Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Làm Giòn Bánh Mì Bằng Chảo Nhanh Nhất ! mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bánh mì- món ăn sáng bình dân, vô cùng quen thuộc và phổ biến đối với con người Việt Nam. Một chiếc bánh mì pate, trứng , hay thậm chí chỉ là chiếc bánh mì không, đặc ruột, cũng đủ khiến ta no bụng suốt cả buổi. Điều đặc biệt chứa đựng bên trong món bánh mì hết sức giản dị kia, khiến người ta phải ‘đem lòng yêu thương” , đó chính là hương vị giòn tan của nó. Vậy làm sao để có được một chiếc bánh mì giòn tan, nóng hổi sau khi chúng bị để lâu và ỉu ? Trong bài viết lần này, QUANG HUY sẽ hướng dẫn bạn cách làm giòn bánh mì bằng chảo tại nhà cực đơn giản.
Thưởng thức bánh mì nóng hổi, giòn tan, vị ngon nâng lên chục lần
Mỗi loại bánh mì khi kếp hợp với các thực phẩm khác như trứng, pate, hay xúc xích,.. đều đem lại cho người thưởng thức một dư âm, hương vị riêng. Tuy nhiên, điểm chung nhất cùng tạo nên sự hấp dẫn của những chiếc bánh mì ấy đó là sự giòn tan, nóng hổi của chiếc bánh.
Bạn sẽ chẳng thể nào ăn nổi một chiếc bánh mì vừa khô, ỉu xìu, lại khó nuốt. Vậy nếu mua bánh mì về và để qua đêm, bạn sẽ làm thế nào ? Làm sao để bánh mì nóng lên ?
Cho vào nồi hấp ư ? Không ! Bởi vì nếu hấp bánh mì sẽ nóng , nhưng lại mềm ra và không có độ giòn !
Và bí quyết chế biến bánh mì đã bị ỉu do để qua đêm đó là làm giòn bánh mì bằng chảo !
Làm giòn bánh mì bằng chảo – đơn giản ngay tại nhà
Phương pháp làm giòn bánh mì bằng chảo vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện chung tại nhà, đem đên bữa sáng tuyệt vời cho gia đình mình.
Các bước thực hiện làm giòn bánh mì bằng chảo như sau
Bước 1: Dùng kéo cắt ngang bánh mì ra thành nhiều đoạn nhỏ để có thể bỏ vừa trong chảo.
Bước 2: Đặt chảo lên bếp nhỏ lửa, chờ cho chảo nóng.
Bước 3: Sử dụng chiếc chổi nhỏ ( chổi được dùng trong nấu ăn dùng để quét dầu hay phomai), quết đều dầu quanh mặt chảo. Lượng dầu vô cùng nhỏ này sẽ không gây ra vị ngán cho bánh mì, ngược lại chúng còn tăng thêm độ ngậy và giúp bánh không bị cháy trong suốt quá trình làm giòn bánh mì bằng chảo.
Bước 4: Bỏ từng miếng bánh mì vào, ấn cho bánh mì xẹp xuống chảo.
Bước 5: Chờ cho bánh mì nóng lên , khoảng 40s sau bạn lật ngược lại mặt kia của bánh.
Bước 6 : Khi cả hai mặt đã nóng giòn, bạn chỉ cần gắp bánh ra đĩa và thưởng thức những chiếc bánh mì nóng hổi giòn tan rồi !
Thật đơn giản phải không nào ? Nhưng phương pháp này có một nhược điểm đó là đối với những người ăn kiêng , không muốn ăn nhiều dầu mỡ, thì sẽ không thích làm giòn bánh mì bằng chảo, vì chúng sử dụng dầu ăn. Chính vì vậy, QUANG HUY sẽ gợi ý cho bạn một cách khác, hiện đại hơn, tiện lợi hơn, đó là sử dụng máy ép bánh mì.
Sử dụng máy ép để làm nóng giòn bánh mì
Máy ép bánh mì là một dụng cụ quen thuộc được sử dụng phổ biến trong các cửa hàng, với công dụng làm nóng giòn các loại bánh. Tuy nhiên, vì kích thước của nó khá nhỏ, giá lại rẻ, nên bạn hoàn toàn có thể sắm cho gia đình mình một chiếc phục vụ bữa ăn sáng mỗi ngày.
Dòng máy ép bánh mì phổ biến nhất trên thị trường hiện nay đó là máy ép bánh mì Tiross. Chiếc máy chỉ có cân nặng 1,5 kg, nhỏ gọn , tiện lợi.
Cách sử dụng máy rất đơn giản, chỉ cần bạn cắm điện, bật nút điều chỉnh nhiệt độ, sau đó đặt bánh mì lên mặt trong của chiếc máy, và ép mặt còn lại xuống. Máy ép bánh mì Tiross sẽ giúp bạn chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng. Làm giòn bánh mì chỉ trong 15s.
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng máy kẹp bánh mì Tiross để làm nóng bất cứ loại đồ ăn nào, rất tiện lợi. Chỉ từ 1,5 – 2 triệu đồng là bạn đã có thể sở hữu cho mình chiếc máy ép hiện đại, mà không cần sử dụng phương pháp làm giòn bánh mì bằng chảo mất thời gian kia nữa ! Tại sao bạn không thử ??
Cách Làm Bánh Xèo Bằng Bột Mì Thơm Ngon Giòn Rụm
Nguyên liệu làm bánh xèo
Bột bánh xèo: 200g. Bạn có thể mua bột bánh xèo bán sẵn tại các siêu thị hoặc chợ. Bạn nên đọc kĩ bao bì để biết bột đã pha sẵn gia vị chưa để nêm nếm cho vừa.
Nước cốt dừa: 50ml. Bạn có thể mua đóng lon sẵn hoặc tự làm cũng đơn giản.
Tôm sú: 200g. Bạn cũng có thể sử dụng các loại tôm khác thay thế, miễn sao chúng còn tươi.
Thịt ba chỉ: 300g
Thịt băm: 100g
Nấm rơm: 300g
Hành tây: 2 củ
Giá đỗ: 300g
Hành lá: 1 bó nhỏ khoảng 10 cây
Bột nghệ: ½ muỗng cà phê
Bia: 100ml (chọn hãng bất kì)
Muối trắng: ½ muỗng cà phê
Tỏi: 2 củ
Các loại gia vị khác: Muối, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt
Các loại rau sống ăn kèm: xà lách, cải bẹ xanh non, rau thơm, dưa leo…
Bánh tráng cuốn: 1 tệp dày
Các bước làm bánh xèo
Bước 1: Làm bột bánh xèo
Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Phần đầu hành trắng thái thật nhỏ, để riêng.
