Xem Nhiều 3/2023 #️ 9 Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc # Top 11 Trend | Kichcauhocvan.net

Xem Nhiều 3/2023 # 9 Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

9 cách hạ sốt nhanh cho bé tại nhà mà không cần dùng tới thuốc chỉ bằng các nguyên liệu và vật dụng quen thuộc có ở mỗi gia đình!

Có một đặc điểm nổi bật các mẹ đã từng nuôi con nhỏ đều nhận thấy đó là trẻ khi bị sốt bệnh phát triển rất nhanh, nhiệt độ tăng cao nhanh chóng. Mới mấy phút trước đầu chỉ hơi âm ấm, nếu mẹ không có biện pháp kịp thời hạ sốt nhiệt độ của bé sẽ lên cao rất nhanh, làm cha mẹ hoảng loạn. Bé sốt cao sẽ dẫn tới tình trạng ói mửa, li bì, thiếp đi. Vì vậy, cha mẹ cần thủ sẵn một số cách hạ sốt nhanh cho bé!

1. Cách hạ sốt cho bé bằng rau diếp cá

Rau diếp cá rất lành tính và cực mát, có hiệu quả rất nhanh cho cả trẻ em và người lớn. Mẹ lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch, ngâm 5 phút qua nước muối loãng để khử trùng. Lấy ra vẩy sạch nước rồi giã nhuyễn. Lấy gạo ra vo, chắt lấy một bát nước vo gạo đặc. Cho bát nước vo gạo cùng rau diếp cá đã giã nhuyễn vào nồi đun sôi, khi đã sôi thì giảm nhỏ lửa, đun tiếp khoảng 20 phút cho rau diếp cá nhừ hẳn ra thì tắt bếp, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Mẹ có thể thêm đường vào tạo độ ngọt cho con dễ uống. Rau diếp cá đun sôi sẽ mất vị tanh giúp bé dễ uống hơn. Nếu bé đã lớn hoặc làm cho người lớn thì không cần thiết phải đun sôi mà cho uống trực tiếp luôn. Cho bé uống liên tục ngày từ 2 tới 3 lần cho tới khi hết sốt. Mẹ cũng có thể dùng bã rau diếp cá đem chườm vào nách và trán cho con.

2. Hạ sốt cho bé bằng cách tắm

Trước đây các cụ thường kiêng động vào nước khi trẻ bị sốt. Nhưng theo khoa học nghiên cứu, tắm cho bé khi sốt có thể giúp bé hạ nhiệt nhanh chóng, chánh việc sốt cao ảnh hưởng tới trí não. Mẹ chuẩn bị một thau nước ấm vừa phải. Cho vào phòng kín, cởi quần áo bé ra rồi cho vào tắm như bình thường nhưng mẹ nhớ phải tắm nhanh, tắm qua khoảng 5 phút là mặc quần áo sạch cho bé ngay.

4. Lau người cho bé

Mẹ đưa bé vào nơi kín gió, cởi hết quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, lưu ý lau kỹ vùng bẹn, nách và hạch …. Không được dùng nước lạnh , nước để chườm cho trẻ, hay xoa dầu gió. Lau người là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh có hiệu quả nhanh chóng và không mất nhiều thời gian của mẹ.

5. Mẹo hạ sốt nhanh cho bé bằng chanh tươi

Mẹ lấy một quả chanh tươi, cắt thành lát mỏng rồi dùng miếng chanh chà sát vào trán, dọc xương sống, khuỷu tay, khuỷu chân của bé. Để khoảng 2 -3 phút mẹ lại lau đi, nghỉ 5 phút rồi làm tiếp. Mẹo hạ sốt nhanh cho bé bằng chanh tươi rất hiệu quả, có thể áp dụng cho bé sốt cao từ 39 đến 40 độ

6. Mẹo hạ sốt cho trẻ bằng khoai tây

Khoai tây rửa sạch, cắt thành lát mỏng đem ngâm trong dấm khoảng 10 phút rồi đem đắp lên trán cho bé, phủ lên trên miếng khoai 1 chiếc khăn mỏng. Khoảng 20 phút sau mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, con hạ sốt nhanh chóng.

