Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Bị Táo Bón, Đi Cầu Ra Máu, Xử Trí Làm Sao? mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Con nhà em 22 tháng, nặng 15kg, thường xuyên bị táo bón. Mỗi ngày cháu ăn hai chén cháo cùng với nhiều rau như mồng tơi, bó xôi…
Hai tháng trước có đi khám bác sĩ cho uống Duphalac (10 gói) thì bé đi bình thường mỗi ngày. Khi ngừng thuốc thì bé vẫn táo bón như cũ, hai ngày đi tiêu một lần, phân cũng có ra tí máu. Xin hỏi nếu dùng thuốc này lâu dài có được không ạ. Hiện bé đang uống mỗi lần nửa gói và hai ngày uống một lần do phân hơi lỏng. Xin cảm ơn bác sĩ ( Lam Thanh).
Chào bạn, con bạn đang có tình trạng táo bón mạn với biểu hiện ít đi cầu, phân cứng và có máu. Bạn chỉ cần cho bé uống thuốc làm mềm phân (Duphalac) thì tình trạng có cải thiện nhưng khi ngưng thuốc thì táo bón tái diễn lại. Điều này chứng tỏ táo bón của con bạn là dạng chức năng thôi, không do bất thường của thần kinh hay cấu tạo ruột, có thể cải thiện bằng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện.
Trước tiên, để bé đi cầu đều đặn và dễ dàng mỗi ngày thì khối lượng phân phải đủ lớn để kích thích bóng trực tràng gây cảm giác mắc đi cầu và phản xạ tống xuất, phân phải đủ mềm để đi cầu không đau, không chảy máu, không làm bé sợ mà nín không dám đi. Ngoài ra, nhu động ruột phải đủ mạnh để tống chất thải xuống và tống ra ngoài. Để cả quá trình này dễ dàng, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phải phù hợp với bé.
Để khối phân đủ lớn, bạn cần tăng thêm chất xơ trong thức ăn. Hiện nay con bạn ăn 2 chén cháo với nhiều rau, nhưng có lẽ chưa đủ nhu cầu của bé. Bạn có thể chia 2 chén cháo thành 3 bữa, để có thể tăng lượng rau lên thêm nữa. Ngoài ra thêm trái cây có nhiều xơ sau bữa ăn. Vì con bạn đã ở mức béo phì, do đó tôi không khuyến cáo bạn tăng thêm phần tinh bột hoặc chất béo, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ cho nhu cầu phát triển của lứa tuổi. Bạn cũng cần xem lại chế độ sữa cho bé, xem có quá dư thừa không, cách pha hay thành phần chưa phù hợp làm bé béo phì mà lại bón. Thuốc nhuận tràng bạn dùng cũng giúp làm tăng khối lượng phân cho bé nên bé dễ đi cầu.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu Trưởng Khoa Dinh Dưỡng, BV Nhi đồng 2
Bé Đi Cầu Ra Máu Tươi Phải Làm Sao?
Điểm trung bình: 4.5/5 Bài viết có ích: 866 lượt bình chọn
Bé đi cầu ra máu tươi thường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Vậy, bé đi tươi phải làm sao? Bài viết sau đây, các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ chia sẻ một số thông tin về vấn đề trên để bạn đọc tham khảo.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đại tiện ra máu tươi nhưng nguyên nhân chủ yếu là do gan của bé còn khá non nớt không thể tạo đủ các chất đông huyết với trường hợp bé sinh thiếu tháng.
Bên cạnh đó, trẻ đại tiện ra máu còn do một số bệnh lý khác gây ra như:
– Triệu chứng bệnh táo bón: Bé đi tiêu ra phân khô, cứng làm rách hậu môn gây xuất huyết. Bé đi tiêu chảy ra máu tươi thành từng giọt sau khi phân đã ra.
– Triệu chứng bệnh trĩ: Trẻ đi đại tiện ra máu tươi, hậu môn sẽ bị trầy xước, đau rát gây chảy máu khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.
– Triệu chứng của bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi ngoài ra máu và nhầy, thường kèm theo nôn ói. Việc như vậy xảy ra với các bé mạnh khỏe, bụ bẫm thì chính là bé bị lồng ruột. Trong trường hợp này, khi thấy bé đau bụng dữ dội bất thường thì cần đưa trẻ đi thăm khám ngay để tránh những nguy hiểm của bệnh.