Cho bột bánh xèo vào một cái tô lớn, thêm muối và bột nghệ đã chuẩn bị vào chung rồi trộn đều. Tiếp đó, bạn đổ khoảng 250ml nước cùng với 100ml bia, khuấy đều để làm lỏng bột. Khi bột đã hòa tan với nước và tạo thành hỗn hợp lỏng, bạn cho thêm nước cốt dừa và hành lá thái nhỏ vào khuấy đều. Để bột nghỉ khoảng 15 – 20 phút rồi mới bắt đầu chế biến.
Lưu ý khi làm bột bánh xèo:
+ Chỉ nên cho một chút bột nghệ vào bánh xèo để tạo màu, nếu cho nhiều bột bánh sẽ bị đắng. Thông thường khi bột còn sống, màu sẽ chưa lên hẳn nhưng khi bạn chiên bánh xèo sẽ cho màu bánh vàng tươi rất bắt mắt.
+ Lượng nước cho vào sẽ được điều chỉnh sao cho bột không quá loãng hoặc quá đặc. Nếu bột đặc vỏ bánh sẽ bị dày, không được giòn. Nếu bột quá loãng vỏ cũng sẽ bị mềm và không đảm bảo được hình bánh.
+ Bia chính là bí quyết giúp cho bánh xèo được giòn và giòn lâu hơn.
Bước 2: Làm nhân bánh xèo
Thịt ba chỉ mua về đem rửa sạch, để ráo rồi thái thịt thành những miếng mỏng, nhỏ.
Tôm sú rửa sạch, bỏ đầu và vỏ, chỉ lấy phần thịt tôm. Lưu ý, bạn hãy rút hết đường chỉ đen ở sống lưng tôm để tôm bớt tanh.
Cho tôm và thịt vào chung một tô, ướp với 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng đầu hành thái nhỏ. Trộn đều rồi ướp khoảng 10 – 15 phút cho thấm gia vị.
Thịt băm ướp với chút gia vị rồi cho vào chảo xào chín. Lưu ý, vì đã có thịt ba chỉ nên bạn có thể dùng thêm thịt băm hoặc không cũng được.
Hành tây bóc sạch lớp vỏ ngoài, rửa qua với nước rồi thái sợi.
Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước.
Nấm hương rửa sạch, thái sợi.
Các loại rau sống nhặt gốc, loại bỏ lá sâu, úa, rửa sạch rồi để ráo. Dưa leo thái lát dài, mỏng để ăn kèm.
Bước 3: Cách làm nước chấm bánh xèo
Để làm nước mắm chấm bánh xèo, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1 thìa nước cốt chanh tươi, 3 thìa nước mắm ngon, 3 thìa nước lọc, 1 thìag đường, 1 thìa tỏi + ớt băm nhuyễn. Tất cả trộn đều rồi nêm nếm cho vừa ăn. Bạn có thể cho thêm xu hào, cà rốt nạo sợi vào cùng.
Bước 4: Chiên bánh xèo
Chiên bánh xèo không sử dụng nhiều dầu ăn như các món chiên thông thường.
Đầu tiên, bạn băm nhỏ 2 củ tỏi đã chuẩn bị sẵn, cho tỏi vào lượng dầu ăn đã chuẩn bị để chiên bánh. Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo rồi múc dầu tỏi vào phi thơm vàng. Tiếp đó, bạn cho vài con tôm, vài miếng thịt, thịt băm và một nhúm hành tây vào xào chín tới, khuấy đều bột rồi múc 1 vá đổ vào chảo, nghiêng chảo để tráng đều lớp bột.
Khi chiên bạn để lửa vừa, chiên đến khi bánh vàng đều thì rắc một nhúm giá, nấm và hành lá thái nhỏ lên trên mặt bánh. Tiếp tục chiên cho đến khi bánh chín vàng, rìa bánh hơi khô và bật lên thì khéo léo gấp đôi bánh lại, lật đều các mặt rồi gắp ngay ra đĩa (có lót giấy thấm dầu).
Lưu ý khi chiên bánh xèo:
Bạn có thể chiên bánh xèo cho đến khi chín vàng hoặc vàng giòn tùy ý, chiên càng lâu thì bánh sẽ càng giòn.
Bánh xèo chiên xong nên ăn ngay, lúc đó bánh giữ được vị thơm giòn, hấp dẫn. Nếu đợi chiên xong hết mới ăn thì những chiếc bánh có thể mềm ỉu, ăn không ngon.
Sau khi chiên bánh xèo, bạn đặt bánh lên giấy thấm dầu hoặc vỉ nướng cho thông thoáng, cách này vừa giúp bánh giòn lâu mà ăn nhiều cũng không bị ngán.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Bày rau sống, bánh tráng cuốn, bánh xèo và nước mắm chấm ra cùng.
Bạn dùng kéo cắt bánh thành các miếng nhỏ rồi cuốn bánh tráng với rau sống, dưa leo, chấm nước mắm chua chua ngọt ngọt rồi thưởng thức.
Với cách làm bánh xèo bằng bột mì này, bạn có thể trổ tài tại nhà những nào có thời gian, đặc biệt là những dịp cuối tuần. Món ăn này thích hợp cho mọi người và cũng đầy đủ dinh dưỡng.
6 Cách Làm Bánh Xèo Miền Bắc Trung Nam Ngon Và Giòn Lâu, Làm Bánh Xèo Bằng Bột Mì, Bột Bánh Xèo, Bột Pha Sẵn
Cách làm bánh xèo miền Trung có khó không, đổ bánh xèo như thế nào để bánh vàng giòn, không bị vỡ? Bánh xèo không chỉ là món ăn khoái khẩu của người miền Trung mà còn ở nhiều tỉnh thành khác. Massageishealthy sẽ hướng dẫn bạn cách đổ bánh xèo miền Trung đúng cách nhất.
Nét đặc trưng của bánh xèo miền Trung
Bánh xèo là món ăn đặc biệt được người dân miền Nam và miền Trung rất yêu thích và ưa chuộng. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, tôm, thịt, giá cùng các loại rau thơm, ăn kèm với nước chấm đậm đà cũng đủ để khiến con người xua tan đi cơn đói. Nói đến bánh xèo là nói đến sự giản dị, chân chất của người dân vùng quê.
