Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Vượt Qua Sự Lười Biếng Bằng Luật Nhân Quả mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Làm sao để vượt qua sự lười biếng để thành công và hạnh phúc hơn? Hãy xem clip để biết cách vượt qua ạ.
Làm sao để vượt qua sự lười biếng để thành công và hạnh phúc hơn? Hãy xem clip để biết cách vượt qua ạ.
Những năm gần đây có những bài viết nói rằng lười biếng là dấu hiệu của thiên tài. Nhưng thật ra thiên tài còn nhiều dấu hiệu khác nữa, chứ không phải chỉ là lười biếng.
Cũng vì vậy mà có sự nhầm lẫn giữ sự lười biếng của người thường và thiên tài.
Sự lười biếng của người thường là: sự lười biếng và lười sáng tạo thêm nữa là thiếu trách nhiệm.
Còn sự lười biếng của thiên tài là: sự lười biếng và tinh thần trách nhiệm cùng với khả năng sáng tạo rất cao.
Nếu mình không phải là một thiên tài có trách nhiệm và sáng tạo, thì mình phải vượt qua sự lười biếng thì mới thành công được.
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao ba mẹ lại siêng năng làm việc trong khi mình thì lại lười đến thế?
Tại sao mình lại nhiệt tình giúp đỡ một người mà mình quý mến hơn là giúp đỡ một người mình ghét?
Hẳn bạn cũng đã có câu trả lời.
Câu hỏi 1: Đó là vì ba mẹ thương mình nên mới siêng làm việc để nuôi mình.
Câu hỏi 2: Là vì mình quý mến người ta nên mình mới nhiệt tình giúp người ta.
Vậy mấu chốt ở đâu là: vì có lòng thương yêu, có sự quý mến nên mới có sự siêng năng.
Từ đó suy ra rằng:
Nếu mình lười biếng có nghĩa là mình đã thiếu lòng thương yêu với những người bị ảnh hưởng bởi sự lười biếng của mình. Và cách để vượt qua sự lười biếng là tập lo lắng, quan tâm nhiều hơn tới những người bị ảnh hưởng bởi sự lười biếng của mình.
Nếu mình lười học nghĩa là mình đã thiếu lòng thương yêu đối với cha mẹ. Vì sự lười học của mình sẽ làm ba mẹ buồn. Nếu thương cha mẹ thì phải làm cha mẹ vui bằng cách học siêng năng hơn.
Nếu mình lười làm việc nghĩa là mình đã thiếu lòng thương gia đình. Vì lười làm việc thì lương thấp, lương thấp không đủ tiền cho gia đình sống tốt được.
Nếu mình lười tập thể dục thì có thể mình quên rằng: sức khỏe mình phải tốt mới chăm sóc gia đình được. Nghe có vẻ xa xôi nhưng khoa học đã chứng minh nếu trước 30 tuổi mà ít chơi thể thao thì sau 30 tuổi sức khỏe sẽ tụt dốc rất nhanh. Lúc đó mà người trong nhà bị bệnh, mình thì lại yếu ớt thì việc lo cho người nhà được chu đáo là rất khó…
Rồi nếu mình lười bỏ rác vào thùng, vứt rác bừa bãi thì nghĩa là mình đã thiếu lòng thương người công nhân quét rác, lương ít mà rất cực. Mỗi miếng rác mình vứt ra đường là làm họ cực khổ thêm.
Nói chung rất là nhiều tình huống để lười.
Đây là điều mình đã rút ra khi nghe Thầy mình dạy rằng:
Nếu không có lòng thương, sự quan tâm tới nhiều người thì sẽ không có siêng năng để làm việc lớn vì cộng đồng.
Vì vậy, muốn hết lười thì mình phải khắc phục sự thờ ơ, vô tâm trong tâm hồn mình trước.
Thờ ơ, vô tâm là gốc, lười biếng chỉ là ngọn.
Đó cũng là lý do vì sao mà những năm gần đây, nhiều bài báo đưa tin về sự vô tâm, xuất hiện cùng lúc với , những bài báo về sự lười biếng. Bởi vì mình vô tâm, thờ ơ rồi thì mình phải lười biếng.
