Xem Nhiều 4/2023 #️ Bệnh Võng Mạc Đái Tháo Đường, Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị # Top 10 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 4/2023 # Bệnh Võng Mạc Đái Tháo Đường, Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Võng Mạc Đái Tháo Đường, Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nặng nề ở đáy mắt như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, xuất huyết võng mạc…dẫn đến mù lòa.

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là gì

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa Glucid mạn tính, là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) không lây truyền, có tốc độ phát triển nhanh nhất: ĐTĐ có 2 loại chính: 

– Đái tháo đường phụ thuộc insulin(IDD-týp 1): thường gặp ở lứa tuổi 10-20 tuổi.

– Đái tháo đường không phụ thuộc insulin(NIDD-týp 2): thường gặp ở lứa tuổi 50-70 tuổi.

Bệnh ĐTĐ gây nhiều biến chứng tại mắt, tim mạch, thận, thần kinh. Trong đó biến chứng tại mắt rất hay gặp.

Võng mạc là các lớp sợi thần kinh của mắt, có vai trò tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh mắt thu nhận được đến não, và ngược lại truyền hình ảnh mà não phân tích được đến mắt, trong đó hoàng điểm là quan trọng nhất cho hình ảnh tinh tế nhất.

Võng mạc Đái tháo đường là bệnh lý tại võng mạc gây ra do bệnh lý ĐTĐ. Bệnh VMĐTĐ xảy ra hầu hết ở các trường hợp ĐTĐ tiến triển sau 10-15 năm. Người ta thống kê, nhìn chung sau 15 năm bị ĐTĐ, 2% bệnh nhân sẽ mù, 10% bệnh nhân thị lực kém.

Tần suất bệnh VMĐTĐ trong IDD (40%) cao hơn trong NIDD (20%). Bệnh VMĐTĐ là nguyên nhân gây mù thường gặp nhất từ 20-65 tuổi.

– Nguy cơ bệnh VMĐTĐ phụ thuộc nhiều yếu tố: thời gian bị ĐTĐ, mức độ đường máu và các yếu tố khác như cao huyết áp, tăng lipid máu, bệnh thận, có thai, các phẫu thuật trong nhãn cầu có thể tăng nguy cơ và mức độ trầm trọng của bệnh VMĐTĐ.

Cơ chế phát sinh bệnh

– Bệnh sinh của bệnh VMĐTĐ là một bệnh lý vi mạch máu ảnh hưởng đến các tiểu động mạch võng mạc trước mao mạch, mao mạch, và các tiểu tĩnh mạch. Có cả 2 nguyên nhân là sự tắc nghẽn vi mạch máu và sự rò rỉ.

– Tổn thương thành mạch võng mạc biểu hiện bằng mất tế bào nội mạch, màng đáy dày lên, các vi phình mạch, thành mạch bị xơ hóa, rối loạn chức năng, tắc mạch gây giảm khả năng tưới máu, thiếu oxy tổ chức, thành mạch có thể vỡ gây xuất huyết, tính thấm thành mạch tăng gây xuất tiết. 

– Những tắc mạch gây thiếu máu, kích thích tăng sinh các mạch máu mới còn gọi là tân mạch. Các mạch máu mới này rất yếu, dễ dàng vỡ bất cứ lúc nào, gây xuất huyết võng mạc giảm thị lực.

Phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường

Phân loại VMĐTĐ thực sự phức tạp và đa dạng, có nhiều phân loại. Phân loại theo ETDRS (Early Treatment Diabetic Retinopathy Study) chia bệnh VMĐTĐ thành các giai đoạn: Bệnh VMĐTĐ giai đoạn nền (Background diabetic retinopathy (BDR)), Hoàng điểm ĐTĐ (Diabetic maculopathy), Bệnh VMĐTĐ tiền tăng sinh (Preproliferative diabetic retinopathy (PPDR)), Bệnh VMĐTĐ tăng sinh (Proliferative diabetic retinopathy(PRP)), Bệnh VMĐTĐ tiến triển nặng (Advanced diabetic)

– Bệnh lý VMĐTĐ giai đoạn nền (BDR): vi phình mạch có thể quan sát trên lâm sàng đầu tiên, xuất huyết trong võng mạc, xuất tiết cứng, phù võng mạc. BDR không cần điều trị laser, tái khám hằng năm và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, thiếu máu, suy thận

