Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Trị Ho Cho Trẻ Sơ Sinh 3 # Top 5 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Trị Ho Cho Trẻ Sơ Sinh 3 # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trị Ho Cho Trẻ Sơ Sinh 3 mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cơn ho của trẻ luôn khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nhưng trước tiên cha mẹ cần bình tĩnh để kiểm soát tình trạng bằng các cách chăm sóc đơn giản tại nhà. Đối với những trẻ ở giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi, việc sử dụng tân dược không được khuyến khích. Thay vào đó các nguyên liệu như quất, lá hẹ hoặc tinh dầu Khuynh diệp đều có thể giúp bé giảm ho.

Trẻ sơ sinh 3 – 4 tháng tuổi bị ho là bệnh gì?

Tùy theo đặc điểm cơn ho mà có thể xác định nguyên nhân gây ho ở bé. Cụ thể trẻ có thể xuất hiện những cơn ho sinh lý do trào ngược, hoặc do bé ăn quá no,… hoặc ho do bệnh lý hen suyễn,viêm phế quản, hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó nguyên nhân chủ yếu gây ho ở đối tượng trẻ dưới 6 tháng là do viêm tiểu phế quản gây ra.

Đặc điểm của triệu chứng ho do viêm tiểu phế quản là trẻ ho dai, cơn ho thành từng đợt, ho có đờm đặc, bé thở khò khè. Nếu như không điều trị sớm, bệnh dễ biến chứng thành viêm phổi. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, sức đề kháng còn yếu, cơ thể và các cơ quan chưa hoạt động hoàn thiện nên các tổn thương ở phế quản và phổi khiến bé mệt mỏi và suy nhược nhanh chóng. Bệnh có thể tiến triển rất nhanh, tác động xấu đến hệ hô hấp và nặng hơn là đe dọa tính mạng trẻ.

Tuy nhiên phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, bởi việc chăm sóc tốt bé trong giai đoạn mới phát triệu chứng sẽ kiểm soát được bệnh. Thời gian phụ huynh chăm sóc cho bé tại nhà là 1 – 2 ngày sau thời gian bé có cơn ho đầu tiên. Sau ngày thứ 2, tình trạng sức khỏe bé vẫn chưa cải thiện thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám, xác định nguyên nhân để các bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.

Để điều tra ra rõ nguyên nhân gây ho ở bé, một số thăm khám lâm sàng được thực hiện để theo dõi các biểu hiện bên ngoài. Ở những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như: chụp X quang, siêu âm, chụp CT lồng ngực, nội soi hô hấp… để kiểm tra tình trạng phế quản, phổi của bé.

Các cách trị ho cho trẻ sơ sinh 3 – 4 tháng tuổi hiệu quả

Chữa ho cho bé sơ sinh bằng thảo dược tự nhiên là phương pháp truyền thống nhưng mang lại hiệu quả tốt. Các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng TP HCM cũng đã khuyến khích phụ huynh chăm sóc bé tại nhà trong thời gian đầu, thay vì vội vã dùng thuốc kháng sinh không tốt cho trẻ. Trong đó các bài thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh được chính bác sĩ công nhận hiệu quả là:

Cách trị ho bằng lá húng chanh

Lá Húng Chanh là vị thuốc chữa ho hữu hiệu, được gọi với cái tên khác là Tần dày lá, Dương Tử Tô. Tinh dầu húng chanh có thành phần Carvarol – một chất kháng viêm dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hoạt chất này cũng có hiệu quả kháng sinh mạnh mẽ đối với các vi khuẩn gây bệnh hô hấp. Người lớn dùng húng chanh nhai nguyên lá để chữa ho, viêm họng, cảm lạnh, trẻ nhỏ từ 3 – 4 tháng có thể uống nước lá húng chanh để giảm ho.

Trong dân gian, húng chanh được xem là vị thuốc dùng chữa bách bệnh. Lá húng chanh có vị cay, tính ấm, mùi thơm, hiệu quả trong điều trị chứng cảm cúm, sốt cao, khản tiếng, ho có đờm, làm dịu cổ họng, giảm viêm họng rất tốt và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể cảm nhận cơ ngứa họng do các lông tơ siêu nhỏ trên bề mặt lá gây ra kích ứng.