Khác với món bánh xèo của người miền Nam to mỏng, bánh xèo miền Trung lại khá nhỏ nhắn, xinh xắn kích thước chỉ như bàn tay người lớn, nhân ít hơn nhưng vẫn đủ tôm, thịt, mực và giá.
Không có sắc vàng như bánh xèo miền Nam, bánh xèo miền Trung vẫn có vẻ hấp dẫn riêng, quyến rũ với hương vị thơm ngon, hòa cùng chén nước chấm đậm đà.
Nhắc đến nước chấm ăn kèm với bánh xèo miền Trung thì rất đa dạng, nhiều loại phong phú. Ngoài hương vị nước chấm chua chua ngọt ngọt giống miền Nam ra thì ở miền Trung khi ăn bánh xèo sẽ có chén mắm nêm được pha đậm hơn hay nước chấm sốt đậu phụng ngậy béo.
Bánh xèo miền Trung cũng giống như con người miền Trung, giản dị dân dã không hề phô trương nhưng lại có sức hút chiếm được cảm tình của bao thực khách. Chiếc bánh xèo nhỏ nhỏ, nóng nghi ngút khói, vỏ bánh giòn rụm, gói cùng các loại rau thơm rau sống như xà lách, tía tô, húng quế,…. nhiều nơi còn cho thêm miếng khế chua lát mỏng.
Đổ bánh xèo như thế nào cho bánh vàng giòn, không bị dính, bị vỡ?
Điểm đặc biệt lớn nhất của loại bánh xèo miền Trung đó chính là đổ bằng khuôn, thường được làm từ chất liệu gang hoặc đất nung. Nhiều người dân sống ở vùng này lâu năm còn cho rằng khuôn càng lâu, càng cũ thì bánh làm ra càng ngon, càng giòn, không bị dính nhiều. Vì vậy mà ngay khi mua khuôn bánh mới về sẽ được thoa qua một lớp mỡ rồi đặt trực tiếp lên bếp hồng nhiều lần.
Chiếc bánh chín giòn tan sẽ được bày đẹp mắt ra đĩa, thường thì sẽ dùng kéo cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Thời tiết tự dưng mưa rả rích, còn gì tuyệt vời hơn là ngồi cạnh bạn bè thưởng thức miếng bánh xèo miền Trung nóng hôi hổi.
Ăn bánh xèo phải thư thả, từ từ, ăn vội sẽ mất đi vị ngon. Không quá nổi tiếng, ồn ào như món bún bò Huế, bánh xèo miền Trung vẫn cứ giữ vẻ giản dị, mộc mạc của riêng mình nhưng chắc chắn dù người con nào miền Trung đi xa vẫn luôn nhớ về món ăn này.
1. Cách đổ bánh xèo miền Trung bằng bột gạo ngon vàng giòn không dính
Thường thì ở thành phố bạn sẽ khó lòng mà tìm mua được khuôn bánh xèo miền Trung bằng chất liệu gang và chất liệu đất nung. Vì thế, thay thế cho dụng cụ này Massageishealthy khuyên bạn nên dùng chảo không dính thực hiện món ăn này. Chắc chắn sẽ nhanh chóng, gọn nhẹ và chiêu đãi cả nhà món bánh xèo miền Trung ngon tuyệt.
Nguyên liệu chuẩn bị đổ bánh xèo
Bột gạo: 200g
Nước ấm: 250ml
Nước cốt dừa: 50ml
Muối: nửa thìa cà phê
Bột nghệ: nửa thìa cà phê
Mè rang xay nhuyễn: lượng vừa đủ
Mực tươi: 200g
Tôm tươi: 200g
Giá, hành tây, hành tươi
Thịt heo ba chỉ: 200g
Các loại rau sống: xà lách, mùi, rau răm, húng quế, ngò,…
Thay vì mua nhiều nguyên liệu làm vỏ bánh như vậy, bạn nên mua luôn gói làm vỏ bột bánh xèo pha sẵn ở tiệm tạp hóa hoặc siêu thị.
Cách làm món bánh xèo miền Trung vàng giòn như sau Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tôm bạn rửa sạch bên ngoài rồi mới bắt đầu công đoạn tiếp theo, đối với món bánh xèo bạn nên cắt bỏ luôn đi phần đầu, đuôi và chân, giữ lại vỏ bên ngoài, loại bỏ ngay phần bã thừa trong thân con tôm. Rửa sạch thịt tôm rồi để ra rổ cho ráo nước.
Mực ống rửa sạch với nước, bóc sạch lớp màng mỏng màu đen bên ngoài, loại bỏ đi phần mắt và mực đen sì. Rửa lại lần cuối rồi cắt thành những miếng khoanh tròn vừa ăn rồi để riêng.
Hành lá cắt rễ, bỏ đi lá úa, rửa sạch rồi sau đó cắt thành khúc nhỏ. Giá rửa sạch rồi để rổ cho ráo nước. Hành tây lột vỏ, cắt rễ, rửa sạch rồi cắt thành những khoanh mỏng mỏng.
Các loại rau sống thì nhặt lấy lá non, loại bỏ lá úa, rửa sạch rồi để rổ cho ráo, đến khi ăn cùng bánh xèo rau sẽ không còn dính nhiều nước.
Bước 2: Làm bột bánh xèo từ bột gạo
Ở ngoài tiệm tạp hóa bán rất nhiều loại bột bánh khác nhau như bột gạo khô hay là loại bột để làm bánh xèo được pha sẵn đủ các gia vị. Nhưng nếu bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi, vẫn ngon hơn khi sủ dụng loại bột tự tay mình làm.
Đầu tiên bạn hãy ngâm gạo nếp qua một đêm bằng nước ấm, hôm sau dậy xay nhuyễn, như vậy bột bánh sẽ mềm, mịn, nhuyễn, bánh xèo làm ra sẽ ngon, giòn và thơm hơn rất nhiều.
Đối với loại bột gạo khô, trước tiên hãy pha bột cùng với nước ấm ấm, dùng thìa hòa đều các nguyên liệu với nhau. Muốn bột được mịn, không có gợn thì hãy dùng rây lọc qua hỗn hợp bột lỏng.
Cuối cùng là thêm nước cốt dừa, nửa thìa cà phê muối, chút mè rang xay cùng bột nghệ tạo màu vàng đẹp mắt. Đảo đều các nguyên liệu cùng nhau. Vậy là bột bánh đã hoàn thành.