8. Xông cho bé

Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.

9. Cho bé mặc quần áo thoáng mát hoặc quấn bé bằng khăn mỏng để hạ sốt

Khi bị sốt, nếu mẹ cho bé mặc đồ quá kín hoặc ủ ấm, mặc nhiều quần áo ấm, thân nhiệt của bé sẽ càng tăng cao. Mẹ hãy mặc cho con quần áo thoáng mát hoặc cởi hết quần áo của con, chỉ quấn cho con một chiếc khăn mỏng để bé ngủ ngon hơn, cơ thể cũng dễ dàng hạ sốt. Nên kết hợp cách này với cách cách ở trên để hiệu quả cao hơn.

Các mẹ lưu ý, có thể kết hợp liền lúc nhiều cách hạ sốt để đạt hiệu quả nhanh hơn. Mẹ có thể vừa cho bé mặc quần áo thoáng mát, vừa kết hợp lau người cho bé bằng nước ấm, chườm bằng nhọ nồi hoặc khoai tây, massage khuỷu tay, khuỷu chân bé bằng chanh tươi, cho bé uống rau diếp cá hoặc nhọ nồi. Kiên trì làm liên tục bé sẽ nhanh hạ sốt mà không cần phải dùng tối thuốc.

Bỏ Túi Ngay 9 Cách Giúp Hạ Sốt Nhanh Tại Nhà, Không Cần Dùng Thuốc

Bình thường khi chúng ta bị cảm cúm, ho cũng đủ cảm thấy khó chịu, huống hồ khi mang thai việc bị sốt sẽ càng khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đôi khi nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Mẹ bầu bị sốt khi mang thai có nguy hiểm không?

Sốt thực chất là một phản ứng của cơ thể với quá trình bệnh lý. Biểu hiện rõ ràng nhất chính là nhiệt độ tăng cao hơn so với mức 37 độ C. Nguyên nhân gây ra sốt nói chung và ở bà bầu khá đa dạng, khó xác định cụ thể ngay từ. Bà bầu có thể bị sốt do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng… xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, đường máu.

Một số mẹ bầu có thể bị sốt nhẹ khi mới mang thai, khi mức nhiệt độ được đo nằm trong khoảng 37.5 – 38 độ C, ở mức nhiệt độ này thường ít gây nguy hiểm đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể đo được cao hơn 38 độ C và kéo dài thì có thể gây nguy hiểm như: nguy cơ dẫn đến sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ… Sốt cao trên 39 độ C thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Theo các kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy, mẹ bầu bị sốt cao khi mang thai có nguy cơ cao gây dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống ở thai nhi, đặc biệt là khi mẹ bầu bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở về sau, các trường hợp sốt sẽ ít gây nguy hiểm cho mẹ và bé hơn, trừ những trường hợp thai phụ bị sốt bởi nhiễm trùng tử cung.

Bà bầu bị sốt cao khi mang thai có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu cho thai nhi (Nguồn: Internet)

Lý giải về điều này, các bác sĩ cho rằng, do quá trình sinh lý hầu hết đều diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chẳng hạn như hoạt động chuyển hóa protein nên luôn nhạy cảm với nhiệt độ.

Cùng với đó, toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi phụ thuộc vào sự sắp xếp đúng trật tự của các protein vào đúng thời điểm. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng từ 37 độ C lên đến hơn 39 độ C sẽ có thể làm cho các protein đi sai lộ trình, từ đó dẫn đến nhiều nhiểu ảnh hưởng xấu cho thai nhi trong bụng.

