Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Sắp Sinh: 10 Dấu Hiệu Chuyển Dạ Chuẩn Và Sớm Nhất mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dấu hệu sắp sinh thường thấy
1. Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên
Một vài tuần trước khi chào đời, thai nhi sẽ dịch chuyển xuống phía bụng dưới trong khung xương chậu.
Đối với những bà bầu từng sinh nở thì dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 thường khá mơ hồ. Bạn chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu.
Đối với mẹ mang thai lần đầu, đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu rất nặng nề nên việc đi lại của bà bầu khó khăn và chậm chạp hơn. Tuy nhiên, lúc này bạn lại thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi, nhờ vậy giảm được áp lực thai lên lồng ngực.
2. Dấu hiệu sắp sinh là cổ tử cung bắt đầu mở
Dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh là cổ tử cung sẽ “rộn ràng” chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy cổ tử cung mở rộng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Nếu có lịch khám thai vào thời điểm này, bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu kiểm tra độ mở cổ tử cung. Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu nhanh-chậm khác nhau. Đây là dấu hiệu chuyển dạ thực sự mà mẹ bầu nên chú ý.
Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, thậm chí có người còn bị giảm vài kg. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tình trạng sụt cân ở các tuần cuối của thai kỳ có thể do lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới.
4. Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ
5. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn. Dấu hiệu sắp sinh con rạ càng rõ ràng hơn khi các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.
6. Cảm thấy các khớp giãn ra
7. Dấu hiệu nhận biết sắp sinh là bị tiêu chảy
Các cơ trong tử cung bắt đầu giãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Việc này “vô tình” làm cho toàn bộ cơ trong cơ thể cũng được “nghỉ ngơi”, bao gồm cả vùng trực tràng. Đây là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu bị tiêu chảy và cảm thấy khó chịu ở bụng. Dấu hiệu sắp sinh này là phổ biến, mẹ có thể dựa vào đó để chuẩn bị cho việc chào đời của con yêu.
8. Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã đến lúc bị bong ra trong tử cung.
Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là ” máu báo sắp sinh”. Đây cũng là một dấu hiệu sắp sinh rất rõ ràng và phổ biến ở các bà bầu.
Tuy nhiên, nếu những cơn co thắt chưa diễn ra hay tử cung chưa nở được 3-4cm, mẹ có thể phải chờ thêm một vài ngày nữa. Ra máu âm đạo là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.
9. Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục
Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt hàng thật và hàng giả, co thắt braxton-hicks sẽ diễn ra vài tuần hay thậm chí là vài tháng trước khi sinh. MarryBaby mách mẹ một vài dấu hiệu để giúp phân biệt hai hiện tượng đau này như sau:
Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn
Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế
Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
Nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Tuy nhiên, đây chỉ là viễn cảnh trên phim thôi mẹ ơi. Thực tế, chỉ có một số ít bà bầu sinh ngay khi vỡ ối. Phần đông các bà bầu phải mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần
Dấu hiệu sắp sinh trước một tuần và dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày tương tự như nhau, thường bao gồm các điều sau:
1. Dấu hiệu sắp sinh báo trước
Xuất hiện cơn gò tử cung (braxton hicks) ngày một nhiều hơn
Bề cao tử cung nhỏ lại, không tăng
Đau lưng hoặc đau quặn bụng dưới
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Vùng kín sưng
2. Các dấu hiệu sắp sinh không báo trước
Đau bụng dưới từng cơn đều đặn
Ra dịch âm đạo màu hồng (máu báo)
Dấu hiệu ra nước ối
3. Các dấu hiệu sắp sinh khác có thể có hoặc không
Dấu hiệu sắp sinh non
Dấu hiệu sinh non thường xảy ra ở tuần 20-37 của thai kỳ bao gồm:
Cứ khoảng 5 phút lại diễn ra một cơn đau gò
Cổ tử cung mở khoảng 2cm trở lên
Vỡ ối
Chuột rút vùng xương mu
Nhiều lần khám thấy cổ tử cung thay đổi
Buồn nôn, nôn kéo dài hơn 8 giờ
Dịch nhầy màu hồng
Đau thắt lưng
Đau quặn ruột kèm tiêu chảy
Khi nhận thấy một trong các dấu hiệu này, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện thăm khám để giữ an toàn cho bản thân và thai nhi.
