Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Cách Để Giữ Chân Nhân Tài Cho Doanh Nghiệp mới nhất trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Làm thế nào để giữ chân được người tài? Làm thế nào để tuyển dụng được nhân sự gắn bó với công ty lâu năm và tạo ra được sức ảnh hưởng & làm việc hiệu quả. Cùng chúng tôi tham khảo bài viết chất lượng 6 cách giữ chân người tài cho bộ phận quản ly nhân sự.
1. Luôn trao đổi, góp ý và đề xuất kèm theo lắng nghe nhân sự
2. Chính sách, đãi ngộ hợp lý là nguyên nhân chính để giữ chân nhân tài
Tuyển dụng nhân sự thật sự là quá trình cực kỳ nhàm chán và không hề dễ dàng. Nó khó khăn khi phải tuyển dụng đúng người, đúng việc và phải đào tạo lại cho người mới. Hãy nhớ kiểm tra lại thật kỹ hồ sơ của nhân viên đang muốn rời khỏi.
Nếu nhân viên là người giỏi và họ chuyển qua công ty đối thủ, đây là một tổn thất cực kỳ lớn của bạn. Nếu nhân viên đang không hài lòng với cấp trên của mình, hãy chuyển anh ta sang một nhiệm vụ mới, với cấp trên mới. Cách giữ chân nhân tài đầu tiên là họ cần phải thoải mái nơi làm việc.
Còn nếu nhân viên đang không hài lòng với mức lương của mình, hãy thử cho họ cơ hội để nâng lương, nhưng phải chắc chắn nó đáng giá. Và hãy đảm bảo nó sẽ không kết thúc bằng việc gây khó chịu cho nhau.
3. Tuyển đúng người, đầu vào đúng sẽ mang lại kết quả cao hơn cho nhân sự
Một người không làm đúng vị trí công việc của mình sẽ dễ dẫn tới chán nản, không thấy thú vị và dễ chuyển việc làm mới. Hãy đảm bảo mỗi cá nhân được tuyển dụng được giao đúng nhiệm vụ và trách nhiệm, cũng như có đủ sự quan tâm và cống hiến cho vị trí đó. Các nhân viên cần phải đảm bảo họ biết và hoàn thành đủ trọng trách của mình. Khi mỗi cá nhân thương lượng mức lương với nhân sự cần đảm bảo mức lương chấp nhận được ở cả hai phía. Không thể bắt buộc nhân viên phải tham gia làm việc với mức lương thấp hơn.
Nếu nhân viên chấp nhận làm việc ở thời điểm đó, họ cũng sẽ nhanh chóng rời khỏi trong thời gian tương lai. Việc tăng lương cũng phải dựa trên mức lương hiện tại và nó phải đi theo xu hướng thị trường và đạt được kỳ vọng cá nhân. Đó là cách giữ chân nhân tài theo lương bổng.
4. Bộ phận Nhân sự tạo đông lực làm việc cho nhân sự
Tổ chức thường xuyên các buổi đào tạo nội bộ cũng như đào tạo bên ngoài, để nhân viên học hỏi được nhiều kiến thức và kỹ năng ngoài công việc thường ngày của họ.
Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa để tạo gắn kết nhân viên, giúp hoạt động làm việc nhóm giữa các nhân viên mang lại hiệu quả hơn. Nhân viên được gắn kết là bí quyết giữ chân nhân tài lâu dài trong doanh nghiệp. Hãy khuyến khích các nhân viên tạo các mối quan hệ thân thiết hơn, giúp làm việc thoải mái hơn.
5. Bộ phận Nhân sự phải thúc đẩy, tạo định hướng cho nhân sự
Với các giải pháp doanh nghiệp như vậy, nhân viên cảm thấy mình là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Họ càng cố gắng làm việc tốt hơn trong tương lai. Khi nhân viên được khen thưởng với tiền mặt, thưởng hấp dẫn và được công nhận trước đám đông, họ trở nên nổi bật so với những nhân viên còn lại. Đây là một bí quyết giữ chân nhân tài cần phải áp dụng.
Gửi một email để chúc mừng nhân viên ngày sinh nhật, chúc mừng họ khi thực hiện tốt nhiệm vụ, hoặc có một ý kiến sáng tạo. Bộ phận Nhân sự có thể chuẩn bị một bó hoa như một món quà nhỏ cho nhân viên.