– Bệnh lý hoàng điểm (HĐ) ĐTĐ: phù, xuất tiết cứng hố trung tâm, nguyên nhân thường gặp nhất của giảm thị lực ở bệnh nhân tiểu đường

 + Bệnh lý HĐ khu trú: vùng rò rỉ giới hạn rõ kèm xuất tiết cứng

 + Bệnh lý HĐ lan tỏa: phù HĐ dạng nang

 + Bệnh lý HĐ thiếu máu cục bộ giảm thị lực kèm biểu hiện tương đối bình thường của HĐ mặc dù có xuất huyết, xuất tiết nơi khác. Xác định trên chụp mạch huỳnh quang

 + Bệnh lý HĐ hỗn hợp phù HĐ lan tỏa, thiếu máu cục bộ

– Bệnh VMĐTĐ tiền tăng sinh (PPDR): tất cả các sang thương gây thiếu máu cục bộ võng mạc, biến đổi tiểu tĩnh mạch dưới dạng chuỗi hạt, các tiểu động mạch thu hẹp và tắc nghẽn, nốt dạng bông, xuất huyết dạng vết, những bất thường vi mạch

– Bệnh VMĐTĐ tăng sinh (PDR): tân mạch đĩa thị (NVD), tân mạch nơi khác (NVE), đánh giá tân mạch dựa trên độ trầm trọng (so sánh với đường kính gai thị, đáp ứng điều trị), vị trí (NVE ít xuất huyết hơn NVD), xơ hóa nguy cơ bong võng mạc do co rút

Yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh võng mạc đái tháo đường

Thời gian ĐTĐ là yếu tố rất quan trọng, thời gian càng lâu tỷ lệ của bệnh càng cao. Ở những bệnh nhân đuợc chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường trước 30 tuổi, sự xuất hiện bệnh lý võng mạc đái tháo đường sau 10 năm là 50% và sau 30 năm là 90%

Đường máu cao, tăng huyết áp, suy thận, mất bù trừ của tim, tuổi bệnh nhân, tuổi bắt đầu bị ĐTĐ càng trẻ thì càng nặng, thai nghén, béo phì, nghiện thuốc lá. Những yếu tố này làm bệnh lý VMĐTĐ đến sớm hơn và phát triển nhanh hơn

Triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường

Hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì trước đó, đến khi thị lực giảm (mắt mờ) là mắt đã bị tổn thương võng mạc. Và lúc này thường bệnh đã diễn tiến nặng. Do vậy bệnh nhân bị ĐTĐ nên thường xuyên đi kiểm tra mắt định kỳ để bác sĩ phát hiện sớm bệnh VMĐTĐ điều trị ngăn ngừa sự giảm thị lực

Chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường

Bác sĩ nhãn khoa sẽ nhỏ dãn đồng tử để soi đáy mắt, và phát hiện ra những tổn thương ở võng mạc trước khi VMĐTĐ làm thay đổi thị lực của bạn, và đây là cách duy nhất để phát hiện bệnh. Ngoài ra có thể cho làm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp mạch huỳnh quang, chụp OCT để quan sát rõ hơn và theo dõi bệnh

Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường như thế nào?

Quy trình điều trị võng mạc đái tháo đường

1. Đo thị lực

2. Khám tổng quát về mắt: đo nhãn áp, khám mi mắt, kết giác mạc, tiền phòng, mống mắt, thủy tinh thể đánh giá chung chức năng của mắt

3. Tra thuốc giãn đồng tử để khám dịch kính, võng mạc

4. Chụp hình màu đáy mắt để nhận định các tổn thương giai đoạn sớm

5. Nếu đã xuất hiện các tổn thương, chụp mạch máu huỳnh quang để phát hiện các tổn thương vi phình mạch, xuất huyết, xuất tiết, thiếu máu, tân mạch rất chính xác. Chụp OCT là một phương pháp cực kỳ hiện đại để đánh giá tình trạng phù hoàng điểm và tổn thương của võng mạc trung tâm. Chụp mạch huỳnh quang và OCT còn để theo dõi diễn tiến của bệnh