Khi nào nên đến bệnh viện để chuẩn bị sinh?
Tới giai đoạn “về đích”, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn như khi các cơn co thắt cứ diễn ra 5 phút một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng.
Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ diễn ra khá dày đặc là lúc bạn cần đến bệnh viện.
Đặc biệt, bạn cần đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu này:
Bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hoặc hồng nhạt.
Bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé. Phân su là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm nếu hít hay nuốt phải trong quá trình chào đời.
Cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng. Đây là triệu chứng của tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.
Các Dấu Hiệu Chuyển Dạ, Sắp Sinh Con Chuẩn Nhất
Vào những tháng cuối thai kì, điều quan tâm nhất của các mẹ bầu là dấu hiệu chuyển dạ, đặc biệt là những người mang thai lần đầu. Bởi sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ tháng này sẽ thường xuyên hơn nên tử cung có nhiều thay đổi. Do đó, nhiều mẹ bầu lo lắng không biết khi nào thì sắp sinh. Để có những chuẩn bị kĩ nhất cho các mẹ, Lamthenao xin chia sẻ 8 dấu hiệu chuyển dạ chuẩn nhất, mẹ nên xách túi vào bệnh viện ngay.
8 dấu hiệu chuyển dạ chuẩn bị sinh em bé
4. Dấu hiệu chuyển dạ qua những cơn co thắt tử cung thường xuyên hơn qua cảm nhận của thai phụ Khi nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở tử cung (dạ con) trong giai đoạn cuối thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu bạn chuyển bị lâm bồn đấy. Tuy nhiên, những cơn có thắt này có thể xuất hiện trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là những cơn đau giả (Braxton Hicks). Tuy nhiên, nếu bạn chỉ còn cách ngày dự sinh từ 1-2 tuần thì cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này. Khi cơn co thắt mạnh mẽ (kéo dài khoảng 30 giây)và thường xuyên hơn thì ca sinh nở đã sắp bắt đầu rồi đấy. Thông thường, những cơn đau đẻ sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn. Khi các cơn co thắt xuất hiện, bụng bạn thường sẽ cứng lên và bạn dễ dàng nhận ra nếu đặt nhẹ bàn tay lên bụng. Các cơn co thắt này sẽ đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời. Thông thường, bác sĩ khoa sản sẽ khuyên bạn nên ở nhà cho đến khi các cơn co thắt kéo dài từ 30-60 giây và khoảng cách giữa các cơn co là 5-10 phút thì hãy đến bệnh viện (trong trường hợp nhà xa bệnh viện, sản phụ cần được đưa đến sớm hơn).
6. Dấu hiệu sắp sinh có thể nhận thấy qua việc thai phụ sẽ tăng khả năng tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường Thông thường 1 tuần trước ngày sinh nở, mẹ bầu sẽ nhận thấy âm đạo tiết nhiều dịch như lòng trắng trứng hoặc dịch lẫn máu hồng. Các cụ ta thường gọi đó là máu báo đấy. Lần đầu cũng 1 tuần trước sinh mình thấy có chút máu báo nhưng chẳng biết đó là hiện tượng gì. Đến lần thứ 2 cũng thấy xuất hiện máu hồng. Đoán chắc sắp sinh nên mình đã chuẩn bị tươm tất mọi thứ để sẵn sàng vào viện.
8. Dấu hiệu sắp sinh khi các chị em thai phụ bị vỡ ối Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bĩ vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa. Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ. Đây là lúc đứa bé cần phải được hít thở không khí bên ngoài. Dấu hiệu chuyển dạ này là rõ rệt nhất. Khi bị vỡ nước ối cũng có nghĩa là bạn cần phải cho bé ra thôi.
Tuy nhiên, lưu ý rằng, với mỗi bà mẹ sẽ có những cơn co thắt âm đạo khác nhau nên có thể những kiến thức hữu ích về các biểu hiện bất thường này sẽ giúp mẹ thật nhiều mà sớm cho ra đời những đứa con khỏe mạnh và đáng yêu như mong đợi.