Nhân viên sẽ cảm thấy gắn bó hơn với nhân viên, họ cũng không muốn tìm kiếm sự thay đổi. Một bầu không khí sôi nổi, thân thiện thì nhân viên càng cảm thấy thoải mái, an toàn khi làm việc. Nhân viên cũng có thể được tham gia vào một số quyết định quản lý khác nhau. Được trao quyền cũng là cách giữ chân nhân tài và phát triển khả năng của họ.
6. Luôn đánh giá, review để nhân sự nhìn nhận và tiến bộ hơn
Bộ phận Nhân sự thông qua đánh giá từ bộ phận lãnh đạo, phải theo dõi hiệu quả làm việc của từng nhân viên, đảm bảo họ có đang thích thú với công việc hay không. Nhân viên đang tìm kiếm cơ hội chỉ khi họ thấy môi trường làm việc đơn điệu, công việc không mang lại phát triển, cả trong việc học hỏi. Luân chuyển nhiệm vụ làm việc là bí quyết giữ chân nhân tài.
Nguồn: Management Study
Nhân Tài, Cách Thu Hút Và Giữ Chân Nhân Tài Trong Doanh Nghiệp?
Trong Tam quốc diễn nghĩa có thể hiện rõ quan điểm thế nào là người nhân tài dưới cái nhìn của Gia Cát Lượng. Khi du thuyết Đông Ngô, Gia Cát Lượng đã có khẩu chiến với những nhà nho khác về học vấn và tài năng. Theo ông, nho quân tử khác với nho tiểu nhân ở việc khi có những khó khăn thì họ có mưu để giải quyết chứ không chỉ học những sách văn chương.
Do đó, nhân tài là những người phải có khả năng giải quyết những khó khăn cho, chứ không phải chỉ dựa trên sách vở đơn thuần. Người tài có thể bắt tay vào giải quyết công việc mà không cần qua đào tạo. Người tuyển dụng và các đơn vị tuyển dụng nhân tài cấp cao cần có con mắt tinh tường để chọn đúng người cần cho công việc.
Nhân tài nói chung là những người có trí trí tuệ vượt bật, có lý tưởng sống cao đẹp, có khả năng đóng góp xuất sắc vào kho tàng trí trí tuệ của doanh nghiệp và nhân loại. Nhân tài trong doanh nghiệp là những người có kiến thức nền tảng tốt, có ý tưởng và giải pháp hay mới có thể tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là những người có tầm nhìn tốt, có khả năng dẫn dắt, tạo động lực tới đội ngũ nhân sự khác.
Hiên nay, nhân tài trong doanh nghiệp không chỉ được đánh giá qua trình độ mà thể hiện qua năng lực và những đóng góp của họ. Những minh chứng có thể thấy là Bill Gates, Thủ tướng Anh Tony Blair hoặc hay Thomas Edison,…
Những cách nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp
Nhận biết thông qua hành động và mục tiêu theo đuổi của cá nhân
Hành động và biểu hiện của cá nhân trong doanh nghiệp thể hiện rõ các mục tiêu họ theo đuổi. Những người giỏi nịnh bợ, họ thường quan tâm tới tư lợi cá nhân hay người chỉ chú ý tới ăn mặc thì họ thường sẽ có mục tiêu chính là ăn ngon mặc đẹp. Một nhân tài trong doanh nghiệp sẽ có chiến lược, mục tiêu theo đuổi rõ ràng và cái đích họ hướng tới không chỉ cho cá nhân mà mang cho toàn doanh nghiệp.
Nhân tài trong doanh nghiệp họ sẽ không sợ mất vị trí, họ sẽ không cố tìm cách thể hiện. Vì vậy, mọi lời nó, hành động đều tự nhiên và chân thành. Nhà quản lý khi nhận thấy những dấu hiệu này, đây chính là biểu hiện ban đầu của nhân tài trong doanh nghiệp của bạn và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng họ.
Nhận biết nhân tài thông qua hành động
Nhân tài thường tiềm ẩn trong các giai đoạn hình thành, đang trưởng thành hoặc phát triển. Nhưng đã là nhân tài thì họ sẽ có những tố chất bẩm sinh ngay từ đầu. Đo có thể là những tư duy khác người, là những phẩm chất đáng quý hoặc những biểu hiện vượt trội trong quá trình làm việc.