Húng chanh dùng làm thuốc dưới nhiều dạng khác nhau. Trẻ 3 – 4 tháng tuổi bị ho có thể áp dụng các phương pháp sau:

Giã lá Húng Chanh

Chuẩn bị khoảng 15 lá Húng Chanh

Đem lá húng chanh rửa sạch và ngâm muối 15 phút.

Để lá húng ráo nước rồi đem bỏ vào cối giã nát.

Trộn húng chanh với khoảng 10ml nước sôi.

Ngâm hỗn hợp đến khi nguội thì lọc bỏ bã lấy nước cho trẻ uống.

Mỗi ngày cho bé uống 2 lần, dùng thuốc hết trong ngày.

Với phương pháp này, nếu trẻ tiếp nhận tốt thì sau 2 ngày các triệu chứng sẽ cải thiện rõ rệt. Vị của nước húng chanh có độ cay và đắng nhẹ, để bé dễ uống, phụ huynh có thể bỏ thêm một ít đường phèn đun sôi vào.

Lá húng chanh và hạt chanh

Húng chanh tươi và hạt chanh đều là những nguyên dược liệu có tính kháng sinh cao. Đây cũng là bài thuốc chữa ho có đờm rất hay, an toàn với cả trẻ nhỏ được dân gian áp dụng. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị từ 10 – 15 lá Húng Chanh và 10 hạt Chanh

Đem rửa kỹ lá húng chanh, để ráo nước rồi cho vào cối giã với hạt chanh.

Lọc hỗn hợp thuốc lấy nước cốt rồi đem bỏ vào chén, thêm vào 1 viên đường phèn.

Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy khoảng 20 phút.

Đợi đến khi thuốc nguội thì cho bé uống, mỗi ngày đều đặn 2 lần.

Áp dụng bài thuốc khoảng 2 – 3 ngày, nên cho trẻ uống trước khi ăn 30 phút.

Lưu ý: Phụ huynh không cho bé ăn hay uống gì sau 20 phút dùng thuốc. Điều này nhằm đảm bảo các dược tính của bàu thuốc ngấm vào họng bé giúp thông cổ, giảm ho và long đờm nhanh.

Quất xanh và hạt quất

Quả quất xanh có tính ấm, vị chua nhẹ, vỏ quất có tinh dầu thơm cay hỗ trợ tiêu đờm và giảm viêm sưng hầu họng rất tốt. Ngoài ra nguyên liệu này còn cung cấp các vitamin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hạt quất có chứa nhiều tinh dầu, trong Đông y thường được dùng để chữa cảm mạo phong hàn, chữa hết ho có đờm. Phụ huynh có thể sử dụng quất tươi để chữa hp cho trẻ 4 tháng tuổi.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị 2 – 3 quả quất xanh chí đem rửa sạch, cắt đôi ngang quả và để nguyên hạt.

Cho quất xanh vào chén cùng 1 thìa mật ong, đem hấp cách thủy khoảng 30 phút.

Lọc lấy nước cho bé uống 3 – 4 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 2 ngày.

Nước quất chưng mật ong có vị thơm và ngọt, nếu dùng thường xuyên thì đờm sẽ ra hết, bé không còn ho.

Lưu ý: Phụ huynh không nên áp dụng bài thuốc này nếu như trẻ có dấu hiệu hay nôn ói, tiêu chảy. Dùng quất lúc này có thể ảnh hưởng đến dạ dày, ợ hơi, ợ chua, bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Bài thuốc chữa ho từ đường phèn

Trong Đông y, Đường phèn được xem là dẫn xuất chính cho các vị thuốc an toàn hơn cả mật ong. Đường phèn có vị ngọt dịu, tính bình, dùng chủ yếu trong các bài thuốc chữa ho có đờm, ho khan, viêm họng, đau đầu… Người ta thường kết hợp đường phèn với lá hẹ, quất, hoa đu đủ non để chữa ho. Phụ huynh tham khảo các bài thuốc từ đường phèn đơn giản, dễ thực hiện sau:

Bài thuốc từ đường phèn và lá hẹ

Lá hẹ được dùng điều trị ho cho trẻ sơ sinh phổ biến, đặc biệt là giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi không dùng được thuốc tây. Hẹ sống có tính nhiệt, vị cay ngọt, thơm nhẹ, khi nấu chín có tính ôn, hành khí, giúp giảm ho và giải đờm. Bài thuốc từ lá hẹ và đường phèn cung cấp các dưỡng chất tốt cho cơ thể, tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh 3 – 4 tháng tuổi.