Cũng dựa vào nguyên tắc này, sự lòng thương yêu, lo lắng cho người khác cũng là nguồn gốc của nghị lực phi thường.
Nick Vujicic là một tấm gương điển hình. Thời điểm mà nghị lực phi thường xuất hiện trong anh chính là lúc anh nghĩ đến ba mẹ anh. Anh đã suýt tự tử vì buồn cái cơ thể không tay không chân của anh. Nhưng rồi anh đã quyết tâm sống cho tốt chỉ vì thương ba mẹ anh.
Vì thế, nếu mình muốn có nghị lực phi thường, hãy làm cho lòng thương yêu của mình lớn lên, lớn hơn nữa.
Rồi thì tự nhiên mình sẽ vượt qua mọi sự lười biếng dễ dàng, không những thế, khi tình thương của mình đủ rộng lớn thì sẽ có nghị lực rất phi thường như anh Nick Vujicic.
Bên cạnh đó, cũng cần tận dụng sự hiểu biết luật nhân quả như sau:
Hãy ngưỡng mộ, khen ngợi người siêng năng để trở thành người siêng năng.
Tuyệt đối không ganh tỵ người siêng năng để rồi trở thành người lười nhát vô dụng.
Đồng thời cũng tránh những cách tạo ra sự siêng năng bằng tham vọng.
Người có tham vọng lớn rất siêng năng, họ vượt qua lười biếng dễ dàng.
Nhưng siêng năng vì tham vọng thì khi đạt được tham vọng sẽ thấy vô vị, trống rỗng, và rất dễ trở nên ác độc vì tham vọng của mình.
Còn siêng năng vì lòng thương yêu thì khi thành công sẽ thấy hạnh phúc, an vui.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, vì không phải muốn có tình thương là có được.
Sẽ có những bạn vốn có tình thương sẵn thì chỉ cần nói đến đây là đủ để bạn vượt qua sự lười biếng.
Nhưng cũng có những bạn vì duyên nghiệp gì đó trong quá khứ mà lòng mình vẫn trơ trơ, thấy video này vô nghĩa.
Nếu vậy thì bạn cần áp dụng thêm luật nhân quả sau đây:
Mình ngưỡng mộ được Người có lòng từ bi lớn thì mình cũng dần dần có tình thương lớn.
Các bạn hãy tiếp xúc, khen ngợi những Người như thế rồi dần dần sự vô tâm, thờ ơ sẽ ra đi thay bằng tình thương lớn.
Hãy Like & Share nếu bạn thấy hữu ích.
Cách Vượt Qua Sự Lười Biếng Phần 2
Ở phần 1, mình đã nói về lòng thương yêu giúp vượt qua sự lười biếng nhưng không phải ai cũng làm được. Vì vậy phần 2 này, mình xin chia sẽ thêm 1 câu chuyện như sau:
Ngày xưa, ở 1 vùng nọ, do hạn hán kéo dài nên mọi người phải di cư đến vùng khác. Trước khi đi, họ được Chúa ban cho 1 cây thánh giá to dài và dặn rằng phải luôn kéo theo bên mình.
Trên đường đi, có 1 thanh niên cảm thấy cây thánh giá nặng quá bèn nghĩ ra cách đẽo bớt cây thánh giá ngắn lại cho nhẹ bớt.
Anh ta hì hục đẽo trong khi những người khác vẫn đang nổ lực kéo. Chẳng mấy chốc anh đã đẽo cây thánh giá ngắn lại và vác cây thánh giá lên 1 cách nhẹ nhàng rồi nhanh chóng vượt qua những người khác.
Tuy nhiên, đi được 1 chặn thì anh ta lại cảm thấy nặng và dừng lại để đẽo cho cây thánh giá ngắn hơn nữa. Lần này, anh lại cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng 1 lần nữa.
Anh ta hí hửng nghĩ rằng mình thật thông minh, những người xung quanh thật là khờ khi cứ phải khiêng cây thánh giá to nặng như thế.
