Xem Nhiều 4/2023 #️ Cách Giảm Đau, Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Sau Khi Tiêm Phòng # Top 7 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 4/2023 # Cách Giảm Đau, Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Sau Khi Tiêm Phòng # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Giảm Đau, Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Sau Khi Tiêm Phòng mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

LUÔN CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI, HỮU ÍCH CHO QUÝ KHÁCH

Trẻ bị sốt nhẹ, đau và sưng sau khi tiêm phòng là phản ứng rất bình thường. Đó là phản ứng sau khi cơ thể tiếp nhận vắc xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại.

Chính vì thế, thay vì tìm kiếm mẹo giúp trẻ không sốt sau khi tiêm phòng, ba mẹ cần cập nhật kiến thức về các phản ứng thường gặp của một số loại vắc xin và có cách giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm phòng cho trẻ hiệu quả và an toàn, được bộ y tế khuyến cáo.

Phản ứng sau tiêm thường gặp nhất là sốt, đau và sưng nóng quanh vị trí tiêm. Vì đau nên trẻ sẽ quấy khóc và có thể bỏ bú, ăn kém. Tuy nhiên, tình trạng này nếu có cũng chỉ kéo dài 1,2 ngày, ba mẹ không nên quá lo lắng.

STT

Loại bệnh

Tên vắc xin phòng bệnh

Các phản ứng sau tiêm chủng thường gặp

1

Lao

BCG

Tại chỗ tiêm: đau, sưng, nóng

Toàn thân: Trẻ sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém, thường hết sau một vài ngày

Thông thường sau khi tiêm BCG, xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng 2 tuần xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước nhỏ, sau 2 tuần vết loét tự lành và để lại sẹo khoảng 5mm, điều này chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.

Nếu trong thời gian đó xuất hiện hạch cổ, hạch nách, hạch dưới xương đòn trái, nốt mủ quá to tại chỗ tiêm (đường kính trên 1cm) cần đến cơ sở y tế khám lại ngay.

2

Viêm gan B

Có thể là 1 trong 3 tên sau:

Engerix B

Euvax B

Hepavax

Tại chỗ tiêm: đau, sưng nhẹ

Toàn thân: sốt nhẹ, trẻ quấy khóc.

Các triệu chứng thường hết sau vài giờ đến 1 – 2 ngày.

3

Bạch hầu,

Ho gà,

Uốn ván

Bại liệt

Hib,

Viêm gan B

Infanrix Hexa

(6 trong 1)

4

Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Bại liệt

Hib

Pentaxim

(5 trong 1)

Tại chỗ tiêm: nốt quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2 cm. Các triệu chứng trên thường gặp trong 48 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài 48 – 72 giờ.

Toàn thân: trẻ có thể sốt, quấy khóc, tiêu chảy, nôn, chán ăn, buồn ngủ, phát ban

Các mũi tiêm sau, trẻ thường có phản ứng sau tiêm mạnh hơn so với những lần tiêm trước do đã có miễn dịch trước đó như sốt nhiều hơn, tại chỗ tiêm có thể đỏ, sưng nhiều hơn hoặc lan ra toàn bộ tay chân bên tiêm, thường tự khỏi trong vòng 3-5 ngày.

5

Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Bại liệt

Tetraxim

(4 trong 1)

6

Adacel

7

Bệnh tiêu chảy do Rota virus

9

Bệnh cúm

10

MMR II

Tại chỗ tiêm: đau tại nơi tiêm trong một thời gian ngắn

Toàn thân: sốt, mề đay, phát ban nhẹ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy

11

Thủy đậu

Có thể là 1 trong 3 tên sau:

Varivax

Varilrix

Varicella

Tại chỗ tiêm: phát ban dạng thủy đậu, đau, đỏ, sưng

Toàn thân: sốt

Thận trọng: tránh dùng chế phẩm chứa salicylate (thuốc aspirin hoặc

các chế phẩm bôi, dán giảm đau) trong ít nhất 6 tuần sau tiêm.

13

Viêm gan A

Tại chỗ tiêm: có thể sưng quầng đỏ từ 1-2 ngày

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.

Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ.

Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

Video đề xuất:

Trẻ em và người lớn đều cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thởi khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

Trong trường hợp trẻ phản ứng nặng sau tiêm như: sốt cao trên 39 độ C kèm co giật, tím tái, khó thở hoặc có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tỉ lệ các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm là rất hiếm xảy ra. Ba mẹ không nên quá lo lắng.

Kim Anh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

X

Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Sau Khi Tiêm Phòng Để Bé Hạ Sốt, Giảm Đau Tại Nhà

Tiêm phòng là một trong những điều cần thiết giúp trẻ phát triển và bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đúng thời điểm và biết cách xử lý tại nhà những biến chứng sau khi tiêm chủng.

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng biểu hiện là: Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

1. Cách giúp trẻ đỡ đau khi chích ngừa

Tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm gần như là điều bắt buộc để quá trình phát triển của bé được khỏe mạnh. Dẫu biết là cần thiết nhưng mẹ cũng thường hay lo sợ khi trải qua “ải” này vì sợ bé bị sốt, khó chịu, quấy khóc…

Chị Thảo (TPHCM) trăn trở về những lần tiêm phòng vắc-xin cho con gái 4 tháng tuổi của mình: “Sau khi chủng ngừa, về đến nhà bé Ti cứ quấy khóc. Buổi chiều cháu bắt đầu sốt nhẹ, tiếp đó sốt cao hơn. Đêm đó, tôi và bà ngoại phải thức trông cháu. Ba cháu nóng ruột, cũng phải phụ bà và tôi lau mát và cho cháu uống thuốc hạ nhiệt. Thật tình, cả nhà ai cũng lo lắng”.

Cùng tâm trạng, chị Hạ Mi (Hà Nội) rất âu lo khi cu Bin (3 tháng tuổi) cứ hâm hấp sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, bú ít, … sau khi tiêm phòng.

Theo Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa phòng khám Viện Pasteur, hiện đã có vắc-xin phối hợp “ho gà vô bào”. Vắc-xin này giảm các tác dụng không mong muốn, ít gây sốt, sưng tấy nơi tiêm1 và trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài giúp phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm phổi, viêm màng não mủ do Heamophilus Influenzae týp B (Hib)… việc tiêm phòng loại vắc-xin này còn tiết kiệm được thời gian và số lần đi tiêm phòng do chỉ có một mũi tiêm.

Sốt, sưng, đỏ, đau là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng. Tất cả các triệu chứng nói trên thường tự khỏi trong vài ngày. Thường khi bé sốt nhẹ dưới 38o5, các bà mẹ nên dùng khăn mát lau cho bé. Nếu bé sốt cao trên 38o5, nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi.

Các mẹ có thể tư vấn các bác sĩ để biết thêm thông tin về vắc-xin phối hợp “ho gà vô bào”. Loại vắc-xin này chỉ chứa 3-5 kháng nguyên ho gà chọn lọc (khác với vắc-xin ho gà toàn tế bào chứa toàn bộ 3.000 kháng nguyên ho gà). Nhờ đó, trẻ sau khi tiêm vắc-xin này ít đau, ít sốt, ít bị đỏ và ít đau nhức tại chỗ tiêm1. Do ít số lần tiêm nên việc tiêm phòng vắc-xin này còn giúp mẹ dễ dàng theo dõi lịch tiêm cho bé và giảm bớt gánh nặng để việc tiêm phòng trở nên nhẹ nhàng và “dễ thở” hơn.

2. Làm gì khi bé bị sốt sau khi tiêm phòng?

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh (nhiều bà mẹ vẫn sử dụng cách này là không nên).

Đa số các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ sốt.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Dinh dưỡng cho bé: Cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.

Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng với nhiệt độ cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, đặc biệt với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.

Các bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt. Trong một vài trường hợp, bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của bé không hề giảm hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.