Tùy theo giai đoạn bệnh VMĐTĐ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp như: theo dõi, laser quang đông võng mạc, tiêm nội nhãn thuốc ức chế tăng sinh mạch máu (anti-VEGF) hoặc Corticoid chống phù hoàng điểm, phẫu thuật

Điều trị laser quang đông võng mạc

Cơ chế tác động của laser vẫn còn bàn cãi, còn chưa thống nhất. Hiệu quả của laser:

– Trực tiếp phá hủy vùng võng mạc thiếu máu là nơi sản sinh ra yếu tố tăng sinh mạch máu

– Laser phá hủy các tế bào cảm quang và các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc tiêu thụ oxy có thể gây cãi thiện quá trình oxy hóa của lớp võng mạc phía trong, làm giảm bớt kích thích sản sinh các yếu tố tăng sinh tân mạch.

– Tùy theo tổn thương có thể chọn các kỹ thuật laser quang đông như sau: quang đông ổ (focal laser), quang đông lưới (grid laser), quang đông toàn bộ võng mạc (panretinal laser). Độ rộng của quang đông toàn bộ võng mạc tùy thuộc vào độ nặng của bệnh VMĐTĐ tăng sinh

– Sau laser bệnh nhân có thể có cảm giác chói lóa, thị lực giảm, có dấu hiệu chớp sáng, những triệu chứng này tạm thời và sẽ hết đi

– Biến chứng: tổn thương hoàng điểm ( phù hoàng điểm, sẹo vùng hố trung tâm..), xuất huyết hắc mạc, ám điểm, xuất huyết dịch kính…

– Bệnh nhân cần phải được tái khám định kỳ, kiểm tra lần đầu 4-8 tuần, sau đó tùy mức độ tổn thương hẹn bệnh nhân khám lại theo dõi sát

Tiêm thuốc nội nhãn: corticoid hoặc anti-VEGF (Lucentis, Avastin, Pegabtanib) ngăn cản tân mạch, chống phù hoàng điểm, tuy nhiên hiện tại còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về tác dụng của thuốc

– Làm trong môi trường quang học: hàng đầu là các xuất huyết dịch kính do ĐTĐ. Xuất huyết nhiều không tự tiêu, xuất huyết có tăng sinh xơ mạch

– Loại trừ co kéo dịch kính võng mạc, co kéo do tăng sinh của dịch kính võng mạc, màng xơ mạch

– Điều trị các quá trình bệnh lý khác như phù hoàng điểm dạng nang, bong võng mạc co kéo, màng tăng sinh dịch kính võng mạc.

Làm gì để ngăn ngừa bệnh VMĐTĐ

Bệnh nhân ĐTĐ có thể kéo dài thời gian không mắc bệnh, hoặc làm chậm diễn tiến bệnh VMĐTĐ bằng cách giữ mức độ đường máu và huyết áp ổn định. Các chỉ số này luôn nằm trong giới hạn an toàn mà bác sĩ điều trị ĐTĐ đặt ra. Phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến võng mạc như thuốc lá, béo phì…

Tất cả các điều này sẽ giúp bảo vệ thị lực của bạn lâu hơn. Ngoài ra, bệnh nhân ĐTĐ phải đi khám mắt định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần, để bác sĩ tại bệnh viện mắt phát hiện sớm tổn thương võng mạc, điều trị sớm sẽ giữ được thị lực, ngăn ngừa tình trạng giảm thị lực hoặc mù

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

ThS. BS Nguyễn Thị Thu Thủy

Nguyên Nhân Triệu Chứng Cách Điều Trị Chữa Khỏi Bệnh Đau Lưng

Nguyên nhân bệnh đau lưng

Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 – 8% trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính.

Các nguyên nhân bệnh đau lưng thì nhiều, nhưng có thể phân làm 3 loại chính

1. Nguyên nhân do xương khớp bị tổn thương

Đau lưng do thận hư, phong thấp, viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương, trượt đốt sống, hẹp ống sống hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại… đều có thể sinh đau lưng.

