Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Làm Bánh Mì Việt Nam ? Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022 # Top 12 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Làm Bánh Mì Việt Nam ? Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022 # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bánh Mì Việt Nam ? Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022 mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong bài viết này mình xin chia sẻ với các bạn công thức cách làm bánh mì Việt Nam vỏ giòn ruột xốp với những nguyên liệu và cách làm đơn giản nhất.

Bánh mì Việt Nam 🥖 có một điều đặc biệt là vỏ giòn nhưng lại rất mỏng, nhiều ruột nhưng xốp, dai và mềm. Có nhiều cách để làm bánh mì có ruột mềm, xốp như thêm phụ gia, vitamin C, hay giấm, nhưng những thành phần này ít nhiều ảnh hưởng đến vị của bánh.

Và đặc biệt công thức bánh mì này không sử dụng máy nhồi bột nhưng vẫn đảm bảo bạn làm ra thành phẩm ưng ý nhất. Cách làm chi tiết trong phần hướng dẫn sẽ bám sát công thức nguyên liệu. Các giải thích cho các bước làm cũng như các chú ý về nguyên liệu mình sẽ chia sẻ ở cuối bài viết.

Cách Làm Bánh Mì Việt Nam

Chi Tiết Công Thức Bánh Mì Việt Nam

Bước 1: Trộn bột

Đầu tiên, bạn cân 210 g bột vào một cái âu, sau đó bỏ bớt 10 g bột ra để sử dụng làm bột áo khi nhồi bột. Tiếp theo, bạn cân muối, đường, men instant vào âu bột luôn, nhưng chú ý để các nguyên liệu này ở các góc khác nhau của âu.

Tiếp theo, bạn tạo một khoảng trống ở giữa âu bột, cho 130 g nước vào.

Bước 2: Nhồi bột

Sau khi để bột nghỉ, bạn lấy bột từ chỗ 10 g bột còn lại xoa đều lên tay và rắc một ít lên bề mặt phẳng, đổ bột ra và bắt đầu nhồi bột 10 đến 15 phút. Cách nhồi rất đơn giản, bạn chỉ cần đẩy bột ra xa rồi gập lại và cứ tiếp tục như vậy. Bạn có thể xoay khối bột 90°C sau mỗi lần gập bột.

Nếu bột bị khô hay bị quá ướt thì bạn đều chỉ nên thêm bột và nước từ lượng còn lại của công thức tức là 10 g bột và 15 g nước.

Bước 3: Ủ bột

Tiếp theo, bạn chuẩn bị 1 âu hoặc hộp sạch và đặt bột vào. Sau đó, bạn bọc kín lại và ủ ở nơi ấm áp, khoảng 30 – 35 °C cho đến khi bột nở gấp đôi. Nếu bột được ủ đúng nhiệt độ sẽ nở gấp đôi sau khoảng 1 tiếng. Nơi ấm áp nhất trong căn bếp của bạn thường là trên nóc tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng không bật nên bạn có thể đặt khay bột ở đó.

Sau khi bột nở khoảng gấp đôi thì bạn nhẹ nhàng lấy bột ra. Bạn nên sử dụng dụng cụ vét âu để lấy bột ra thay vì kéo bột ra bằng tay bởi điều này rất dễ làm vớ các bọt khí trong bột.

Bạn phủ 1 lớp bột áo rất mỏng lên mặt bàn và xoa ít bột vào tay. Tiếp đó, bạn đặt 1 phần bột lên mặt bàn và dùng tay dàn nhẹ thành hình elip hoặc chữ nhật. Bạn gập hai mép của phần đầu thon phía xa ban vào giữa, khi đó sẽ tạo ra một góc ngọn của hình tam giác. Bạn gập cái góc này xuống, rồi cuộn dần bột đến hết phía đầu còn lại của miếng bột. Bạn nhớ vừa cuộn vừa đẩy về phía trên để mặt bột căng mịn. Sau đó, bạn dùng hai tay vê hai đầu bánh cho bột dồn vào giữa và hai đầu thon lại.

Sau khi ủ lần hai được khoảng 20 phút thì bạn bắt đầu bật lò nướng ở 250 °C và làm nóng lò trong khoảng 20 đến 25 phút.

Sau khi bột ủ đủ, bạn sẽ thấy bột căng lên và mọng hơn trước khi ủ. Bạn dùng dao lam rạch một đường dọc theo bánh sâu khoảng 3 – 5 mm.

Trước khi cho bánh vào nướng, bạn đổ nước sôi vào một khay hoặc cốc dùng được trong lò nướng và cho xuống rãnh cuối cùng hoặc đáy lò. Sau đó, bạn cho khay bánh vào rãnh giữa, nướng bánh ở nhiệt độ 220 °C ở 7 – 10 phút đầu, sau đó hạ xuống 200 °C và nướng tiếp 7 – 10 phút nữa đến khi bánh được vàng đều.

Nếu lò nướng của bạn nhiệt không đều bạn có thể xoay hay bánh sau khi giảm nhiệt và có thể dùng giấy bạc che mặt bánh nếu bị vàng quá nhanh.

Sau khi nướng bạn để bánh trong lò thêm 3 – 4 phút cho bánh được giòn hơn rồi lấy ra để lên giá.

Thành phẩm thu được là những chiếc bánh có màu vàng đều, vỏ giòn rụm nhưng ruột lại rất mềm, xốp, có nhiều lỗ khí. Khi bạn bóp nhẹ bánh sẽ nghe tiếng kêu lách tách khe khẽ.

Bánh mì nóng giòn chấm sữa ăn ngay thật ngon hết sẩy các bạn ạ!

Nói về cách ăn bánh mì thì chả có gì bàn rồi. Nó quá quen thuộc với chúng ta.

Bạn có thể thưởng thức theo bất kỳ cách nào bạn muốn như ăn trực tiếp, chấm sữa, chấm đường, ăn với bò kho, sốt vang, phá lẩu,…

Và điều mang “bánh mì Việt Nam” đến tới bạn bè muôn nơi là những chiếc bánh mì kẹp với các nhân mặn như trứng, thịt, pate, xúc xích,… và thành phần không thể thiếu – dưa góp.

Loại bột

Bạn nên dùng bột bánh mì, tức là bột có hàm lượng protein cao, trong khoảng 12 – 13 %. Nếu dùng bột có hàm lượng protein thấp hơn thì bánh sẽ khó có thớ dai.

Nhưng nếu không tìm được thì bạn vẫn có thể sử dụng bột mì đa dụng số 10 hoặc 11 tức là bột có hàm lượng protein 10 hay 11%. Tuy nhiên, thành phẩm sẽ cho bánh dai hơn và ít xốp hơn. Và bạn nhớ không sử dụng loại bột mì có hàm lượng protein dưới 10%, loại thường dùng làm bánh ngọt hay bánh bông lan.

Trong công thức bánh mì Việt Nam này mình sử dụng men khô “ăn liền” (instant yeast). Tuy nhiên, bạn có thể dùng men tươi hoặc loại men khô bình thường (active dry yeast) cũng được. Nhưng loại men khô không cần kích hoạt sẽ tiện dụng hơn và không tốn thêm thời gian chờ men kích hoạt.

Nếu bạn nghi ngờ về độ hoạt động của men hay không rõ loại men khô mình dùng có cần kích hoạt không thì bạn có thể tiến hành bước kích hoạt men như trong hướng dẫn cách làm bánh mì hoa cúc. Đó là bạn hòa men vào nước ấm và đợi trong 15 phút. Sau 15 phút, men sủi bọt và nổi như gạch cua thì men đã được kích hoạt đồng thời chứng tỏ men có độ hoạt động tốt.

Các bạn cũng có thể thay đổi lượng men trong công thức làm bánh mì Việt Nam. Ít men thì thời gian ủ bột sẽ lâu hơn và nhiều men thì sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều men, nó có thể ảnh hưởng tới mùi vị của bánh.

Tỉ lệ nước/bột

Bánh mì Việt Nam có độ giòn cao, bên trong xốp có nhiều lỗ khí, vì vậy cần sử dụng nhiều nước. Tỉ lệ trung bình của chất lỏng trong các công thức làm bánh mì “gầy”, loại có vỏ cứng giòn và không có chất béo, thường 65 – 75% bột. Tức là cứ 100 g bột bánh mì thì bạn sử dụng 65 – 75 g nước.

Về nguyên tắc, nước ít hơn sẽ làm cho bánh bị khô, kém xốp và không để được lâu. Nhưng nếu nước quá nhiều, bột sẽ nhão, dẫn đến khó khăn hơn trong việc nhào. Ngoài ra, bột cũng dễ bị chảy và biến dạng sau khi tạo hình nếu bạn không có đủ kĩ thuật.

Do đó trong bài này mình để các bạn trộn bột với nước ở tỉ lệ 65% trước (200 g bột với 130 g nước). Sau đó tùy vào kĩ năng khi nhồi, các bạn có thể sử dụng một phần hay toàn bột lượng bột và nước còn lại.

Các nguyên liệu còn lại

Các loại bánh mì đầu tiên trong lịch sử loài người có lẽ chỉ sử dụng đúng 3 nguyên liệu là bột mì, nước và men. Do đó, bạn có thể làm bánh mì Việt Nam với chỉ 3 thành phần này nhưng bánh có thể sẽ khá nhạt nhẽo nếu không được ủ trong một thời gian rất dài.

Vì vậy, các công thức bánh mì bây giờ thường có thêm muối và đường để thêm mùi vị và kết cấu. Ngoài ra, khi tìm các công thức làm bánh mì Việt Nam khác các bạn thường thấy có thêm các thành phần như dầu ăn hay bơ, giấm, vitamin C hoặc/và cả phụ gia bánh mì nữa. Tại sao lại cần chúng?

Đường giúp cung cấp thêm “thức ăn” cho men cũng như tạo thêm độ ngọt cho bánh mì. Tuy men có thể hoạt động dựa vào nguồn đường có sẵn trong tinh bột nhưng khi ta cho chúng thêm chút thức ăn là đường thì chúng sẽ hoạt động nhanh hơn, rút ngắn thời gian ủ.

Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều đường sẽ làm cho bột của bạn “phình” quá nhanh trước khi có đủ các mùi vì của quá trình lên men. Đồng thời quá nhiều đường cũng sẽ làm bánh nhanh sậm màu hơn do phản ứng Caramel của đường và nhiệt độ.

Muối giúp cân bằng vị bánh và cũng có tác dụng bảo quản bánh. Tỉ lệ của muối trong công thức làm bánh mì Việt Nam thường từ 1 – 2.5%. Muối còn hút nước của bột, làm chặt các sợi gluten, làm giảm hoạt động của men. Nếu bạn để muối tiếp xúc trực tiếp với men thì men sẽ chết và gần như không thể hoạt động.