Cách thực hiện: Bài thuốc từ đường Phèn và hoa đu đủ đực

Kết hợp đường phèn với Hoa đu đủ đực là bài thuốc điều trị ho cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả và an toàn. Trong hoa đu đủ đực có chứa hợp chất ancaloid và flavonoid, công dụng chính của chất này là chống viêm, long đờm, từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn cư ngụ trong họng, hầu của bé.

Cách thực hiện: Quất xanh kết hợp đường Phèn

Đường phèn kết hợp với Quất xanh là bài thuốc chữa ho được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Trong quất xanh có chứa nhiều vitamin C, kết hợp chưng cách thủy với đường phèn không chỉ giúp trị ho mà còn tiêu đờm tốt, đồng thời tăng cường đề kháng khỏe mạnh cho trẻ. Bài thuốc này không gây tác dụng phụ, ngược lại còn dễ uống nên phụ huynh có thể áp dụng khi trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi bị ho.

Cách thực hiện:

Rau diếp cá trị ho và nước vo gạo

Rau diếp cá là nguyên liệu phổ biến trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên một công dụng khác của diếp cá là hiệu quả chữa ho, viêm họng đáng kể. Diếp cá là loại thảo dược có chứa nhiều nước, tính mát, hàm lượng vitamin và tinh dầu dồi dào. Thành phần của diếp cá được so sánh với các chất kháng sinh tự nhiên, vì thế khả năng trị ho hữu hiệu.

Để tăng tính hiệu quả, người dân sẽ kết hợp diếp cá với nước vo gạo để uống. Đây cũng là cách trị ho cho trẻ sơ sinh 3 – 4 tháng tuổi được đánh giá an toàn.

Cách thực hiện:

Tinh dầu Khuynh Diệp trị ho có đờm

Tinh Dầu Khuynh Diệp được sử dụng phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh để giữ ấm cơ thể bé, và cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn. Tinh dầu Khuynh Diệp được chiết xuất từ tinh dầu của lá Bạch Đàn, nhờ tính ấm, vị cay, mùi thơm dịu mát, và tinh dầu phát huy tác dụng chống viêm, thông đường hô hấp, chữa ho cho trẻ. Nếu phụ huynh nhận thấy trẻ 3 tháng tuổi bị ho, thở khò khè khi trời chuyển lạnh, áp dụng các phương pháp sau:

Cho bé tắm nước ấm có dầu Khuynh Diệp

Cách thực hiện: Chuẩn bị thau nước ấm nóng, cho từ 4-5 giọt dầu Khuynh Diệp vào nước tắm của bé. Khi tắm cho bé, phụ huynh nên massage cho trẻ để loại bỏ vi khuẩn trên da, làm ấm cơ thể, đồng thời thúc đẩy lưu thông khí huyết, trị cảm lạnh và thông họng, giảm ho. Cha mẹ nên tắm cho bé trong không gian kín gió, không tắm cho con lâu hơn 10 phút và lau thật khô người trước khi mặc quần áo cho trẻ.

Bôi tinh dầu Khuynh Diệp vào lòng bàn chân

Cách thực hiện: Cha mẹ sử dụng một lượng dầu khuynh diệp vừa đủ bôi vào lòng bàn chân của bé. Kết hợp day ấn và massage mỗi bên khoảng 1 phút rồi mang vớ chân giữ ấm cho trẻ. Có thể phương pháp này rất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất đáng kể trong việc chữa ho, giảm đờm và thông khí quản cho trẻ sơ sinh 3 – 4 tháng tuổi.