2. Nguyên nhân do quá trình hoạt động

Bệnh đau lưng ở người trẻ tuổi như nhóm thanh thiếu niên là do mải mê chơi games hay bị đau lưng từ trẻ, do để lưng làm việc lâu trong tư thế không đúng. Nhiều người đau lưng do va chạm, nằm ngồi, bê, khiêng vác, làm việc với máy tính, ngủ sai tư thế,  lao động bị sai tư thế nghiêm trọng hoặc do chấn thương cột sống lưng đột ngột, phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu… khiến các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng bị giãn và cơn đau xuất hiện.

3. Nguyên nhân do di truyền

Nếu bố mẹ có cấu trúc xương cột sống vùng lưng yếu thì con cũng rất dễ bị mắc bệnh

Một số nguyên nhân khác gây đau lưng

+ Phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng thắt lưng là chuyện bình thường. Ngoài ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột, ở thận, niệu quản, bàng quang người bệnh cũng cảm thấy đau lưng cấp hoặc mãn.

+ Đau cạnh cột sống lan tỏa ở cả hai phía của cột sống, có thể thấy tăng nhạy cảm đau ở giữa mỏm gai đốt sống hoặc ở vùng diện khớp của đốt sống do các nguyên nhân thường gặp như chấn thương của phần diện khớp, căng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm.

Triệu chứng bệnh đau lưng

Các triệu chứng của bệnh đau lưng có thể bao gồm

– Đau cơ bắp.

– Đau mà tỏa xuống chân.

– Hạn chế tính linh hoạt hoặc các chuyển động.

– Không có khả năng đứng thẳng.

Đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần được coi là cấp tính. Đau kéo dài trong ba tháng hoặc lâu hơn được coi là mãn tính.

Hầu hết đau lưng từng bước cải thiện với điều trị tại nhà và tự chăm sóc. Mặc dù cơn đau có thể mất vài tuần để biến mất hoàn toàn, nên ghi chép một số tiến triển trong vòng 72 giờ đầu tiên của tự chăm sóc.

Hậu quả bệnh đau lưng

Sau khi bệnh đau lưng diễn ra, bệnh sẽ gây nên các hậu quả ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Suy giảm khả năng lao động và vận động trong sinh hoạt của bệnh nhân. Ngoài những cơn đau nhức thường ngày, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị teo cơ, teo chân thậm chí còn có thể bị tàn phế suốt đời.

Điều trị bệnh đau lưng

Trong trường hợp bạn bị hành hạ bởi các cơn đau rất nặng và liên tục, bạn nên đến gặp các chuyên gia bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân, đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất và kịp thời giúp bạn giảm đau, phục hồi nhanh nhất có thể.

•    Bổ sung lượng canxi cần thiết hàng ngày.

•    Hấp thụ đủ lượng axit folic có trong rau quả, trái cây.

•    Uống thật nhiều nước giữ cho cơ thể không bị khô.

•    Rèn luyện thực hiện các tư thế chính xác.

•    Tìm hiểu và tập luyện các bài tập, kỹ thuật thở giúp thư giãn cơ hoành.

•    Rèn luyện thói quen nâng vật nặng chính xác.

•    Khi công việc đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, cần tận dụng tối đa cơ hội di chuyển, thay đổi tư thế và khởi động lưng, chân, tay.

•    Ngủ đủ giấc, không ít hơn 8 tiếng 1 ngày.

•    Ngủ trên loại đệm phù hợp, có lợi cho lưng.

•    Khi ngủ nên đặt gối ở dưới đầu gối nếu nằm ngửa, kẹp giữa hai chân nếu nằm nghiêng để hỗ trợ cho lưng và tuyệt đối không nên nằm sấp.

•    Không hoạt động quá sức hoặc căng lưng giữa không cần thiết.

•    Dừng ngay các hoạt động thân thể gây nhiều tác động lên lưng, đặc biệt là sau những tuần đầu điều trị.

•    Giảm tối đa căng thẳng tinh thần.

•    Thực hiện các bài tập luyện kéo giãn để tăng cường sức mạnh và thả lỏng khớp lưng giữa.

•    Phương pháp trị liệu phản xạ khá công hiệu trong việc giảm đau lưng, ngoài ra xoa bóp và châm cứu cũng là giải pháp tốt.

•    Có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu cơn đau quá gay gắt.

•    Sử dụng thuật nắn khớp xương.