3. Cách xử lý khi bé bị sốt sau tiêm phòng

Hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà tôi được 3 tháng tuổi, sau khi tiêm phòng cháu bị sôt 38,5 độ, quấy khóc và có vẻ mệt mỏi, ngủ nhiều .Vậy những biểu hiện đó có nguy hiểm không và tôi có cần phải điều trị thuốc paracetamol cho cháu không ? Xin cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Lan Hương)

Trả lời của bác sĩ nhi khoa: Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi, khi bé sốt như vậy nên nên dùng khăn mặt mát trườm cho bé. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). Trên thực tế chưa có tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên.

4. Sau khi tiêm ngừa bé có phản ứng sốt có sao không?

Câu hỏi: Bé nhà tôi được 4 tháng 3 ngày. Lần chích mũi 5 trong 1 thứ nhất bé cũng sốt, sau 2 ngày thì khỏi. Ngày 5 tháng 5 rồi bé có đi chích ngừa mũi 5 trong 1 lần thứ 2 tại trạm y tế của xã. Khi đó bé đang khò khè, nghẹt mũi, hơi ho. Trong khoảng 1 tháng trước đó có sốt vài lần và mỗi lần sốt đều đi khám tại bệnh viện, uống thuốc chữa viêm phế quản. Sau khi chích mũi thứ 2 được 4 tiếng, bé bắt đầu sốt, tôi đã theo dõi và hạ sốt bằng cách uống thuốc hạ sốt và lau ấm cho con, sau đó có hạ nhiệt. Tuy nhiên, về đêm bé sốt cao 39 độ, uống thuốc cũng không bớt. Khi sốt đến gần 40 độ thì tôi cho con đi bệnh viện.

Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn bé bị viêm phế quản, cho nằm lại điều trị. Nằm viện bé liên tục sốt cao trên dưới 39 độ, cứ 6 tiếng lại uống thuốc hạ sốt 1 lần và thường xuyên lau ấm, đến ngày thứ 3 bé hạ sốt và được về vào buổi chiều. Đến tối bé quấy khóc rất nhiều, không sao dỗ được, khóc như rất đau đớn đến nỗi khàn hết giọng và không khóc nổi nữa, sau đó nổi ban đỏ hết người. Tôi lại cho bé đi viện do nghi ngờ dị ứng thuốc, do có uống thêm kháng sinh khi nằm viện. Bác sĩ cho đi xét nghiệm máu và siêu âm khối u, khối lồng, kết quả bình thường. Bác sĩ kết luận không rõ ràng và cho những vết đỏ mọc đầy người là do trời nóng.

Trả lời: Thông thường sau tiêm ngừa mũi 5 trong1 các bé có phản ứng sốt, nhưng không kéo dài quá 2 ngày. Những mũi sau thường gây sốt nhiều hơn do trong cơ thể bé đã có kháng thể do những lần chích ngừa trước đó. Khi con bạn hoàn toàn khỏe , bạn có thể đưa cháu đi chích ngừa mũi thứ 3 tại các cơ sở y tế được phép chủng ngừa, nơi nào cũng được.

Trước khi chích ngừa bác sĩ sẽ thăm khám cho trẻ, để đảm bảo trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, như vậy khi chích ngừa sẽ tạo được miễn dịch tốt hơn. Và trước khi chích ngừa vài ngày trẻ phải được ngưng dùng kháng sinh, nhất là kháng viêm. Sau khi chích ngừa trẻ thường được giữ lại ở cơ sở y tế khoảng 30 phút. Sau 30 phút nếu không có phản ứng tức thời gì thì trẻ sẽ được cho về nhà.

5. Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị sốt sau khi chích ngừa

Mẹ bé Mon: Con em vài ngày nữa là được 2 tháng. Em định khám định kỳ lần này cho bé tiêm 6 trong 1 và uống ngừa tiêu chảy. Mà không biết như vậy có tốt không? Mà mũi tiêm 6 trong 1 và 5 trong 1 thì cái nào tốt hơn. Em cho bé chích ở Bệnh viện Hùng Vương.

Mẹ bé Kem tư vấn: Bé nhà mình tiêm mũi thứ nhất 6 trong 1 trộm vía không bị sốt nên không áp dụng, nhưng mình nghe một chị mách là tiêm xong thì xoa nhẹ một miếng chanh lên vết tiêm, bé sẽ đỡ khó chịu hơn. Không biết là vì thế nào nhưng con nhà chị ấy đúng là không sốt và cũng không quấy thật. Mũi thứ 2 mình cũng sẽ thử xem sao.