Phụ huynh chỉ nên dùng dầu Khuynh Diệp trong điều kiện trẻ bị bệnh, hoặc trẻ lạnh. Tuyệt đối không lạm dụng thường xuyên do làn da của bé dễ mẫn cảm, cũng nên tránh bôi dầu Khuynh Diệp lên mũi trẻ hoặc tránh để dầu dây vào mắt bé.

Cho trẻ uống đủ sữa khi bị ho

Nhiều mẹ có suy nghĩ cắt giảm lượng sữa cho bé khi con bị ho, do lo ngại việc bé nôn trớ sẽ nôn ra hết sữa. Điều này là quan điểm sai lầm, không chỉ khiến bé thiếu chất mà bé còn không có đủ kháng thể để chống lại bệnh tật. Các mẹ hãy cho bé yêu bú theo nhu cầu thường ngày, thậm chí có thể để bé bú nhiều hơn 1 – 2 cữ nếu bé vẫn còn đói.

Do khi trẻ bị ho, cơ thể bé sẽ mất nước, cổ họng khô, điều này càng khiến cơn ho tiến triển nghiêm trọng nên việc bổ sung nước rất quan trọng. Các bé trên 6 tháng có thể uống nước, nước trái cây nhưng trẻ 3 – 4 tháng thì chỉ có thể cung cấp nước qua cách uống sữa. Trong sữa mẹ có nguồn dinh dưỡng dồi dào cùng các kháng thể tự nhiên, đây là nguồn thực phẩm hoàn hảo bổ sung hệ miễn dịch cho trẻ.

Với trẻ 4 tháng, lượng nước từ sữa tính theo công thức (ml) = 1.000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ – 10).

Vỗ lưng long đờm cho trẻ

Nếu như trẻ ho có đờm nhiều, trẻ bú thường bị ọc sữa kèm theo ho thì phụ huynh nên áp dụng phương pháp vỗ lưng long đờm giúp trẻ. Từ tác dụng vật lý ở lưng sẽ giúp hệ thống tuần hoàn máu được lưu thông, và tác dụng chính là đẩy đờm dãi ứ đọng trong họng trẻ thải ra ra ngoài. Thời gian vỗ lưng cho trẻ kéo dài 2 – 3 phút, phụ huynh có thể thực hiện khi trẻ bị ho hoặc trước khi trẻ ăn để tránh nôn trớ.

Cách thực hiện:

Đặc trẻ nằm nghiêng, bàn tay mẹ chụm lại 5 ngón và vỗ nhẹ vào lưng sau của trẻ.

Khi vỗ lưng long đờm cho bé, phụ huynh cần đảm bảo tiếng rỗng bồm bộp, âm thanh không vang có thể là tay mẹ chưa đủ cong, cần sửa lại.

Tiếp tục thực hiện vỗ nhẹ 2 phút kéo dài từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Lưu ý không vỗ tại khu vực lưng dưới gần vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.

Thực hiện mỗi ngày 2 lần, khi trẻ trẻ ho khò khè, thấy đờm trong họng thì mẹ bọc đầu ngón tay bằng khăn xô sạch để lấy đờm ra khỏi họng con.

Lưu ý: Trước khi vỗ lưng long đờm cho bé, phụ huynh nhớ tháo nhẫn, đồng hồ để không làm đau bé. Nên vỗ khi dạ dày trẻ rỗng, tốt nhất là trước khi cho trẻ ăn hoặc sau khi bé uống sữa 2h để tránh tình trạng bé nôn đờm, nôn luôn sữa.

Cha mẹ có nên tự mua thuốc trị ho cho bé không?

Việc tự ý cho bé uống thuốc chữa ho có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro với trẻ. Khi bé bị ho , phụ huynh nên chăm sóc bé tại nhà trong thời gian đầu kết hợp áp dụng những phương pháp điều trị tự nhiên trên. Nếu cơn ho vẫn không thuyên giảm sau 2 ngày, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám bệnh, việc sử dụng thuốc sẽ được đích thân bác sĩ kê đơn cho bé nếu cần thiết.