Bước 3: Đổ bánh xèo bằng chảo chống dính
Bắc chảo đã chuẩn bị lên bếp, bạn nên dùng loại chảo không quá to, có kích thước vừa phải để bánh xèo thành phẩm sẽ gần giống như cỡ của bánh xèo miền Trung. Đợi chảo nóng rồi cho thêm một chút dầu ăn vào cùng, tiếp vào đó là chút hành tây, đảo đều cho chín rồi lại chút tôm, chút mực và thịt ba chỉ vào đảo cùng nhau cho săn lại.
Tiếp theo đó chính là bước đổ bột – bước quan trọng nhất để tạo nên độ ngon của bánh. Bạn không nên đổ quá nhiều sẽ làm bánh bị nhẽo hay đổ quá ít làm bánh quá mỏng nên dễ giòn.
Dùng một chiếc muôi vừa phải để làm đồ đong lượng bột. Múc 1 muỗng hỗn hợp bột rồi đổ vào chảo, nghiêng chảo để lớp bột được dàn đều mỏng quanh bề mặt của chảo. Ngay lúc này thêm vào giữa một nhúm hành tươi và giá vào, dùng nắp đậy kín cho các thành phần và bột bánh được chín.
Bước 4: Hoàn thiện chiếc bánh xèo miền Trung
Nên mở nắp thường xuyên để kiểm tra độ chín và màu sắc của bánh xèo. Bánh chín có màu vàng đẹp mắt, hãy dùng xẻng chống dính cạy nhẹ nhàng chiếc bánh lên để tránh bị gãy và vỡ bánh.
Bạn chỉ nên cạy một nửa rồi gập đôi chiếc bánh lại, chờ mặt bên dưới giòn hẳn thì lại lật lại mặt bên kia. Khi cả hai mặt đều vàng giòn thì có thể lấy ra khỏi chảo và thưởng thức.
Với cách đổ bánh xèo miền Trung đơn giản này, chiếc bánh xèo thơm ngon, giòn rụm, nóng hổi khói nghi ngút, còn gì tuyệt vời hơn khi gói miếng bánh xèo cùng chút rau sống, chấm vào bát nước chấm đậm đà thì ngon hết nấc.
2. Cách làm nước chấm bánh xèo miền Trung ngon ngất ngây
Mỗi loại bánh xèo như bánh xèo miền Nam hay bánh xèo miền Trung đều có mỗi loại nước chấm riêng biệt. Cùng là nguyên liệu từ nước mắm nhưng hai loại bánh thì lại chế biến theo hai cách khác nhau. Vì thế mà hương vị đặc trưng của bánh xèo miền Trung luôn đảm bảo sự khác biệt, đặc trưng của riêng mình.
Thường thì nước chấm bánh bèo của người miền Trung sẽ phải luôn có màu vàng đẹp mắt, nhấn nhá cùng vài lát ớt cay đỏ tươi, miếng cà rốt thái thành sợi dài. Đây cũng là lý do khiến cho thực khách cảm nhận được đủ mọi hương vị chua, cay, mặn, ngọt.
Nguyên liệu pha nước chấm bánh xèo Các bước thực hiện
Ớt tươi đem rửa sạch, cắt bỏ phần cuống, sau đó bổ đôi để loại sạch hết hạt bên trong. Dùng sao cắt ớt thành những miếng nhỏ rồi mới bắt đầu băm cho nhuyễn. Nước chấm ngon và đẹp mắt hay không phụ thuộc toàn bộ vào công đoạn băm ớt này.
Với mỗi lần pha nước chấm cho khoảng 4 đến 5 người ăn, bạn chỉ cần dùng 5 nhánh tỏi là phù hợp. Tỏi bóc sạch vỏ, đập dập rồi cũng tiếp tục băm nhỏ giống như ớt, bạn muốn nhanh hơn thì có thể giã.
Cà rốt rửa sạch, cắt cuống rồi gọt vỏ bên ngoài, dùng dao nạo cắt cà rốt thành nhiều sợi nhỏ rồi để riêng ra một bát, chờ đến khi sử dụng.
Bạn pha nước chấm cho nhiều người ăn, vì vậy hãy dùng bát lớn. Chuẩn bị bát tô lớn, cho vào trong bát lượng nước mắm đã chuẩn bị cùng với đường trắng, hòa tan đường với mắm rồi mới bắt đầu cho thêm nước cốt chanh và nước lọc vào khuấy đều. Lúc này bạn nên nêm nếm xem hương vị có hợp với mình chưa, có thể thêm chanh hoặc đường theo sở thích của mình.
Sau khi nêm nếm xong là công đoạn cho tỏi băm, ớt băm cùng cà rốt thái sợi đã chuẩn bị trong các bước trên, trộn đều. Lúc này bạn có thể thưởng thức được ngay món bánh xèo của mình, bánh nóng giòn chấm cùng nước chấm chua chua ngọt ngọt cay cay, đậm đà chuẩn vị miền Trung.
Nhiều người nói muốn có món nước chấm bánh xèo miền Trung ngon thì việc đầu tiên là phải chọn được nước mắm ngon. Tốt nhất nên chọn loại mắm có độ đạm hơi cao một chút, vì lúc này hương vị sẽ thơm, độ mặn sẽ không bị gắt. Màu mắm cũng không quá đậm, nâu nhẹ nhẹ thì lúc pha loãng sẽ đẹp mắt hơn nhiều. Miền Trung người ta còn sử dụng đường vàng thay cho đường cát.
3. Cách làm nước mắm chấm bánh xèo miền Nam
Nếu bạn không thích vị nước chấm đậm đậm như miền Trung thì có thể chấm bánh xèo vào loại nước mắm pha của bánh xèo miền Nam.
Điểm khác biệt giữa nước mắm chua ngọt miền Nam với miền Trung đó chính là tỉ lệ đường, người Nam thường ưa ngọt hơn. Thay vì dùng chanh, họ dùng giấm, tuy nhiên bạn vẫn có thể hoàn toàn dùng chanh để vị chua nhẹ nhàng, thanh thanh hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nước mắm ngon: 1 thìa
Đường cát trắng: 2 thìa
Nước lọc (nên sử dụng nước ấm)
Cà rốt: nửa củ
Ớt cay: 1 quả
Giấm ăn (có thể dùng chanh)
Các bước làm nước mắm chắm bánh xèo
Cũng giống như loại nước chấm bánh xèo của miền Trung, ở miền Nam vẫn làm những công đoạn như vậy. Ớt đỏ cay bỏ cuống đi, rửa sạch rồi sau đó bổ đôi để loại bọ hết hạt bên trong.