•    Sử dụng các công cụ hỗ trợ lưng.

•    Chườm nóng giúp giảm đau và sưng tấy.

•    Chườm lạnh cũng có thể giúp ích khá nhiều.

•    Chú ý tới lượng đường và carbohydrate hấp thụ hàng ngày.

Hướng dẫn chi tiết một số phương pháp điều trị chữa khỏi bệnh đau lưng hiệu quả không cần dùng thuốc

1. Nằm nghỉ ngơi: Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.

Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa.

2. Kéo giãn cột sống: Tốt nhất là dùng áo treo cột sống. Có thể đu hai tay trên xà, hoặc treo người ngược kiểu tư thế tập xà trong vòng 5 – 10 phút. Phương pháp này áp dụng trong 2 ngày, nếu không đỡ thì phải chuyển phương pháp khác hoặc khám chuyên khoa.

3. Xoa bóp: Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

4. Chườm nóng: Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.

5. Chườm lạnh: Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.

Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, có những lúc các cơn đau lưng giữa trở nên rất nguy hiểm và cần phải đến gặp các chuyên gia bác sĩ để điều trị kịp thời, đặc biệt là khi bạn bị đau liên tục không khỏi hoặc mức độ đau quá gay gắt.

Bệnh Quai Bị: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm não – màng não, viêm tụy, điếc tai,… Làm cách nào để có thể phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất?

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của chúng tôi Nguyễn Hiền Minh – Phó Giám đốc Y khoa Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.

Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh. Tại Việt Nam, bệnh quai bị tản phát quanh năm nhưng thường tập trung vào những tháng thu – đông ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên, với tỷ lệ mắc bệnh dao động trong khoản 10 đến 40 trường hợp trên 100 ngàn dân.

Tuy đã có vắc xin phòng bệnh quai bị, nhưng do việc tiêm vắc xin dự phòng chưa được phổ cập rộng rãi nên tỷ lệ mắc bệnh quai bị gần như không giảm trong vòng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp, nhưng nếu người bệnh chủ quan chậm trễ điều trị có thể khiến bệnh trở nặng và gây nên nhiều biến chứng khó lường.

Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, gây nhiều biến chứng khó lường

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Quai bị do virus paramyxo gây nên. Đây là chủng virus có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể: từ 30 đến 60 ngày ở nhiệt độ 15 đến 20 độ C, từ 1 đến 2 năm ở nhiệt độ – 25 tới -70 độ C. Tuy nhiên, virus quai bị có thể diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 56 độ C, dưới ánh sáng mặt trời, với những hóa chất khử khuẩn chứa Clo và các chất khử khuẩn bệnh viện thường dùng.

Con người là ổ chứa và nguồn truyền nhiễm duy nhất của bệnh quai bị. Bệnh lây lan trực tiếp qua đường hô hấp khi người lành hít phải các bụi nước chứa virus từ người bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus bám vào niêm mạc mũi, miệng, di chuyển đến nội tạng thông qua đường máu, rồi gây bệnh. Người bệnh trong giai đoạn khởi phát có khả năng lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng. Trong một số trường hợp, người mang virus quai bị không có triệu chứng rõ ràng (hay còn gọi là quai bị thể tiềm ẩn) vẫn có khả năng lây truyền bệnh cho những người xung quanh.

Thời gian ủ bệnh: thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần, trung bình 18 ngày.

Thời kỳ lây truyền: virus quai bị có trong nước bọt của người bệnh trước khi khởi phát từ 3 đến 5 ngày và sau khởi phát từ 7 đến 10 ngày, khoản thời gian này chính là giai đoạn lây truyền của bệnh. Trong đó, một tuần xung quanh ngày khởi phát là thời gian lây truyền bệnh mạnh mẽ nhất. Ngoài trú ngụ trong nước bọt, virus quai bị còn có trong nước tiểu người bệnh trong vòng 2 tuần.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị

Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh quai bị, từ trẻ em, thanh thiếu niên cho đến người lớn chưa có miễn dịch bảo vệ.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị có thể kể đến như:

Độ tuổi: trẻ từ độ tuổi 2 đến 12, nhất là những trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị;

Tiếp xúc, sống chung, sinh hoạt tập thể chung với người bệnh hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh;