Cũng chính vì vậy mà khi bạn lấy bột ra khỏi âu sẽ khó khăn hơn. Mình khuyên các bạn nên sử dụng dụng cụ vét âu (bowl scraper), nó sẽ giúp bạn ở bước này và cả bước cắt chia bột nữa.

Phụ gia bánh mì, vitamin C, giấm, chanh hay cả sữa chua thường được sử dụng để tăng hương vị, thể tích bánh và làm bánh xốp hơn.

Trong các nguyên liệu thêm này có chứa axit ascorbic (Vitamin C) là chất có tác dụng chống oxy hóa nên giúp giữ các cầu disulfide (-S-S) trong kết cấu của gluten, giúp mạng lưới này chặt hơn, giữ khí tốt hơn nên giúp bánh xốp hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp bánh được bảo quả tốt hơn.

Thêm vào đấy, dấm hay chanh cũng có thêm thành phần là enzyme amylase giúp bẻ gãy các tinh bột thành đường đơn nhanh hơn, giúp men hoạt động tốt hơn.

Do đó, nếu các bạn muốn có thể dùng thêm một trong những chất phụ gia này. Dễ nhất là sử dụng giấm. Trong công thức bánh mì Việt Nam ở trên thì bạn cho thêm 8 g giấm nhưng nên lưu ý lượng nước có thể giảm đi 5 – 10 g do bột sẽ nhão hơn khi thêm giấm.

Nhồi bột

Giống như chia sẻ trong bài Cách làm bánh mì hoa cúc, thời gian chính là người phụ bếp tốt nhất khi nhồi bột bằng tay. Bởi khi ta để bột “nghỉ ngơi” trước khi bắt đầu và giữa mối lần nhồi bột , giúp hình thành các sợi gluten sẽ hình thành dễ dàng hơn cũng như được “xả hơi thư giãn” sau mỗi lần bị bạn “vần”.

Khi được nghỉ như vậy, bột sẽ bớt ướt dính và dễ dàng hơn cho việc nhồi tay. Nó giúp bạn không mất quá nhiều sức để nhồi và cũng không phải thêm quá nhiều bột áo làm cho bột bị khô.

Nếu bạn nhồi bột bằng máy trộn bột thì sẽ trộn bột trong 5-7 phút ở mức độ trung bình rồi để bột nghỉ 10 phút. Việc này sẽ giúp bột không bị nóng lên trong quá trình nhồi do hơi nóng từ động cơ truyền ra que trộn bột.

Sau khi nhồi bột xong, nếu bạn cầm khối bột trên tay mà có cảm giác bột đặc, chắc tay thì chứng tỏ bột bị khô. Nó có thể do bạn sử dụng quá nhiều bột áo hoặc do độ hút nước của bột.

Vì thế mà để tránh tình trạng bạn dùng bột áo quá tay cũng như độ hút nước của bạn khác với loại mình dùng, chúng mình đã để lại 10 g bột áo và để lượng nước trong khoảng 130 – 145 g trong công thức bánh mì Việt Nam ở trên. Bạn nên sử dụng bột áo và nước thêm trong khoảng đã ghi để đảm bảo bột có độ dẻo mịn phù hợp.

Ủ bột

Bạn có thể ủ ở nhiệt độ thấp nếu làm bánh trong mùa đông hoặc sinh sống ở vùng khí hậu lạnh. Tuy nhiên, thời gian ủ có thể kéo dài hơn, tức là bạn có thể mất 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng để bột có thể nở gấp đôi.

Trong cả lần ủ thứ nhất và thứ hai, bạn không được ủ bánh ở nơi quá ấm áp, trên 45°C, vì điều này sẽ làm men kém hoạt động hoặc chết, dẫn đến bánh nở kém hoặc không nở được.

Trong lần ủ thứ hai, bạn phải ủ đến độ vừa đủ để đường rạch bánh được đẹp. Nếu ủ quá, bánh sẽ nở nhiều, lúc này vết rạch có thể bị nhăn nheo và khi rạch cũng có thể làm xẹp bánh. Nếu bánh ủ chưa đủ thời gian, bánh sẽ nở nhiều trong lò, điều này cũng làm cho vết rạch bị mất nét khi nướng.

Bạn lưu ý khi xịt nước vào mặt bánh ngay sau khi rạch bánh. Bạn nên xịt nước lên toàn bộ bề mặt bánh, đặc biệt là các vết rạch. Bạn cũng có thể dùng chổi quét, tuy nhiên dùng bình xịt sẽ tránh được việc bánh bị xẹp.

Khi nướng bánh mì loại này, bạn nên sử dụng khay nướng chuyên dụng cho baguette 🥖, tức là khay có lỗ và chia các rãnh. Loại khay này giúp tạo điều kiện cho hơi nước từ dưới bốc lên tiếp xúc được với đế bánh, giúp vỏ bánh giòn đều hơn. Đồng thời việc sử dụng khay này cũng giúp bánh giữ được hình dáng thon gọn trong quá trình nướng.

Nếu không có khay chuyên dụng, bạn nên dùng khay đen đi kèm lò hoặc khay có độ truyền nhiệt tốt, có thể không lót giấy nến mà để bánh trực tiếp lên khay. Làm như vậy sẽ giúp bánh hấp thụ nhiệt tốt hơn, giúp bánh nở đều, có độ xốp và nhiều lỗ khí trong ruột bánh, đồng thời đế bánh cũng giòn hơn.

Nếu lò nướng của bạn có nhiều rãnh, thì trước khi đặt khay bánh vào lò, bạn đổ nước sôi vào một cái khay nhôm và đặt ở rãnh cuối cùng. Nếu không có, bạn hãy đổ nước sôi vào vào 1 cốc chịu nhiệt tốt rồi đặt vào lò và xịt nước lên khắp thành lò.

Về nhiệt độ nướng thì lúc đầu chúng mình nước ở nhiệt độ cao đẻ bánh nở nhanh vỏ giòn. Nhưng sau đó hạ nhiệt để bánh không bị mất quá nhiều hơi nước, giúp ruột bánh giữ được độ ẩm, xốp và vỏ bánh cũng không bị nướng quá dày.

Tuy nhiên, tùy kích cỡ và độ ổn định nhiệt mỗi loại lò mà bạn căn chỉnh nhiệt độ và thời gian nướng cho hợp lí. Ngoài ra, bạn cũng có thể xoay khay bánh sau 5 phút đầu nếu lò không ổn định nhiệt. Việc sử dụng nhiệt kế là rất tốt để bạn có thể xác định được nhiệt độ chính xác của lò là bao nhiêu để căn chỉnh thời gian nướng.

Nếu bạn làm bánh có kích thước lớn hơn thì thời gian nướng của từng giai đoạn cũng dài hơn.

Cách giữ bánh mì giòn lâu

Sau khi nướng bánh xong, nếu không dùng luôn bạn nên để nguội rồi bọc giấy báo và cho túi nilon kín. Cách này sẽ giúp bánh giòn 1 ngày.

Nếu bánh bị mềm ỉu, bạn có thể nhúng bánh qua nước rồi cho vào lò nướng hoặc nướng lại trên than hồng, bánh sẽ nhanh chóng giòn trở lại.

Để giữ bánh được lâu hơn, bạn cho bánh vào bọc nylon, đặt vào ngăn đá. Khi muốn thưởng thức thì lấy bánh ra, vẩy chút nướng rồi nướng lại là được.

Câu chuyện bánh mì

Bánh mì chính là minh chứng khẳng định niềm tự hào mang tên ẩm thực Việt Nam nói chung, đặc biệt là ẩm thực đường phố. Từ đây, thế giới sẽ không còn nói Vietnamese baguette, Vietnamese sandwich hay bất cứ cụm từ định danh nào khác ngoại trừ “Bánh mì”.

Nhưng bánh mì Việt Nam có từ bao giờ? Tại sao nó lại được ưa chuộng đến thế?

Nguồn gốc bánh mì Việt

Nói đến nguồn gốc bánh mì Việt Nam, tuy còn nhiều tranh cãi nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng nó bắt nguồn từ bánh mì baguette của người Pháp.

Những năm đầu thế kỷ 19, baguette-loại bánh mì vỏ giòn cứng, ruột đặc, theo chân người Pháp đến Sài Gòn. Tại đây, họ cho xây dựng những lò bánh mì gạch đầu tiên ở xứ An Nam, để tạo ra những ổ bánh mì nóng hổi ngon lành nhằm phục vụ cho lính Pháp và cái thú ẩm thực của tầng lớp thượng lưu Việt.

Nguyên liệu làm bánh mì ban đầu vô cùng đơn giản, chỉ gồm: bột mì, men nở, muối và nước. Quy trình làm bánh mì cũng rất thủ công, gồm 3 khâu chính

Khâu đầu tiên là khâu trộn bột, người thực hiện bước này gọi là thợ ba. Bột được nhào và ủ trong những thùng gỗ lớn.

Tiếp đến là khâu cân và se bột (tạo hình). Bước này do người thợ nhì chịu trách nhiệm. Sau khi tạo hình, bánh mì được ủ trong những hộp gỗ dài, gọi là “rương bánh”.

Cuối cùng là khâu nướng bánh, khâu quan trọng và khó khan nhất. Công đoạn này do người thợ nhất hay thợ chính. Người đứng lò cần có kinh nghiệm, am hiểu về lò nưỡng, và chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng mẻ bánh. Vì thế thù lao của thợ chính cũng cao hơn những người khác.

Với những lò gạch thủ công thì chất lượng của mẻ bánh mì hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thợ. Dân dần, khi sự giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng và số lượng khách hang gia tăng, nhũng lò gạch được thay thế bằng lò điện sơ khai, lò thùng phuy,… nhưng dây truyền sản xuất và công thức chưa có nhiều thay đổi.

Ở cuối những năm 50, những chiếc bánh mì “xé cánh” Đông Dương hiện đại bắt đầu ra đời. Bánh chỉ dài khoảng 20 cm, được cắt 3 dao, nở thành 3 cánh khá đẹp mắt. Hình dáng bánh mì kiểu này ngày càng trở nên phổ biến, thay thế hoàn toàn những chiếc bánh mì tròn hay bánh mì baguette dài 3-4 chục phân của người Pháp.

Công thức bánh mì cũng dần thay đổi. Người thợ bánh mì Việt Nam sử dụng nhiều nước, nhiều men hơn, làm ra những chiếc bánh mì vỏ mỏng, ruột xốp, nhẹ hợp với dân địa phương hơn.