10 Dấu Hiệu Bà Bầu Chuyển Dạ
Rất nhiều bà mẹ tương lai băn khoăn về các dấu hiệu chuyển dạ. Khi nào thì nó sẽ xảy ra? Cảm giác lúc ấy như thế nào? Nó sẽ kéo dài trong bao lâu?
Và câu hỏi thường gặp nhất: Làm thế nào để biết thời điểm sinh bé đã đến?
Quả thật rất khó để dự đoán câu trả lời cho ba câu hỏi đầu tiên, vì ở mỗi lần sinh ở mỗi người là khác nhau.
Nhưng chúng tôi có thể giúp đỡ bạn với câu hỏi thứ tư: Nhận biết thời điểm sinh em bé đang đến.
1. Em bé “di chuyển”
Khoảng một vài tuần trước khi bắt đầu sinh bé, em bé sẽ dần di chuyển vào vị trí trong khung xương chậu của bạn (đối với những người lần đầu tiên làm mẹ: trong ca sinh sắp tới của bạn, hiện tượng “tụt bụng” này thường không xảy ra cho đến khi bạn thực sự đau đẻ).
Em bé của bạn đang di chuyển đến vị trí để chuẩn bị chui ra: đầu bé chúc thấp xuống dưới.
Dĩ nhiên là, bạn có thể cảm thấy bước chân của mình ở thời điểm này trở nên lạch bạch hơn nhiều so với trước đây – và bạn có thể quay lại thói quen thường xuyên đi tiểu giống như bạn đã làm trong ba tháng đầu mang thai, bởi vì đầu của em bé đang đẩy xuống phía bàng quang.
Nhưng tin tốt là bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn nhiều, kể từ khi em bé di chuyển ra xa khỏi phổi của bạn.
2. Cổ tử cung của bạn bị giãn nở
Cổ tử cung của bạn cũng sẽ chuẩn bị cho việc sinh nở: Nó bắt đầu giãn ra (mở) và mỏng đi trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi bạn chuyển dạ.
Trong tuần bạn đi khám lại, bác sĩ của bạn có thể đo lường và theo dõi sự giãn nở và mỏng đi của tử cung thông qua một bài kiểm tra đánh giá từ bên trong.
Nhưng ở mỗi người lại có những bước tiến triển khác nhau, do đó không được phép nản lòng nếu cổ tử cung của bạn giãn nở chậm (hoặc chưa có dấu hiệu biến chuyển).
3. Bạn cảm thấy bị gò bó và đau lưng hơn
Đặc biệt nếu đây không phải là lần đầu tiên mang thai của bạn, bạn có thể cảm thấy khó cử động và đau ở háng và lưng như khi cơn đau đẻ sắp đến gần.
Cơ bắp và khớp xương của bạn cũng được kéo dài và chuyển sang thế chuẩn bị cho việc sinh nở.
4. Bạn cảm thấy các khớp của mình bị lỏng lẻo
Trong suốt thời kỳ mang thai, các hooc-môn relaxin đã thực hiện làm mềm và nới lỏng tất cả các dây chằng (nó cũng giải thích cho sự vụng về của bạn ở 3 tháng cuối).
Trước khi chuyển dạ, bạn có thể nhận thấy các khớp trên khắp cơ thể của bạn trở nên lỏng lẻo.
Hãy thư giãn nào – đây chỉ là một cách tự nhiên để khung xương chậu của bạn mở cửa cho “hành khách nhỏ” của mình đặt chân vào thế giới.
5. Bạn bị tiêu chảy
Giống như các cơ bắp trong tử cung của bạn được thư giãn để chuẩn bị cho việc sinh nở, các cơ khác trong cơ thể của bạn – bao gồm cả các cơ nằm trong trực tràng cũng vậy.
Điều đó có thể dẫn đến đại tiện lỏng.
Mặc dù gây khó chịu nhưng điều này là hoàn toàn bình thường; hãy trữ nước cho cơ thể và nhớ rằng đó là một tín hiệu tốt!
6. Bạn ngừng tăng cân (hoặc giảm cân)
Tăng cân có xu hướng chững lại ở những ngày cuối của thai kỳ.