Người có hệ miễn dịch yếu.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh quai bị

Triệu chứng của bệnh quai bị thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi bị nhiễm virus, sau đó giảm dần trong tuần tiếp theo. Sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (ở vùng má và hàm) là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Tình trạng sưng đau có thể diễn biến nặng đến mức phần góc của xương hàm dưới mang tai không còn nhìn thấy được. Một bên mang tai có thể sưng trước bên kia và có khoản 25% người bệnh quai bị chỉ sưng một bên. Trong một số trường hợp ít gặp, các tuyến nước bọt ở hàm dưới và dưới lưỡi cũng có thể sưng đau.

Biến chứng của bệnh quai bị

Tuy lành tính, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh quai bị có thể tiến triển nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, như:

Viêm tinh hoàn do quai bị: là một loại viêm tinh hoàn đặc hiệu có thể gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và cả người trưởng thành. Khi bệnh nhân gặp biến chứng viêm tinh hoàn quai bị, tinh hoàn sẽ sưng to hơn bình thường từ 2 đến 3 lần, đau vùng bìu, mào tinh dày bất thường, sốt cao và mệt mỏi. Sau khi gặp biến chứng viêm tinh hoàn quai bị, có đến 30% người bệnh bị teo tinh hoàn, ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng tinh trùng, gia tăng nguy cơ vô sinh.

Viêm buồng trứng do quai bị ở nữ giới chiếm tỷ lệ 7%. Người bệnh thường có các dấu hiệu như đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn ở một bên hố chậu, sốt, ra nhiều khí hư bất thường, có mùi hôi, biến đổi về màu sắc. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm buồng trứng do quai bị có thể tiến triển thành viêm buồng trứng mãn tính, dính buồng trứng, u nang ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, mưng mủ buồng trứng, tắc vòi trứng, chất lượng trứng suy giảm gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Điếc tai vĩnh viễn: Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, điếc tai do quai bị là một biến chứng rất hiếm gặp, với tỷ lệ gặp khoảng 2/10.000 trường hợp bệnh. Điếc tai thường xảy ra ở giai đoạn khởi phát của bệnh, do virus quai bị làm tổn thương ốc tai. Điếc tai do quai bị thường là điếc không hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống sau này của bệnh nhân. Hiện nay, chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và điều trị biến chứng này, các bác sĩ chỉ có thể cấy ghép ốc tai để cải thiện thính lực cho người bệnh. Tuy nhiên, đây là phương pháp rất khó khăn và tốn kém.

Ngoài những biến chứng kể trên, bệnh quai bị còn có thể dẫn đến một số biến chứng khác hiếm gặp hơn như: viêm tụy, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm đường hô hấp,… Đặc biệt, nếu phụ nữ có thai trong vòng 12 đến 16 tuần đầu thai kỳ mắc bệnh quai bị, tỷ lệ sảy thai là rất cao.

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm

Nhìn chung, kết quả xét nghiệm đóng vai trò không lớn trong chẩn đoán bệnh quai bị, vì triệu chứng lâm sàng của bệnh khá điển hình. Thông thường, người bệnh quai bị được chỉ định làm xét nghiệm trong những trường hợp thật sự cần thiết hoặc phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Để phân lập virus, các bác sĩ sẽ lấy các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân như máu, nước bọt, dịch não tủy. Trong đó, máu và dịch não tủy được thu thập ở giai đoạn sớm trong khoảng từ 0 đến 7 ngày, hoặc muộn hơn từ 14 đến 21 ngày, để làm xét nghiệm tìm kháng thể IgM hoặc biến động hiệu giá kháng thể IgG.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh quai bị thường được ứng dụng tại nước ta là:

CI – cố định bổ thể, NT – trung hòa đám hoại tử,

ELISA – miễn dịch gắn men có khả năng phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy,

IFA – miễn dịch huỳnh quang gián tiếp có khả năng phát hiện kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu.

Phương pháp điều trị bệnh quai bị

Những thói quen sinh hoạt cùng các phương pháp hỗ trợ sau có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh quai bị:

Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh.

Uống nhiều nước, tránh nước ép trái cây có vị chua làm kích thích tuyến nước bọt, làm tình trạng bệnh xấu đi.

Chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cơn đau.

Chườm ấm và dùng thêm thuốc Paracetamol có thể giúp hạ sốt.

Giữ vệ sinh vòm họng bằng cách súc nước muối sinh lý, nước muối ấm hay nước súc miệng.

Ăn thức ăn mềm hoặc lỏng, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và cần tránh những loại thức ăn có tính axit xitric như cam, chanh, bưởi, những loại thức ăn cay, những loại thức ăn làm từ nếp và thịt gà. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung thêm những loại rau xanh, dưa đỏ.

Vệ sinh môi trường sống, làm thông thoáng nhà ở, tận dụng ánh sáng mặt trời.

Trong trường hợp viêm tinh hoàn, người bệnh cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, dùng thêm corticoid liều cao ngay từ đầu, Prednisolon 60mg/ ngày, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh quai bị nào.

Phòng ngừa bệnh quai bị bằng cách nào?

Phương pháp hiệu quả, tiết kiệm và an toàn nhất để dự phòng bệnh quai bị là tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Tất cả các đối tượng từ trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa có miễn dịch cần tiêm chủng phòng ngừa bệnh quai bị. Trong tiêm chủng dịch vụ, Vắc xin 3 trong 1 MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) là 2 loại vắc xin phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella được lưu hành rộng rãi.

Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đến dưới 7 tuổi:

Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

Mũi 2: khi trẻ 4 – 6 tuổi, cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn

Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Lưu ý: Trong những trường hợp đặc biệt, trẻ có thể tiêm phòng vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella kết hợp từ khi 9 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, chỉ tiêm cho trẻ độ tuổi này khi trẻ đang sống trong vùng có dịch mà chưa có miễn dịch kháng bệnh, khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng. Lúc này, mũi tiêm sớm nhất tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ 2 vào lúc trẻ 15 – 18 tháng tuổi và mũi tiêm thứ 3 cách mũi tiêm trước từ 3 – 5 năm.

Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Trong trường hợp lỡ tiêm vắc xin mới biết mình có thai, sản phụ nên thông báo ngay với bác sĩ sản khoa để được tư vấn và theo dõi thai kỳ. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella trong thai kỳ không phải là yếu tố tiên quyết để chấm dứt thai kỳ.

Trung tâm Tiêm chủng VNVC là địa chỉ vàng tiêm chủng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. VNVC có nhiều loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn, trong đó có vắc xin phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella. Bạn có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn tiêm ngừa tại VNVC, vì tất cả những loại vắc xin được sử dụng trong Hệ thống đều có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các hãng dược hàng đầu thế giới và các công ty uy tín hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng viên của VNVC được huấn luyện bài bản, giàu kinh nghiệm và có chứng chỉ an toàn tiêm chủng.

Trần Phúc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giải Mã Bệnh Ho Của Bé: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

1. Nguyên nhân bệnh ho của bé

Những cơn ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, hạn chế việc xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất dịch tiết. Những nguyên nhân thường gặp khiến bé bị ho bao gồm:

Nguyên nhân từ đường hô hấp trên của bé

Những bệnh lý thường gặp: Cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan thường ho khan, hoặc ho có đàm do dịch tiết chảy từ xoang hoặc mũi sau.

Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới của bé

Các nguyên nhân có thể gặp: Viêm thanh quản với khàn tiếng, ho khan ho vang dội ong ỏng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen thường ho có đàm.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác hay gặp như ho do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ho do dị ứng, ho do tác nhân vật lý, hóa học như hút thuốc lá thụ động…

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho.

2. Phân biệt các loại ho thông thường ở bé

Ho khan từng cơn

Nguyên nhân gây ra ho khan từng cơn ở trẻ bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những nguyên nhân khác bao gồm: Bé tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá từ người lớn.

Ho ra đờm

Loại ho này gây ra bởi chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của bé. Nguyên nhân thường gặp của ho có đờm là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn. Qua đó, cơn ho sẽ loại bỏ chất dịch (đờm) qua đường hô hấp dưới.

Trẻ bị ho gà

Các triệu chứng của ho gà tương tự như cảm lạnh, tuy nhiên các cơn ho càng lúc càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm. Khi bé ho gà, âm thanh phát ra giống những tiếng rít. Các cơn ho gà gây ra hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái vì bị thiếu oxy.

