đổi. “Khi các nguyên tắc thay đổi, trở nên khó hiểu và bất công, các nhân viên sẽ rời bỏ bạn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi sự trợ giúp đắc lực từ họ”.
5. Yêu cầu nhân viên chia sẻ ý tưởng của họ:
Trong quá trình làm việc với nhau, đôi khi bạn sẽ trưng cầu ý kiến của nhân viên và điều đó đồng nghĩa với việc bạn ở đây để đóng góp ý tưởng cho công việc. Chính điều này sẽ cho nhân viên thấy được bạn quý trọng trí thông minh, kinh nghiệm cũng như óc phán đoán của họ. Thông qua quá trình trao đổi, nhân viên sẽ cảm thấy được thực lực của họ được công nhận.
Tuy nhiên có khá ít người quản lý có thể làm được điều đó. Khi các nhân viên không cảm thấy được quý trọng, họ sẽ tính toán đến việc rời bỏ công ty. Vì thế, hãy luôn luôn khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng công việc.
6. Trân trọng mọi sáng tạo của nhân viên:
Khi đã khuyến khích nhân viên bày tỏ ý tưởng của họ thì nên thực hiện chúng, chứ đừng bỏ đấy. Nếu những sáng kiến của họ được thực hiện và có sức ảnh hưởng tới công việc chung, chắc chắn sẽ trở thành động lực để họ tiếp tục phấn đấu và cống hiến cho công ty.
Việc giữ chân những nhân tài cho công ty không phải là chuyên đơn giản, mà còn là chiến thuật đóng góp cho sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp lâu dài.
15 nguyên tắc bán hàng “đắt giá” của Jack Ma cho dân kinh doanh
Khả năng lãnh đạo quyết định văn hóa doanh nghiệp như thế nào?
Những dấu hiệu khẳng định bạn đã lựa chọn đúng môi trường làm việc
Làm Sao Để Giữ Chân Nhân Viên?
Để tìm được một nhân viên có đủ năng lực, có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc không phải dễ. Ngoài chi phí đăng tuyển các doanh nghiệp còn phải mất rất nhiều thời gian và phí để đào tạo về nghiệp vụ cụ thể cho nhân viên mới được nhận vào làm. Thế nhưng không phải lúc nào nhân viên cũng gắn bó lâu dài với công ty, có thể vì không sắp xếp được công việc cá nhân hoặc họ tìm được công việc mới phù hợp hơn, lương cao hơn nên quyết định xin thôi việc. Chẳng những thiệt hại về nguồn lực mà quá trình kinh doanh của doanh nghiệp còn bị gián đoạn do thiếu người. Vì vậy vấn đề làm sao để giữ chân nhân viên rất quan trọng. Với bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số bí quyết mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
Ngoài lý do “ăn chắc” thì việc kí hợp đồng còn cho nhân viên biết được các quyền lợi mà mình được hưởng, cũng là cách kích thích tinh thần làm việc của họ. Sẽ chẳng ai yên tâm làm việc khi chưa nắm chắc điều gì cả, ổn định tâm lý của nhân viên cũng là điều doanh nghiệp cần làm.
2. Thuyết phục nhân viên bằng kế hoạch công việc
Bất kỳ ai khi tham gia vào tổ chức nào đó đều muốn biết định hướng hoạt động, khả năng phát triển của tổ chức đó và sự thăng tiến của bản thân nếu cố gắng. Chính vì vậy bạn nên dành một buổi để giới thiệu cho nhân viên mới về doanh nghiệp, kế hoạch hiện tại và những công việc mà họ phải làm. Đây cũng là thời điểm để bạn truyền lửa cho nhân viên, khiến họ tin tưởng vào doanh nghiệp và muốn gắn bó lâu dài.
3. Giữ chân nhân viên bằng cách giới thiệu cơ hội và thách thức
Không có cách giữ chân nhân viên nào tốt hơn việc bạn đưa ra những cơ hội thăng tiến và phát triển cho nhân viên khi họ làm việc tại doanh nghiệp. Hãy khuyến khích họ bằng cách chỉ ra rằng họ phù hợp với vị trí hiện tại mà bạn đang cần, rằng họ là nhân tố quan trọng quyết định đến sự mở rộng quy mô sau này của doanh nghiệp. Đây đều là sự thật, con người vẫn luôn là yếu tố cốt yếu của bất kỳ tổ chức nào, thế nên bạn không cần phải ngại khi đề cao nhân viên của mình.