Mẹ Bích Liên chia sẻ về vấn đề bé bị sốt sau tiêm chủng: Sốt hay không, sốt nhiều hay ít tuỳ cơ địa từng bé mà. Bé nhà mình sau khi tiêm 6in1 khoảng 3 tiếng bắt đầu quấy, đau theo cơn, cứ rên hừ hừ. Quấy khoảng 3 tiếng thì hết đau rồi mới sốt. Kinh nghiệm của mình như sau: sau khi tiêm, dùng bút khoanh vết tiêm lại, lấy lòng trắng trứng gà thoa bên ngoài vòng tròn vừa khoanh (để vết tiêm đỡ sưng tấy). Khi bé sốt, giã lá nhọ nồi đắp vào thóp, lòng bàn tay bàn chân bé (khi lá khô lại nhỏ ít nước vào). Tiêm lần 2, 3 bé sẽ đỡ quấy đỡ sốt hơn lần 1

Mẹ bé Cà Phê: Mình cũng đồng ý với mẹ Bích Liên. Sau 3 lần cho con tiêm phòng mình rút ra được kinh nghiệm là buổi sáng trước khi đi tiêm phòng thì mua sẵn 1 bó nhọ nồi, trong tủ lạnh có sẵn vài quả chanh, 1 củ khoai tây hoặc 1 quả trúng gà.

Con vừa tiêm xong có thể đắp 1 lát khoai tây hoặc 1 lát chanh, hoặc lòng trắng trứng vào vết tiêm như mẹ bichlien nói ở trên. Đắp như vậy là để giảm sưng tấy ở vết tiêm cho bé đỡ khó chịu chứ không phải là để giảm sốt đâu. Sau đó đi rửa sạch nắm lá nhọ nồi, tráng nước sôi để nguội rồi để 1 chỗ cho ráo nước. Con bắt đầu có hiện tượng sốt thì giã nắm lá đó ra, chắt lấy ít nước đun sôi lên cho con uống 1 chút, phần bã còn lại đắp lên thóp và gan bàn chân. Nếu bé sốt quá cao có thể lấy nước ấm lau người nhưng ko được để nước rớt lên người bé hoặc đắp vài lát chanh lên bẹn, thái dương, nách bé cũng có tác dụng tốt. Nhưng mình nghĩ quan trọng nhất là để bé mặt đồ thoáng và không được bật điều hòa.

Lần đầu mình không có kinh nghiệm, lúc đó lại vào mùa hè nên nghĩ bật điều hòa con sẽ dễ chịu ai ngờ khí lạnh từ điều hòa làm bít lỗ chân lông nên không thoát nóng ra được, khổ thân con sốt rõ lâu. Thường các bé chỉ sốt khoảng 1 ngày thôi, tùy theo cơ địa từng bé. Các mẹ cứ bình tĩnh là thành công 80% rồi.

Mẹ bé Miu: Mình thì làm thế này. Trước khi bé đi tiêm mình cho bé uống một thìa nước đường (giúp bé giảm đau khi tiêm). Tiếp đó để sẵn củ khoai tây trong tủ lạnh chờ bé đi tiêm về nhà mới cắt một lát mỏng đắt vào vết tiêm (mình không đắp ngay khi tiêm vì sợ ảnh hưởng đến thuốc) khi thấy miếng khoai khô thì thay miếng khác khoảng 3-4 miếng là ok. Không cần mũi dịch vụ 5/1 hay 2/1 2 bé nhà mình đều làm như vậy không hề sốt chỉ quấy một chút thôi.

Mách Mẹ: Cách Giảm, Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Đi Tiêm Phòng

Bị sốt sau khi đi tiêm phòng là tình trạng rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải. Mẹ cần bình tĩnh theo dõi để có cách giảm hạ sốt kịp thời cho con sau khi đi tiêm phòng, tránh biến chứng nguy hiểm.