3. Làm sao điều trị dứt điểm bệnh ho của bé?

Bố mẹ có nên tự mua thuốc điều trị ho cho bé không?

Khi bé bị ho , bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Thực tế, hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích việc bố mẹ tự ý cho trẻ nhỏ dùng thuốc. Đặc biệt hiện nay, tình hình đề kháng kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) , bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi, thậm chí đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bé được 6 tuổi, bố mẹ có thể đến nhà thuốc mua thuốc ho cho bé, tuy nhiên cần sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ đứng quầy, lưu ý liều lượng phù hợp của thuốc đối với độ tuổi của trẻ. Không nên cho trẻ dùng nhiều hơn 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm, bởi vì trong mỗi thuốc thường có nhiều thành phần hoạt chất khác nhau và rất có thể bạn sẽ vô tình cho trẻ dùng một hoạt chất nào đó quá liều lượng, dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn.

Trường hợp nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức?

Không phải khi nào bé bị ho cũng cần được bác sĩ thăm khám đặc biệt. Đa phần các triệu chứng sẽ dần tự khỏi.

Không phải khi nào bé bị ho cũng cần được bác sĩ thăm khám đặc biệt.

Bệnh ho của bé khi nào cần đến khám bác sĩ? Tuy nhiên, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức đối với cơn ho kèm theo một trong các dấu hiệu sau đây:

Bé có biểu hiện tím tái môi và quanh môi.

Bé thở mệt, thở gắng sức.

Bé ngừng thở.

Đối với các triệu chứng sau đây, cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt:

Cảm thấy khó chịu khi thở hoặc nói chuyện

Ho kèm nôn mửa.

Mặt hay da môi tím khi ho

Chảy nước dãi hoặc khó nuốt

Tỏ vẻ rất yếu ớt hoặc mệt mỏi

Bản thân bé hoặc bố mẹ cảm thấy có dị vật bị kẹt trong họng

Đau ngực khi thở sâu

Ho và thở khò khè

Bé dưới 4 tháng tuổi có nhiệt độ tại trực tràng trên 39° C (Không được cho trẻ uống thuốc hạ sốt)

Bé sốt cao 40° C , không cải thiện trong vòng hai giờ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt.

Bé nhũ nhi bú kém hoặc bỏ bú.

Nên làm gì khi bé bị ho?

Như vậy, bố mẹ phải làm sao với bệnh ho của bé? Bố mẹ có thể chăm sóc bé như sau:

Nên để bé có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Tăng cường đề kháng cho bé bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều nước và các chất điện giải;

Tắm hơi có thể giúp làm giảm cơn ho cho bé. Bố mẹ nên ngồi cùng với bé trong phòng tắm, sử dụng hơi nước ấm hoặc nóng. Không khí ấm áp và hơi nóng từ nước sẽ giúp thư giãn đường hô hấp của bé. Cần thận trọng tránh để bé bị bỏng;

Nếu bé hơn 1 tuổi, bạn có thể pha cho bé một ly nước ấm với mật ong và chanh. Lưu ý cách này không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi, vì hệ cơ quan chưa hoàn thiện có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ mật ong.

4. Cần lưu ý điều gì ở bệnh ho của bé?

Kẹo ngậm và một số loại thuốc có thể làm giảm đau họng do ho. Lưu ý không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi.

Một vài loại thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn có thể không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vì nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại.

Nên sử dụng thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn uống của trẻ cần hạn chế các loại thực phẩm sau: chocolate, bạc hà, thức ăn dầu mỡ béo, cay, các chất kích thích và thức uống có ga.

Chia nhỏ bữa ăn và nên cho trẻ ăn ít nhất hai giờ trước khi ngủ. Nếu tình trạng ho của bé tiếp tục không thuyên giảm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Bệnh ho của bé là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, một khi đã tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến bé bị ho, triệu chứng cụ thể về bệnh ho của bé, quý phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng, để có thể thăm khám chuyên khoa và điều trị thích hợp nhất cho con em mình.

Bạn đang xem bài viết Bệnh Võng Mạc Đái Tháo Đường, Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!