Đấy chỉ là câu chuyện của công thức và hình dáng của chiếc bánh mì. Nhưng ai mới là người nghĩ ra cách ăn bánh mì Việt Nam và đưa nó thực sự trở thành một món ăn của riêng Việt Nam?

Bánh mì vốn được người Pháp mang đến Việt Nam để phục vụ cho chính họ, nên cách ăn bánh mỳ nguyên bản sẽ để trong đĩa phục vụ kèm dao, nĩa theo kiểu Âu.

Vào khoảng năm 1958, chủ cửa hàng bánh mì Hòa Mã, nghĩ ra cách cho nhân vào kẹp giữa bánh mỳ để mọi người tiện mang đi.

Bà chủ Hòa Mã từng làm cho hãng thịt nguội chuyên cung ứng cho các nhà hàng Pháp tại Hà Nội. Khi di dân vào Sài Gòn, vợ chồng bà mở một tiệm bánh mì thịt nguội phục vụ người bản xứ. Ban đầu tiệm cũng phục vụ bánh mì theo kiểu Tây. Tuy nhiên phần đông khách hàng của họ không có nhiều thời gian ngồi ăn thư thả như thế.

Ngoài những cửa hàng, bánh mì còn theo những chân những người gánh rong len lỏi vào những xóm lao động trong những con ngõ hun hút. Từ đây, các loại nhân trứng ốp, chà bông, pate, xá xíu,… kẹp rau hành, ớt, dưa chua các loại ra đời.

Muôn vẻ bánh mì Việt Nam

Chiếc bánh baguette ban đầu đặc ruột và to đùng, khi sang đến Đông Dương thì nhỏ lại, vỏ mỏng, giòn hơn còn ruột thì xốp và mỏng đi. Như thế mới bỏ được nhiều nhân hơn.

Theo chân những người Việt suốt dọc dài đất nước, đến mỗi vùng đất, bánh mì lại được biến tấu để phù hợp với dân bản địa. Một số loại còn trở thành đặc sản đặc thù của xứ đất.

Đi Hải Phòng người ta có bánh mì que cay, vào Đà Lạt phải ăn ngay bánh mì xíu mại, Hội An thì có bánh mì thập cẩm, đến Đà Nẵng thì có bánh mì gà, bánh mì nhân bánh bột lọc, cá kho rim,… Với những tín đồ dịch chuyển, nói bánh mì là món ăn kẹp cả hương vị xứ sở cũng không ngoa.

Nếu nói hamburger là món ăn nhanh của dân tư bản thì tính cơ động, linh hoạt vẫn chưa bằng bánh mì Việt Nam.

Trên bất cứ con đường nào của dải đất chữ S này, bạn cũng có thể mua được bánh mì. Không cần phải gửi xe, không cần phải vào tiệm rồi lích kích chén đũa cầu kỳ. Bạn chỉ cần tấp lề, chờ 5-10 phút là đã có một chiếc bánh mì nóng giòn thơm nức để mang theo.

Sáng sáng, chạy ngoài đường, bạn dễ dàng bắt gặp cảnh lũ học trò gặm bánh mì sau xe ba mẹ chở. Tụi sinh viên gặm bánh mì chen chúc nhau trên xe buýt cho kịp giờ điểm danh sớm. Dân văn phòng bận rộn ăn nhanh cái bánh mì cho qua tạm bữa trưa. Những chú công nhân tan ca tối ăn đỡ chiếc bánh mì là đủ no dằn bụng.

Đâu đâu ở Việt Nam bạn cũng kiếm được bánh mì. Giờ nào, mùa nào, chỉ cần bạn muốn thì không khó để kiếm được bánh mì. Những chiếc xe bánh mì đầy ngập các loại nguyên liệu là đặc trưng của nước mình mà không xứ nào có được.

Nếu baguette theo người Pháp vào nước mình, thì bánh mì lại theo chân người mình đi tứ xứ.

Nếu bạn hỏi người Canada, hẳn họ sẽ kể cho bạn nghe Bánh Mì Boys (Toronto) hay Bánh Mì Thi-Thi (Calgarry). Đến Cộng hòa Séc, người ta có thể thử Banh Mi Ba và Mr. Bánh Mì (Prague). Rồi thì O’ Banh Mi (Philippin), Bánh mì Phượng (Seoul), Bánh Mì Saigon (New York), Bun Mee (San Francisco), Dong Phuong Bakery (New Orleans),…

Ở xứ lạ, bánh mì không chỉ là mẩu quê hương xoa dịu nỗi nhớ nhung của người mình, mà còn là đại sứ ẩm thực đến từ Đông Dương lạ lùng.

Đi một vòng dài, từ món ngoại lai du nhập, baguette được người An Nam hô biến thành bánh mì Việt Nam. Để rồi “bánh mì” ngạo nghễ bước lên thành biểu tượng ẩm thực đường phố của xứ mình, được định nghĩa lại với thế giới bằng một cái tên giản dị của xứ mình.

Mẩu bánh mì và nghĩa tình đồng bào

2020 là một năm vất vả với nhiều người, nhưng những “bánh-mì-holic” hẳn chưa quên câu chuyện về bánh mì thanh long hay bánh mì yêu nước nhỉ?

Để giải cứu hàng tấn thanh long mắc lại do dịch Covid-19, người ta nghĩ ra chiếc bánh mì thanh long màu hồng hồng thơm nức đẹp lạ lùng.

Để cổ vũ một Việt Nam oằn mình chống dịch chống thiên tai, người ta lại tiếp tục cho ra những chiếc bánh mì củ dền màu đỏ, gắn thêm ngôi sao vàng.

Hơn trăm năm có mặt ở Việt Nam, bánh mì chưa bao giờ khiến người ta thất vọng.

Luôn luôn đâu đó vẫn có những con người sáng tạo không ngừng để làm mới bánh mì với hy vọng thế giới sẽ yêu và đón nhận bánh mì Việt Nam, đúng như cái cách mà người An Nam đã chào đón baguette thực dân nhiều năm về trước.

*Ảnh: En Thi và sưu tầm Internet

6 Cách Làm Bánh Xèo Miền Bắc Trung Nam Ngon Và Giòn Lâu, Làm Bánh Xèo Bằng Bột Mì, Bột Bánh Xèo, Bột Pha Sẵn

Cách làm bánh xèo miền Trung có khó không, đổ bánh xèo như thế nào để bánh vàng giòn, không bị vỡ? Bánh xèo không chỉ là món ăn khoái khẩu của người miền Trung mà còn ở nhiều tỉnh thành khác. Massageishealthy sẽ hướng dẫn bạn cách đổ bánh xèo miền Trung đúng cách nhất.

Nét đặc trưng của bánh xèo miền Trung

Bánh xèo là món ăn đặc biệt được người dân miền Nam và miền Trung rất yêu thích và ưa chuộng. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, tôm, thịt, giá cùng các loại rau thơm, ăn kèm với nước chấm đậm đà cũng đủ để khiến con người xua tan đi cơn đói. Nói đến bánh xèo là nói đến sự giản dị, chân chất của người dân vùng quê.

Khác với món bánh xèo của người miền Nam to mỏng, bánh xèo miền Trung lại khá nhỏ nhắn, xinh xắn kích thước chỉ như bàn tay người lớn, nhân ít hơn nhưng vẫn đủ tôm, thịt, mực và giá.

Không có sắc vàng như bánh xèo miền Nam, bánh xèo miền Trung vẫn có vẻ hấp dẫn riêng, quyến rũ với hương vị thơm ngon, hòa cùng chén nước chấm đậm đà.

Nhắc đến nước chấm ăn kèm với bánh xèo miền Trung thì rất đa dạng, nhiều loại phong phú. Ngoài hương vị nước chấm chua chua ngọt ngọt giống miền Nam ra thì ở miền Trung khi ăn bánh xèo sẽ có chén mắm nêm được pha đậm hơn hay nước chấm sốt đậu phụng ngậy béo.

Bánh xèo miền Trung cũng giống như con người miền Trung, giản dị dân dã không hề phô trương nhưng lại có sức hút chiếm được cảm tình của bao thực khách. Chiếc bánh xèo nhỏ nhỏ, nóng nghi ngút khói, vỏ bánh giòn rụm, gói cùng các loại rau thơm rau sống như xà lách, tía tô, húng quế,…. nhiều nơi còn cho thêm miếng khế chua lát mỏng.

Đổ bánh xèo như thế nào cho bánh vàng giòn, không bị dính, bị vỡ?

Điểm đặc biệt lớn nhất của loại bánh xèo miền Trung đó chính là đổ bằng khuôn, thường được làm từ chất liệu gang hoặc đất nung. Nhiều người dân sống ở vùng này lâu năm còn cho rằng khuôn càng lâu, càng cũ thì bánh làm ra càng ngon, càng giòn, không bị dính nhiều. Vì vậy mà ngay khi mua khuôn bánh mới về sẽ được thoa qua một lớp mỡ rồi đặt trực tiếp lên bếp hồng nhiều lần.

Chiếc bánh chín giòn tan sẽ được bày đẹp mắt ra đĩa, thường thì sẽ dùng kéo cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Thời tiết tự dưng mưa rả rích, còn gì tuyệt vời hơn là ngồi cạnh bạn bè thưởng thức miếng bánh xèo miền Trung nóng hôi hổi.

Ăn bánh xèo phải thư thả, từ từ, ăn vội sẽ mất đi vị ngon. Không quá nổi tiếng, ồn ào như món bún bò Huế, bánh xèo miền Trung vẫn cứ giữ vẻ giản dị, mộc mạc của riêng mình nhưng chắc chắn dù người con nào miền Trung đi xa vẫn luôn nhớ về món ăn này.

1. Cách đổ bánh xèo miền Trung bằng bột gạo ngon vàng giòn không dính

Thường thì ở thành phố bạn sẽ khó lòng mà tìm mua được khuôn bánh xèo miền Trung bằng chất liệu gang và chất liệu đất nung. Vì thế, thay thế cho dụng cụ này Massageishealthy khuyên bạn nên dùng chảo không dính thực hiện món ăn này. Chắc chắn sẽ nhanh chóng, gọn nhẹ và chiêu đãi cả nhà món bánh xèo miền Trung ngon tuyệt.

Nguyên liệu chuẩn bị đổ bánh xèo

Bột gạo: 200g

Nước ấm: 250ml

Nước cốt dừa: 50ml

Muối: nửa thìa cà phê

Bột nghệ: nửa thìa cà phê

Mè rang xay nhuyễn: lượng vừa đủ

Mực tươi: 200g

Tôm tươi: 200g

Giá, hành tây, hành tươi

Thịt heo ba chỉ: 200g

Các loại rau sống: xà lách, mùi, rau răm, húng quế, ngò,…

Thay vì mua nhiều nguyên liệu làm vỏ bánh như vậy, bạn nên mua luôn gói làm vỏ bột bánh xèo pha sẵn ở tiệm tạp hóa hoặc siêu thị.