Tiếp theo hãy cắt ớt thành những lát nhỏ rồi mới băm thật nhuyễn, để ớt ra một chén riêng biệt. Ớt càng nhỏ thì nước chấm càng đẹp mắt với màu sắc hài hòa, vị cay dậy hơn. Gia đình nào có trẻ nhỏ thì nên giảm lượng ớt đi.
Tỏi bóc vỏ, đập dập rồi bắt đầu băm nhuyễn, giống như ớt, càng nhuyễn thì càng ngon. Cà rốt gọt vỏ rồi dùng bàn nạo cạo cà rốt thành từng sợi dài và mỏng, để riêng ra một bát. Mọi loại nước chấm bánh xèo đều có sợi cà rốt, vì cà rốt đem đến hương vị đặc trưng đối với nhiều loại mắm khác.
Chuẩn bị tô lớn rồi cho toàn bộ các nguyên liệu đã chuẩn bị: nước mắm ngon, đường trắng cùng với giấm vào trong bát. Hòa tan các thành phần rồi mới đổ thêm nước vào bên trong, khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Cuối cùng chỉ là bước cho thêm tỏi băm, ớt băm nhuyễn cùng với cà rổ thái sợi vào, như vậy đã hoàn thành.
Hai cách pha nước chấm bánh xèo hoàn toàn nhanh gọn, đơn giản, khiến món bánh xèo thơm ngon hơn rất nhiều.
B. Cách làm bánh xèo chay bằng bột bánh xèo ngon
Cách làm bánh xèo chay sau đây đảm bảo sẽ quyến rũ các bạn cho mà xem, dù đây là món không có nhân tôm thịt nhưng với sự khéo léo trong cách làm tạo nên 1 món ăn giúp cho chúng ta có được cảm giác thanh tịnh khi thưởng thức nó.
Nguyên liệu
Bột bánh xèo: 1 gói
Tôm chay: 100g
Nước cốt dừa
Bột nghệ: 1 muỗng cà phê
Đậu xanh bỏ vỏ: 100g
Sắn: 1 củ nhỏ
Giá đỗ: 200g
Đậu hũ chiên: 2 bìa
Bột gạo: 50g
Rau: Salad, diếp cá, boa rô, cải bẹ xanh, rau thơm
Nấm: có thể là loại nấm rơm hoặc nấm bào ngư: 100g
Cách làm đơn giản
– Bước 1: Đầu tiên chúng ta lấy đậu xanh ngâm với nước khoảng 2h trước khi chúng ta tiến hành làm món bánh xèo chay. Nếu là đậu xanh có vỏ thì ta cần đãi vỏ thật sạch trước khi đem đi nấu, đỗ không có vỏ thì chỉ cần bạn vo thật sạch rồi đem đi hấp chính. Sau khi hấp chín thì chúng ta xay cho nhuyễn rồi để đó.
– Bước 2: Lấy nấm với tôm chay rửa thật sạch. Sau đó các bạn bắc chảo lên bếp rồi phi thơm boa rô cho thật dậy thơm rồi cho nấm với tôm chay vào xào chín rồi đổ ra cái bát để riêng ra một bên.
– Bước 3: Bước kế tiếp chúng ta lấy váng đậu hoặc tàu hũ đem chiên giòn, cà thì cắt thành miếng nhỏ. Ta cần lưu ý là với cách làm bánh xèo chay ngon hay không có sự góp phần không nhỏ của hương vị giòn của váng đậu, ngoài các vị giòn của bánh thì còn có vị giòn dai của váng đậu và tàu hũ nữa.
– Bước 4: Ta lấy số giá đỗ rửa thật sạch rồi để ráo. Bỏ vỏ củ sắn sau đó các bạn rửa sạch và thái thành sợi nhỏ và mỏng. Nhặt thật sạch số rau sống rồi rửa sạch và ngâm nước muối. Băm nhỏ ớt trái và tỏi rồi pha với một ít nước mắm chua ngọt.
– Bước 5: Làm bột đổ bánh xèo: Ta cho số bột gạo hòa lẫn với nước cốt dừa (có pha thêm một ít nước) sau đó cho ít nước cốt nghệ (khoảng 1 muỗng cafe) + ba rô + bột nêm + bột canh, cải bẹ xanh, rau thơm vào trộn thật đều lên, nếu mà thấy đặc chúng ta nên pha thêm một ít nước sao cho hỗn hợp sền sệt là được.
– Bước 6: Ta bắc cái chảo lên bếp cho lửa vừa để cho chảo nóng từ từ, sau đó các bạn cho dầu ăn vào rồi để dầu sôi thì ta múc bột đã hòa vào trong chảo. Ta xoay nghiêng chảo để cho bột được chảy đều và nhanh, sau đó cho tiếp đậu hũ + tôm chay xào cùng với nấm, còn đậu xanh và giá đỗ, sắn rắc phủ lên phía trên.
– Bước 7: Đậy nắp chảo lại để cho bánh xèo chay chín rồi dùng xẻng bạn lật mặt bánh cho chính đều và cho ra đĩa là hoàn thành.
Mong rằng bạn có thể làm được mon banh xeo chay này. Bạn đừng nghĩ món ăn này chỉ dùng cho những người theo đạo Phật. Mà đây là món ăn khá là an toàn cho sức khỏe chúng ta.
C. Cách làm bánh xèo miền Tây Nam Bộ với thịt ba chỉ, nấm hương
Bánh xèo nam bộ ngon giòn được ăn kèm rau sống với nước mắm chua ngọt là tuyệt nhất luôn. Cái thú của món bánh này là bạn bè cùng nhau ngồi trò chuyện rôm rả trong lúc chờ đợi những chiếc bánh nóng hổi được sắp lên đĩa. Đặc biệt khi tiết trời se se lạnh mà được nhâm nhi đĩa bánh xèo thơm nồng thì quả là thức ngon không gì bằng.
Bánh xèo Nam bộ ngon giòn, cuốn kèm rau sống, ăn với nước mắm chua ngọt là nhất luôn. Thật ra cách làm bánh xèo này mình được mẹ của bạn trai hướng dẫn làm lúc mình về nhà bạn ý chơi, làm 1 lần mình ghiền luôn, cứ rảnh rảnh lại làm.