Vì sao trẻ sơ sinh lại bị sốt sau khi đi tiêm phòng?

Tiêm chủng vắc xin là phương pháp đơn giản và an toàn giúp trẻ phòng ngừa, tránh được nhiều bệnh khác nhau nhờ cơ chế kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, vì là một loại thuốc, nên bất kì vaccine nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Đặc biệt là với sức đề kháng còn yếu, cơ thể chưa thích ứng ngay được với những vi khuẩn (có lợi) có trong vắc xin nên sẽ xảy ra một số phản ứng: quấy khóc, sưng tấy chỗ chích ngừa, sốt sau khi đi tiêm phòng.

Trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm chủng có nguy hiểm không? Mẹ cần phải làm gì?

Thông thường, trẻ sẽ không có biểu hiện phản ứng lại vắc xin ngay sau khi tiêm mà xảy ra sau khoảng 24 – 48 giờ. Vì vậy, mẹ cần chú ý theo dõi những biểu hiện để nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm chủng như:

– Thân nhiệt tăng: Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng dễ nhận biết nhất khi trẻ bị sốt do tiêm vắc xin. Mẹ có thể dùng cặp nhiệt độ để theo dõi, nhiệt độ tăng, sốt nhẹ khoảng 37 – 38 độ.

– Quấy khóc, khó chịu: Ngoài biểu hiện bị sốt nhẹ, trẻ còn quấy khóc, khó chịu, chỗ chích ngừa bị sưng tấy.

– Người có thể bị nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban.

– Rối loạn tiêu hóa, bỏ bú, ngủ ít, dễ kích động, bứt rứt khó chịu.

Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt nhẹ, mẹ có thể xử lý tại nhà và không nên quá lo lắng, các bé sẽ hạ sốt sau khoảng 1 – 2 ngày.

Ngược lại, nếu rơi vào những trường hợp sau đây thì cần có sự can thiệp của bác sĩ, tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng vì sốt rất có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nữa:

– Sốt cao trên 38 độ: Tùy vào cơ địa, sức đề kháng của từng trẻ mà mức độ phản ứng với vắc xin sẽ khác nhau. Một số trường hợp trẻ còn bị sốt cao trên 38 độ.

– Trẻ khóc liên tục nhiều giờ liền: Sốt cao sẽ khiến bé khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc không ngừng, dù mẹ có tìm đủ cách dỗ dành.

– Mặt tím tái, chân tay co giật: Ngoài biểu hiện bị sốt sau khi đi tiêm phòng, trẻ sơ sinh còn có thể gặp biến chứng nặng hơn như: mặt mũi tím tái, chân tay co giật.

Cách giảm, hạ sốt nhanh chóng cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng

Sau khi cho bé đi tiêm phòng về và có các biểu hiện sốt nhẹ, mẹ không nên quá lo lắng, cần bình tĩnh xử lý:

– Chườm khăn ấm: Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ sau khi đi tiêm vắc xin, mẹ nên dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi lau người cho bé, đặc biệt là phần bàn chân, bàn tay, nách và bẹn để giảm sốt. Chú ý không cho nước lạnh tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể bé.

– Cho bé bú nhiều hơn: Sữa mẹ chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đây là cách hạ sốt nhanh chóng cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng, đồng thời, bổ sung nước hiệu quả khi bị sốt.

– Cho trẻ mặc quần áo thoải mái: Cách này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, thời gian hạ sốt cũng nhanh hơn.

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Lau người cho bé thường xuyên (bằng nước ấm) để có cảm giác khô thoáng, tránh mồ hôi.

– Tránh cho bé tiếp xúc nhiều với khách đến chơi nhà: Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn ở môi trường thoáng mát, sạch sẽ và thoải mái nhất có thể để giảm sốt.

– Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm vắc xin: Nếu trẻ sốt nhẹ và không có biểu hiện gì bất thường thì dán miếng hạ sốt cũng là cách giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

– Theo dõi nhiệt độ thường xuyên để xử lý kịp thời nếu bé sốt cao.