Nhưng niềm vui hí hửng của anh ta không kéo dài được bao lâu khi đột nhiên anh thấy 1 hẻm núi sâu và rộng trước mắt.
Anh ta dừng lại suy nghĩ làm cách nào để vượt qua hẻm núi này.
Trong lúc anh ta suy nghĩ thì những người khác với cây thánh giá to nặng đã đặt cây thánh giá xuống làm cầu và đi qua dễ dàng.
Anh ta cũng thử làm theo nhưng không được vì nó quá ngắn. Không thể đi tiếp được, anh ta khụy xuống đất ăn năn hối hận vì tính lười biếng của mình.
Chắc hẳn nhiều bạn cũng đã từng đọc câu chuyện này và cảm thấy rất hay. Mình cũng thế, mình thấy câu chuyện này rất hay. Nhưng mình cũng chỉ thấy hay thôi mà chưa áp dụng vào cuộc sống.
Mãi tới hôm nay, khi cần viết thêm bài về cách vượt qua sự lười biếng thì mình chợt nhớ câu chuyện này và nhận ra rằng: 1 lý do của sự lười biếng là vì không nghĩ rằng chính sự lười biếng sẽ gây ra rất nhiều hậu quả xấu trong tương lai.
Một bạn học sinh lười học tiếng Anh vì không nghĩ rằng khi lớn lên mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc chỉ vì thiếu tiếng Anh. Đặc biêt, trong thời đại cách mạng 4.0, việc biết tiếng Anh lại càng quan trọng hơn nữa. Vì chúng ta không thể nào làm mọi thứ từ đầu mà bắt buộc phải phát triển lên từ nền tảng công nghệ khoa học mới nhất của thế giới. Mà muốn nắm được những nền tảng này, cách tốt nhất là phải trực tiếp tìm hiểu nó chứ không thể nào đợi người ta dịch sang tiếng Việt vì tới lúc được dịch sang tiếng Việt thì công nghệ đó đã cũ rồi.
Hoặc là một người không chịu tập thể thao vì
-không nghĩ rằng mình sẽ bị bệnh tật tùm lum chỉ vì thiếu vận động,
-không nghĩ rằng 1 cơ thể bệnh tật thì dù muốn cũng không thể chăm sóc cho người thân và người xung quanh,
-không nghĩ rằng bệnh tật rồi thì sẽ trở thành gánh nặng cho người xung quanh mình.
Hoặc là người lười biếng làm việc, chỉ mong hết giờ chứ không mong hết việc vì không nghĩ rằng suy nghĩ này không những sẽ khiến mình rơi vào cảnh thất nghiệp một ngày nào đó mà còn tăng gánh nặng công việc cho đồng nghiệp xung quanh. Thực tế của cuộc đời là chẳng có giám đốc nào sẽ trả lương mãi cho 1 người tạo ra ít giá trị hơn lương của họ vì làm như thế sẽ ảnh hưởng xấu tới những người nhân viên khác cũng như chính công ty của họ.
“Lười nhưng chẳng xấu ác gì, từ từ hết phước cũng đi ăn mày.”
Hoặc một người không chịu học hỏi thêm các kỹ năng mới vì không nghĩ rằng chính sự an phận này sẽ khiến mình thất nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới. Càng nhiều người thất nghiệp thì mức trợ cấp thất nghiệp càng giảm xuống. Đồng nghĩa với những người thân, người xung quanh mình nếu bị thất nghiệp cũng sẽ bị giảm mức trợ cấp luôn. Không lẽ mình cứ an phận và góp phần làm cho tình hình trở nên tồi tệ như thế?
Tóm lại là chúng ta lười biếng không chịu làm gì phần nhiều là vì không nghĩ nhiều tới hậu quả của nó. Nếu chúng ta luôn nghĩ tới hậu quả của việc lười tới tương lai như thế nào thì chúng ta sẽ có động lực để siêng năng hơn. Ở mức độ cao hơn, nếu 1 người có tâm hồn lớn, sống vị tha muốn giúp được nhiều người đang khó khăn thì sẽ càng không dám lười. Vì đơn giản là họ nghĩ rằng, lười cũng đồng nghĩa với việc từ chối cơ hội để giúp thêm 1 người nào đó.