Thực tế, hầu hết các bác sĩ hiện nay đều không khuyến khích việc bố mẹ tự ý cho trẻ nhỏ dùng thuốc. Việc lạm dụng thuốc sớm gây ra hiện tượng kháng kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) , phụ huynh cần hạn chế cho trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc, thậm chí đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng nên sử dụng thuốc khi cần thiết chỉ định từ bác sĩ. Nếu tự ý mua thuốc hoặc siro giảm ho cho bé uống, có thể vô tình một hoạt chất nào đó không hợp với cơ địa trẻ sẽ dẫn đến tác dụng không mong muốn.

Trường hợp nguy hiểm, phụ huynh đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức đối với cơn ho kèm theo một trong các dấu hiệu tím tái môi và quanh môi, trẻ thở mệt, thở gắng sức hoặc ngừng thở.

Bài viết đã tổng hợp những cách trị ho cho trẻ sơ sinh 3 – 4 tháng tuổi an toàn và hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay. Các phương pháp điều trị kể trên đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng thay thế thuốc tân dược. Kết hợp với dùng thuốc, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ cũng như vệ sinh môi trường sống, nghỉ ngơi của bé để bảo vệ trẻ trước các tác động từ môi trường trong thời gian này.

Cách Trị Ho Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Không Cần Dùng Thuốc

Các cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm

Dầu tràm không chỉ có tác dụng tốt trong việc chữa sưng, chống lạnh, chữa cảm cúm mà còn chữa ho rất hiệu quả. Mẹ bỉm sữa có thể áp dụng cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm như sau:

Làm ấm vùng lưng ngực cổ cho bé

Dùng vài giọt tinh dầu tràm xoa đều vào lòng bàn tay. Sau đó bôi nhẹ nhàng vào phần lưng, ngực và cổ của bé.

Dùng dầu tràm làm thông thoáng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Làm sạch, làm thông thoáng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất cần thiết. Việc làm này sẽ tiêu diệt hết những loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà, mẹ bỉm sữa hãy nhỏ thêm vào nước tắm của con từ 4-5 giọt dầu tràm. Sau đó vệ sinh sạch sẽ cơ thể, giúp bé xì mũi và rửa sạch mũi sẽ hỗ trợ trị ho rất tốt.

Giữ ấm chân trẻ lúc ngủ

Giữ ấm chân cho trẻ sơ sinh lúc ngủ cũng điều trị ho hiệu quả. Lúc này, mẹ hãy dùng dầu tràm xoa vào gan bàn chân và tiến hành massage nhẹ nhàng cho bé. Lưu ý nên massage vào vị trí huyệt đạo lõm nhất nằm ở 1/3 bàn chân, gần về phía ngón chân.

Cách trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà từ lá hẹ

Lá hẹ có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn những con ho dai dẳng của trẻ sơ sinh. Đồng thời, loại rau gia vị này cũng bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Mẹ bỉm sữa có thể áp dụng bài thuốc dân gian từ lá hẹ và đường phèn chữa ho cho trẻ sơ sinh.

Dùng 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch, để ráo nước và đem cắt nhỏ. Cho một lượng đường phèn vừa đủ cùng với lá hẹ đem hấp cách thủy. Hấp cho đến khi lá hẹ mềm ra và đường phèn đã tan hết.

Để chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ, mẹ bỉm sữa hãy chắt lấy phần dung dịch giữa lá hẹ và đường phèn. Sau đó, cho bé uống từ 2-3 lần sau mỗi bữa ăn.

Trị ho ở trẻ sơ sinh với rau diếp cá

Mẹ bỉm sữa có thể áp dụng cách trị ho ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà với rau diếp cá như sau:

Lấy rau diếp cá tươi, đem rửa sạch, giã nhỏ và lọc lấy nước.

Cho thêm một chút muối và cho trẻ sơ sinh uống từ 2-3 lần/ngày sau bữa ăn.

Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị ho kèm theo dấu hiệu sốt, mẹ hãy lấy 30gram rau diếp cá tươi, giã nát. Thêm ½ bát nước nguội vào đun sôi cùng và cho bé uống nước. Riêng phần bã rau diếp cá thì đắp vào vùng thái dương sẽ giúp trẻ sơ sinh nhanh hạ sốt.