Nhưng không phải vì vậy mà nâng cao họ đến tận mấy xanh, song hành với các cơ hội hãy chỉ cho họ thấy thách thức của công việc, những khó khăn mà họ sẽ gặp phải khi tác nghiệp. Thay vì chỉ trích hãy nêu ra các nhược điểm, cách khắc phục và khuyến khích họ tự hoàn thiện bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Sự thật là có rất nhiều người đồng ý gắn bó lâu dài với công ty đôi khi không phải vì lương cao hay chế độ đãi ngộ tốt, mà vì các mối quan hệ họ đã xây dựng ở đây, vì tình đồng nghiệp bấy lâu. Việc gắn kết các thành viên của công ty giống như tạo thành một khối hoàn chỉnh, không chỉ khiến công việc trở nên thuận lợi mà còn tạo động lực để họ ở lại, tiếp tục cống hiến.
5. Thường xuyên tổ chức đào tạo kỹ năng cho nhân viên
Nhân viên không chỉ muốn nhận được lương thưởng phù hợp với công sức họ bỏ ra mà còn muốn được phát triển, hoàn thiện các kỹ năng. Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi tập huấn hay gửi nhân viên tới các lớp đào tạo để được nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên sâu và mở rộng những kỹ năng khác. Nếu họ thấy tiềm năng phát triển ở công ty của bạn lớn, chắc chắn nhân viên sẽ ở lại với bạn.
6. Tạo mối quan hệ tốt với nhân viên
Quan hệ sếp – nhân viên luôn là đề tài được bàn bạc rất nhiều nơi công sở, nhiều người cũng chỉ vì không chịu được tính khí của sếp mà đã quyết định dứt áo ra đi, mặc dù công việc có phù hợp hay mức lương có cao đi chăng nữa. Vì họ cảm thấy không thoải mái, mà tâm lý không tốt dẫn tới làm việc kém hiệu quả, chắc hẳn không riêng gì nhân viên mà cả chủ doanh nghiệp cũng không muốn thế.
Tạo mối quan hệ tốt với nhân viên rất quan trọng, bạn nên quan tâm tới công việc của họ, vài câu hỏi han hay khích lệ đúng lúc sẽ tạo được ấn tượng tốt. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và quan tâm đến đời tư của nhân viên một cách đúng mực cũng làm nên thiện cảm của họ với bạn.
Kinh nghiệm mở quán ăn chay Hà Nội
Bán hàng trên Zalo, tại sao không?
Những điều bạn nên biết về kinh doanh trên mạng
Thời Điểm Và Phương Cách Giữ Nhân Viên
Người cần giữ ở đây không chỉ là những “ngôi sao” đang nắm giữ những vị trí then chốt, mà bao gồm tất cả các nhân viên thuộc mọi cấp bậc. Dấu hiệu rõ nhất để các doanh nghiệp cần phải đánh giá lại chính sách giữ người của mình là khi một phòng (hoặc ban) có hơn ba người xin nghỉ trong vòng một, hai tháng.
Lý do: nhiều khả năng tiếp đó là một loạt đơn xin nghỉ việc, có thể dẫn đến nhu cầu buộc phải “thay máu” hẳn một bộ phận. Dù nhân viên xin nghỉ vì nhiều lý do khác nhau, nhưng hiện tượng này chứng tỏ chính sách giữ nhân viên của doanh nghiệp đang có vấn đề.
Giữ chân ngay ngày làm việc đầu tiên
Phương pháp quen thuộc để giữ nhân viên của các nhà tuyển dụng là hứa hẹn. Khi một ứng viên đồng ý đến phỏng vấn có thể là do thương hiệu của doanh nghiệp đã gây được thiện cảm đối với người tìm việc. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường thuyết phục người lao động bằng nhiều cam kết về chế độ lương bổng và nhiều phúc lợi khác. Đây thường là những cái “bánh vẽ” rất thơm ngon.
Có những người cần việc, nhưng cũng có rất nhiều việc cần người. Các nhà quản lý cần đánh giá nghiêm túc lúc nào phải thực hiện các chính sách để giữ nhân viên. Và hãy nhớ rằng không chỉ người đi tìm việc, mà cả các nơi tuyển dụng cũng cần chuẩn bị cho mình “ấn tượng đầu tiên”.
Một chuyên viên marketing sau hai lần từ chối cuối cùng đã nhận lời vào làm ở một tổ chức tài chính khá lớn nhờ tài thương thuyết của bộ phận tuyển dụng. Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tháng, cô đã nói lời chia tay. Lý do tưởng rất nhỏ: ngày đầu tiên đi làm, không một ai ở bộ phận tuyển dụng đưa cô về giới thiệu với phòng marketing; sau đó người ta chỉ cho cô một cái bàn làm việc khá bề bộn (người cũ không hề dọn dẹp khi nghỉ, máy vi tính chưa được cài đặt lại).