Bài giảng giải thích “phước” giúp vượt khó khăn như thế nào:
Video có sử dụng hình ảnh từ Sách Tranh Nhân Quả 5 – TT. Thích Chân Quang biên soạ:
Bạn Đã Biết 12 Cách Hiệu Quả Để Vượt Qua Sự Lười Biếng Chưa?
Chúng ta thường tránh các nhiệm vụ vì thấy chúng quá lớn, quá sức, quá mệt mỏi hoặc mất quá nhiều thời gian của chúng ta.
Chia một nhiệm vụ thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn có thể giải quyết vấn đề này. Khi đó, chúng sẽ không có vẻ khó khăn hay đáng sợ. Thay vì có một nhiệm vụ lớn, chúng ta sẽ có một loạt các nhiệm vụ nhỏ, không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực.
Cách tiếp cận này có thể được áp dụng không chỉ cho các nhiệm vụ, mà còn cho các mục tiêu và mọi thứ khác chúng ta có hoặc cần phải làm. Điều này sẽ có xu hướng làm tan chảy nhiều sự lười biếng và tăng cờng sự nỗ lực.
Nghỉ ngơi, ngủ và tập thể dục
Trong một số trường hợp, sự lười biếng là do mệt mỏi và thiếu năng lượng. Nếu điều này đúng trong trường hợp của bạn, bạn cần cho bản thân nghỉ ngơi và ngủ, đồng thời cung cấp cho cơ thể bạn năng lượng bằng việc tập thể dục và tận hưởng không khí trong lành.
Trong một số trường hợp, lý do cho sự lười biếng là do thiếu động lực. Bạn có thể củng cố động lực của mình thông qua những lời khẳng định, hình dung và suy nghĩ về tầm quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ hoặc đạt được mục tiêu của bạn.
Có tầm nhìn về việc bạn muốn trở thành ai
Thường xuyên phản ánh về con người chúng ta muốn trở thành, những mục tiêu chúng ta muốn đạt được và cuộc sống mà chúng ta muốn sống có thể thúc đẩy hành động.
Suy nghĩ về lợi ích
Hãy nghĩ về những lợi ích bạn sẽ đạt được nếu bạn vượt qua sự lười biếng và hành động, thay vì nghĩ về những khó khăn hoặc trở ngại. Tập trung vào những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự chán nản, tránh hành động và lười biếng. Điều quan trọng là bạn tập trung tâm trí và sự chú ý của bạn vào lợi ích, chứ không phải vào những khó khăn.
Khám Phá Điều Thú Vị Ẩn Sau Ý Nghĩa Biểu Tượng Đặc Trưng Của Mỗi Quốc Gia ?
Suy nghĩ về hậu quả
Hãy suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra, nếu bạn không chịu nổi sự lười biếng và không thực hiện nhiệm vụ của mình. Suy nghĩ về hậu quả của việc không hành động, cũng có thể thúc đẩy bạn hành động.
Làm một việc tại một thời điểm
Tập trung vào làm một việc tại một thời điểm. Nếu bạn cảm thấy mình có nhiều việc phải làm, có lẽ bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp và để sự lười biếng vượt qua bạn, thay vì bạn vượt qua sự lười biếng.
Trực quan
Trí tưởng tượng của bạn có ảnh hưởng lớn đến tâm trí, thói quen và hành động của bạn. Hình dung bản thân thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng, hăng hái và nhiệt tình. Làm như vậy trước khi bắt đầu với một nhiệm vụ hoặc mục tiêu, và cả khi bạn cảm thấy lười biếng, hoặc khi tâm trí bạn thì thầm với bạn để từ bỏ những gì bạn đang làm.
Lặp lại khẳng định
“Tôi có thể hoàn thành mục tiêu của mình.”
“Tôi có năng lượng và động lực để hành động và làm bất cứ điều gì tôi muốn hoặc phải làm.”