Cách làm món bánh xèo miền Trung vàng giòn như sau Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tôm bạn rửa sạch bên ngoài rồi mới bắt đầu công đoạn tiếp theo, đối với món bánh xèo bạn nên cắt bỏ luôn đi phần đầu, đuôi và chân, giữ lại vỏ bên ngoài, loại bỏ ngay phần bã thừa trong thân con tôm. Rửa sạch thịt tôm rồi để ra rổ cho ráo nước.

Mực ống rửa sạch với nước, bóc sạch lớp màng mỏng màu đen bên ngoài, loại bỏ đi phần mắt và mực đen sì. Rửa lại lần cuối rồi cắt thành những miếng khoanh tròn vừa ăn rồi để riêng.

Hành lá cắt rễ, bỏ đi lá úa, rửa sạch rồi sau đó cắt thành khúc nhỏ. Giá rửa sạch rồi để rổ cho ráo nước. Hành tây lột vỏ, cắt rễ, rửa sạch rồi cắt thành những khoanh mỏng mỏng.

Các loại rau sống thì nhặt lấy lá non, loại bỏ lá úa, rửa sạch rồi để rổ cho ráo, đến khi ăn cùng bánh xèo rau sẽ không còn dính nhiều nước.

Bước 2: Làm bột bánh xèo từ bột gạo

Ở ngoài tiệm tạp hóa bán rất nhiều loại bột bánh khác nhau như bột gạo khô hay là loại bột để làm bánh xèo được pha sẵn đủ các gia vị. Nhưng nếu bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi, vẫn ngon hơn khi sủ dụng loại bột tự tay mình làm.

Đầu tiên bạn hãy ngâm gạo nếp qua một đêm bằng nước ấm, hôm sau dậy xay nhuyễn, như vậy bột bánh sẽ mềm, mịn, nhuyễn, bánh xèo làm ra sẽ ngon, giòn và thơm hơn rất nhiều.

Đối với loại bột gạo khô, trước tiên hãy pha bột cùng với nước ấm ấm, dùng thìa hòa đều các nguyên liệu với nhau. Muốn bột được mịn, không có gợn thì hãy dùng rây lọc qua hỗn hợp bột lỏng.

Cuối cùng là thêm nước cốt dừa, nửa thìa cà phê muối, chút mè rang xay cùng bột nghệ tạo màu vàng đẹp mắt. Đảo đều các nguyên liệu cùng nhau. Vậy là bột bánh đã hoàn thành.

Bước 3: Đổ bánh xèo bằng chảo chống dính

Bắc chảo đã chuẩn bị lên bếp, bạn nên dùng loại chảo không quá to, có kích thước vừa phải để bánh xèo thành phẩm sẽ gần giống như cỡ của bánh xèo miền Trung. Đợi chảo nóng rồi cho thêm một chút dầu ăn vào cùng, tiếp vào đó là chút hành tây, đảo đều cho chín rồi lại chút tôm, chút mực và thịt ba chỉ vào đảo cùng nhau cho săn lại.

Tiếp theo đó chính là bước đổ bột – bước quan trọng nhất để tạo nên độ ngon của bánh. Bạn không nên đổ quá nhiều sẽ làm bánh bị nhẽo hay đổ quá ít làm bánh quá mỏng nên dễ giòn.

Dùng một chiếc muôi vừa phải để làm đồ đong lượng bột. Múc 1 muỗng hỗn hợp bột rồi đổ vào chảo, nghiêng chảo để lớp bột được dàn đều mỏng quanh bề mặt của chảo. Ngay lúc này thêm vào giữa một nhúm hành tươi và giá vào, dùng nắp đậy kín cho các thành phần và bột bánh được chín.

Bước 4: Hoàn thiện chiếc bánh xèo miền Trung

Nên mở nắp thường xuyên để kiểm tra độ chín và màu sắc của bánh xèo. Bánh chín có màu vàng đẹp mắt, hãy dùng xẻng chống dính cạy nhẹ nhàng chiếc bánh lên để tránh bị gãy và vỡ bánh.

Bạn chỉ nên cạy một nửa rồi gập đôi chiếc bánh lại, chờ mặt bên dưới giòn hẳn thì lại lật lại mặt bên kia. Khi cả hai mặt đều vàng giòn thì có thể lấy ra khỏi chảo và thưởng thức.

Với cách đổ bánh xèo miền Trung đơn giản này, chiếc bánh xèo thơm ngon, giòn rụm, nóng hổi khói nghi ngút, còn gì tuyệt vời hơn khi gói miếng bánh xèo cùng chút rau sống, chấm vào bát nước chấm đậm đà thì ngon hết nấc.

2. Cách làm nước chấm bánh xèo miền Trung ngon ngất ngây

Mỗi loại bánh xèo như bánh xèo miền Nam hay bánh xèo miền Trung đều có mỗi loại nước chấm riêng biệt. Cùng là nguyên liệu từ nước mắm nhưng hai loại bánh thì lại chế biến theo hai cách khác nhau. Vì thế mà hương vị đặc trưng của bánh xèo miền Trung luôn đảm bảo sự khác biệt, đặc trưng của riêng mình.

Thường thì nước chấm bánh bèo của người miền Trung sẽ phải luôn có màu vàng đẹp mắt, nhấn nhá cùng vài lát ớt cay đỏ tươi, miếng cà rốt thái thành sợi dài. Đây cũng là lý do khiến cho thực khách cảm nhận được đủ mọi hương vị chua, cay, mặn, ngọt.

Nguyên liệu pha nước chấm bánh xèo Các bước thực hiện

Ớt tươi đem rửa sạch, cắt bỏ phần cuống, sau đó bổ đôi để loại sạch hết hạt bên trong. Dùng sao cắt ớt thành những miếng nhỏ rồi mới bắt đầu băm cho nhuyễn. Nước chấm ngon và đẹp mắt hay không phụ thuộc toàn bộ vào công đoạn băm ớt này.

Với mỗi lần pha nước chấm cho khoảng 4 đến 5 người ăn, bạn chỉ cần dùng 5 nhánh tỏi là phù hợp. Tỏi bóc sạch vỏ, đập dập rồi cũng tiếp tục băm nhỏ giống như ớt, bạn muốn nhanh hơn thì có thể giã.

Cà rốt rửa sạch, cắt cuống rồi gọt vỏ bên ngoài, dùng dao nạo cắt cà rốt thành nhiều sợi nhỏ rồi để riêng ra một bát, chờ đến khi sử dụng.

Bạn pha nước chấm cho nhiều người ăn, vì vậy hãy dùng bát lớn. Chuẩn bị bát tô lớn, cho vào trong bát lượng nước mắm đã chuẩn bị cùng với đường trắng, hòa tan đường với mắm rồi mới bắt đầu cho thêm nước cốt chanh và nước lọc vào khuấy đều. Lúc này bạn nên nêm nếm xem hương vị có hợp với mình chưa, có thể thêm chanh hoặc đường theo sở thích của mình.

Sau khi nêm nếm xong là công đoạn cho tỏi băm, ớt băm cùng cà rốt thái sợi đã chuẩn bị trong các bước trên, trộn đều. Lúc này bạn có thể thưởng thức được ngay món bánh xèo của mình, bánh nóng giòn chấm cùng nước chấm chua chua ngọt ngọt cay cay, đậm đà chuẩn vị miền Trung.

Nhiều người nói muốn có món nước chấm bánh xèo miền Trung ngon thì việc đầu tiên là phải chọn được nước mắm ngon. Tốt nhất nên chọn loại mắm có độ đạm hơi cao một chút, vì lúc này hương vị sẽ thơm, độ mặn sẽ không bị gắt. Màu mắm cũng không quá đậm, nâu nhẹ nhẹ thì lúc pha loãng sẽ đẹp mắt hơn nhiều. Miền Trung người ta còn sử dụng đường vàng thay cho đường cát.

3. Cách làm nước mắm chấm bánh xèo miền Nam

Nếu bạn không thích vị nước chấm đậm đậm như miền Trung thì có thể chấm bánh xèo vào loại nước mắm pha của bánh xèo miền Nam.

Điểm khác biệt giữa nước mắm chua ngọt miền Nam với miền Trung đó chính là tỉ lệ đường, người Nam thường ưa ngọt hơn. Thay vì dùng chanh, họ dùng giấm, tuy nhiên bạn vẫn có thể hoàn toàn dùng chanh để vị chua nhẹ nhàng, thanh thanh hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nước mắm ngon: 1 thìa

Đường cát trắng: 2 thìa

Nước lọc (nên sử dụng nước ấm)

Cà rốt: nửa củ

Ớt cay: 1 quả

Giấm ăn (có thể dùng chanh)

Các bước làm nước mắm chắm bánh xèo

Cũng giống như loại nước chấm bánh xèo của miền Trung, ở miền Nam vẫn làm những công đoạn như vậy. Ớt đỏ cay bỏ cuống đi, rửa sạch rồi sau đó bổ đôi để loại bọ hết hạt bên trong.

Tiếp theo hãy cắt ớt thành những lát nhỏ rồi mới băm thật nhuyễn, để ớt ra một chén riêng biệt. Ớt càng nhỏ thì nước chấm càng đẹp mắt với màu sắc hài hòa, vị cay dậy hơn. Gia đình nào có trẻ nhỏ thì nên giảm lượng ớt đi.

Tỏi bóc vỏ, đập dập rồi bắt đầu băm nhuyễn, giống như ớt, càng nhuyễn thì càng ngon. Cà rốt gọt vỏ rồi dùng bàn nạo cạo cà rốt thành từng sợi dài và mỏng, để riêng ra một bát. Mọi loại nước chấm bánh xèo đều có sợi cà rốt, vì cà rốt đem đến hương vị đặc trưng đối với nhiều loại mắm khác.

Chuẩn bị tô lớn rồi cho toàn bộ các nguyên liệu đã chuẩn bị: nước mắm ngon, đường trắng cùng với giấm vào trong bát. Hòa tan các thành phần rồi mới đổ thêm nước vào bên trong, khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Cuối cùng chỉ là bước cho thêm tỏi băm, ớt băm nhuyễn cùng với cà rổ thái sợi vào, như vậy đã hoàn thành.

Hai cách pha nước chấm bánh xèo hoàn toàn nhanh gọn, đơn giản, khiến món bánh xèo thơm ngon hơn rất nhiều.