Đáng thất vọng hơn cả là một chuyên viên từng rất được săn đón mà sau hơn một tháng làm việc vẫn chưa được cấp thẻ nhân viên để ra vào cổng, mã số điện thoại, thậm chí đến những vật dụng văn phòng cần thiết cũng chẳng thấy ai cấp phát…
Người lao động ngày nay muốn gì?
Dù nhân lực của doanh nghiệp rất khác biệt về tuổi tác, trình độ văn hóa, kỹ năng, kinh nghiệm, vẫn có một số điều cơ bản mà người lao động mong muốn tổ chức đáp ứng. Tập đoàn Manpower đã thống kê những điều cơ bản đó như sau:
– Công ty có đạo đức. Ngay ngày làm việc đầu tiên, người lao động sẽ kiểm chứng thông tin về chế độ đãi ngộ, xem xét hình ảnh thương hiệu qua các đồng nghiệp mới. Nếu có nhiều khác biệt hay khuất tất, nhân viên bỏ đi là tất nhiên.
– Môi trường làm việc có sự hỗ trợ tốt. Hãy trao cho nhân viên đầy đủ phương tiện làm việc. Thiếu công cụ làm việc cơ bản hay một cái máy tính hỏng không được sửa có thể bị nhân viên mới suy ra rằng công ty đang gặp khó khăn về tài chính, có khi sắp phá sản!
– Chế độ phúc lợi phù hợp với nhu cầu của mỗi người. Ở một số công ty toàn cầu, cấp quản lý được sở hữu luôn chiếc xe hơi dùng để đưa đón sau vài năm cống hiến. Đối với doanh nghiệp trong nước, có thể chỉ là phụ cấp xăng nếu nhân viên phải đi công tác thường xuyên hoặc nhà quá xa. Quyền mua cổ phiếu, thưởng hằng tháng, hằng quý, hằng năm là rất quan trọng. Cho nhân viên quyền mua cổ phiếu, nhà tuyển dụng sẽ giữ được các vị trí then chốt khá nhiều năm. Nhưng đừng để những hứa hẹn trên hợp đồng mãi là cái “bánh vẽ” thơm tho!
– Trả lương công bằng và thỏa đáng. Nói công bằng là so với năng lực, còn thỏa đáng là khi so sánh với các vị trí tương đương trong cùng bộ phận và trên cùng thị trường ngành nghề. Trong một thế giới mở, việc kiểm tra mức lương có phù hợp với năng lực và công sức bỏ ra không còn là quá khó, nhất là khi các công ty đối thủ luôn nhăm nhe săn những vị trí chủ chốt của nhau.
– Ổn định. Không ai muốn thay đổi công việc như thay áo, nhất là với những người đã lập gia đình. Các chính sách giữ nhân viên mang tính ổn định có thể áp dụng như thưởng lớn, tặng nhà, tặng xe hoặc tặng bảo hiểm cho những người cống hiến lâu năm hay trọn đời.
– Có nhiều cơ hội học tập. Không thể giữ được người nếu chỉ bắt họ làm, làm và làm. Những vị trí chuyên môn luôn có nhu cầu tái đào tạo để theo kịp công nghệ mới. Tổ chức huấn luyện ngay tại doanh nghiệp hoặc các khóa học theo trường lớp đều cần thiết. Đừng bao giờ từ chối khi nhân viên gõ cửa đề nghị hỗ trợ học phí vì doanh nghiệp sẽ được hoàn trả xứng đáng.
– Thời gian làm việc linh hoạt. Với những vị trí chịu nhiều áp lực hoặc làm công việc đòi hỏi tính sáng tạo, các nhà lãnh đạo hãy áp dụng nhiều hơn phương pháp quản lý theo công việc, từ bỏ dần cách quản lý theo thời gian. Khi cho nhân viên tự chủ về thời gian, họ sẽ làm nhiều hơn tám tiếng mỗi ngày.
– Có các hoạt động giúp cân bằng công việc và cuộc sống. Đi du lịch, nghỉ dưỡng, “happy hour” (giờ vui vẻ có trong hằng tuần), buổi họp mặt có đầy đủ gia đình nhân viên là các loại hình nên được duy trì thường xuyên. Đừng tiếc tiền cho những hoạt động này vì đổi lại là lòng trung thành của người lao động. Hơn nữa, có được vui chơi thì nhân viên sẽ làm việc khỏe.
Lao động Việt Nam hiện nay đã ý thức rõ được năng lực của họ. Song song với việc đòi hỏi mỗi nhân viên phải có các kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu, hãy đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của người lao động để đảm bảo cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp và người được tuyển dụng bền chặt.
Bạn đang xem bài viết Giữ Chân Nhân Viên Giỏi Thời Buổi Khan Hiếm Nhân Sự trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!