Cách hạ sốt cho bà bầu không cần dùng thuốc

Khi có dấu hiệu bị sốt, nếu không muốn “đụng chạm” đến các loại thuốc hạ sốt khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo giúp hạ sốt sau đây:

Nghỉ ngơi nhiều: Việc nghỉ ngơi có thể giúp mẹ bầu được thư giãn, giảm nguy cơ bị ngất và té ngã do chóng mặt. Mẹ bầu cần nhớ phải nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát.

Mặc quần áo rộng rãi: Nếu bị nóng sốt khi mang thai, mẹ bầu không nên mặc quần áo quá chật hoặc bó sát người. Hãy mặc những loại có chất liệu cotton giúp thoáng khí. Nếu cảm thấy lạnh, mẹ có thể đắp một tấm chăn mỏng.

Tắm nước ấm: Nước ấm giúp điều hòa nhiệt độ của cơ thể vì thế mẹ bầu có thể tắm nước ấm khi bị sốt. Tuy nhiên, mẹ không được tắm nước lạnh vì sẽ càng khiến bệnh nặng hơn.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng bị mất nước. Nên uống nước lọc hoặc các loại nước mát. Không uống các loại nước có chứa carbonate như nước có gas hoặc nước thêm hương vị.

Ăn uống đủ chất: Các món ăn được chế biến trong giai đoạn này phải đủ chất dinh dưỡng. Nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, khi bị sốt mẹ bầu không nên ăn trứng vì trứng cung cấp nhiều lượng protein nên có thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể.

Ngoài ra, ngay khi nhận ra cơ thể có sự thay đổi về nhiệt độ mẹ bầu có thể nhờ người thân lau mát cơ thể ở các vị trí cổ, ngực, hai nách, bẹn, lau liên tục cho đến khi nhiệt độ xuống còn dưới 38 độ C. Nếu nhiệt độ vẫn không giảm hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng dẫn cụ thể.

Cách giúp mẹ bầu dễ chịu hơn khi bị sốt do cảm lạnh và ho

Khi bị sốt do cảm lạnh và ho mẹ bầu có thể áp dụng những cách sau đây để được dễ chịu hơn:

Sử dụng nước muối: Nước muối có thể giúp sát khuẩn và loại bỏ vi khuẩn ở mũi. Vì thế, mẹ có thể mua nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối tại nhà để súc miệng sẽ giúp giảm kích ứng cổ họng, ngứa cổ và đờm.

Xì mũi đúng cách: Khi xì mũi không đúng cách mẹ bầu có thể bị đau tai. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ đè một lỗ mũi và xì nhẹ bên lỗ mũi còn lại.

Uống trà gừng hay trà thảo dược đều có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh (Nguồn: Internet)

Dùng thảo dược để thông mũi: Một số đồ uống nóng như trà gừng và trà thảo dược đều có tác dụng làm dịu nơi bị viêm trong mũi, làm giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế dùng trà hoa cúc vì có chất gây mê và chảy máu.

Kê thêm gối: Vị trí của đầu cao hơn so với cơ thể sẽ làm giảm nghẹt mũi nhưng mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc sắp xếp gối để có được một tư thế nằm ngủ dễ chịu và thoải mái nhất.

Những thực phẩm ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn

Để ngăn các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây sốt, mẹ bầu cần chú ý nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân và chế độ ăn uống hàng ngày. Một số loại thực phẩm có thể giúp mẹ bầu phòng ngừa một số loại bệnh nhiễm khuẩn thông thường như:

Ăn chuối và cơm khi bị tiêu chảy kèm theo sốt.

Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Quả việt quất có thể giúp kiềm chế cơn sốt và tiêu chảy nhờ có chứa aspirin.

Hành có thể giúp ngăn ngừa viêm phế quản và viêm phổi.

Các loại trà đen và trà xanh đều có chứa alkylamine và tanin Đây là những chất tự nhiên giúp tăng cường phản ứng miễn dịch, có khả năng chống virus và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh cúm thông thường.