B. Cách làm bánh xèo chay bằng bột bánh xèo ngon

Cách làm bánh xèo chay sau đây đảm bảo sẽ quyến rũ các bạn cho mà xem, dù đây là món không có nhân tôm thịt nhưng với sự khéo léo trong cách làm tạo nên 1 món ăn giúp cho chúng ta có được cảm giác thanh tịnh khi thưởng thức nó.

Nguyên liệu

Bột bánh xèo: 1 gói

Tôm chay: 100g

Nước cốt dừa

Bột nghệ: 1 muỗng cà phê

Đậu xanh bỏ vỏ: 100g

Sắn: 1 củ nhỏ

Giá đỗ: 200g

Đậu hũ chiên: 2 bìa

Bột gạo: 50g

Rau: Salad, diếp cá, boa rô, cải bẹ xanh, rau thơm

Nấm: có thể là loại nấm rơm hoặc nấm bào ngư: 100g

Cách làm đơn giản

– Bước 1: Đầu tiên chúng ta lấy đậu xanh ngâm với nước khoảng 2h trước khi chúng ta tiến hành làm món bánh xèo chay. Nếu là đậu xanh có vỏ thì ta cần đãi vỏ thật sạch trước khi đem đi nấu, đỗ không có vỏ thì chỉ cần bạn vo thật sạch rồi đem đi hấp chính. Sau khi hấp chín thì chúng ta xay cho nhuyễn rồi để đó.

– Bước 2: Lấy nấm với tôm chay rửa thật sạch. Sau đó các bạn bắc chảo lên bếp rồi phi thơm boa rô cho thật dậy thơm rồi cho nấm với tôm chay vào xào chín rồi đổ ra cái bát để riêng ra một bên.

– Bước 3: Bước kế tiếp chúng ta lấy váng đậu hoặc tàu hũ đem chiên giòn, cà thì cắt thành miếng nhỏ. Ta cần lưu ý là với cách làm bánh xèo chay ngon hay không có sự góp phần không nhỏ của hương vị giòn của váng đậu, ngoài các vị giòn của bánh thì còn có vị giòn dai của váng đậu và tàu hũ nữa.

– Bước 4: Ta lấy số giá đỗ rửa thật sạch rồi để ráo. Bỏ vỏ củ sắn sau đó các bạn rửa sạch và thái thành sợi nhỏ và mỏng. Nhặt thật sạch số rau sống rồi rửa sạch và ngâm nước muối. Băm nhỏ ớt trái và tỏi rồi pha với một ít nước mắm chua ngọt.

– Bước 5: Làm bột đổ bánh xèo: Ta cho số bột gạo hòa lẫn với nước cốt dừa (có pha thêm một ít nước) sau đó cho ít nước cốt nghệ (khoảng 1 muỗng cafe) + ba rô + bột nêm + bột canh, cải bẹ xanh, rau thơm vào trộn thật đều lên, nếu mà thấy đặc chúng ta nên pha thêm một ít nước sao cho hỗn hợp sền sệt là được.

– Bước 6: Ta bắc cái chảo lên bếp cho lửa vừa để cho chảo nóng từ từ, sau đó các bạn cho dầu ăn vào rồi để dầu sôi thì ta múc bột đã hòa vào trong chảo. Ta xoay nghiêng chảo để cho bột được chảy đều và nhanh, sau đó cho tiếp đậu hũ + tôm chay xào cùng với nấm, còn đậu xanh và giá đỗ, sắn rắc phủ lên phía trên.

– Bước 7: Đậy nắp chảo lại để cho bánh xèo chay chín rồi dùng xẻng bạn lật mặt bánh cho chính đều và cho ra đĩa là hoàn thành.

Mong rằng bạn có thể làm được mon banh xeo chay này. Bạn đừng nghĩ món ăn này chỉ dùng cho những người theo đạo Phật. Mà đây là món ăn khá là an toàn cho sức khỏe chúng ta.

C. Cách làm bánh xèo miền Tây Nam Bộ với thịt ba chỉ, nấm hương

Bánh xèo nam bộ ngon giòn được ăn kèm rau sống với nước mắm chua ngọt là tuyệt nhất luôn. Cái thú của món bánh này là bạn bè cùng nhau ngồi trò chuyện rôm rả trong lúc chờ đợi những chiếc bánh nóng hổi được sắp lên đĩa. Đặc biệt khi tiết trời se se lạnh mà được nhâm nhi đĩa bánh xèo thơm nồng thì quả là thức ngon không gì bằng.

Bánh xèo Nam bộ ngon giòn, cuốn kèm rau sống, ăn với nước mắm chua ngọt là nhất luôn. Thật ra cách làm bánh xèo này mình được mẹ của bạn trai hướng dẫn làm lúc mình về nhà bạn ý chơi, làm 1 lần mình ghiền luôn, cứ rảnh rảnh lại làm.

Cái thú của món bánh này là bạn bè cùng nhau ngồi nói chuyện rôm rả trong lúc chờ đợi những chiếc bánh nóng hổi ra khuôn, sắp lên đĩa. Đặc biệt khi tiết trời vào thu, trời se se lạnh mà được nhâm nhi đĩa bánh xèo miền Nam thơm nồng thì quả là ngon không gì bằng.

Nguyên liệu sử dụng cho cách làm bánh xèo nam bộ

Bột bánh xèo: 1 gói 400 g

Bột nghệ

Tôm: 150 g

Thịt ba chỉ: 150 g

Nấm hương: 10 cái

Hành hoa, giá đỗ, cà rốt, nước lọc, đỗ xanh cà vỏ

Dầu ăn, nước mắm, đường ớt, rau diếp, rau thơm các loại.

Hướng dẫn cách làm bánh xèo miền Nam

– Cách làm bánh xèo nam bộ có ngon hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào cách pha bột làm bánh và phần nhân bánh xèo. Các bạn cho gói bột làm bánh xèo vào âu sạch cùng 1 muỗng cà phê bột nghệ.

– Đổ 500 ml nước vào trong âu cùng hành lá cắt nhỏ. Đánh đều hỗn hợp để khoảng 30 phút trước khi đổ bánh.

– Tôm, thịt rửa sạch sau đó thịt bạn cắt mỏng, nấm hương đem ngâm nở, cắt bỏ chân cắt sợi. Chuẩn bị sẵn sàng cho cách làm bánh xèo nam bộ.

– Để bắt đầu cách làm bánh xèo nam bộ bạn cho 1 ít dầu ăn vào chảo rồi cho thịt vào xào tiếp đến bạn cho tôm vào xào cùng nấm hương. Rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn sau đó cho tôm thịt ra bát.Với đậu xanh bạn nên vo sạch, ngâm 30 phút rồi cho vào chõ hấp chín. Giá đỗ rửa sạch để ráo, cà rốt rửa sach gọt vỏ bào sợi.

– Đặt chảo lên bếp cho chảo nóng lên, rồi tráng đều 2-3 muỗng bột bánh xèo. Các bạn nhớ lắc đều để hỗn hợp bánh xèo trải mỏng khắp lòng chảo rồi xếp lên bề mặt bánh xèo một vài con tôm, thịt, thêm đậu xanh, giá đỗ, cà rốt rồi đậy kín chảo lại.

– Đun lửa lớn từ 3-4 phút dùng muỗng gấp bánh xèo làm đôi, rán đến khi phần vỏ chín giòn vừa ý thì tắt bếp gắp bánh xèo ra đĩa.

– Món bánh xèo nam bộ đã xong rồi đó, bây giờ thì thưởng thức thôi nào.

Pha nước mắm chấm của cách làm bánh xèo nam bộ

– Cách pha nước mắm chấm bánh xèo: Cho 40 ml nước mắm với 40 gr đường, 2 tép tỏi băm, ớt đỏ, 40 ml nước sạch rồi khuấy đều là xong.

Bánh xèo Nam Bộ sau khi hoàn thành phải có lớp vỏ mỏng, giòn rụm. Khi cuộn chung bánh xèo với nhiều loại rau, kết hợp với vị chua chua ngọt ngọt từ nước mắm mới đúng chuẩn.

D. Cách làm bánh xèo miền Bắc cực đơn giản và giòn ngon

Nguyên liệu đơn giản

Bột gạo khô: 200g, bột nghệ: 10g

Bia: 100 ml

Thịt lợn: 200g

Tôm: 200g

Nấm hương: 30g

Hành tây: 1 củ

Giá đỗ: 100g

Hành tím, gừng, hành lá

Muối, nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu

Rau sống các loại

Tỏi, ớt, đường, chanh

– Tôm bạn cắt râu, rửa sạch, ướp với 1 muỗng muối, 1 ít gừng giã nhỏ. Hành tây đem bóc vỏ, cắt múi. Giá đỗ bạn rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Nấm hương ngâm mềm rồi đem cắt nhỏ. Hành tím bóc vỏ rồi băm nhỏ. Rau sống rửa sạch đem ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút.

– Sau khi sơ chế xong nguyên liệu bạn tiến hành cách làm banh xeo mien Bac. Bạn hòa bột gạo với 250ml nước lọc, 100ml bia, 1 muỗng cafe muối, 10 gam bột nghệ vào tong một cái thau inox lớn, trộn đều rồi cho một ít hành lá vào.

– Kế đến bạn bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào, khi dầu nóng thì bạn cho hành tím vào để phi vàng. Sau đó bạn cho thịt, tôm, nấm hương vào rồi đảo đều, gần chín thì cho hành tây vào và nêm lại cho vừa vị để cách làm bánh xèo miền Bắc thêm ngon.

– Bạn cho một ít dầu vào chảo. Khi dầu nóng già bạn đổ một muỗng canh bột vào để tráng đều chảo. Sau đó, bạn cho hỗn hợp tôm thịt xào rải mỏng đều trên mặt bánh, rồi rải một lớp giá mỏng lên trên cùng.

– Tiếp theo để cho cách làm bánh xèo miền Bắc được giòn ngon bạn đun nhỏ lửa khoảng 2 phút cho bánh chín giòn rồi gập đôi bánh lại để ra đĩa.

– Đối với cách làm bánh xèo miền Bắc thì phần nước chấm bạn pha theo tỉ lệ: 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường, 1 muỗng nước lọc, 2 muỗng nước cốt chanh, và cho thêm tỏi, ớt băm vào. Vậy là đã hoàn thành xong cách làm bánh xèo miền Bắc rồi đấy, thưởng thức cùng mọi người thôi nào.

E. Cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn tiện lợi mà vẫn thơm ngon

Nguyên liệu làm bánh xèo bằng bột pha sẵn

Bột bánh xèo pha sẵn: 400gr

Hướng dẫn cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn giòn ngon

Tôm: 200gr

Thịt ba chỉ: 200gr

Đậu xanh: 200gr

Nấm các loại

Hành lá, giá đỗ, rau thơm, cải xanh, xà lách

Gia vị: muối, đường, bột ngọt, nước mắm ngon, tỏi, ớt, dầu ăn.

– Giá đỗ rửa sách để ráo. Hành lá nhặt sạch, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Rau thơm, cải xanh, xà lách nhặt lá sâu, ngâm qua nước muối rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.

– Bước 2: Nấm các loại bạn cắt bỏ chân rồi ngâm qua nước muối 10 phút, đem rửa lại với nước cho thật sạch rồi để ráo.

– Thịt ba chỉ rửa sạch cắt nhỏ. Tôm cắt bỏ đầu đuôi rồi đem rửa sạch. Cho thịt với tôm vào tô ướp cũng ít gia vị rồi đem xào sơ.

– Bước 3: Với cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn, bạn chỉ việc rây bột thật mịn cho vào tô sau đó hòa tan với 1 lít nước.

– Để bột bánh thêm giòn thì khi trộn hỗn hợp bột bạn cho vào 1 muống dầu ăn rồi hòa tan đều vào hỗn hợp để không bị vón cục, cuối cùng cho hành lá đã cắt nhỏ vào trộn đều rồi để bột nghỉ 30 phút mà bạn không cần phải nêm thêm gia vị gì nữa vì tất cả độ béo, mặn, ngọt, thơm đều có sẵn.

– Bước 4: Bạn tiến hành bước tiếp theo của cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn. Bắt chảo lên bếp với một ít dầu tráng đều khắp mặt chảo.

– Khi dầu nóng già, bạn khuấy bột lên rồi múc muống canh bột cho vào chảo tráng đều mặt chảo, tiếp tục rãi đậu xanh lên khắp mặt bánh cũng với ít nhân tôm thịt, nấm và giá vào rồi đậy nắp lại 3 phút, và đun trên lửa vừa.

– Bước 5: Sau đó bạn mở nắp ra và đun thêm 1 phút nữa để bánh được vàng giòn, lúc này bạn gập đôi bánh lại và cho ra dĩa.

– Bước 6: Tương tự như cách làm nước chấm bánh xèo thông thường thì với cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn bạn cũng chỉ việc hòa tan nước mắm ngon, đường, bột ngọt, chanh với tỏi ớt sao cho có vị chua ngọt vừa khẩu vị, có thể thêm đồ chua vào tùy thích.

– Bước 7: Bánh xèo khi hoàn thành bạn bày ra dĩa cùng với rau và nước chấm.

F. Cách làm bánh xèo Nhật Bản Okonomiyaki đơn giản

1. Đôi nét về bánh xèo Nhật Bản Okonomiyaki

Okonomiyaki là tên gọi của món bánh xèo hấp dẫn này. Okonomiyaki được đọc là (o-konomi-yaki) là một loại bánh mặn áp chảo gồm nhiều loại nguyên liệu. Tên của bánh được ghép từ okonomi nghĩa là “thứ bạn thích/muốn”, và yaki nghĩa là nấu nướng, được xem là món ăn đặc trưng của ẩm thực vùng Kansai hoặc Hiroshima, nhưng món này có mặt khắp nơi trên đất Nhật. Nguyên liệu làm đế bánh và làm nhân thay đổi tùy từng vùng. Okonomiyaki của Tokyo nhỏ hơn ở Hiroshima và Kansai.

Mặc dù có tên là bánh xèo nhưng cách chế biến thì hoàn toàn khác. Okonomiyaki không được chế biến từ cách pha chế các loại bột như bánh xèo Việt Nam mà để làm nên một chiếc Okonomiyaki cần phải có rất nhiều nguyên liệu cũng như các chế biến cũng khá là cầu kì. Nhưng chính sự mới lạ xen lẫn cái đa dạng trong nguyên liệu hương vị thêm một chút gọi bình dân nữa đã cấu thành nên sự cuốn hút của món ăn này với thực khách mọi nơi.

2. Bánh xèo Nhật Bản có mấy loại?

Bánh xèo Nhật Bản cũng như ở Việt Nam được chia ra làm nhiều loại, có 2 loại cơ bản là bánh xèo ở Osaka và Hiroshima. Tất cả đều giống nhau ở khâu nguyên liệu, bao gồm: bột, bắp cải, thịt heo thái mỏng, hải sản, trứng, giá và các chất phụ gia như gừng đỏ, cá ngừ bào, sốt maiyonaise, đặc biệt không thể thiếu nước sốt riêng của bánh xèo Nhật.

Bột, bắp cải, thịt heo thái mỏng, hải sản, trứng, giá và các chất phụ gia như gừng đỏ, cá ngừ bào, sốt maiyonaise, đặc biệt không thể thiếu nước sốt riêng của bánh xèo Nhật. Nhưng sự khác nhau của hai món bánh xèo này chính là cách chế biến bánh xèo Osaka được chế biến đơn giản bằng cách trộn lẫn các thứ với bột rồi đem chiên; nhân bánh gồm có bắp cải, hải sản (mực, tôm), thịt heo và gia vị, cứ y như bánh xèo thập cẩm.

Còn bánh xèo Hiroshiama thì cầu kì hơn chút xíu, lớp bánh mỏng sẽ được nướng trước rồi sau đó mới thêm gia vị và lớp nhân lên trên (có cả cá ngừ bào khô), nước sốt okonomi sẽ được rưới lên sau cùng. Bánh kiểu này khi trang trí trông đẹp mắt, cứ như là pizza vậy. Nhưng dù chế biến ra sao thì cảm giác đầu tiên của thực khách khi thưởng thức món ăn này luôn là lớp vỏ giòn tan và nhân trong dai dai tạo một cảm giác vô cùng ngon miệng cho những ai đã nếm qua món ăn này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

100gr bột mỳ

160ml nước dùng (có thể dùng nước luộc gà)

2 quả trứng

300gr bắp cải và hành lá

100gr thịt heo hoặc thịt xông khói

100gr tôm hoặc bạch tuộc (đã luộc sẵn)

Sốt mayonnaise, sốt okonomiyaki, muối, dầu ăn

30gr gừng đỏ

Rong biển vụn

Khô cá ngừ bào

Các bước thực hiện món bánh xèo Nhật

3. Hướng dẫn cách làm bánh xèo Nhật Bản thơm ngon

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Trộn bột mì và bột nở vào một bát to rồi cho thêm nước dùng Dashi rồi nêm chút muối cho vừa ăn. Thêm bột sắn dây vào hỗn hợp và trộn đều sẽ làm cho bột dai, nhẹ và khi rán sẽ giòn hơn.

– Thịt ba chỉ bạn thái thành miếng dài khoảng 5cm. Bạch tuộc thái lát. Tôm luộc chín bóc vỏ, bỏ đầu và thái nhỏ.

– Hành lá, bắp cải, hành củ, gừng muối đỏ thái lát.

– Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào hỗn hợp bột. Cho thêm Tenkasu, tôm nõn khô và 2 quả trứng gà. Trộn đều nhưng đừng quá kĩ vì có thể làm hỗn hợp dùng làm vỏ bánh bị quánh lại.

– Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng già. Cho hỗn hợp trên vào chảo, nhớ để lại một chút trong bát để dùng sau. Thêm thịt ba chỉ lên trên và đổ phần bột còn lại trong bát lên lớp thịt. Đậy vung lại cho lớp vỏ bánh chín đều, rán trong 2 phút.

– Bước 4: Khi mặt bánh ngả sang màu vàng, lật mặt bên kia lại rán tiếp. Tiếp tục đậy vung lại cho bánh chín đều.

– Bước 5: Khi hai mặt bánh đã chín vàng và ngả sang hơi nâu, bạn lật mặt bánh lần thứ hai, giảm nhiệt độ về mức trung bình cho bánh chín cả phần bên trong. Khi bánh chín thì phết đều nước sốt bánh xèo lên mặt bánh, thêm sốt Mayonnaise và hành lá thái nhỏ. Rắc đều rong biển vụn Aonori lên trên và cuối cùng thêm cá bào sợi to.

Bí Quyết Làm Thịt Bán Bánh Mì Ngon Mê Ly!!!

Là một người làm nghề bán bánh mì, bạn luôn muốn hương vị bánh của mình luôn thơm ngon và hấp dẫn để thu hút khách hàng. Bài viết này, Quang Huy sẽ mách bạn cách làm thịt bán bánh mì ngon , không bị khô và cứng. Thịt nướng thơm dậy mùi, béo ngậy và chuẩn vị.

Những nguyên liệu nào có thể sử dụng để làm thịt nướng?

Món bánh mì thịt nướng có nguồn gốc từ đất nước hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ xa xôi, nguyên bản sử dụng thịt cừu nướng.

Tuy nhiên, khi trở về tới Việt Nam, chúng đã được “cải tiến đi khá nhiều”. Thay thế nguyên liệu thịt cừu thành các loại nguyên liệu khác như thịt lợn, thịt gà,.. để phù hợp với khẩu vị người dân Việt Nam.

Hương vị đặc trưng của thịt lợn khi tẩm ướp cùng gia vị sẽ béo ngậy, đậm đà, ngọt thịt. Đây là loại thực phẩm thiết yếu mà người dân Việt Nam có thể “ngày nào cũng ăn được, ăn hoài mà không chán”.

Gía thịt lợn hiện nay dao động từ 120.000 đồng – 150.000 đồng/ 1 kg, rẻ hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà.

Cách làm thịt bán bánh mì ngon từ thịt lợn đó là lựa chọn nguyên liệu tươi. Thịt lợn phải mới được mổ, không sử dụng thịt đông lạnh vì như thế sẽ giảm thiểu đáng kể hàm lượng chất dinh dưỡng. Ăn cũng không ngon.

Để thịt nướng có vị bùi, không bị khô cứng, thì bạn nên lựa chọn phần thịt nạc vai theo tỉ lệ khổ thịt 7 phần nạc, 3 phần mỡ. Đây được đánh giá là “tỷ lệ vàng khi làm thịt nướng”.

Hiện nay, không ít tiệm bánh mì doner kebab lựa chọn sử dụng thịt gà để làm thịt nướng ăn kèm bánh mì. Hương vị thịt gà nướng sẽ có phần mới mẻ, dai hơn, thơm hơn, tuy nhiên đòi hỏi người làm bánh phải hết sức khéo léo, nếu không thịt sẽ rất dễ bị khô.

Nguyên liệu chế biến:

10 kg thịt gà phần ức, thịt tươi.

5 thìa bột gia vị ướp thịt tổng hợp doner kebab.