Những nhân tài trong doanh nghiệp thường hội tủ đầy đủ những yếu tố khác với những người thường. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là quan sát và đánh giá chính xác sẽ dễ dàng nhận biết được đâu là nhân tài cần giữ chân.
Thông qua nhận xét từ nhân viên để đánh giá
Để nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp đòi hỏi người lãnh đạo cần có những ý kiến khách quan của mình, không bị các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng. Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp tối ưu nhất làlắng nghe ý kiến cấp dưới để quan sát và lưu tâm tới các nhân sự của mình. Chính những đánh giá từ đồng nghiệp là một nguồn thông tin quan trọng để nhận biết người tài.
Trong Tam quốc, Lưu bị là người đã 3 lần lặn lội tới Tam cố thảo lư để mời Gia Cát Lượng về làm quân sự chính bởi những lời ca ngợi của mọi người. Thông thường những người tài thường có xuất thân khá thấp. Một khi được người khác ca ngợi, đây chính là nhân tài doanh nghiệp đang tìm kiếm nên doanh nghiệp mạnh không thể bỏ qua.
Làm thế nào để thu hút và giữ chân người tài trong doanh nghiệp?
Định hướng chính xác nhiệm vụ và quyền hạn với nhân viên mới
Để giữ chân được ứng viên mới, hãy xác định rõ ràng về nhiệm vụ cũng như quyền hạn của họ trước khi bắt đầu tuyển dụng. Cách này giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn được những nhân viên phù hợp nhất cho công việc, vừa giúp công việc sau này của họ được thuận lợi hơn. Đây là chiêu đơn giản để các doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp.
Lãnh đạo giỏi- chiêu giữ chân nhân tài hiệu quả
Một điều không thể phủ nhận là bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tới nhân tài. Do đó, việc các nhân tài tìm tới doanh nghiệp thường băn khoăn lãnh đạo có giỏi hay không. Họ có thể giúp bạn phát triển năng lực của mình cũng như dễ dàng đạt vị trí họ mong muốn không. Do đó, nhân tài trong doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn những doanh nghiệp có những người lãnh đạo giỏi để họ có thể học tập và nể trọng.
Để tuyển dụng nhân tài, trước hết doanh nghiệp cần có những nhà quản lý tài năng nhất. Để xây dựng được điều này, các chế độ phúc lợi, môi trường làm việc chính là yếu tố quan trọng.
Xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng
Những người tài sẽ chọn những ông chủ giỏi, các công ty có chiến lược phát triển lâu dài. Không có chiến lược rõ ràng, sự đóng góp của nhân viên sẽ trở lên vô cùng lãnh phí. Chắc chắn khi tuyển dụng nhân tài, không một người tài nào muốn làm việc tại các công ty không có tương lai, không có môi trường để họ phát triển và cống hiến.
Chế độ phúc lợi đảm bảo
Xây dựng chế độ lương thưởng phù hợp năng lực và vị trí ứng viên là cách thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả. Nếu nhân tài không có được chế độ phúc lợi phù hợp với năng lực họ cống hiến, chắc chắn họ sẽ không muốn gắn bó lâu dài. Vì thế khi tuyển dụng nhân tài, cầnxây dựng chế độ phúc lợi công bằng, hợp lý rất quan trọng để các doanh nghiệp quản trị nhân sự hiệu quả.
Các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo cơ hội thăng tiến cho nhân viên để họ cố gắng hết minh với công việc. Một người tài năng nếu không có môi trường thăng tiến, không có thử thách sẽ rất nhàm chán và nhanh chóng rời bỏ doanh nghiệp.
Xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng xây dựng nên nền tảng doanh nghiệp vững chắc nhất. Đó là các hoạt động thường niên, tác phong làm việc của các nhân viên trong doanh nghiệp. Xây dựng đội ngũ nhân viên cùng chí hướng với những giá trị văn hóa riêng biệt giúp thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Một thương hiệu tuyển dụng xấu, nền tảng văn hóa không vững chắc rất khó cho việc tuyển dụng. Thông qua văn hóa lớn mạnh, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng nhân tài các nhân tài tiềm năng cho doanh nghiệp. Một khi họ đã yêu thích văn hóa công ty, yêu thíchcảm thấy phù hợp với văn hóa này, họ sẽ muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn.
Nhân tài trong doanh nghiệp đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, hãy xây dựng môi trường tốt cho doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp tốt nhất cho mình.