Nhìn chung, các cách hạ sốt cho bà bầu theo mẹo dân gian và cả y học hiện đại thường đơn giản nhằm hạn chế thấp nhất những tác động không tốt cho sức khỏe thai phụ và thai nhi. Nếu mẹ bầu có những triệu chứng sốt nghiêm trọng thì nên đi thăm khám để được bác sĩ điều trị và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Chỉ Ra 4 Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Không Cần Dùng Thuốc

Lá diếp cá

Lá diếp cá tính bình, vị chua mát có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, sát khuẩn, tiêu viêm, không độc. Lá diếp các có rất nhiều tác dụng, một trong những tác dụng mang lại hiệu quả cao là hạ sốt cho trẻ em.

Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ chỉ cần lấy một nhúm lá rau diếp cá, giã nát và đắp lên trán, dùng băng gạc quấn lại. Để như vậy trong 30 phút thì thao ra. Lá diếp cá sẽ giúp cơ thể trẻ sơ sinh nhanh hạ sốt. Đối với trên 6 tháng, khi bị sốt, cách hạ sốt nhanh cho bé là giã nát lá diếp cá, đổ thêm một chút nước vào và lọc lấy nước uống. Phần bã đem đắp thái dương.

Nước lá diếp cá uống có vị tanh hơi chua, vì vậy, mẹ nên cho thêm đường để trẻ dễ uống. Ngoài ra, mẹ có thể nấu chín lá diếp cá cho bé uống để khử mùi tanh và đảm bảo vệ sinh.

2. Lá nhọ nồi

Theo Đông Y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương, bổ thận âm, thanh nhiệt, chữa ho hen, ho lao, và có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng sức đề kháng cho trẻ.

Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị sốt, các mẹ lấy một ít lá nhọ nồi, đâm nhuyễn, lọc lấy nước cho con uống (có thể pha thêm chút đường để ngọt). Phần bã đem đắp vào gan bàn tay, bàn chân để hạ sốt nhanh cho bé.

Ngoài ra, để bé nhanh hạ sốt, các mẹ hãy tận dụng vỏ lá nhọ nồi đã giã nát, cho vào khăn sữa để lau các vùng trán, nách, bẹn, gan bàn chân giúp bé nhanh hạ nhiệt.

3. Sử dụng chanh tươi

Chanh tươi

Chanh không chỉ là giai vị nhà bếp, nó còn là vị thuốc dân gian quý để trị cảm sốt cho trẻ. Khi nhận thấy trẻ sốt 38 độ, các mẹ nhanh chóng cắt chanh thành lát mỏng. Sau đó dùng lát chanh chà lên thái dương, khủy tay chân cho bé.

Cách này cũng hạ sốt nhanh cho bé và cực kỳ an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng chanh tươi để giảm sốt, các mẹ nên hạn chế lau vào vùng da bị mụn ngứa vì làm bé bị xót. Sau khi lau chanh xong cần dùng nước ấm lau lại cho sạch.

Một cách khác với chanh cũng trị sốt hiệu quả, các mẹ vắt một vài giọt chanh + vài hạt muối + một ít nước ấm, hòa hỗn hợp với nhau và dùng khăn thấm hỗn hợp, lau kỹ gan bàn tay, bàn chân cho bé mát.

4. Lá tía tô

Lá tía tô là một trong những vị thuốc nổi tiếng trong việc hạ sốt nhanh cho bé. Do lá tía tô có tác dụng làm nóng cơ thể, đổ mồ hôi và thải độc tố. Chỉ cần một chén cháo nhỏ, rắc vài cọng lá tía tô xắt nhỏ cho bé ăn, bé sẽ đổ mồ hôi và nhanh hạ sốt.

Khi bé đổ mồ hôi, các mẹ nhớ dùng khăn sạch lau khô mồ hôi lưng, đầu, bẹn cho bé để tránh tình trạng cơ thể bị lạnh lâu quá có thể dẫn tới cảm lạnh.