6 trứng gà, 7 thìa mật ong, mỡ gà.

Muối, mì chính,..

Cách làm thịt bán bánh mì ngon nếu bạn sử dụng nguyên liệu là thịt gà cần chú ý tăng thêm lượng mỡ gà, mật ong, lòng đỏ trứng để thịt nướng ngọt hơn vì thịt gà bớt khô sải.

Sau khi đã ướp toàn bộ số nguyên liệu với gia vị cần thiết, thì bạn chỉ cần bảo quản và nướng thịt như các bước ở trên.

Cách làm thịt bán bánh mì ngon – sử dụng gia vị chuẩn

Thịt nướng bánh mì thơm ngon nhờ gia vị ướp thịt Doner Kebab:

Thịt nướng Thổ Nhĩ Kỳ có hương vị như nào, màu sắc ra sao, hấp dẫn hay không,.. tất cả đều phụ thuộc vào loại gia vị bạn sử dụng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gia vị kém chất lượng, trộn nhiều phụ gia hóa học, không những khiến thịt nướng mất đi độ ngọt, béo ngậy tự nhiên, mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng.

Các loại gia vị rẻ tiền này thường được những “gian thương” mua cả tạ, cả tấn về, sau đó đóng gói nhỏ thành từng lạng, phân phối tới những chợ đầu mối lớn, che mắt người tiêu dùng.

Vậy gia vị ướp thịt nướng bánh mì chuẩn sẽ có thành phần như nào?

Thành phần của bột gia vị tổng hợp doner kebab chính hãng chứa 100% các hương liệu tự nhiên, bột thảo quả, tiêu, hồi, quế,..

Kèm theo đó là 9 loại hương liệu được nhập khẩu trực tiếp từ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Không sử dụng chất tạo màu, để thịt nướng được lên màu tự nhiên, có màu vàng ruộm óng ả nhờ sử dụng lòng đỏ trứng gà và mật ong.

Đó là lí do tại sao dù cùng một công thức ướp thịt, nhưng nếu bạn sử dụng loại gia vị rẻ tiền thì bánh mì cũng không ngon, không lên đúng vị.

Hướng dẫn cách tẩm ướp thịt nướng bánh mì thơm ngon đúng chuẩn:

Bước 1: Trộn đều hỗn hợp:

Bạn sẽ trộn đều thịt với tất cả các nguyên liệu trên cho đúng tỉ lệ. Sau đó để ướp khoảng 2 tiếng hoặc lâu hơn rồi đem xiên vào que

Bước 2: Xiên thịt vào que xiên:

Khi xiên thịt trước khi nướng, cứ 3 – 4 lát thịt nạc, bạn lại xiên xen kẽ cùng 1 lớp thịt mỡ. Với phần chân xiên thịt bị thừa thì nên cắt bớt đi. Không nên để thịt dưới chân xiên nhiều quá vì cây thịt sẽ không chín được hoặc chín không đều. Nên xiên thị vào trung tâm để không lệch. Sau khi xiên hết thịt, bạn lấy tay ấn chặt xiên thịt xuống sau đó xiên 1 miếng thịt mỡ lên trên cùng.

Lưu ý: Khi nướng nên chọn nhiệt độ vừa phải, và khi thịt đã gần chín thì bạn có thể tắt lò nướng đi để đảm bảo không tiêu hao nhiều điện năng sử dụng.

Sự kết hợp tuyệt vời giữa nước sốt mayonaise và thịt nướng bánh mì

Để hương vị của món thịt nướng thêm thơm ngon, đậm đà, người ta thường ăn kèm với nước sốt mayonaise. Tuy nhiên không phải là nước sốt mayonaise nguyên chất mà nó đã được pha chế với các loại gia vị khác. Bởi vì nước sốt nguyên chất khá là ngậy, béo và không phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

Để có thể pha chế được nước sốt thịt nướng chuẩn vị, thơm ngon mà ai cũng mê, bạn chỉ cần thực hiện những bước đơn giản sau:

1 lọ sốt mayonaise nguyên chất 1 kg.

1 hộp sữa tươi Vinamilk có đường loại 1 lít.

3 hộp sữa chua Vinamilk có đường.

Cho tất cả các nguyên liệu vào bát, đánh đều bằng máy đánh trứng sau đó để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 2 ngày.

Sau thời gian bảo quản, nước sốt ngả màu trắng ngà, có vị chua nhưng không ngán, tươi mát là bạn đã thành công.

Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp nước sốt mayonaise với tương ớt, tương cà để gia tăng thêm hương vị cho món thịt nướng.

Nướng thịt bằng lò nướng thịt chuyên dụng

Để có thể chế biến thịt nướng làm bánh ngon, ngoài khâu chuẩn bị nguyên liệu và tẩm ướp, công đoạn nướng thịt cũng là một công đoạn quan trọng mà bạn cần phải chú ý.

Nếu sử dụng những chiếc bếp than, lò vi sóng, … để nướng thịt thì thịt rất dễ bị khô, dai và cứng, .. khó ăn. Chính vì thế bạn cần phải nướng thịt bằng lò nướng chuyên dụng.

Lò nướng thịt doner kebab chuyên dụng giúp thịt của bạn chín đều từ trong ra ngoài, thịt cũng dai ngon và đậm đà hơn nhờ lớp mỡ béo ngậy. Các sản phẩm lò nướng thịt hiện nay cũng khá là phổ biến với nhiều mẫu mã khác nhau. Quý khách hàng có thể tham khảo một số sản phẩm tại Bếp Việt Quang Huy để có sự lựa chọn dành cho mình.

Top 5+ Cách Làm Bánh Mì Ngon Để Bán Ăn Sáng Cực Đắt Khách

1/ Cách làm bánh mì thịt heo quay

Bánh mì heo quay chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người, đây là một trong những món bánh “phổ thông” gắn liền tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Vì thế, kinh doanh bán bánh mì heo quay để bán ăn sáng sẽ là môt ý tưởng rất hay đấy. Cách làm món bánh mì này rất đơn giản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bánh mì: 4 ổ

Thịt heo: 300 gram

Rau răm: 1 mớ

Rượu trắng: 30ml

Nước lọc: 50ml

Ớt: 2 quả

Tỏi: 1 củ

Dưa leo: 1 quả

Gia vị: giấm (5ml), đường (2 thìa cà phê),bột ngũ vị hương (5 gram), tiêu xay (1/2 thìa cà phê), muối (1 thìa cà phê), nước mắm (50ml).

Các bước tiến hành

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt heo mua về bạn rửa sạch thịt heo với nước muối loãng rồi lại tiếp tục rửa lại với nước sạch và vớt ra để ráo nước. Tiếp theo, khứa vài đường lên phần bì thịt heo để khi ướp gia vị thấm đều vào thịt.

Riêng phần dưa leo thì bạn phải ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó, bạn rửa lại với nước sạch rồi vớt ra để ráo và thái thành lát mỏng

Bước 2: Ướp thịt heo

Chuận bị một bát tô to sạch rồi cho tất cả phần gia vị đã chuẩn bị vào bao gồm  giấm (5ml), đường (2 thìa cà phê),bột ngũ vị hương (5 gram), tiêu xay (1/2 thìa cà phê), muối (1 thìa cà phê), nước mắm (50ml).

Tiếp đến bạn cho thịt vào trong tô/ bát đựng gia vị trên rồi bóp nhẹ miếng thịt và xoa đều gia vị vào phần bị và ướp trong khoảng 30 phút

Bước 3: Làm nước sốt

Cho phần ớt tỏi đã xay nhuyễn vào một bát nhỏ rồi cho thêm một chút nước lọc, nước mắm và 1 thìa cà phê đường vào bát. Sau đó, bạn dùng thìa hoặc đũa khuấy đều là xong phần nước sốt của bánh mì thịt heo quay.

Bước 4: Quay thịt

Bạn có thể quay thịt heo bằng chảo rán hoặc lò nướng thịt để thịt heo quay chín đều giòn bì. Nếu bạn dùng bếp rán thì cho dầu ăn vào đun sôi rồi thả thịt heo vào rán lửa nhỏ cho đến khi miếng thịt chín vàng đều, bì giòn tan.

Ngược lại, nếu bạn dùng lò nướng thịt thì hãy khởi động lò nướng thịt trước 10 phút rồi xiên thịt vào trục xiên và nướng thịt cho đến khi chín đều

Bước 5: Hoàn thành

Dùng dao xẻ dọc ổ bánh rồi cho lần lượt thịt heo quay đã thái miếng vào. Tiếp đó bạn cho dưa leo, rau dăm và rưới phần nước sốt lên trên là xong món bánh mì heo quay rồi đấy

2/ Cách làm bánh mì thịt nguội

Bánh mì thịt nguội cũng là một trong những món bánh mì ngon, rất nổi tiếng tại Phố Cổ Hà Nội. Vì thế, kinh doanh món bánh mì này ăn sáng chắc chắn sẽ có lãi cao. Cách làm món bánh mì này cũng rất là đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Thịt lợn: 300g:

Bột xá xíu: ½ gói

Ngũ vị hương: 1 thìa cà phê

Màu thực phẩm màu đỏ: 1 giọt

Tiêu xay: ½ thìa cà phê

Muối: ½ thìa cà phê

Hạt nêm: 1 thìa cà phê

Nước lọc: 2 thìa canh

Hành tím: 2 củ

Tỏi: 1 củ

Ngò: 1 mớ

Dưa leo: 1 quả

Bánh mì: 4 ổ

Các bước tiến hành:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cũng giống như bánh mì heo quay, thịt heo mua về bạn cũng rửa sạch với nước muối, nước sạch rồi để ráo nước. 