– Triệu chứng bệnh sốt thương hàn: Biến chứng bình thường nhất của xuất huyết ở bộ tiêu hóa, sốt xuất huyết làm cho bé nôn ói, đi tiêu ra máu. Trong trường hợp này máu có màu đen, hơi xám hoặc đỏ tươi.
Đại tiện ra máu và những vấn đề bạn cần biết
Bé đi cầu ra máu tươi phải làm sao?
Khi thấy bé có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi, cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thăm khám. Tại đây, các bác sỹ sẽ tiến thành thăm vấn bệnh, làm các xét nghiệm kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị thích hợp nhất. Cha mẹ không nên chủ quan trước hiện tượng đi ngoài ra máu ở trẻ vì nó có thể biến chứng nặng hơn và gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên thực hiện một số lưu ý sau để giảm thiểu tình trạng ra máu ở trẻ:
– Cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm có chứa chất xơ như: Rau xanh, củ quả, bánh mì đen, khoai lang, rau riếp cá, ngũ cốc nguyên cám…
– Không cho trẻ ăn các thực phẩm chiên rán, các loại thịt màu đỏ chứa nhiều đạm như: Thịt bò, thịt lợn, hải sản…
– Uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng bị táo bón.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tránh để viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn – trực tràng, nên rửa hậu môn bằng nước muối ấm pha loãng để sát khuẩn, tránh viêm nhiễm.
– Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ, không ngồi lâu để tránh áp lực cho hậu môn.
Phải Làm Sao Khi Trẻ Bị Táo Bón Chảy Máu?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện trẻ bị chảy máu hậu môn do táo bón gây ra chiếm đến 90%, cho nên nếu không được phát hiện điều trị kịp thời dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm hậu môn, trĩ rất cao gây ra những hậu qua khôn lường cho trẻ. Đây là nỗi lo lắng băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ, bị táo bón gây nên nhiều hệ lụy xung quanh không những khiến bé bị rách hậu môn, biếng ăn, quấy khóc… mà còn xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau nay.
Vì vậy các bậc cha mẹ nên nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị táo bón chảy máu để điều trị kịp thời cho con đúng cách hợp lý, sau đây là những thông tin bổ ích giúp cha mẹ nhận biết dấu hiệu nguyên nhân bị táo bón chảy máu:
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón chảy máu?
Đi ngoài ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ, nhưng có đến 90% các ca chảy máu khi đại tiện là do trẻ bị táo bón, vì vậy mà mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị táo bón chảy máu để điều trị kịp thời cho con:
Trẻ bị đau rát ở hậu môn sau khi đi ngoài
Trên bề mặt phân có lẫn máu đỏ tươi và không lẫn nhầy, thậm chí máu có thể nhỏ thành giọt.
Xuất hiện các vết nứt ở hậu môn của trẻ.
TVC tìm hiểu trẻ bị táo bón chảy máu
Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu?
Nguyên nhân chính của việc xuất huyết khi đi tiêu chính là do gan của bé con khá non nớt nên không thể tạo đầy đủ các chất đông huyết với trường hợp bé sinh thiếu tháng, và một số nguyên nhân dẫn đến việc bé đi tiêu ra máu: Bé bị táo bón nên phân khô cứng làm rách hậu môn, bé bị bệnh lộn ruột, bệnh sốt thương hàn, bệnh sốt xuất huyết… Chính vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến đi tiêu ra máu nên cha mẹ rất dễ nhầm lẫn, vì vậy rất dễ nhầm lẫn khi xác định chữa trị, cha mẹ cần quan sát kỹ màu máu trong phân của trẻ để điều trị có hiệu quả, nếu có hiện tượng này nên đưa trẻ đi khám kịp thời.
Một số bệnh làm trẻ đi ngoài ra máu:
Bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói, nếu xảy ra với các bé mạnh khỏe, bụ bẫm thì chính là bé bị lồng ruột chứ không phải bị bệnh khác như người ta vẫn hay nhầm nếu không được chụp X-Quang hay siêu âm kỹ càng. Trong trường hợp này, khi thấy bé đau bụng dữ dội một cách bất thường là phải đưa bé đến bác sĩ khám ngay chứ không đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra máu ở hậu môn.
Táo bón: Bé đi tiêu ra phân khô, cứng, chặt nên làm rách màn hậu môn gây xuất huyết, bé đi tiêu chảy ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.
Bệnh trĩ: Bé có thể đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con, khi bị trĩ bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.
Sốt thương hàn: Biến chứng bình thường nhất của xuất huyết ở bộ tiêu hóa, sốt xuất huyết làm cho bé nôn ói, đi tiêu ra máu, máu có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.