Một số bà mẹ tương lai thậm chí còn bị mất một vài kí-lô! Đây là điều bình thường và sẽ không ảnh hưởng gì đến cân nặng của bé.
Cân nặng của bé vẫn tăng, nhưng bạn lại đang mất cân do mức độ của nước ối thấp, cần phải vào nhà vệ sinh nhiều lần và có thể do tăng hoạt động.
7. Bạn cảm thấy càng lúc càng mệt mỏi … hoặc bạn có một sự thôi thúc để dọn dẹp
Chờ một phút nào, đây là kì mang thai thứ ba hay kì mang thai thứ nhất vậy? Giữa bàng quang hoạt động mạnh và sự kiệt sức, đôi khi bạn có thể cảm thấy như bạn đang quay trở về quá khứ.
Đó là việc bạn có kích thước bụng siêu lớn, cùng với bàng quang bị nén lại, nó có thể làm cho bạn khó (hoặc thậm chí là không thể) có được một giấc ngủ ngon trong những ngày và những tuần cuối cùng của thai kỳ.
Hãy xếp chồng những chiếc gối lên và chợp mắt bất cứ lúc nào vào ban ngày nếu bạn có thể!
Trừ khi bạn đang có cảm giác đối lập với sự mệt mỏi: Một số bà mẹ bị bùng nổ năng lượng khi ngày sinh nở gần kề, và không thể cưỡng lại sự thôi thúc dọn dẹp và sắp xếp lại tất cả những đồ đạc gì nằm trong tầm mắt của mình. Không sao, miễn là bạn đừng lạm dụng nó!
B. SẮP SINH: THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU SINH
8. Dịch tiết âm đạo có sự thay đổi màu sắc và độ đậm đặc
Trong những ngày cuối trước khi sinh, bạn sẽ nhận thấy lượng chất dịch âm đạo được tiết ra nhiều hơn và đặc hơn.
Bạn cũng có thể thấy lớp chất nhầy bong ra – đó là lớp nhầy giống như hình nút chai bít kín tử cung lại.
Chất nhầy đó có thể được tiết ra với dạng mảng lớn (trông giống như chất nhầy ở mũi, nhưng có lẫn những vệt máu nhạt) hoặc đôi khi chúng được tiết ra ở dạng những mảnh rất nhỏ (bạn có thể không hề nhìn thấy trong khi chúng được tiết ra rất nhiều).
Chất dịch đặc, có mùi nồng này còn được gọi là hiện tượng ra “mè tây” (theo cách gọi của dân gian) và là một dấu hiệu tốt cho thấy việc sinh nở sắp diễn ra (mặc dù không thấy những cơn co thắt xuất hiện hoặc tử cung giãn nở 3-4 cm, thì quá trình sinh con vẫn có thể diễn ra trong vòng một vài ngày nữa!).
(PS) – Có thể mẹ quan tâm:
– Hotline mua hàng:
xem Fanpage:
Đặt Mua Online
9. Các cơn co thắt trở nên mạnh và thường xuyên hơn
Các cơn co thắt là dấu hiệu sớm nhận biết việc sắp sinh. Bạn có thể phải trải qua các cơn co thắt Braxton-Hicks trong vài tuần hay thậm chí cả tháng trước khi sinh.
Bạn sẽ cảm thấy đau tức khó chịu bởi các cơ ở tử cung đang siết chặt để chuẩn bị cho thời điểm hết sức quan trọng (đón chào bé yêu ra đời).
Nếu bạn sắp sinh, các cơn co thắt sẽ trở nên mạnh mẽ hơn chứ không phải giảm nhẹ đi.
Nếu bạn thay đổi tư thế, vị trí, cơn co thắt cũng không biến mất.
Những cơn đau co thắt bắt đầu ở phần lưng dưới và chuyển lên vùng bụng dưới, và có thể là xuống cẳng chân của bạn.
Các cơn co thắt phát triển: Chúng diễn ra thường xuyên và gây đau đớn hơn, đôi khi còn tạo nên một mô hình diễn biến thường xuyên nữa.