Cái thú của món bánh này là bạn bè cùng nhau ngồi nói chuyện rôm rả trong lúc chờ đợi những chiếc bánh nóng hổi ra khuôn, sắp lên đĩa. Đặc biệt khi tiết trời vào thu, trời se se lạnh mà được nhâm nhi đĩa bánh xèo miền Nam thơm nồng thì quả là ngon không gì bằng.
Nguyên liệu sử dụng cho cách làm bánh xèo nam bộ
Bột bánh xèo: 1 gói 400 g
Bột nghệ
Tôm: 150 g
Thịt ba chỉ: 150 g
Nấm hương: 10 cái
Hành hoa, giá đỗ, cà rốt, nước lọc, đỗ xanh cà vỏ
Dầu ăn, nước mắm, đường ớt, rau diếp, rau thơm các loại.
Hướng dẫn cách làm bánh xèo miền Nam
– Cách làm bánh xèo nam bộ có ngon hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào cách pha bột làm bánh và phần nhân bánh xèo. Các bạn cho gói bột làm bánh xèo vào âu sạch cùng 1 muỗng cà phê bột nghệ.
– Đổ 500 ml nước vào trong âu cùng hành lá cắt nhỏ. Đánh đều hỗn hợp để khoảng 30 phút trước khi đổ bánh.
– Tôm, thịt rửa sạch sau đó thịt bạn cắt mỏng, nấm hương đem ngâm nở, cắt bỏ chân cắt sợi. Chuẩn bị sẵn sàng cho cách làm bánh xèo nam bộ.
– Để bắt đầu cách làm bánh xèo nam bộ bạn cho 1 ít dầu ăn vào chảo rồi cho thịt vào xào tiếp đến bạn cho tôm vào xào cùng nấm hương. Rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn sau đó cho tôm thịt ra bát.Với đậu xanh bạn nên vo sạch, ngâm 30 phút rồi cho vào chõ hấp chín. Giá đỗ rửa sạch để ráo, cà rốt rửa sach gọt vỏ bào sợi.
– Đặt chảo lên bếp cho chảo nóng lên, rồi tráng đều 2-3 muỗng bột bánh xèo. Các bạn nhớ lắc đều để hỗn hợp bánh xèo trải mỏng khắp lòng chảo rồi xếp lên bề mặt bánh xèo một vài con tôm, thịt, thêm đậu xanh, giá đỗ, cà rốt rồi đậy kín chảo lại.
– Đun lửa lớn từ 3-4 phút dùng muỗng gấp bánh xèo làm đôi, rán đến khi phần vỏ chín giòn vừa ý thì tắt bếp gắp bánh xèo ra đĩa.
– Món bánh xèo nam bộ đã xong rồi đó, bây giờ thì thưởng thức thôi nào.
Pha nước mắm chấm của cách làm bánh xèo nam bộ
– Cách pha nước mắm chấm bánh xèo: Cho 40 ml nước mắm với 40 gr đường, 2 tép tỏi băm, ớt đỏ, 40 ml nước sạch rồi khuấy đều là xong.
Bánh xèo Nam Bộ sau khi hoàn thành phải có lớp vỏ mỏng, giòn rụm. Khi cuộn chung bánh xèo với nhiều loại rau, kết hợp với vị chua chua ngọt ngọt từ nước mắm mới đúng chuẩn.
D. Cách làm bánh xèo miền Bắc cực đơn giản và giòn ngon
Nguyên liệu đơn giản
Bột gạo khô: 200g, bột nghệ: 10g
Bia: 100 ml
Thịt lợn: 200g
Tôm: 200g
Nấm hương: 30g
Hành tây: 1 củ
Giá đỗ: 100g
Hành tím, gừng, hành lá
Muối, nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu
Rau sống các loại
Tỏi, ớt, đường, chanh
– Tôm bạn cắt râu, rửa sạch, ướp với 1 muỗng muối, 1 ít gừng giã nhỏ. Hành tây đem bóc vỏ, cắt múi. Giá đỗ bạn rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Nấm hương ngâm mềm rồi đem cắt nhỏ. Hành tím bóc vỏ rồi băm nhỏ. Rau sống rửa sạch đem ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút.
– Sau khi sơ chế xong nguyên liệu bạn tiến hành cách làm banh xeo mien Bac. Bạn hòa bột gạo với 250ml nước lọc, 100ml bia, 1 muỗng cafe muối, 10 gam bột nghệ vào tong một cái thau inox lớn, trộn đều rồi cho một ít hành lá vào.
– Kế đến bạn bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào, khi dầu nóng thì bạn cho hành tím vào để phi vàng. Sau đó bạn cho thịt, tôm, nấm hương vào rồi đảo đều, gần chín thì cho hành tây vào và nêm lại cho vừa vị để cách làm bánh xèo miền Bắc thêm ngon.
– Bạn cho một ít dầu vào chảo. Khi dầu nóng già bạn đổ một muỗng canh bột vào để tráng đều chảo. Sau đó, bạn cho hỗn hợp tôm thịt xào rải mỏng đều trên mặt bánh, rồi rải một lớp giá mỏng lên trên cùng.
– Tiếp theo để cho cách làm bánh xèo miền Bắc được giòn ngon bạn đun nhỏ lửa khoảng 2 phút cho bánh chín giòn rồi gập đôi bánh lại để ra đĩa.
– Đối với cách làm bánh xèo miền Bắc thì phần nước chấm bạn pha theo tỉ lệ: 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường, 1 muỗng nước lọc, 2 muỗng nước cốt chanh, và cho thêm tỏi, ớt băm vào. Vậy là đã hoàn thành xong cách làm bánh xèo miền Bắc rồi đấy, thưởng thức cùng mọi người thôi nào.
E. Cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn tiện lợi mà vẫn thơm ngon
Nguyên liệu làm bánh xèo bằng bột pha sẵn
Bột bánh xèo pha sẵn: 400gr
Hướng dẫn cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn giòn ngon
Tôm: 200gr
Thịt ba chỉ: 200gr
Đậu xanh: 200gr
Nấm các loại
Hành lá, giá đỗ, rau thơm, cải xanh, xà lách
Gia vị: muối, đường, bột ngọt, nước mắm ngon, tỏi, ớt, dầu ăn.
– Giá đỗ rửa sách để ráo. Hành lá nhặt sạch, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Rau thơm, cải xanh, xà lách nhặt lá sâu, ngâm qua nước muối rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.