“Làm những điều khiến tôi mạnh mẽ hơn.”
Trân trọng một nhiệm vụ như một bài tập
Hãy xem mỗi nhiệm vụ như một bài tập để làm cho bạn mạnh mẽ hơn và quyết đoán hơn.
ASEAN Undergraduate Scholarship – Học bổng ASEAN Bậc Cử Nhân
Chần chừ
Tránh sự trì hoãn, đó là một hình thức của sự lười biếng. Nếu có một cái gì đó bạn phải làm, tại sao không làm nó ngay bây giờ và vượt qua nó? Tại sao lại để nó cằn nhằn sau gáy?
Học hỏi từ những người thành công
Xem những người thành công làm thế nào họ không để sự lười biếng chiến thắng. Học hỏi từ họ, nói chuyện với họ và liên kết với họ.
Vượt qua sự lười biếng đạt thông qua một loạt các hành động và hoạt động hàng ngày, khi bạn chọn hành động, thay vì thụ động. Mỗi khi bạn vượt qua sự lười biếng, bạn sẽ mạnh mẽ hơn. Mỗi khi bạn chọn hành động, bạn sẽ tăng khả năng giành chiến thắng, đạt được mục tiêu và cải thiện cuộc sống của bạn.
Nguồn: chúng tôi (lược dịch)
Bài viết từ: https://www.successconsciousness.com/
5 Cách Để Bạn Vượt Qua Cảm Giác Lười Biếng
Sự lười biếng mang tính phổ biến và là một phần của cuộc sống, nó có khả năng “nuốt chửng” chúng ta hoàn toàn.
Có hai loại lười biếng. Thứ nhất, khi đã làm cật lực cả tuần, sau tất cả, bạn chỉ muốn được lười biếng, không làm gì cả.
Còn một loại lười biếng khác, là khi bạn đấu tranh để tìm ra động lực. Mỗi khi nghĩ về điều gì đó, bạn muốn làm hoặc đạt được, nhưng không thể tìm thấy năng lượng hoặc định hướng để thực hiện. Đây là loại lười biếng được nói đến trong bài viết này.
Lười biếng thực sự làm ta kiệt quệ và chán nản, đến nỗi cả những công việc đơn giản cũng trở thành thử thách. Nhưng không ai cô đơn trong cuộc đấu tranh này.
Đây là năm cách hiệu quả để bạn vượt qua sự lười biếng và có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến cá nhân của mình.
Chỉ tập trung vào vài thứ quan trọng trong một lần
Chúng ta thường có danh sách hoành tráng những điều muốn làm và đạt được. Chỉ tập trung vào hai hoặc ba thứ trong một lần giúp bạn cảm thấy ít bị choáng ngợp hơn. Đồng thời, bạn sẽ có động lực lớn hơn, vì những thứ bạn đặt ra có vẻ dễ dàng đạt được hơn.
Một: học cách chơi guitar, làm việc chăm chỉ và tập thể dục.
Hai: học cách chơi đàn guitar, làm việc chăm chỉ, tập thể dục để có cơ bắp đẹp, hát giỏi hơn, đạt điểm cao ở trường, học cách vẽ đẹp hơn và viết một cuốn sách.
Khi nhìn thấy danh sách thứ hai, hầu hết chúng ta sẽ cảm thấy quá tải. Chúng ta thường không biết bắt đầu từ đâu hoặc không thể xác định rõ những phần cụ thể nào mà bản thân chắc chắn đạt được trong tất cả mục tiêu đó.
Mọi người sẽ có động cơ khi cảm thấy có cơ hội thành công. Khi những mục tiêu xoay quanh ta với khoảng cách gần, ta tự nhiên có động lực nắm lấy và có cảm hứng mở rộng thêm mục tiêu tiếp theo.
Đặt cho mình hai hoặc ba mục tiêu dễ dàng đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể, cảm hứng và động lực tự nhiên sẽ đến với bạn.
Tập thể dục
Tập thể dục là cách đơn giản nhất để vượt qua sự lười biếng. Phần lớn thời gian chúng ta cảm thấy lười biếng vì việc tìm ra cách hoàn thành công việc dường như quá khó khăn.