10. Vỡ ối
Trong khi những bộ phim sẽ tạo cho bạn suy nghĩ rằng mình sẽ biết cách sinh nở khi bắt đầu vỡ ối (tất nhiên là trong một bữa tối lãng mạn tại nhà hàng đông vui), tuy nhiên đó chỉ là kịch bản mà thôi, trong thực tế điều đó rất khó có thể xảy ra.
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu cuối cùng báo hiệu sắp sinh mà hầu hết phụ nữ đều nhận thấy – và điều này chỉ xảy ra đối với chưa đầy 15% tổng số ca sinh. Vì vậy, bạn không nên trông chờ vào nó như là dấu hiệu duy nhất nhận biết sắp sinh!
Nếu bạn vẫn cảm thấy mình không thể nhận biết được khi nào để thông báo rằng “Đã đến lúc rồi!” và sẵn sàng để đón chào bé yêu ra đời, hãy cố gắng không được lo lắng về vấn đề này. Bạn có thể đến gặp các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình thường xuyên, và họ sẽ giúp bạn nhận biết tất cả các dấu hiệu quan trọng báo hiệu sinh nở.
Tôi có nên gọi cho bác sĩ?
Vào cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về những việc cần làm khi các cơn co thắt trở nên thường xuyên hơn, chẳng hạn như “Hãy gọi cho tôi khi những cơn co thắt diễn ra quá 5 phút sau thời điểm chúng bắt đầu xuất hiện ít nhất một tiếng đồng hồ”.
Khoảng thời gian giữa những cơn co thắt không phải lúc nào cũng cách đều nhau thật chính xác, nhưng nếu chúng đang trở nên khá đều đặn, thì đó sẽ là lúc bạn cần phải khám bác sĩ.
Nếu bạn nghĩ rằng mình sắp sinh rồi, nhưng không biết chắc chắn, thì hãy gọi cho bác sĩ; họ có thể tư vấn cho bạn về những gì đang diễn ra.
Đừng cảm thấy xấu hổ hay lo lắng khi gọi điện ngoài giờ hành chính (các bác sĩ hay nữ hộ sinh của bạn sẽ hiểu được điều này khi bạn chuẩn bị sinh con).
Bạn nên luôn luôn gọi cho bác sĩ khi:
Bạn bị chảy máu hoặc dịch tiết có màu đỏ tươi (không phải màu nâu hay màu hồng nhạt).
Vỡ ối – đặc biệt là nếu chất lỏng có màu xanh hoặc nâu; đây có thể là dấu hiệu của phân su (phân đầu tiên của trẻ sơ sinh, nếu bé hít hay nuốt phải nó trong khi sinh thì sẽ vô cùng nguy hiểm).
Bạn bị thay đổi về thị lực, đau đầu, sưng phù nặng hoặc đột ngột. Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật, hoặc tăng huyết áp do thai kỳ.
Dấu Hiệu Sắp Sinh : 8 Dấu Hiệu Mẹ Bầu Chuẩn Bị Sinh Em Bé
Bất cứ bà mẹ nào khi mang bầu đến những tuần cuối của thai kỳ đều có thắc mắc không biết làm thế nào để biết mình sắp sinh con. Liệu những triệu chứng đau lưng, chuột rút,… có phải dấu hiệu cho thấy em bé sắp chào đời hay chỉ là những biểu hiện bình thường của phụ nữ mang thai. Thực tế, không phải thai phụ nào cũng sinh con đúng theo ngày dự kiến, phần lớn sẽ sinh sớm hoặc muộn hơn tùy mỗi người. Chú ý những dấu hiệu trên cơ thể mình là cách tốt nhất để biết khi nào mình sắp sinh và chuẩn bị đầy đủ nhất cho việc sinh nở, điều này tốt cho cả mẹ và bé.
8 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên chú ý
Để biết được chắc chắn em bé sẽ chào đời vào ngày nào là điều không thể, bác sĩ chỉ có thể xác định thai phụ sẽ sinh trong khoảng thời gian nào và sẽ sai lệch khoảng một vài ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm cho thấy thai phụ sắp sinh em bé.
1 . Xuất hiện cơn gò tử cung: hay còn gọi là cơn gò Braxton Hick, sờ trên bụng sẽ thấy gò cứng nhưng không đau. Cơn gò sẽ giúp nôi thai bình chỉnh tốt hơn. Những cơn co giả này sẽ xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ như một bước tập luyện cho quá trình chuyển dạ sinh con của thai phụ.