Phần dưa leo thì nên ngâm nước muối khoảng 10 phút, rửa sạch lại và đem thái lát mỏng. Còn các nguyên liệu khác như hành tím, tỏi thì bóc vỏ xay nhuyễn, rau ngò thì ngắt rễ, rửa sạch 

Bước 2: Ướp thịt heo

Cho thịt heo vào một chiếc bát tô lớn rồi nêm gia vị đã chuẩn bị gồm hạt nêm, ngũ vị hương, hành băm, tỏi băm, muối, tiêu xay, bột xá xíu trộn đều lên. Thời gian ướp thịt khoảng 20 – 30 phút

Bước 3: Hấp thịt

Khi thịt đã ngấm đều gia vị thì bạn dùng dây chỉ bạn cuộn trọn lại bó chặt với khoảng cách vừa phải. Tiếp đó, bạn đặt thịt vào nồi hấp chín và trong quá trình hấp để xem thịt chín chưa có thể dung xiên hoặc que tăm chọc thử. Cuối cùng, khi thịt đã chín thì bạn lấy ra để nguội bớt, thái mỏng 

Bước 4: Hoàn thành 

3/ Cách làm bánh mì thổ nhĩ kỳ (doner kebab)

Mặc dù, bánh mì doner kebab không phải món bánh “thuần việt”. Nó được du nhập từ phương tây vào Việt Nam. Nhưng với hương vị “vừa lạ, vừa ngon” – món bánh này đã nhanh chóng trở thành một trong những món bánh được tìm kiếm mua nhiều nhất. Cách làm món bánh này cũng không quá khó, bạn hoàn toàn có thể học và làm được

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bánh mì tam giác

Thịt nạc vai mềm: 500 gram

Tỏi, hành tím

Sốt mayonnaise

Gia vị ướp thịt doner kebab

Các loại rau thơm ăn kèm: bắp cải, dưa chuột,…

Các bước tiến hành

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt heo lựa chọn phần thịt nạc vai rồi rửa sạch thịt với nước muối và lại tiếp tục rửa qua thêm lần nữa với nước sạch. Sau đó, bạn để thịt ráo nước và thái thành từng miếng thịt bản to 

Tỏi  và hành tím cũng bóc vỏ, đập dập hoặc xay nhuyễn; bắp cải tím rửa sạch với nước 2 đến 3 lần rồi để ráo nước thái nhỏ; Dưa leo cũng ngâm nước muối và rửa sạch rồi thái thành từng miếng mỏng

Bước 2: Ướp thịt

Tiếp đến, bạn cho thịt đã thái vào một tô to rồi cho 5 thìa gia vị ướp thịt doner kebab và hành tím với tỏi vào. Đeo gang tay vào và bóp nhẹ, trộn đều để thịt ngấm đều gia vị. Sau đó, ướp thịt ít nhất 2 tiếng, ướp càng lâu thịt càng ngấm gia vị

Bước 3: Nướng thịt

Sau khi thịt ngấm đều gia vị, bạn xiên thịt vào que xiên rồi gắn vào trục lò nướng. Khởi động lò nướng thịt và chọn chế độ 180 độ C, sau khoảng 20 phút thịt sẽ chín vàng ươm, thơm nức. Khi nào thịt chín vàng đều thì dùng dao thái thịt xuống khay đựng phía dưới

Bước 4: Hoàn thành

Bánh mì xắt làm 6 miếng để thành hình tam giác, sau đó bạn lấy từng miếng cho bắp cải, dưa leo, thịt nướng vào rồi rưới một ít nước sốt tương cà, tương ớt hay sốt mayonnaise, là hoàn thành xong món bánh mì này

4/ Cách làm bánh mì chả cá

Nguyên liệu cần chuẩn bị

1 ổ bánh mì

500g cá thu 

1 củ cà rốt

1củ cải trắng

2 nhánh ngò rí

Cà chua

Hành khô, hành lá, thì là

Nước mắm

1 muỗng canh giấm

1 muỗng đường

½ muỗng tiêu

2 muỗng tương ớt

Các bước tiến hành

Bước 1: Làm chả cá

Dùng dao lách để lấy phần xương cá ra, chỉ lấy phần thịt cá rồi để ra một chiếc bát sạch riêng. 

Hành khô bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ; hành lá, thì là rửa sạch để ráo nước và thái nhỏ.

Ngò rí bỏ rễ rửa cho hết sạch bụi bẩn; cà rốt và củ cải gọt sạch vỏ, rửa sạch với nước và bào thành những sợi mỏng, ngâm vào nước giấm có pha đường trắng trong khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để cho ráo nước

Bước 2: Xay chả cá

Cho phần thịt cá và các nguyên liệu trên (tỏi, hành lá, thì là) vào máy xay nhuyễn rồi nêm chút đường, nước mắn và hạt tiêu trộn đều. Sau đó, bạn lấy thịt cá xay ra rồi viên thành từng viên dẹp hoặc dùng khuôn ép chả cá thành từng đoạn sợi dài

Bước 3: Chiên chả cá

Bạn lấy phần chả cá vừa viên hoặc vừa ép sợi vào nồi hấp cách thủy 15 phút để phần thịt cá chín. Sau đó, bạn lại tiếp tục bắc chảo lên bếp cho một chút dầu ăn vào đun sôi lên rồi thả chả cá đã hấp vào chiên cho đến khi vàng đều 

Bước 4: Làm nước sốt chả cá

Cà chua bạn rửa thật sạch, bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi thái thành hạt lựu hoặc dùng máy xay nhuyễn. Sau đó, bạn bắc bếp lên cho dầu ăn cùng hành tím, tỏi vào phi thơm và cho phần cà chua vào xào chín

Tiếp đến, bạn cho 1/2 muỗng canh nước mắm, một chút nước  và 1 thìa cafe đường vào đun cho đến khi nước sốt sền sệt là được. Cuối cùng, cho thêm một ít ớt băm nhỏ, bỏ hạt vào là xong

Bước 5: Hoàn thành món bánh mì chả cá

Dùng dao cắt dọc bánh mì, cho ngò rí, củ cải, cà rốt và chả cá vào rồi rưới nước sốt tương cà vừa chế biến lên trên là đã hoàn thành xong món bánh mì chả cá

5/ Cách làm bánh mì pate

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Gan heo: 300 g

Bánh mì: 5c

Sữa tươi không đường: 50 ml

Mỡ phần: 40 gram

Thịt xay: 200g

Hành, tỏi, ớt

Bánh mì

Rau xà lách, dưa leo, cà chua

Gia vị: hạt nêm + muối + dầu thực vật + bột ngọt + nước mắm + tiêu bột.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu 

Gan heo rửa lại với nước sạch nhiều lần để khử mùi hôi rồi thái thành những miễng nhỏ, cho vào bát rồi đổ sữa tươi vào ngâm khoảng 30 phút để loại bỏ độc tố trong gan. Sau đó, bạn lại vớt ra rửa lại với nước sạch và ngâm với nước muối hòa tan khoảng 5 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.

Phần thịt mỡ cũng rửa sạch với nước muối pha loãng rồi một nửa cắt thành từng miếng mỏng, còn nửa còn lại thái nhỏ trộn chung với gan heo 

Cà chua rửa sạch với nước rồi thái thành những lát mỏng vừa ăn; Dưa leo ngâm khoảng 15 phút với nước muối rồi cũng thái thành những lát mỏng; Rau xà lách rửa sạch, ngâm qua nước muối 3 phút là được

Tỏi, hành tím bóc sạch lớp vỏ khô bên ngoài rồi băm hoặc xoay nhuyễn; Bánh mì thì bạn lấy một chiếc xé thành những vụn mỏng đem ngâm với sữa tươi rồi vớt bánh mì cho vào một chiếc bát riêng.

Bước 2: Xào chín gan heo, thịt và bánh mì

 Bắp chảo lên bếp cho chút dầu ăn vào đun nóng già rồi cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi cho đến khi có màu vàng thơm thì bạn cho gan heo, thịt mỡ  và bánh mì vào xào. Sau đó, bạn cho các gia vị hạt nêm, nước mắm,  muối, bột ngọt, tiêu bột, đảo đều tay cho đến khi các nguyên liệu chín.

Bước 3: Xay nhân làm pate

Cho các nguyên liệu vừa xào vào máy xay rồi xay nhuyễn. Tiếp đó, bạn lấy 1 hộp đựng ra rồi quết 1 lớp dầu ăn và xếp mỡ phần mỏng bên dưới và cho phần pate vừa xay vào  

Bước 4: Hấp pate

Bạn có thể tiến hành hấp cách thủy pate bằng nồi gang, nồi cơm điện… Thời gian hấp pate chín thường từ 30 50 phút. Sau khi pate chín bạn để nguội hẳn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh

Bước 5: Hoàn thiện bánh mì pate

Một số phụ kiện cần thiết làm bánh mì ngon để bán

Nếu chỉ biết cách làm bánh mì thôi thì chưa đủ. Muốn cửa hàng, tiệm bánh mì, xe đẩy bánh mì của bạn đông khách thì bạn cần phải biết thêm một số mẹo hay nói cách khác đó là đó đầu tư một số trang thiết bị, phụ kiện để hỗ trợ bạn trong việc chế biến làm bánh mì, chẳng hạn như

1/ Lò nướng thịt doner kebab

Đây là thiết bị giúp bạn chế biến nhân thịt nướng ( thịt nướng, thịt heo quay, thịt doner kebab) thơm ngon hơn, vàng ươm, nóng giòn mà không tốn nhiều thời gian công sức. Lò nướng thịt thổ nhĩ kỳ hiện nay gồm có 2 loại lò chạy bằng nhiên liệu khác nhau đó là lò nướng thịt chạy bằng điện hoặc lò nướng thịt chạy bằng gas . Cả hai loại lò nướng này đều có được thiết kế với các mẫu nhữ 2-3-4-5 buồng đốt hoặc 2-3-4-5 mayso

2/ Máy kẹp bánh mì

Bánh mì để ngoài hay sau khi ra lò khoảng chừng 30 phút là đã bắt đầu nguội, ỉu xìu. Nếu cứ để nguyên như vậy mà kẹp nhân bánh giao cho khách thì món bánh của bạn chắc chắn sẽ ghi điểm xấu trong mắt khách hàng. Vì  thế để món bánh ngon hơn, tăng thêm phần kích thước vị giác người làm bánh, bán bánh mì thường sử dụng một phụ kiện đó là máy ép bánh mì hay còn gọi là máy kẹp bánh mì, máy làm nóng giòn bánh mì

3/ Máy cắt thịt Doner Kebab

Nếu bạn bán bánh mì doner kebab hay bánh mì thổ nhĩ kỳ thì nên đầu tư cho cửa hàng mình một chiếc máy cắt thịt. Chiếc máy này sẽ giúp bạn cắt thịt chính xác, chuẩn hơn, miếng thịt mỏng đều. Sở hữu máy cắt thịt vừa không hao hụt nhiều nguyên liệu (nhân thịt) vừa khiến khách hàng cảm thấy ngon miệng hơn, không quá ngấy

4/ Gia vị ướp thịt doner kebab

Bí quyết bán bánh mì buổi sáng nhất là bánh mì doner kebab đó là hãy sử dụng gia vị ướp thịt Doner Kebab để tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà của nhân thịt nướng. Nhờ có hộp gia vị này bạn không cần phải lo lắng nên tìm mua những nguyên liệu gia vị ướp nào và cũng không cần phải lo lắng tỉ lệ ướp ra sao nữa. Công thức đã được tính chuẩn cho món bánh mì thịt của bạn đây rồi.

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bánh Mì Việt Nam ? Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022 trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!