Cách này có thể áp dụng với trẻ sơ sinh rất an toàn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Mọc Răng Không Cần Dùng Thuốc

Mọc răng là một sự kiện thú vị diễn ra trong năm đầu tiên của trẻ. Giai đoạn mọc răng này các bé có thể khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn thậm chí sốt. Dùng thuốc sẽ giúp giảm sốt và giảm đau nhanh chóng nhưng với những trường hợp sốt nhẹ thì không cần thiết phải dùng thuốc.

by Nguyễn Phương516 Views

Khi bị sốt, cơ thể thường mệt mỏi, cách đơn giản nhất là nghỉ ngơi đầy đủ, cụ thể là ngủ.

Cho trẻ nằm ngủ trong phòng khô mát, yên tĩnh, bé mặc quần áo rộng rãi, có thể đắp chăn nếu cần.

Bạn có thể hát ru cho bé để bé dễ ngủ hơn, thấy dễ chịu và an toàn hơn.

Trong quá trình ngủ, mọi hoạt động sẽ giảm dần ngoài trừ hệ miễn dịch, bởi cơ thể đang dồn toàn bộ năng lượng cho việc hồi phục sức khỏe.

Sau một giấc ngủ dài, cơ thể bé sẽ khỏe mạnh hơn.

Không nên đánh thức khi bé đang ngủ.

2. Lau mát.

Hãy luôn lau khô người cho bé bằng khăn ẩm, để tránh mồ hôi thấm ngược trở lại vào trong, dễ khiến bé bị cảm lạnh.

Hoặc bạn có thể đắp một chiếc khăn mát lên trán hoặc bàn chân của bé.

Đây là một trong các cách hạ sốt cho trẻ mọc răng được sử dụng khá phổ biến.

Tuyệt đối không nên tắm nước lạnh khi sốt, đây không phải là cách hạ sốt đúng đắn.

Tắm nước ấm sẽ giúp thân nhiệt của bé của bé hạ xuống từ từ, cơ thể dễ chịu hơn, sạch sẽ hơn, phòng tránh các vi sinh vật tấn công gây bệnh khi cơ thể đang yếu.

Nên tắm nhanh, trong phòng kín và lau khô người trước khi mặc quần áo.

4. Mặc quần áo mỏng.

Nếu bé bị sốt mà mặc nhiều lớp quần áo hoặc mặc áo dài thì thân nhiệt của bé sẽ càng tăng lên.

Bạn nên để cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mỏng, dễ thấm mồ hôi.

Trẻ thường đổ rất nhiều mồ hôi khi sốt cho nên việc lau khô người và thay quần áo thường xuyên là điều cần thiết.

Điều này không chỉ giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu mà còn giúp ngăn ngừa cảm lạnh.

Đây là cách hạ sốt cho trẻ mọc răng cũng như cho tất cả trẻ em, người lớn.

Tiếp tục cho trẻ sơ sinh bú sữa để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé cũng như phòng tránh bị mất nước.

Nếu trẻ trên 6 tuổi đã biết ăn dặm thì nên cho trẻ uống nước trái cây như cam, quýt, táo, lê,…

Thức ăn dặm vẫn là cháo hoặc súp được nấu nhừ, dạng lỏng và đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.

Dùng một miếng vải mát hoặc đặt núm vú giả trong tủ lạnh rồi cho trẻ ngậm, nhai. Cách này sẽ giúp giảm cơn đau nhức hoặc ngứa do mọc răng.

Luôn làm sạch nướu sau khi cho bé bú hoặc ăn.

Vệ sinh tay em bé và những đồ ngậm thường xuyên.

Luôn theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sốt 38 độ thì chỉ là sốt nhẹ. Còn nếu sốt trên 38,5 độ thì nên dùng thuốc.

Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa,…

Nếu tình trạng quấy khóc, bỏ ăn kéo dài hơn 1 tuần hoặc có bất kì dấu hiệu của bệnh nào đó bạn nên cho bé đi khám.

Bạn đang xem bài viết 9 Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!