Tỏi trưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Rửa sạch tỏi, không bỏ vỏ, giập nát rồi cho vào tô. Thêm đường phèn vào tô, sau đó cho thêm nước vào ngập cả đường và tỏi. Đem hấp cách thủy cho đến khi tỏi mềm nhuyễn, đường phèn tan ra. Để nguội và lọc lấy phần dung dịch cho trẻ sơ sinh uống từ 2-3 lần sau bữa ăn.

Lưu ý khi trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà

Không tự y cho bé sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nói không với các loại thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh có thành phần Dextromethorphan, Codein – chất ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương.

Nếu bé ho khan: mẹ bỉm sữa nên vệ sinh mắt, mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Hạn chế cho bé tiếp xúc với khói bụi từ lông súc vật, bụi trong nhà…

Nếu bé ho có đờm: đặt bé nằm sấp trên hai đùi, nhẹ nhàng nên đầu bé lên và vỗ nhẹ vào lưng. Việc này sẽ giúp bé long đờm, làm bật đờm ra khỏi đường hô hấp.

Vào mùa hè, không nên để thẳng bé nằm thẳng quạt hay hướng điều hòa. Nhiệt độ trong phòng luôn đảm bảo từ 24 đến 26 độ C là tốt nhất.

Với những cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả không cần dùng thuốc trên, bố mẹ hãy chọn ra phương pháp phù hợp nhất để con luôn được khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Cách Chữa Ho Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

Khi trẻ bị ho, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra và có cách chữa trị thích hợp. Khi trẻ mới bị ho lên đàm do cảm lạnh, có kèm sổ mũi, không sốt hay có sốt nhẹ, nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, thì nên chăm sóc bé tại nhà, đừng nôn nóng cho bé đi bác sĩ và áp dụng những cách sau đây giúp bé giảm cơn ho.

– Đặt bé nằm ngang đùi bạn như thể bạn sắp đét đít bé, rồi vỗ nhẹ lên người bé, giúp cho bé long đàm, dễ ho.

-Điều chỉnh nhiệt độ phòng ổn định, tránh hơi lạnh thổi trực tiếp vào người bé, sử dụng quạt thông khí nhằm lưu thông lượng khí ra vào phòng luôn thông thoáng.

– Bé sơ sinh, nguồn dinh dưỡng duy nhất là sữa mẹ và trong sữa mẹ có rất nhiều nhân tố kháng khuẩn hiệu quả, chính vì vậy, các mẹ nên tăng cường cho bé bú, nhằm hạn chế sự phát triển các vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.

Ngoài việc áp dụng các cách trên để chữa ho cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên kết hợp những bài thuốc dân gian đơn giản ít tốn kém mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

– Quất xanh là một trong những bài thuốc chữa ho nhiễm lạnh khá hiệu quả. Theo đó khi trẻ bị ho các mẹ có thể dùng từ 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Sau khi chín để nguội và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày để trị ho cho trẻ.

– Nếu không muốn sử dụng quất xanh, các mẹ cũng có thể sử dụng lá hẹ và đường phèn để chữa ho cho trẻ sơ sinh. Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn, tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy lấy nước cho bé uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Nên cho trẻ uống trước hoặc sau cữ bú 1 giờ vì để bụng bé không quá no dễ dàng hấp thụ. Cách này cũng khá thông dụng và được nhiều chị em sử dụng bởi nguyên liệu dễ tìm, dễ chế biến mà hiệu quả điều trị cũng khá tốt.

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh-những sai lầm cần tránh.

– Không nên sử dụng thuốc kháng sinh khi bé vừa chớm bệnh, vì thuốc kháng sinh tuy có tác dụng nhanh chóng trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng theo nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn rất sớm đặc biệt ở đường ruột là có ích cho sự trưởng thành và cân bằng hệ miễn dịch ở trẻ. Vì thế, khi cho trẻ sử dụng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ miễn dịch đường ruột, khiến cơ thể đáp ứng yếu với các tác nhân dị ứng.