Làm Sao Để Giữ Chân Nhân Tài? (Phần 1)
Trong doanh nghiệp bạn luôn cần và giữ nhân tài cống hiến cho chúng ta. Thế nhưng làm sao giữ chân nhân tài. Và họ có thể cống hiến hết lòng bạn là một điều không phải dễ dàng. Để làm được điều này, bạn cần phải đáp ứng được yêu cầu đó là sự công bằng.
Trong tất cả nhân viên, mọi người luôn muốn được công bằng trong công việc, đặc biệt là trong chính sách lương thưởng, chế độ đãi ngộ. Với những chính sách này được xem là công cụ quản trị nhân lực quyền năng của doanh nghiệp. Nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngắn hạn. Mà nó còn tác động đến sự trường tồn và thịnh vượng của doanh nghiệp.
* Trả lương theo vị trí (Pay for Position)
* Trả lương theo năng lực cá nhân (Pay for Person)
* Trả lương theo hiệu quả, kết quả hoàn thành công việc (Pay for Performance)
Với chính sách lương – thưởng này, ngoài việc đảm bảo cho doanh nghiệp trả lương cho nhân viên hiệu quả và đúng chiến lược kinh doanh của mình. Bên cạnh đó còn giúp cho nhân viên của bạn nâng cao được tính chủ động trong công việc và phát triển sự việc của mình.
Điều này giúp nhân viên sẽ chủ động tìm thêm những cách hiệu quả để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Có thể chủ động hoàn thiện bản thân, giúp nhân viên nỗ lực để có thể vượt qua kế hoạch, mục tiêu đã đề ra.
Cách thức trả lương này được áp dụng rộng rãi và phổ biến ở nhiêu quốc gia khác nhau. Và nó đã được du nhập vào doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình này phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô từ 100 nhân viên trở lên.
Với phương pháp trả lương 3P này. Nó đã giải quyết được nhiều bài toàn của nhiều doanh nghiệp muốn xâu dựng nên một chính sách tiền lương linh động – hấp dẫn – thu hút nhân tài.
Với cách trả lương này, nó được hình thành dựa trên bảng mô tả công việc cụ thể, cho từng vị trí công việc trong hệ thống môi trường doanh nghiệp. Với lý do đó, doanh nghiệp cần phải có sự đánh giá được vị trí công việc ở từng vị trí, chức danh. Và kết hợp với tìm hiểu về những mặt bằng trả lương chung của từng đơn vị khác mà cùng lĩnh vực với chúng ta. Từ đó, cần thiết lập nên quy chế tiền lương rõ ràng, phù hợp cho từng vị trí nhấn viên.
Trình độ và kinh nghiệm: Với yếu tố này được đánh giá dựa trên những kiến thức hiểu biết về chuyên môn, hay nghiệp vụ của người đầu tiên đảm nhận công việc này. Và lượng kiến thức có được tích lũy từ sau quá trình thắng tiến từ các vị trí khác lên, hay có thể là được đào tạo, huấn luyện.
Khả năng tư duy, cách ra quyết định và mức độ sáng tạo: Yếu tố này đánh giá dựa trên khả năng phân tích, thực hiện và có thể xử lý công việc phát sinh trong quá trình làm việc.
Khả năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng: Có thể đánh giá theo mức độ và khả năng giao tiếp, thương lượng đối tác để có thể đạt được thành công trong giao dịch.
Hậu quả sai sót trong công việc: Đánh giá mức độ sai sót trong công việc và cách nhân viên đó khắc phục. Các yếu tố này có thể được đo lường thông qua thông số thiệt hại về tài chính hay máy móc – thiết bị. Tuy nhiên, khi xem xét về tiêu chí này chúng ta chỉ xét tới những sai sót là điển hình trong từng vị trí công việc.
Nỗ lực tinh thần, thể chất: đánh giá yếu tố này sẽ được dựa trên năng lực, tần suất và mưc độ công việc nặng.
Môi trường làm việc: Được đo lường dựa trên mức độ rủi ro, độc hại hoặc ảnh hưởng từ bên ngoài ở từng vị trí công việc.