– Bước 2: Nấm các loại bạn cắt bỏ chân rồi ngâm qua nước muối 10 phút, đem rửa lại với nước cho thật sạch rồi để ráo.
– Thịt ba chỉ rửa sạch cắt nhỏ. Tôm cắt bỏ đầu đuôi rồi đem rửa sạch. Cho thịt với tôm vào tô ướp cũng ít gia vị rồi đem xào sơ.
– Bước 3: Với cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn, bạn chỉ việc rây bột thật mịn cho vào tô sau đó hòa tan với 1 lít nước.
– Để bột bánh thêm giòn thì khi trộn hỗn hợp bột bạn cho vào 1 muống dầu ăn rồi hòa tan đều vào hỗn hợp để không bị vón cục, cuối cùng cho hành lá đã cắt nhỏ vào trộn đều rồi để bột nghỉ 30 phút mà bạn không cần phải nêm thêm gia vị gì nữa vì tất cả độ béo, mặn, ngọt, thơm đều có sẵn.
– Bước 4: Bạn tiến hành bước tiếp theo của cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn. Bắt chảo lên bếp với một ít dầu tráng đều khắp mặt chảo.
– Khi dầu nóng già, bạn khuấy bột lên rồi múc muống canh bột cho vào chảo tráng đều mặt chảo, tiếp tục rãi đậu xanh lên khắp mặt bánh cũng với ít nhân tôm thịt, nấm và giá vào rồi đậy nắp lại 3 phút, và đun trên lửa vừa.
– Bước 5: Sau đó bạn mở nắp ra và đun thêm 1 phút nữa để bánh được vàng giòn, lúc này bạn gập đôi bánh lại và cho ra dĩa.
– Bước 6: Tương tự như cách làm nước chấm bánh xèo thông thường thì với cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn bạn cũng chỉ việc hòa tan nước mắm ngon, đường, bột ngọt, chanh với tỏi ớt sao cho có vị chua ngọt vừa khẩu vị, có thể thêm đồ chua vào tùy thích.
– Bước 7: Bánh xèo khi hoàn thành bạn bày ra dĩa cùng với rau và nước chấm.
F. Cách làm bánh xèo Nhật Bản Okonomiyaki đơn giản
1. Đôi nét về bánh xèo Nhật Bản Okonomiyaki
Okonomiyaki là tên gọi của món bánh xèo hấp dẫn này. Okonomiyaki được đọc là (o-konomi-yaki) là một loại bánh mặn áp chảo gồm nhiều loại nguyên liệu. Tên của bánh được ghép từ okonomi nghĩa là “thứ bạn thích/muốn”, và yaki nghĩa là nấu nướng, được xem là món ăn đặc trưng của ẩm thực vùng Kansai hoặc Hiroshima, nhưng món này có mặt khắp nơi trên đất Nhật. Nguyên liệu làm đế bánh và làm nhân thay đổi tùy từng vùng. Okonomiyaki của Tokyo nhỏ hơn ở Hiroshima và Kansai.
Mặc dù có tên là bánh xèo nhưng cách chế biến thì hoàn toàn khác. Okonomiyaki không được chế biến từ cách pha chế các loại bột như bánh xèo Việt Nam mà để làm nên một chiếc Okonomiyaki cần phải có rất nhiều nguyên liệu cũng như các chế biến cũng khá là cầu kì. Nhưng chính sự mới lạ xen lẫn cái đa dạng trong nguyên liệu hương vị thêm một chút gọi bình dân nữa đã cấu thành nên sự cuốn hút của món ăn này với thực khách mọi nơi.
2. Bánh xèo Nhật Bản có mấy loại?
Bánh xèo Nhật Bản cũng như ở Việt Nam được chia ra làm nhiều loại, có 2 loại cơ bản là bánh xèo ở Osaka và Hiroshima. Tất cả đều giống nhau ở khâu nguyên liệu, bao gồm: bột, bắp cải, thịt heo thái mỏng, hải sản, trứng, giá và các chất phụ gia như gừng đỏ, cá ngừ bào, sốt maiyonaise, đặc biệt không thể thiếu nước sốt riêng của bánh xèo Nhật.
Bột, bắp cải, thịt heo thái mỏng, hải sản, trứng, giá và các chất phụ gia như gừng đỏ, cá ngừ bào, sốt maiyonaise, đặc biệt không thể thiếu nước sốt riêng của bánh xèo Nhật. Nhưng sự khác nhau của hai món bánh xèo này chính là cách chế biến bánh xèo Osaka được chế biến đơn giản bằng cách trộn lẫn các thứ với bột rồi đem chiên; nhân bánh gồm có bắp cải, hải sản (mực, tôm), thịt heo và gia vị, cứ y như bánh xèo thập cẩm.
Còn bánh xèo Hiroshiama thì cầu kì hơn chút xíu, lớp bánh mỏng sẽ được nướng trước rồi sau đó mới thêm gia vị và lớp nhân lên trên (có cả cá ngừ bào khô), nước sốt okonomi sẽ được rưới lên sau cùng. Bánh kiểu này khi trang trí trông đẹp mắt, cứ như là pizza vậy. Nhưng dù chế biến ra sao thì cảm giác đầu tiên của thực khách khi thưởng thức món ăn này luôn là lớp vỏ giòn tan và nhân trong dai dai tạo một cảm giác vô cùng ngon miệng cho những ai đã nếm qua món ăn này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
100gr bột mỳ
160ml nước dùng (có thể dùng nước luộc gà)
2 quả trứng
300gr bắp cải và hành lá
100gr thịt heo hoặc thịt xông khói
100gr tôm hoặc bạch tuộc (đã luộc sẵn)
Sốt mayonnaise, sốt okonomiyaki, muối, dầu ăn
30gr gừng đỏ
Rong biển vụn
Khô cá ngừ bào
Các bước thực hiện món bánh xèo Nhật
3. Hướng dẫn cách làm bánh xèo Nhật Bản thơm ngon
– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Trộn bột mì và bột nở vào một bát to rồi cho thêm nước dùng Dashi rồi nêm chút muối cho vừa ăn. Thêm bột sắn dây vào hỗn hợp và trộn đều sẽ làm cho bột dai, nhẹ và khi rán sẽ giòn hơn.
– Thịt ba chỉ bạn thái thành miếng dài khoảng 5cm. Bạch tuộc thái lát. Tôm luộc chín bóc vỏ, bỏ đầu và thái nhỏ.
– Hành lá, bắp cải, hành củ, gừng muối đỏ thái lát.
– Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào hỗn hợp bột. Cho thêm Tenkasu, tôm nõn khô và 2 quả trứng gà. Trộn đều nhưng đừng quá kĩ vì có thể làm hỗn hợp dùng làm vỏ bánh bị quánh lại.
– Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng già. Cho hỗn hợp trên vào chảo, nhớ để lại một chút trong bát để dùng sau. Thêm thịt ba chỉ lên trên và đổ phần bột còn lại trong bát lên lớp thịt. Đậy vung lại cho lớp vỏ bánh chín đều, rán trong 2 phút.
– Bước 4: Khi mặt bánh ngả sang màu vàng, lật mặt bên kia lại rán tiếp. Tiếp tục đậy vung lại cho bánh chín đều.
– Bước 5: Khi hai mặt bánh đã chín vàng và ngả sang hơi nâu, bạn lật mặt bánh lần thứ hai, giảm nhiệt độ về mức trung bình cho bánh chín cả phần bên trong. Khi bánh chín thì phết đều nước sốt bánh xèo lên mặt bánh, thêm sốt Mayonnaise và hành lá thái nhỏ. Rắc đều rong biển vụn Aonori lên trên và cuối cùng thêm cá bào sợi to.
Tiết Lộ Bí Quyết Bán Bánh Mì Ngon
Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn kinh doanh bán bánh mì để khởi nghiệp làm giàu. Đây là một hình thức kinh doanh vốn đầu tư thấp nhưng lợi nhuận mang về lại “khủng”. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trên con đường này. Chính vì thế bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết bán bánh mì ngon – bao đông khách như “trẩy hội”
Kinh doanh bán bánh mì có lời hay không?
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại lựa chọn kinh doanh bánh mì với các hình thức khác nhau như xe đẩy bánh mì, cửa hàng, bánh bánh mì online. Có “cung ắt có cầu”, nhu cầu tìm mua bánh mì tăng cao nên tất nhiên các cửa hàng bán bánh mì sẽ mọc lên “nhanh như nấm”.
Đi dọc các tuyến phố Hà Nội, bất cứ ngõ ngách, con hẻm nào cũng có các cửa hàng bánh mì. Vậy bán bánh mì có lời hay không?
– Trung bình mỗi ngày, quán bánh mì của chị Lê Thị Kim Xuân (Hà Đông, Hà Nội) bán được 400 – 500 chiếc bánh. Ban đầu, chị chỉ bán bánh mì kẹp trứng, ruốc, thịt… với giá 4.000 – 5.000 đồng/chiếc, nhưng dần giá cả thực phẩm tăng nên chị bán 7.000 đồng/chiếc. Chị Xuân đã thu về 3 triệu mỗi ngày, lãi khoảng 500.000 đồng. (Nguồn: zingnews).
– Một hình thức kinh doanh khác như xe đẩy bánh mì của chị Nhàn (Linh Đàm, Hà Nội) bán bánh mì doner kabab. Theo chị Nhàn chia sẻ, mỗi ngày xe bánh mì của chị bán hết 35kg thịt, làm khoảng 500 chiếc bánh mì. Trong đó, có 300 suất bánh mì dài và 200 suất bánh mì tam giác. Tính ra mỗi ngày thu về cả vốn lẫn lãi khoảng 8,5 triệu đồng. Tính sơ bộ cả năm cũng cả tỷ đồng (Nguồn: https://vietnamnet.vn/)
Chia sẻ bí quyết bán bánh mì ngon đắt khách!
Tiền vốn kinh doanh bán bánh mì nhiều hay ít sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện và quy mô cửa hành bạn lựa chọn. Nếu bạn lựa chọn quy mô lớn tất nhiên vốn sẽ nhiều và ngược lại mô hình nhỏ vốn sẽ ít. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số chủ cửa hàng bán bánh mì đã thành công trước đó, chi phí kinh doanh bao gồm
Chi phí đầu tư xe bán bánh mì khoảng từ 5 – 9 triệu. Theo chia sẻ của một số người trong nghề thì mua xe bánh mì nên tìm đến các đia chỉ uy tín, có công ty và xưởng sản xuất riêng để đảm bảo chất lượng, giá thành và quyền lợi mua hàng.
Chi phí mua nguyên liệu khoảng dưới 1 triệu đồng mỗi ngày: Bao gồm rau thơm, nước sốt, nhân bánh, bánh mì….
Hãy lên cho cửa hàng một thực đơn mà theo bạn sẽ phù hợp với nhu cầu của khách mua hàng nhất. Bạn có thể lự chọn bán nhiều món bánh mì khác nhau như bánh mì que, bánh mì chả cá, bánh mì doner kebab, bánh mì thịt nướng… Hoặc cũng có thể kết hợp bán các món ăn khác nhau xôi, khoai, ngô, đồ uống….
Menu đa dạng món ăn đa dạng sẽ giúp cửa hàng bạn gây được sự chú ý hơn, khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. Qua đó, ghi thêm điểm cộng và tăng thêm được doanh thu lợi nhuận
Ngoài những chia sẻ cần chuẩn bị bên trên thì bạn cũng cần biết thêm về những bí quyết làm bánh mì ngon, mang hương vị đặc trưng riêng, độc nhất, không trùng lặp với các cửa hàng khác. Chẳng hạn như bí quyết làm vỏ bánh, cách tẩm ướp, nướng thịt, làm nhân bánh, làm nước sốt… Đồng thời, phải đảm bảo các nguyên liệu mà bạn làm phải sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng các phần trên thì việc tiếp theo bạn cần làm đó chính là tìm kiếm địa điểm bán hàng đẹp. 1 địa điểm đẹp ở đây gồm có rất nhiều yếu tố: mặt bằng rộng rãi, thoáng mát, đông người qua lại nhất… Có thể kể đến như:
Hiện nay, rất nhiều chủ cửa hàng bán bánh mì đã lựa chọn chiến lược quảng bá online và đã thành công. Họ lập ra một fanpage, website bán hàng riêng, liên kết với một số kênh bán hàng, dịch vụ đặt đồ ăn như Now, GoFood, GrapFood,….để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa.
Ngoài ra, để thu hút nhiều khách hàng bạn cũng có thể thêm một số chương trình ưu đãi, quà tặng hấp dẫn như mua 2 tính tiền 1, mua bánh mì tặng kèm đồ uống bất kỳ…
Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Làm Giòn Bánh Mì Bằng Chảo Nhanh Nhất ! trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!