Với tập thể dục, bạn không cần phải tìm ra bất cứ điều gì. Quyết định lớn nhất bạn phải làm là bắt đầu chuyển động cơ thể (nhảy lên, xuống, chạy hoặc đi lung tung trong phòng khách).
Đôi khi, nếu cảm thấy quá chán ngán cảm giác lười biếng và mơ màng, bạn nên bắt đầu vận động. Nếu bạn có thể vượt qua sự lười biếng về thể chất, tâm trí của bạn sẽ tự nhiên theo. Tập thể dục sẽ giúp bạn vượt qua rào cản quán tính và giúp bạn sẵn sàng hơn trong mọi nỗ lực.
Dành thời gian để thư giãn và làm những điều bạn thích
Thông thường, chúng ta trở nên lười biếng vì công việc dường như quá khó. Bằng cách thư giãn và làm những điều mà mình thích, chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng. Khi đó, chúng ta sẵn sàng tiếp nhận các công việc khó hơn và đạt được những điều to lớn hơn.
Bằng cách thư giãn và tận hưởng bản thân, tâm trí bạn sẽ được khuyến khích để suy nghĩ. Đầu óc không sợ bị quá tải vì biết rằng nó sẽ không bị cưỡng ép làm điều gì đó nếu nó không muốn.
Sắp xếp nơi sống ngăn nắp
Môi trường xung quanh ảnh hưởng lớn đến việc bạn cảm thấy thế nào.
Nếu nhà cửa hỗn độn,bạn sẽ cảm thấy bị choáng ngợp. Thêm nữa, việc dọn dẹp nhà sẽ chiếm một khoảng lớn thời gian và bao gồm một danh sách khổng lồ những thứ cần làm.
Làm sạch nhà cửa và tổ chức mọi thứ ngăn nắp, bạn sẽ tự nhiên cảm thấy năng động hơn.
Một khi đã tổ chức tốt ngôi nhà của mình, bạn sẽ có động lực để sắp xếp các lĩnh vực khác trong cuộc sống và giải quyết các công việc đã bỏ qua.
Sự lười biếng thường là nỗ lực của bản thân để né tránh những nhiệm vụ khó khăn hoặc khó chịu. Nhưng một khi bạn bắt đầu giải quyết chúng, sự khó khăn bắt đầu giảm đi và bạn cũng cảm thấy ít căng thẳng hơn.
Đối thoại với bản thân
Cách chúng ta nói chuyện với chính mình có ảnh hưởng lớn đến cảm giác của bản thân và những gì chúng ta làm.
Anthony Robins – một trong những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực phát triển con người – giải thích rằng nếu chúng ta muốn cảm thấy hạnh phúc ngất ngây, tất cả những gì chúng ta cần làm là chấp nhận những quan điểm tạo ra cảm xúc đó.
Bạn sẽ thực sự ngạc nhiên trước cảm giác tích cực khi lựa chọn những suy nghĩ có triển vọng. Mỗi khi có một ý nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như: “Hôm nay sẽ là một ngày dài, khó khăn trong công việc”, hãy ngay lập tức thách thức suy nghĩ đó bằng cách tự nói với mình một điều gì đó như: “Tôi rất biết ơn ngày hôm nay, và hôm nay sẽ là một ngày vui vẻ và thú vị! “.
Chúng ta có hơn 50.000 suy nghĩ một ngày. Dù là chỉ 10% trong số chúng là tiêu cực, đó cũng là tổng cộng 5.000 suy nghĩ tiêu cực mỗi ngày. Khi nghe điều này, ta nhận ra rằng mình suy nghĩ tiêu cực quá nhiều.
Việc nhận ra và điều chỉnh đối thoại nội tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng, đồng thời, chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng đến cảm giác lười biếng và giúp bạn dễ dàng vượt qua được sự lười biếng đó.
Bạn đang xem bài viết Cách Vượt Qua Sự Lười Biếng Bằng Luật Nhân Quả trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!