6 Cách Giữ Chân Nhân Viên Giỏi Hiệu Quả Nhất
Giữ chân nhân viên giỏi như thế nào khi họ chỉ như lá mùa thu? Vấn đề thay đổi nhân sự luôn gây ra sự hao tổn về chiến lược đào tạo và phát triển nhân sự của doanh nghiệp. Bộ phận tuyển dụng (HR) đối mặt với cải tiến chiến lược để tuyển dụng đúng “hiền tài”, có thể làm việc lâu dài. Các lãnh đạo, quản lý đối mặt với việc làm sao và như thế nào để giữ chân nhân viên lại công ty. Nó đều là hai trách nhiệm cực kỳ nặng nề, nhưng luôn phải đối mặt ở bất kỳ doanh nghiệp nào.
Lý do nào khiến chiến lược “giữ chân nhân viên” luôn thất bại?
Theo báo cáo khảo sát được thực hiện trong cuốn sách Best Seller ” 7 lý do nhân sự chuyển việc” thì lý do mà quản lý nghĩ về việc nhân viên bỏ việc khác xa hoàn toàn với lý do thực tế.
Theo các quản lý, lãnh đạo công ty cho rằng lương bổng là lý do chính, chiếm tới 89% kết quả khảo sát là do mức lương không hợp lý. Còn những lý do còn lại chỉ chiếm 11%.
Trên thực tế, về mức lương không phù hợp chỉ chiếm 12%, các vấn đề khác chiếm tới 88%. Đó là khảo sát đến từ chính các nhân viên đang đi làm.
Còn theo khảo sát từ Badbossology, có tới 50% nhân viên muốn “sa thải” sếp của mình, thậm chí có tới 30% nhân viên muốn sếp của mình đi tư vấn tâm lý.
Đó là nhận định về cách giữ chân nhân viên giỏi ở cương vị quản lý doanh nghiệp, có khoảng cách quá xa về thấu hiểu nhân viên. Điều này dẫn tới “ông nói gà, bà nói vịt” trong doanh nghiệp, khiến nhân viên cảm giác “ức chế” vì quản lý không hiểu. Nó làm tăng cao cảm xúc chán nản, ghét bỏ và không thoải mái giữa nhân viên với quản lý. Điều này khiến tỷ lệ bỏ việc càng cao, quản lý càng đau đầu khi cố tìm cách giữ chân nhân tài lại.
6 cách giữ chân nhân viên giỏi hiệu quả bằng quản lý linh động nhân sự
1/ Để nhân viên độc lập trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề
Thay vì bắt nhân viên phải làm theo ý cấp trên, hãy đưa ra lời gợi ý hoặc thậm chí là thử thách để nhân viên độc lập làm việc và xử lý vấn đề. Điều này thể hiện bạn đang đánh giá cao năng lực của nhân viên, tin tưởng họ sẽ tìm ra cách làm việc đúng và chính xác, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Nhân viên sẽ có cảm giác được tin tưởng, được tôn trọng. Họ sẽ cảm thấy tự hào trước đội nhóm vì mình được đánh giá cao bởi sếp, được công nhận năng lực thực sự. Bạn đã thành công trong cách giữ chân nhân viên giỏi rồi đấy.
2/ Thôi thúc nhân viên cống hiến nhiều hơn bằng sự động viên, khuyến khích
Khi quản lý tạo điều kiện và môi trường để nhân viên được “tỏa sáng” và cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhân viên sẽ đóng góp hết sức mình cho công việc. Nhân viên được động viên, khuyến khích sẽ cảm thấy quản lý đang thực sự quan tâm tới tâm tư và nhu cầu của họ. Không quá can thiệp vào đời sống riêng tư nhưng quan tâm đúng lúc đúng nơi là bí quyết giữ chân nhân viên giỏi. Họ sẽ tận tâm cống hiến hết khả năng cho công ty lâu dài hơn.
3/ Giải phóng tinh thần của nhân viên trong môi trường và quy định doanh nghiệp
Bạn có thể bắt đầu bằng cách không quá gò bò về thời gian làm việc, trang phục, ngôn ngữ trong công ty,… miễn là không gây phản cảm và vẫn đảm bảo hiệu suất công việc.
Nhân viên không bị ràng buộc quá nhiều sẽ giúp họ tập trung nhiều hơn cho công việc, không còn cảm giác bức bách vì phải tuân theo quá nhiều quy định. Tinh thần của nhân viên lúc này cũng thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều. Họ sẽ ít phàn nàn hơn về đồng nghiệp, sếp, cách làm việc,… để tập trung xây dựng và phát triển công ty tiến lên phía trước.