2 . Bề cao tử cung nhỏ lại: đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã lọt xuống tiểu khung của mẹ, thường gặp khi mang thai lần đầu. Dấu hiệu này là do thai nhi lọt xuống tiểu khung của người mẹ để chuẩn bị chuyển dạ sinh.
3 . Chuột rút và đau lưng, đau bụng dưới: nguyên nhân do thai nhi đang trong quá trình di chuyển xuống vùng xương chậu của mẹ, các khớp xương và cơ ở hai bên háng bị chuột rút và kéo căng liên tục khiến chị em sẽ bị đau lưng. Dấu hiệu này thường thấy ở những chị em mang thai lần hai.
4 . Tiểu nhiều: gần đến ngày sinh nở, chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu và thường xuyên phải đi cầu nhiều lần, tiểu nhiều hơn ngày thường. Giải thích cho hiện tượng này như sau, khi thai nhi lọt xuống khung chậu của người mẹ, thai nhi lọt vào tiểu khung sẽ kích thích vào bàng quang ở trước và gây ra cảm giác muốn đi tiểu, kích thích vào trực tràng ở phía sau sẽ tạo cảm giác muốn đi cầu.
5 . Vùng kín sưng nề: do kích thích của ngôi thai lớn, thay đổi nội tiết tố thai kỳ, thay đổi thần kinh làm cho các mạch máu nuôi dưỡng tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo dãn rộng. Máu nuôi dưỡng nhiều hơn nhằm giúp đường kính âm đạo dãn nở tốt giúp thai nhi dễ dàng lọt ra ngoài khi sinh.
6 . Thai phụ ngừng tăng cân: ngừng tăng cân là một trong những dấu hiệu cho thấy chị em sắp được gặp em bé của minh. Lý do bởi trong những tuần cuối của thai kỳ, cân nặng của mẹ và bé sẽ ổn định, không tăng thêm. Ngoài ra, lượng nước ối cũng bắt đầu giảm xuống khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi,
7 . Ra máu báo: khi chỉ còn 1 – 2 ngày nữa là đến ngày sinh nở, vùng kín sẽ xuất hiện chất nhày đặc và dính. Nút nhầy cổ tử cung sẽ bít kín tử cung để bảo vệ thai nhi, ngăn ngừa viêm nhiễm. Nút nhầy này thường có màu vàng nhạt hoặc trắng, đặc dính, lúc bong ra sẽ lẫn chút máu hồng, gọi là “ra máu báo”.
8 . Vỡ ối: vỡ ối là dấu hiệu báo trước chị em sắp chuyển dạ và sinh con. Khi bị vỡ ối, chị em nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra và theo dõi tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé, chờ ngày sinh nở.
Mẹ bầu cần làm gì trong quá trình mang thai
Những dấu hiệu vừa kể trên cho thấy rằng chị em sắp được làm mẹ, một điều vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc nhưng cũng gây ra rất nhiều khó chịu cho cơ thể của chị em phụ nữ. Chị em hãy áp dụng những cách dưới đây để hạn chế bớt những khó chịu trong ngày này.
Nên để cơ thể nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng trong những ngày này. Nên để tinh thần thư giãn bằng cách nghe nhạc, đi bộ, đọc sách,… không thức khuya, hạn chế ngồi máy tính quá lâu, không xem những thứ tiêu cực như phim bạo lực, buồn phiền và thay vào đó nên nhe nhạc, xem phim hài để giúp tâm trạng được vui vẻ.
Khi nằm ngủ, chị em nên nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung lớn đè vào động mạch chủ giúp cho máu nuôi dưỡng thai nhi.
Theo dõi cử động thai, cứ mỗi 2 giờ thai nhi sẽ cử động và đạp làm cho mẹ có cảm giác bé đang vận động. Trung bình mỗi ngày bé sẽ cử động 5 lần, nếu trong một ngày không thấy bé cử động lần nào, mẹ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thai nhi
Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Sắp Sinh: 10 Dấu Hiệu Chuyển Dạ Chuẩn Và Sớm Nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!