Bệnh kiết: Bé đi tiêu khó khăn, đau bụng nhiều, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng dưới nhiều khiến cho bé đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, có lẫn đàm và máu.
Bệnh kiết do Amibe là một loại bệnh ở ruột già, giai đoạn đầu phân đỏ tươi, có lẫn mũ do ruột tiết ra và đàm nhớt làm bệnh nhân nóng sốt nhưng không cấp tính. Kiết do Amibe thường ít xảy ra ở trẻ em nhưng có thể trở thành kinh niên khó chữa.
Kiết do trực tràng thường gặp ở trẻ em, giai đoạn 2 – 6 tuổi bé dễ bị kiết trực tràng, bệnh cấp tính, bé nóng sốt rất nhanh, có thể gây động kinh, nôn ói, đi tiêu nhiều lần có đờm-máu lẫn lộn, đau bụng. Nếu không chữa kịp thời bé có thể tử vong do mất nước và rối loạn các chất điện giải, nếu chữa kịp thời và đúng cách thì bệnh kiết trực tràng là một bệnh dễ khỏi.
Chế độ ăn uống khi trẻ đi ngoài ra máu:
Khi thấy tình trạng bất thường khi trẻ bị táo bón các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, trong sinh hoạt cha mẹ nên lưu ý những điều sau khi điều trị và phòng ngừa bệnh đi ngoài ra máu ở trẻ:
Duy trì sức khoẻ ổn định, cân bằng việc ăn uống cho trẻ để tránh bị táo bón, trẻ nên tăng chất xơ bằng cách ăn nhiều rau, hoa quả, bánh mỳ, ngũ cốc, đỗ… bởi chất xơ đặc biệt rất quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh.
Uồng nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm trẻ mất nước.
Cho trẻ tập đi bộ thường xuyên và vận động nhẹ nhàng sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.
Khi trẻ cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nín, nhịn.
Cố gắng cho trẻ tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
Biện pháp hiệu quả cho trẻ bị táo bón chảy máu:
Đối với những trẻ bị táo bón chảy máu hậu môn, việc đi ngoài rất đau đớn và thường trở thành nỗi ám ảnh của các bé, nên các bé thường nín nhịn đi ngoài, phân tích tụ lâu trong ruột già bị hút nước càng khô cứngm, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn và khó chữa. Vì vậy mẹ càng nhanh chóng điều trị táo bón cho con bằng các biện pháp thích hợp càng tốt, tránh để lâu ngày, táo bón chảy máu ở trẻ ngày một trầm trọng hơn, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Vậy để điều trị dứt điểm tình trạng trẻ bị táo bón chảy máu, cha mẹ cần giải quyết đồng thời 2 điều này:
Làm thế nào để trẻ hết táo bón, phân mềm và dễ đi ngoài hơn, tránh gây tổn thương vùng hậu môn.
Tăng cường sức bền thành mạch, hiện tượng chảy máu khi phân cọ xát với bề mặt hậu môn sẽ giảm hẳn nếu tĩnh mạch vùng hậu môn chắc khỏe. Mẹ có thể sử dụng rau diếp cá, rau má xay sinh tố cho con uống hàng ngày, hai loại thảo dược trên cũng là nguồn cung cấp các flavonoid, vitamin C, triterpen dồi dào, giúp làm bền tĩnh mạch tối ưu.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ có thể tham khảo thực phẩm chức năng Cốm chất xơ Ích Nhi của Công ty Cổ phần Nam Dược được chiết xuất từ các chất xơ tự nhiên an toàn cho trẻ sử dụng chống tón bón hiệu quả giúp cho ruột con nhẹ nhàng, mẹ yên tâm chăm sóc.
Sản phẩm cung cấp các vitamin, dưỡng chất cần thiết, giúp nuôi dưỡng và phát triển hệ vi khuẩn có ích, tăng nhu động ruột, tăng phân huỷ các chất cặn bã, thông đại tiện, khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón, chướng bụng, đầy hơi.
Thành phần
Inulin: Có tác dụng bổ sung các lợi khuẩn nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và giúp bé nhà bạn tiêu hóa tốt hơn, bé sẽ đi vệ sinh đều đặn hơn.
Vitamin B1: Đóng góp vào sự phát triển tế bào cơ thể, giúp sáng mắt và còn giúp kích thích bé ăn uống.
Vitamin B2: Rất cần thiết cho quá trình xử lý tế bào, giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và protein và giúp trao đổi năng lượng.