Ngoài ra mẹ cần lưu ý:

– Sốt là phản ứng bình thường, giúp hệ thống miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Mẹ không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng.

– Triệu chứng đỏ, sưng, đau ở chỗ tiêm cũng chỉ kéo dài 3 – 4 ngày (nếu lâu hơn, sưng ngày càng to hơn thì cần đưa đi khám bác sĩ). Ngoài ra, để giảm khó chịu cho bé, mẹ có thể đắp 1 miếng gạc lạnh trong khoảng 15 – 20 phút (chú ý không đắp trực tiếp lên chỗ tiêm).

– Dù là tiêm mũi vắc-xin đầu tiên hay là tiêm nhắc lại mẹ cũng nên cho trẻ ở lại trung tâm y tế theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ra về ngay để đề phòng trường hợp sốc phản vệ.

– Không đắp khoai tây hay chanh: Nhiều mẹ truyền tai nhau cách giảm sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng bằng cách đắp khoai tây, chanh hay lòng trắng trứng lên vết tiêm. Tuy nhiên, các bác sĩ khoa nhi khuyến cáo không nên áp dụng cách này vì nó có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

– Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm. Sau khi tiêm 4 – 6 tiếng chỗ tiêm vẫn tồn tại một lỗ nhỏ, nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng.

Kinh nghiệm để trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi đi tiêm phòng

Để trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi đi tiêm phòng, mẹ có thể thực hiện 1 số điều sau:

– Trước khi cho trẻ đi tiêm 1 ngày, mẹ nên ăn nhiều rau tía tô (xay lấy nước uống hoặc nấu cùng với các món ăn). Sau đó, cho bé bú để hấp thu các chất chống kích ứng, đồng thời tăng sức đề kháng, phòng ngừa tình trạng sốt do tiêm phòng.

– Khi đi tiêm cần ngồi đúng tư thế, ôm bé và tránh để bé cử động trong khi tiêm, gây tổn thương cho vùng da sau khi tiêm và lâu khỏi hơn.

– Mẹ có thể cho trẻ vừa bú vừa tiêm để giảm chú ý của trẻ về việc tiêm phòng. Đây cũng là cách giảm đau tốt nhất.

– Một biện pháp nữa giúp trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi chích ngừa là dùng nước mát chườm lên vùng da xung quanh chỗ vừa chích, nhằm giảm sưng tấy, đau, sốt.

Kết luận: Trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm phòng không phải là tình trạng hiếm gặp. Mẹ cần chú ý theo dõi và bình tĩnh xử lý, thực hiện những cách chúng tôi đã hướng dẫn bên trên để giảm, hạ sốt cho bé. Trường hợp nghiêm trọng hơn, sốt kéo dài không thuyên giảm kèm các biểu hiện bất thường thì mẹ nên đưa bé đi khám trong thời gian sớm nhất có thể để điều trị kịp thời.

Tiêm phòng vacxin định kỳ kết hợp với việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ, phòng tránh tối đa tác nhân gây bệnh.

Nếu mẹ đang lo lắng, muộn phiền vì rơi vào tình trạng ít sữa, mất sữa, tắc sữa thì có thể sử dụng VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 22862/2017/ATTP-XNCB).

1. Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

2. Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ

Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Nguồn: Mebeaz.com

Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh Khi Tiêm Phòng Hiệu Quả

Sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt cao, sưng tại chỗ tiêm,… Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả nhất lúc này là bình tĩnh theo dõi những thay đổi nhiệt độ trên cơ thể để đưa ra cách xử lý kịp thời nhất.

Không ít mẹ phải loay hoay tìm cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà không hề biết rằng đó là những triệu chứng thường gặp của hầu hết các loại vắc-xin dành cho trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi dấu hiệu như sốt, sưng, đỏ,…sẽ tự khỏi trong vài ngày.

Tiêm phòng để ngừa dịch bệnh

Hiện tại tiêm phòng vắc-xin là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho bé và hạn chế bùng phát dịch bệnh diện rộng. Sau sinh mẹ có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho bé ở các kênh thông tin trực tuyến một cách dễ dàng.