– Không nên sử dụng thuốc trị ho khi bệnh vừa chớm, vì thuốc trị ho, cắt cơn ho có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm mất phản xạ ho, tuy nhiên, thuốc có tác dụng gây buồn ngủ, kích thích hệ thần kinh, rối loạn thị giác,… Sau khi đã áp dụng các biện pháp thông thường để chữa trị, trẻ vẫn ho kéo dài với ho từng cơn, kèm triệu chứng thở mau, khò khè,..nên đưa trẻ đến bệnh viện, các cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp.

– Ngoài ra, trong quá trình chữa ho ở trẻ sơ sinh, nhiều bậc cha mẹ cũng dễ mắc sai lầm ngưng điều trị khi thấy bệnh có biểu hiện suy giảm, vì vào thời điểm này vi khuẩn có thể chỉ mới bị tiêu diệt một phần hoặc bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn, việc ngưng điều trị lúc này làm tăng nguy cơ bệnh tái phát và có thể diễn ra theo chiều hướng nặng và khó điều trị hơn.

– Trong quá trình điều trị ho các mẹ cũng không cần phải quá kiêng khem tôm cua, gà…bởi đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh những thực phẩm đó gây ảnh hưởng cho quá trình điều trị. Ngược lại việc kiêng khem quá mức có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Theo: Cẩm nang điều trị bệnh trẻ em

Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: 3 Nguyên Nhân, 4 Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Do nấc thường gây khó chịu ở người lớn, nhiều người cho rằng nó cũng làm cho bé khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể ngủ, mà không bị quấy rầy, và nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt, 3 nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày. Axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản có thể gây nấc. Trào ngược dạ dày thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lúc này cơ quan tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện.

Nuốt nhiều không khí khi bú, đặc biệt là lúc bú bình và trẻ bú quá no sẽ làm trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Việc cho bé bú bình không đúng cách sẽ đưa một lượng khí đáng kể vào dạ dày của trẻ. Nếu lượng khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, cơ hoành sẽ bị kích thích, gây co thắt và tạo ra tiếng nấc.

Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột dễ khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.

Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nếu bé đang bú bị nấc mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời, có thể giúp bé thoát khỏi nấc cụt, Ợ hơi cũng sẽ đỡ. Mách nhỏ: mẹ nên xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt.

Sử dụng núm vú giả Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.

Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục: Nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt, như biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé uống nước, từng ít nước một, khoảng 2-3ml, uống liên tục vài ba lần.

Điều quan trọng cần lưu ý là các bác sĩ khuyên mẹ không nên áp dụng các phương pháp chữa nấc cho trẻ sơ sinh không phải là khuôn mẫu. Chẳng hạn, đừng làm bé giật mình hay kéo lưỡi bé. Những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này không nên áp dụng, vì chúng có thể gây hại nhiều hơn là tốt.

Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Ngoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh, có một số cách để giúp ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn vì nguyên nhân bị nấc không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử các phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ:

Đảm bảo bé yêu bình tĩnh khi cho bé ăn. Có nghĩa là không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc trước khi bắt đầu ăn. Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt hơi nhiều gây nấc.

Hãy thử cho bé bú số lượng ít hơn nhưng bú nhiều bữa hơn.

Nếu mẹ cho trẻ bú bình, nên cho bé ợ hơi sau bú mỗi hai hoặc ba phút trong suốt quá trình bú, nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi.

Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.

Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.

Sau khi cho bú, tránh hoạt động nặng với bé, chẳng hạn cho bé nảy lên và xuống hoặc các trò chơi đòi hỏi bé vận động nhiều.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, để ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể làm những điều sau:

1. Ợ hơi sau bú cho bé tốt: sau bú ẵm bé áp bụng vào người bạn, vuốt lưng nhẹ nhàng đến khi nghe bé ợ hơi rồi mới cho nằm xuống.

2. Khi bú bình chú ý không để bé nuốt hơi, chọn núm vú có kích cỡ phù hợp với tuổi

3. Không cho ăn bú quá no, ăn bú nhiều bữa cách đều nhau để đạt cân nặng phù hợp theo tuổi là tốt nhất, không nên để bé quá cân

Khi nào thì nấc cụt gây lo ngại và cần cho bé đi khám bác sỹ?

Bạn đang xem bài viết Cách Trị Ho Cho Trẻ Sơ Sinh 3 trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!