4/ Phát huy ý tưởng sáng tạo và tôn trọng ý kiến nhân viên
Nó vừa giúp quản lý bớt đi thời gian “bảo mẫu” nhân viên, lại cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên tốt hơn. Nó mang lại môi trường làm việc “cá nhân hóa” giúp nhân viên phát huy tối đa sức sáng tạo và ý tưởng mới trong công việc.
5/ Tăng cường giao tiếp giữa nhân viên và quản lý
Là một quản lý khả năng giao tiếp với nhân viên là cực kỳ quan trọng. Quản lý cần học cách giao tiếp tốt hơn với nhân viên, để trong cách làm việc hoặc giao tiếp hàng ngày không quá gượng gạo. Nó mở ra cánh cửa để tìm hiểu và kết nối thông tin với cấp dưới. Nó còn quyết định về khả năng truyền đạt, dẫn dắt nhân viên về những kế hoạch mới, chỉ đạo việc cần làm hoặc cách thức làm để giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu. Chỉ như vậy nhân viên mới tâm phục khẩu phục, bạn mới có thể giữ chân nhân viên giỏi làm việc lâu dài hơn.
6/ Học cách sử dụng công nghệ để kết nối nhân viên
Công nghệ có khả năng kết nối mọi người về cùng một mối bất chấp khoảng cách địa lý, không gian hay thời gian. Những phát minh công nghệ như thiết bị di động thông minh, ứng dụng trò chuyện trực tuyến, ứng dụng chia sẻ tài liệu… tuy không hề mới nhưng sẽ hỗ trợ đắc lực và giữ cho cả tập thể của bạn, dù lớn hay nhỏ, luôn chung một tần số, nhịp điệu và đích đến. Nó cũng là một cách nhỏ để hỗ trợ bạn trong chiến lược giữ chân nhân viên giỏi.
7/ Quản trị nhân sự linh hoạt và tạo thói quen, quy tắc cơ bản để trách lạc hướng
Không phải nhân sự nào cũng giỏi như nhau, sẽ có người yếu có người giỏi. Khi bạn tuyển dụng, bạn sẽ không thực sự biết được họ có đáp ứng đúng yêu cầu mà bạn cần hay không.
Với nhân sự có năng lực còn hạn chế, hoặc yếu hơn so với người khác, hãy thay đổi cách làm việc với họ. Với những nhân sự thiếu khả năng tư duy và làm việc độc lập, trong một vài trường hợp, có thể sẽ gặp ít nhiều bối rối, mất phương hướng về cách thực hiện công việc khi được tự do. Người quản lý nên dành thời gian giải đáp, góp ý và tác động tinh thần cho đối tượng thụ động này.
Còn với những nhân viên bất đồng về ý kiến, cứng đầu thì việc quản lý họ cũng muôn nẻo khó khăn. Họ sẽ luôn đòi hỏi bạn phải có môi trường tốt nhất, thoải mái nhất và không ràng buộc, để họ cống hiến hết sức mình. Cần có một giới hạn và tiêu chuẩn để quản lý nhân sự này, giúp họ không “tháo cương”, làm nhiễu loạn người khác, hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Và còn đa dạng các thể loại nhân sự mà bạn cần phải “nắm cương” nhưng không nên quá chặt. Hãy cho họ một tiêu chuẩn công việc, với định lượng và thời hạn để họ tự kiểm soát và xử lý. Luôn phải cập nhật thông tin từ nhân viên, đừng lơ là, nếu không chính sách giữ chân nhân viên giỏi và phát triển họ sẽ đổ sông đổ bể hết.
Cùng với văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, tư cách và phẩm chất cá nhân của người quản lý trực tiếp dẫn dắt nhân sự được thể hiện tích cực chắc chắn sẽ là những sợi “lạt mềm” có khả năng giữ chân nhân viên giỏi với công việc trong thời gian rất dài. Và xa hơn thế nữa, bạn hoàn toàn có thể tin rằng “sợi dây” vô hình, mỏng manh này còn có thể lan truyền cảm hứng và nối kết tinh thần sáng tạo, cống hiến của từng thành viên trong công ty.
Nguồn: Internet
Bạn đang xem bài viết 6 Cách Để Giữ Chân Nhân Tài Cho Doanh Nghiệp trên website Kichcauhocvan.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!