Vitamin B6: Cần thiết cho quá trình trao đổi protein, hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch và tế bào máu.
Ngoài ra còn còn các thành phần khác như: Saccarose, kem sữa non, flavour.
TVC giới thiệu Cốm chất xơ Ích Nhi
Có Chất xơ tự nhiên Ích Nhi chống táo bón, giờ đây bé cưng nhà bạn không còn bị trướng bụng, đi tiêu không được, bạn cũng không phải lo lắng về tình trạng của con nữa. Bé ăn ngon, ngủ khỏe, đi tiêu đều đặn sẽ luôn vui vẻ, hoạt bát và phát triển tốt hơn.
Lưu ý:
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Kết quả khác nhau tùy cơ địa mỗi người
Khách hàng khi mua hàng xin liên hệ:
Công ty Cổ phần Nam Dược Trụ sở: Lô A7/D21, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
1. Khách hàng mua lẻ liên hệ: (Ms. Ngọc) để được tư vấn, hỗ trợ
Chia sẻ với mọi người
Làm Gì Khi Bé Bị Táo Bón?
Táo bón không phải là một bệnh mà là một triệu chứng thường hay gặp ở trẻ em với biểu hiện dễ nhận thấy thông qua việc giảm số lần đại tiện bình thường, khó và đau khi đại tiện do phân rắn hoặc quá to.
Trẻ được coi là bị táo bón nếu dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày /lần)với trẻ lớn Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng,chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Bị sa trực tràng do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ:
Nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.
Ngoài ra còn do các nguyên nhân mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ, nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. Có thể do sai lầm trong chế độ ăn uống: uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ, mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón. Có thể trẻ bị giảm trương lực ruột do mắc một số bệnh như: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu…hoặc do dùng thuốc thuốc kháng sinh giảm ho có codein. ở trẻ lớn còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần như nhịn đại tiện do sợ bẩn, sợ thối hoặc ngại đi đại tiện, ở tuổi mẫu giáo trẻ sợ cô giáo không dám xin phép đi đại tiện, không luyện thói quen đi ngoài đúng giờ.
Khi trẻ bị táo bón tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà có những cách xử trí thích hợp. Cần cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: chọn các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền thái nhỏ nấu canh, luộc rau cho trẻ ăn trước đối với trẻ lớn hoặc khoai lang củ luộc hoặc hấp cho trẻ ăn. Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ rau cho trẻ ăn cả cái đối với trẻ nhỏ. Cho trẻ ăn các loại quả : bưởi, cam, quýt(tốt hơn nếu ăn cả múi), thanh long, chuối tiêu, đu đủ… Khi trẻ đã bị táo bón không nên ăn cà rốt, hồng xiêm, táo… Có thể dùng nước cốt khoai lang sống: khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, đem giã nhỏ vắt lấy nước cho trẻ uống. Nếu trẻ ăn sữa bò bị táo bón nên pha sữa loãng hơn bình thường một chút hoặc dùng nước cháo nấu với các loại rau củ pha sữa cho trẻ từ 5 tháng trở lên. Cho trẻ uống thêm nước rau quả ngày 3-4 lần.
Mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ: ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước. Có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi hố xí quá lâu.
Các trường hợp táo bón do nứt hậu môn: rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch natri bạc 2%. Điều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… nếu có.
Khi điều trị bằng chế độ ăn không khỏi thì mới nên sử dụng tới dược phẩm như dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của bác sĩ như cho trẻ uống dầu Parafin vào buổi sáng, các loại thuốc có chứa magie sunphát có tác dụng nhuận tràng hay các loại thuốc có chứa vi khuẩn sống dưới dạng đông khô như: cốm vi sinh (Biobaby); Biosyptin, lactomin, lactylac, biofidin… làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Thụt tháo là biện pháp cuối cùng là dùng nước ấm có pha Glyxerin hoặc mật ong: 30-40ml đối với trẻ dưới 1 tuổi và 100-250 ml đối với trẻ trên một tuổi. Tuy nhiên nếu dùng kéo dài có thể gây giãn trực tràng và đại tràng sichma tạo thành thói quen nếu không thụt tháo trẻ không tự đi ngoài được.
Những trường hợp sau phải đưa trẻ đến bệnh viện:
– Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng – Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng. – Táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ : kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.
Bạn đang xem bài viết Bé Bị Táo Bón, Đi Cầu Ra Máu, Xử Trí Làm Sao? trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!