Từ khi khoa học tìm ra được vắc-xin các mẹ đang mang bầu hoặc mới sinh con hoàn toàn yên tâm vì bé có thể được bảo vệ nhờ tiêm phòng ngay sau khi sinh. Bé sơ sinh ngay khi vừa chào đời đã có miễn dịch với nhiều bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ và qua nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, thời gian miễn dịch này có thể chỉ kéo dài một tháng, dài nhất là một năm. VÌ vậy, “bổ sung lượng kháng thể” cần thiết bằng cách tiêm chủng đúng lịch, khả năng bảo vệ cho cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là trên 90%.

Với những trẻ không tiêm chủng đầy đủ hoặc không được tiêm có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, tàn tật và tử vong, thậm chí gây bùng phát dịch lớn trong cộng đồng. Nếu do quên lịch tiêm hay trẻ bị ốm mà không tiêm một thời gian thì mẹ cần đưa trẻ đi tiêm tiếp tục chứ không nên bỏ dở.

Dấu hiệu cho biết bé bị sốt sau tiêm phòng

Có thể 30 phút theo dõi sau khi tiêm trẻ không có biểu hiệu quấy khóc hay tăng thân nhiệt nhưng sau vài giờ hay 1 ngày một số trẻ có thể bị sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C kèm theo tình trạng quấy khóc, bỏ ăn.

Các bác sĩ cho biết chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn và bệnh ho gà. Tuy uy ít nhưng vẫn có trường hợp sau khi tiêm ngày thứ 5 trẻ mới bị sốt. Chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Cụ thể một vài triệu chứng khác sau khi tiêm vắc-xin:

Nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại trong một hay vài tuần

Nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban

Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ dễ kích động, bứt rứt khó chịu

Trường hợp sốt cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu:

Sốt cao trên 39 độ C và co giật. Tay chân lạnh, tím tái

Thở khó, co lõm ngực

Quấy khóc nhiều dù đã uống thuốc giảm đau hạ sốt thông thường

Lừ đừ, bỏ bú.

Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.

Cách hạ sốt sau tiêm đơn giản mà hiệu quả

Vắc-xin sau khi tiêm vào cơ thể trẻ sẽ có phản ứng. Đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nắm được điều này mẹ sẽ yên tâm mỗi lần đưa con đi tiêm chủng.

Khi phát hiện cơ thể bé nóng lên đặc biệt là vùng trán điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Đồng thời nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái.

Nếu bé sốt cao từ 39 độc C trở lên, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi. Với trẻ dưới ba tháng tuổi, cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn mẹ mới cho bé uống thuốc.

Khi bé bị sốt có thể bị mất nước và chất điện giải nên mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, bú mẹ nhiều cữ trong ngày. Với trẻ đã cai sữa có thể cho trẻ uống Oresol hoặc cho ăn cháo muối loãng.

Tuy bị sốt nhưng mẹ vẫn cần chú ý vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.

Một số lưu ý cho mẹ

Dù là tiêm mũi vắc-xin đầu tiên hay là tiêm nhắc lại mẹ cũng nên cho trẻ ở lại theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ra về ngay để đề phòng trường hợp sốc phản vệ. Ngoài ra có một số lưu ý mẹ cần nhớ:

Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm

Sau khi tiêm 4-6 tiếng chỗ tiêm vẫn tồn tại một lỗ nhỏ, nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Có trường hợp nhiệt độ nước tắm không thích hợp hoặc trẻ bị lạnh nên gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.

Không đắp khoai tây hay chanh

Nhiều mẹ truyền tai nhau mẹo đắp khoai tây lát mỏng, lòng trắng trứng hay chanh cắt lát lên vết tiêm của bé để giảm đau hạ sốt. Các bác sĩ chuyên khoa nhi Không khuyến khích áp dụng biện pháp này vì có thể có nguy cơ gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

Nếu mẹ đã áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà thân nhiệt của bé không giảm mẹ nên đưa bé đến những cơ sở y tế để được thăm khám.

Bạn đang xem bài viết Cách Giảm Đau, Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Sau Khi Tiêm Phòng trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!